Hôm nay trời mùa đông mà khô ráo, không lạnh mấy, có nắng chiếu thấy
như ấm áp, sáng sủa, tiệm chị Ngà rất vui, cánh cửa để mở rộng.
Tiệm vừa mở đã có khách hẹn vô nườm nượp. Nhiều bà vô làm tóc,
nhuộm, uốn, làm móng tay. Các cô các cậu thì hớt tóc, chải sấy,
tẩy nhuộm, tóc hai ba màu, chọn những màu sắc rất mới, xanh, đỏ
vàng tím đen, rất vui. Người nầy làm xong nhìn người kia trầm trồ,
phê bình xây dựng.
Không khí tưng bừng, quả là náo nhiệt vui như tết. Mà tết thì chưa đến, mới chỉ là tuần lễ trước Noel và năm mới mà thôi.
Mấy người khách được thoa thuốc nhuộm, được quấn ống và thoa thuốc uốn tóc rồi, được đưa tới ngồi đợi cho thuốc thấm, ngồi một hàng trên ghế xấy tóc, trong khi mấy người thợ thì xoay qua hớt tóc nhanh chóng cho người khách khác. Thế là câu chuyện nổ ra, như bắp rang, tí tách. Nghe bà Hai tóc nhuộm vẩy vẩy tay mời cô khách vừa mới sơn móng chân xong, bà lên tiếng:
- Ngồi đây ngồi đây, phải đợi sơn thật khô thì mới không uổng, cô đi sớm quá bị quẹt lem thì mất công sơn lại, ngồi đây chuyện vãn chơi. À, anh gì đó ơi, có đặt heo quay chưa?
Kim đứng cạnh đó, hai bàn tay lanh lẹ vừa quấn tóc uốn cho khách vừa góp chuyện:
- Ủa. Lễ giáng sinh mà ăn heo quay à? tưởng phải ăn gà quay mới đúng chứ. Ăn gà quay, tráng miệng bằng bánh khúc cây lúc nửa đêm khi đi lễ về, phải không? Trời ơi bánh hình khúc cây đặt ở tiệm tại đây mắc lắm nghen, một cái bánh cỡ lớn cả trăm đô đó.
Láng cũng đang nhuộm tóc, cách đó hai ghế, hỏi vói:
- Ăn gà ớn muốn chết. Mới ăn hồi lễ Tạ Ơn rồi. Em nhớ hồi nhỏ xíu, lễ giáng sinh em theo chị ra nhà thờ Đức Bà xem người ta đi lễ đông vui lắm. Em nhớ nhà bạn em trước cửa có treo cái lồng đèn hình ngôi sao màu xanh, lung lay theo gió nhẹ mùa đông, rất đẹp.
Ông khách “anh gì đó ơi” đang ngồi trên ghế cách bà khách hai cái, vừa được hỏi vụ heo quay, trả lời:
- Rồi, đặt rồi. Mà phải là heo sữa mới ngon nha bà con. Con heo chỉ lớn bằng hai bàn tay thôi, mới dòn. Thơm. Uí chà…
Sương đang làm móng chân cho bà khách mới, ngước lên hỏi:
- Tại sao phải là heo sữa? heo sữa là heo còn trong bụng phải không?
Chị Ngà cười ngất, nói:
- Ý trời! Cô nầy ở hành tinh nào vậy ta? Heo sữa mà không biết à? Heo sữa là heo con, mới sanh, còn bú cho nên mới gọi là heo sữa. Lưạ con cỡ một tháng, ngon lắm. Tôi cũng thích ăn, nhưng anh gì đó ơi, chẳng cần đặt trước gì đâu, ra tiệm LH ngày nào mà chẳng có bán.
“Anh gì đó ơi” gật đầu, vừa nói vừa cười:
- Bà chị nói đúng. Heo sữa chưa có thịt nhiều, khi quay lên ăn cả da cả mỡ cả thịt, dòn lắm. Uí chà là thơm. Thơm lắm. Ăn dòn dòn, thơm phưng phứt. Thơm như con gái mới lớn. Hề hề hề…
Cả tiệm cùng cười theo. Kim nói:
- Trời ơi, ổng ví con gái như heo sữa. Hết ý!
