Kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần, quý vị trưởng thượng, đại diện
các cơ quan đoàn thể, quý thân hào, nhân sĩ, quý vị đồng hương cùng
toàn thể tang quyến đang có mặt ở đây ngày hôm nay để cùng ngậm ngùi
chia tay và tiễn đưa một người con, một người chồng, một người anh,
một người em, một người bạn và cũng là một nghệ sĩ của tự do, một
nhà truyền thông đầy tâm huyết, cùng là một chiến hữu đồng hành với
toàn thể cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản trên toàn thế giới,
đến nơi an nghỉ cuối cùng sau gần 40 năm miệt mài tranh đấu để dành
lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho quê hương Việt Nam.
Kính thưa quý vị, 2013 là một trong những năm mà Trời đã giáng nhiều tai họa xuống trần gian. Nào bão tố, lụt lội, động đất xảy ra nhiều nơi trên địa cầu. Đã gần cuối năm rồi mà ngài còn ráng mang đi vị cha già khả kính của dân tộc Nam Phi, cựu tổng thống Nelson Mandela, và chỉ hai tuần lễ sau đó Trời lại ghé qua miền Nam California dắt theo đứa con yêu dấu của cộng đồng người Việt tị nạn CS, đó là nhạc sĩ Việt Dzũng - người trong cơn đau cùng nhân thế đã từng hỏi: Trời cao xanh hay trời oan nghiệt. Trời có buồn hay trời chỉ làm ngơ?
Việt Dzũng ơi, Trời không làm ngơ đâu, có lẽ, ngài đã không nỡ để em chịu đựng mãi những hệ lụy của cuộc đời, tiếp tục vất vả, cực nhọc ngày này sang ngày khác, cố làm tròn trách nhiệm với quê hương. Oan nghiệt hơn nữa, là phải tiếp tục hứng nhận những đánh phá từ kẻ thù, cùng những tỵ hiềm, ganh ghét nhỏ nhoi nơi trần thế. Và như nhà báo Hoàng Thu Dũng đã nói, em là “kẻ mang nặng những khổ đau cùng đất nước”, cho nên đã được Thiên Chúa cất gánh nặng ấy cho em, để Ngài trao lại cho thế hệ trẻ gánh tiếp. Hoặc cũng có thể được Đức Thích Ca lấy đó để tặng chúng sinh như một công án tu thân, rằng, hãy cố sống cho tử tế, danh vọng, địa vị hay tiền tài, rồi ra cũng sẽ mục rữa, tiêu tan vào cát bụi, vì đời là vô thường. Việt Dzũng từ bỏ cuộc sống này, không phải là anh đã chết, mà là về với với cái “Không”, về trong nỗi nhớ khôn cùng của mỗi chúng ta.
Kính thưa quý vị, Việt Dzũng bước vào đời ở tuổi 17, mang thân phận tỵ nạn cùng một trái tim yêu nước sâu xa. Thương kẻ bất hạnh và những người thiếu may mắn trên cuộc đời này. Từ tấm lòng mênh mang đó, anh học tập, tôi luyện để viết nên những ca khúc tựa như những thông điệp nói về thân phận, cuộc đời của những người bị bức hại, hay phải chịu đựng cuộc sống đầy oan khiên đau khổ dưới sự cai trị của đảng CSVN, đồng thời kêu gọi tuổi trẻ vùng lên, đấu tranh cho một Việt Nam tự do, bình đẳng. Với hành trang vào đời đầy ngập lý tưởng trong sáng đó, cuối thập niên 1980, Việt Dzũng đã có mặt tại hầu hết các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á, cùng sinh hoạt, chia sẻ, vận động và tranh đấu cho quyền tỵ nạn của những người Việt Nam phải bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản. Sau đó, cùng với các ca nhạc sĩ đồng chí hướng khác, thành lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, đem tiếng nhạc, lời ca đi hâm nóng nhiệt tình cứu nước khắp cùng thế giới.