“Anh gì đó ơi” nói:
- Đúng thế đấy. Không nói ngoa đâu. Tóc tôi gần xong chưa, tôi phải đi rước con.
Bà khách hỏi:
- Ủa. Con bao nhiêu tuổi mà phải đưa rước thế. Tóc đã bạc chắc con đã lớn? Mẹ chúng đâu?
“Anh gì đó ơi” nói:
- Đứa lớn 12 đứa nhỏ 10. Đưa hai hủ mắm đi học nhạc. Mẹ chúng đi làm. Lấy vợ trễ, qua đây mới lấy nên cha già con nhỏ.
Sương cười ngất, lắc đầu, nói:
- Chú nầy vui thiệt đó nha. Con gái người ta, hết được ví là thơm như con heo sữa, giờ lại gọi là thúi như hủ mắm.
Bà khách cười khà:
- Sao cô lại nói thế, mắm thơm theo mắm chứ, ai lại bảo là mắm thúi?
Sương nói:
- Thì từ hồi qua Mỹ tới giờ, đâu dám kho mắm ở nhà. Hồi mới qua Mỹ ở chung cư, lần đầu tiên kho nồi mắm, bị hàng xóm kêu cảnh sát tới tìm coi có nhà nào có ông bà già lão neo đơn nào bị chết không ai hay, sao mà bốc mùi thúi quá.
Chị Ngà nói:
- Ai ăn được thì nói thơm, ai không ăn được thì nói thúi. Giống như trái sầu riêng đó, má tui thích ăn khen thơm, dì tui không ăn được, bịt lỗ mũi lại chê thúi. Vậy đó. Nghe nhắc tới heo sữa mà thèm. Thế nào chiều về tui cũng ghé qua tiệm coi có heo sữa không, mua một cân về ăn.
Bà khách nói:
- Chị phải mua thêm bánh bao không có nhưn, ăn kèm mới ngon.
Chị Ngà nói:
- Dạ, tui có ăn vậy rồi, nhưng tui thích ăn heo quay với bánh hỏi cuốn rau sống chấm nước mắm chanh đường ớt tỏi, đậm đà không ngán, hạp khẩu vị của tui hơn.
Bà khách nói:
- Các con tôi, lần đầu tiên tôi đem con heo sữa quay về nhà, chúng nó rú lên, né. Chúng nói -mẹ ăn gì ghê thế. Mẹ ăn em bé heo, tội nghiệp quá. Tôi cười, bảo chúng -thế, chúng mầy ăn thịt heo hàng ngày, không tội nghiệp à? Chúng nói – nhưng thịt heo con ăn là những miếng thịt, đâu có nguyên cái đầu há miệng, còn cả cái đuôi, uí, ghê quá. Nói xong chúng chạy mất, để tôi xơi một mình. Quá ngon.
“Anh gì đó ơi” cũng cười, gật đầu:
- Bà chị nói đúng. Đối với những đứa con sinh tại Mỹ như con tôi, có đứa chưa từng thấy heo mẹ heo con sống chen chút trong chuồng, ăn cám heo. Khi nó ăn miếng thịt nó không tưởng tượng ra được đó là những miếng thịt được cắt xẻ từ những con heo con gà con bò. Đối với con tôi, ăn thịt heo cha heo mẹ thì khen ngon quá, heo sữa heo con thì chỉ để cho chúng nó nhìn và tội nghiệp mà thôi. Hà hà hà… Cá chiên còn cái đầu với hai con mắt, gà luộc cả đầu với hai cái giò tréo nguẩy để cúng kiến thì chúng cũng lè luỡi không đụng đũa tới. Tôi nhớ khi xưa em gái tôi bị cận thị sớm, mỗi lần ăn cá thì cha tôi lấy đũa khều khều, móc hai con mắt bỏ vô chén cho em ăn, bảo “ăn đi con, ăn mắt cá cho bổ mắt.” Ôi tôi nhớ cha tôi…
Chị Ngà kể thêm:
- Có lần nhìn thấy tôi ăn chim cút quay, con bé xanh mặt, la làng -oh my god, mẹ nhai cả cái đầu con chim, oh my god, mẹ ăn dã man quá, oh my god- Lên án tôi xong, nó chạy mất! nó chạy vô phòng gọi điện thoại để báo cho bạn nó biết!