Để tiếng nói mình được chú ý, được lắng nghe một cách rộng rãi hơn, vào đầu thập niên 1990, Việt Dzũng gia nhập ngành truyền thông, đầu tiên qua lãnh vực báo chí. Với một quyết tâm sắt đá, một trái tim nhân hậu cùng một giọng nói mộc mạc, chân thành, vào đầu năm 1993, Việt Dzũng cùng với Minh Phượng và Xướng Ngôn Viên Phạm Long hợp thành một bộ ba nổi tiếng, hay còn gọi là "Les Trois Mousquetaires" tạo nên một làn sóng mới, giống như một cuộc cách mạng trong lãnh vực truyền thông, được thính giả khắp nơi mến mộ, qua làn sóng phát thanh của đài Little Saigon Radio. Đến cuối năm 1996 thì Việt Dzũng và Minh Phượng đứng ra thành lập Radio Bolsa hoạt động vững mạnh tới ngày hôm nay. Phải nói là cả hàng trăm ngàn người đã được nghe tiếng cười rộn rã của anh hợp cùng Minh Phượng vào buổi sáng mỗi ngày. Qua giọng nói truyền cảm, ngọt ngào, qua kiến thức rộng rãi cộng với khối óc thông minh, bén nhậy, Việt Dzũng đã trở thành một trong những người làm truyền thông chuyên nghiệp và đứng đắn nhất trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại, gặt hái được tất cả tình cảm nồng nhiệt của khán thính gỉa mến mộ. Với thành qủa đó, Việt Dzũng được Trung Tâm Asia mời cộng tác và anh đã mau chóng trở thành MC chính của trung tâm này. Nổi bật với khuôn mặt hiền hòa, duyên dáng và đôn hậu, khúc chiết và sâu sắc nhưng không thiếu dí dỏm trong lời giới thiệu của một người giầu kinh nghiệm khi đứng trên sân khấu, tất cả đã là những yếu tố tạo nên sự thành công của anh trong vài trò này, từ đó, Việt Dzũng bước vào lãnh vực truyền hình một cách thật dễ dàng và vững chãi.
Tuy nhiên, như mọi người đã biết, Việt Dzũng không chỉ là một Xướng Ngôn Viên, một MC thuần tuý nghệ thuật, mà anh còn sử dụng diễn đàn sân khấu để vận động, đấu tranh cho tự do, dân chủ ở quê nhà, vạch trần những tội ác giả dối, điêu ngoa, bán đất, bán đảo, bán tài nguyên đất nước cho Trung Cộng của đảng CSVN, đồng thời kêu gọi đấu tranh đòi nhân quyền cho những người đang phải sống dưới chế độ CS độc tài, đảng trị, và đặc biệt hơn nữa, là hỗ trợ tinh thần chống Cộng, bảo vệ chủ quyền cho quê hương VN của những người yêu nước. Có thể nói Việt Dzũng là một trong số những chiến sĩ đứng ở ngay đầu chiến tuyến, hay như cách nói của nhà văn quân đội Phan Nhật Nam là "Nhất Kiếm Trấn Ải" để bảo vệ chính nghĩa quốc gia, bảo vệ lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, cũng như cho thành trì văn hóa, nghệ thuật ở nơi được mệnh danh là "Thủ Đô Tỵ Nạn" của người Việt Quốc Gia, không bị nhuộm đỏ bởi đảng CSVN và tay sai Việt gian ở hải ngoại. Nhưng cũng chính vì thế, họ đã không ngớt đánh phá anh, dựng chuyện để bôi nhọ anh bằng đủ mọi thủ đoạn, với những lời lẽ rất thiếu văn hóa.
Có lần tôi đã đề nghị Việt Dzũng lên tiếng đính chính, hoặc trả lời những luận điệu xuyên tạc nói trên, Việt Dzũng chỉ mỉm cười, nói với tôi rằng: “Anh đã từng bảo em là: chỉ sợ mình làm điều sai lầm, chứ đừng sợ ai hiểu lầm! vậy nếu mình thấy không làm điều gì trái với lương tâm thì việc gì phải đính chính? Việt Dzũng nói tiếp: em học được một điều nơi Đức Phật dậy, đó là: “Oan ức, không cần biện bạch”.
Vâng, Dzũng nói đúng, em không cần biện bạch. Từ suốt một tuần lễ qua, hàng trăm tổ chức, hàng trăm ngàn người Việt thư đi, tin lại qua Internet trên thế giới đã nhỏ lệ khóc thương em, đặc biệt là sự hiện diện đông đảo của mọi người bên cạnh em hôm nay cũng như suốt mấy ngày qua, đã là những lời biện bạch mạnh mẽ nhất, hùng hồn nhất thay cho em.
Dzũng ơi, anh cứ ngỡ khi em nằm xuống là anh và Cộng Đồng Tị Nạn chúng ta, đã mất đi một người bạn đồng hành. Những người yêu nước cũng tưởng khi nhạc sĩ Việt Dzũng ra đi, có nghĩa là trái tim vì tự do đã ngưng đập… Nhưng có ngờ đâu, chỉ trong vòng 1 tuần lễ, anh thấy rằng, Người Việt Tị Nạn CS chúng ta, đã có hàng trăm ngàn người bạn đồng hành khác, cùng chung một chí hướng và một lý tưởng như em bỗng xuất hiện. Cộng đồng người Việt chúng ta tại hải ngoại cũng như ở trong nước, đã có hàng triệu con tim yêu tự do cũng đã, đang và sẽ đứng lên, cùng tiếp tục thực hiện những mộng ước mà em còn dang dở. Tinh thần Việt Dzũng cùng ngọn lửa đấu tranh, vẫn sống mãi trong lòng tất cả mọi người quý mến em.
Vậy nghe! Việt Dzũng ơi, hãy bình tâm và ngủ yên em nhé. Hãy hát lên cho mọi người cùng nghe nhạc phẩm “Khi Chúa Thương, Chúa Gọi Tôi Về, Lòng Tôi Hân Hoan”.
Chúng ta hãy biến tiếc thương, sầu não thành mừng vui cho Việt Dzũng được thấy dung nhan Thiên Chúa, sum họp cùng Cha trên Trời vào mùa Giáng Sinh này.
Vĩnh biệt Việt Dzũng.
Kính thưa quý vị, 2013 là một trong những năm mà Trời đã giáng nhiều tai họa xuống trần gian. Nào bão tố, lụt lội, động đất xảy ra nhiều nơi trên địa cầu. Đã gần cuối năm rồi mà ngài còn ráng mang đi vị cha già khả kính của dân tộc Nam Phi, cựu tổng thống Nelson Mandela, và chỉ hai tuần lễ sau đó Trời lại ghé qua miền Nam California dắt theo đứa con yêu dấu của cộng đồng người Việt tị nạn CS, đó là nhạc sĩ Việt Dzũng - người trong cơn đau cùng nhân thế đã từng hỏi: Trời cao xanh hay trời oan nghiệt. Trời có buồn hay trời chỉ làm ngơ?
Việt Dzũng ơi, Trời không làm ngơ đâu, có lẽ, ngài đã không nỡ để em chịu đựng mãi những hệ lụy của cuộc đời, tiếp tục vất vả, cực nhọc ngày này sang ngày khác, cố làm tròn trách nhiệm với quê hương. Oan nghiệt hơn nữa, là phải tiếp tục hứng nhận những đánh phá từ kẻ thù, cùng những tỵ hiềm, ganh ghét nhỏ nhoi nơi trần thế. Và như nhà báo Hoàng Thu Dũng đã nói, em là “kẻ mang nặng những khổ đau cùng đất nước”, cho nên đã được Thiên Chúa cất gánh nặng ấy cho em, để Ngài trao lại cho thế hệ trẻ gánh tiếp. Hoặc cũng có thể được Đức Thích Ca lấy đó để tặng chúng sinh như một công án tu thân, rằng, hãy cố sống cho tử tế, danh vọng, địa vị hay tiền tài, rồi ra cũng sẽ mục rữa, tiêu tan vào cát bụi, vì đời là vô thường. Việt Dzũng từ bỏ cuộc sống này, không phải là anh đã chết, mà là về với với cái “Không”, về trong nỗi nhớ khôn cùng của mỗi chúng ta.
Kính thưa quý vị, Việt Dzũng bước vào đời ở tuổi 17, mang thân phận tỵ nạn cùng một trái tim yêu nước sâu xa. Thương kẻ bất hạnh và những người thiếu may mắn trên cuộc đời này. Từ tấm lòng mênh mang đó, anh học tập, tôi luyện để viết nên những ca khúc tựa như những thông điệp nói về thân phận, cuộc đời của những người bị bức hại, hay phải chịu đựng cuộc sống đầy oan khiên đau khổ dưới sự cai trị của đảng CSVN, đồng thời kêu gọi tuổi trẻ vùng lên, đấu tranh cho một Việt Nam tự do, bình đẳng. Với hành trang vào đời đầy ngập lý tưởng trong sáng đó, cuối thập niên 1980, Việt Dzũng đã có mặt tại hầu hết các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á, cùng sinh hoạt, chia sẻ, vận động và tranh đấu cho quyền tỵ nạn của những người Việt Nam phải bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản. Sau đó, cùng với các ca nhạc sĩ đồng chí hướng khác, thành lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, đem tiếng nhạc, lời ca đi hâm nóng nhiệt tình cứu nước khắp cùng thế giới.
Để tiếng nói mình được chú ý, được lắng nghe một cách rộng rãi hơn, vào đầu thập niên 1990, Việt Dzũng gia nhập ngành truyền thông, đầu tiên qua lãnh vực báo chí. Với một quyết tâm sắt đá, một trái tim nhân hậu cùng một giọng nói mộc mạc, chân thành, vào đầu năm 1993, Việt Dzũng cùng với Minh Phượng và Xướng Ngôn Viên Phạm Long hợp thành một bộ ba nổi tiếng, hay còn gọi là "Les Trois Mousquetaires" tạo nên một làn sóng mới, giống như một cuộc cách mạng trong lãnh vực truyền thông, được thính giả khắp nơi mến mộ, qua làn sóng phát thanh của đài Little Saigon Radio. Đến cuối năm 1996 thì Việt Dzũng và Minh Phượng đứng ra thành lập Radio Bolsa hoạt động vững mạnh tới ngày hôm nay. Phải nói là cả hàng trăm ngàn người đã được nghe tiếng cười rộn rã của anh hợp cùng Minh Phượng vào buổi sáng mỗi ngày. Qua giọng nói truyền cảm, ngọt ngào, qua kiến thức rộng rãi cộng với khối óc thông minh, bén nhậy, Việt Dzũng đã trở thành một trong những người làm truyền thông chuyên nghiệp và đứng đắn nhất trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại, gặt hái được tất cả tình cảm nồng nhiệt của khán thính gỉa mến mộ. Với thành qủa đó, Việt Dzũng được Trung Tâm Asia mời cộng tác và anh đã mau chóng trở thành MC chính của trung tâm này. Nổi bật với khuôn mặt hiền hòa, duyên dáng và đôn hậu, khúc chiết và sâu sắc nhưng không thiếu dí dỏm trong lời giới thiệu của một người giầu kinh nghiệm khi đứng trên sân khấu, tất cả đã là những yếu tố tạo nên sự thành công của anh trong vài trò này, từ đó, Việt Dzũng bước vào lãnh vực truyền hình một cách thật dễ dàng và vững chãi.
Tuy nhiên, như mọi người đã biết, Việt Dzũng không chỉ là một Xướng Ngôn Viên, một MC thuần tuý nghệ thuật, mà anh còn sử dụng diễn đàn sân khấu để vận động, đấu tranh cho tự do, dân chủ ở quê nhà, vạch trần những tội ác giả dối, điêu ngoa, bán đất, bán đảo, bán tài nguyên đất nước cho Trung Cộng của đảng CSVN, đồng thời kêu gọi đấu tranh đòi nhân quyền cho những người đang phải sống dưới chế độ CS độc tài, đảng trị, và đặc biệt hơn nữa, là hỗ trợ tinh thần chống Cộng, bảo vệ chủ quyền cho quê hương VN của những người yêu nước. Có thể nói Việt Dzũng là một trong số những chiến sĩ đứng ở ngay đầu chiến tuyến, hay như cách nói của nhà văn quân đội Phan Nhật Nam là "Nhất Kiếm Trấn Ải" để bảo vệ chính nghĩa quốc gia, bảo vệ lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, cũng như cho thành trì văn hóa, nghệ thuật ở nơi được mệnh danh là "Thủ Đô Tỵ Nạn" của người Việt Quốc Gia, không bị nhuộm đỏ bởi đảng CSVN và tay sai Việt gian ở hải ngoại. Nhưng cũng chính vì thế, họ đã không ngớt đánh phá anh, dựng chuyện để bôi nhọ anh bằng đủ mọi thủ đoạn, với những lời lẽ rất thiếu văn hóa.
Có lần tôi đã đề nghị Việt Dzũng lên tiếng đính chính, hoặc trả lời những luận điệu xuyên tạc nói trên, Việt Dzũng chỉ mỉm cười, nói với tôi rằng: “Anh đã từng bảo em là: chỉ sợ mình làm điều sai lầm, chứ đừng sợ ai hiểu lầm! vậy nếu mình thấy không làm điều gì trái với lương tâm thì việc gì phải đính chính? Việt Dzũng nói tiếp: em học được một điều nơi Đức Phật dậy, đó là: “Oan ức, không cần biện bạch”.
Vâng, Dzũng nói đúng, em không cần biện bạch. Từ suốt một tuần lễ qua, hàng trăm tổ chức, hàng trăm ngàn người Việt thư đi, tin lại qua Internet trên thế giới đã nhỏ lệ khóc thương em, đặc biệt là sự hiện diện đông đảo của mọi người bên cạnh em hôm nay cũng như suốt mấy ngày qua, đã là những lời biện bạch mạnh mẽ nhất, hùng hồn nhất thay cho em.
Dzũng ơi, anh cứ ngỡ khi em nằm xuống là anh và Cộng Đồng Tị Nạn chúng ta, đã mất đi một người bạn đồng hành. Những người yêu nước cũng tưởng khi nhạc sĩ Việt Dzũng ra đi, có nghĩa là trái tim vì tự do đã ngưng đập… Nhưng có ngờ đâu, chỉ trong vòng 1 tuần lễ, anh thấy rằng, Người Việt Tị Nạn CS chúng ta, đã có hàng trăm ngàn người bạn đồng hành khác, cùng chung một chí hướng và một lý tưởng như em bỗng xuất hiện. Cộng đồng người Việt chúng ta tại hải ngoại cũng như ở trong nước, đã có hàng triệu con tim yêu tự do cũng đã, đang và sẽ đứng lên, cùng tiếp tục thực hiện những mộng ước mà em còn dang dở. Tinh thần Việt Dzũng cùng ngọn lửa đấu tranh, vẫn sống mãi trong lòng tất cả mọi người quý mến em.
Vậy nghe! Việt Dzũng ơi, hãy bình tâm và ngủ yên em nhé. Hãy hát lên cho mọi người cùng nghe nhạc phẩm “Khi Chúa Thương, Chúa Gọi Tôi Về, Lòng Tôi Hân Hoan”.
Chúng ta hãy biến tiếc thương, sầu não thành mừng vui cho Việt Dzũng được thấy dung nhan Thiên Chúa, sum họp cùng Cha trên Trời vào mùa Giáng Sinh này.
Vĩnh biệt Việt Dzũng.
Gửi ý kiến của bạn