Bà khách cũng cười khà, trúng ý:
- Tôi cũng thế, lúc tôi ăn hột vịt lộn, khi thấy tôi lôi cái đầu vịt ra khỏi vỏ, con gái tôi khóc rú lên, la -mẹ ăn baby, mẹ ác quá… rồi hu hu chạy mất. Từ ấy đến nay tôi biệt luôn hột vịt lộn.
“Anh gì đó ơi” bèn kết thúc câu chuyện:
- Con nít đừng chấp. Chúng nó thấy cha mẹ ăn uống như thế chạm tới thế hệ trẻ con của chúng nên cảm thấy thương tâm. Rồi thì chúng cũng sẽ lớn lên, già đi, suy nghĩ sẽ đổi khác thôi. Nhưng có lẽ, bây giờ chúng không ăn đầu cá mắt cá, đầu gà giò vịt thì lớn lên chắc chúng cũng không ăn.
Bà khách vuốt mặt, tiếp:
- Ừ ừ. Thôi, ai nói gì thì nói, còn răng tôi cứ ăn, bất cứ món gì thèm cứ ăn, nhai cho đã, tôi cứ heo sữa tôi quay, cuốn bánh tráng bánh hỏi rau sống chấm nước mấm chanh ớt tỏi đường, ăn cho đã. Tôi có bạn, khi xưa ăn gì cũng kiêng, đến khi hàm răng cái rụng cái lung lay, dẩu mang răng giả phập phồng thì cũng không dám cắn mạnh, thấy tôi còn nhai giò heo ngon lành thì thèm. Tội nghiệp.
“Anh gì đó ơi” nói:
- Thôi tôi xong rồi, đi rước hai công chúa đây. Tạm biệt mọi người, hẹn năm sau gặp lại nhé.
- Tạm biệt.
- Chào chú.
- Chào anh gì đó ơi hà hà hà…
Ai nấy khi bước ra khỏi tiệm, mặt mày đầy vui tươi thư giản.
Bởi vậy mới nói, khi buồn buồn vô tiệm làm tóc làm nails thì hết buồn./.
Trương Ngọc Bảo Xuân
Không khí tưng bừng, quả là náo nhiệt vui như tết. Mà tết thì chưa đến, mới chỉ là tuần lễ trước Noel và năm mới mà thôi.
Mấy người khách được thoa thuốc nhuộm, được quấn ống và thoa thuốc uốn tóc rồi, được đưa tới ngồi đợi cho thuốc thấm, ngồi một hàng trên ghế xấy tóc, trong khi mấy người thợ thì xoay qua hớt tóc nhanh chóng cho người khách khác. Thế là câu chuyện nổ ra, như bắp rang, tí tách. Nghe bà Hai tóc nhuộm vẩy vẩy tay mời cô khách vừa mới sơn móng chân xong, bà lên tiếng:
- Ngồi đây ngồi đây, phải đợi sơn thật khô thì mới không uổng, cô đi sớm quá bị quẹt lem thì mất công sơn lại, ngồi đây chuyện vãn chơi. À, anh gì đó ơi, có đặt heo quay chưa?
Kim đứng cạnh đó, hai bàn tay lanh lẹ vừa quấn tóc uốn cho khách vừa góp chuyện:
- Ủa. Lễ giáng sinh mà ăn heo quay à? tưởng phải ăn gà quay mới đúng chứ. Ăn gà quay, tráng miệng bằng bánh khúc cây lúc nửa đêm khi đi lễ về, phải không? Trời ơi bánh hình khúc cây đặt ở tiệm tại đây mắc lắm nghen, một cái bánh cỡ lớn cả trăm đô đó.
Láng cũng đang nhuộm tóc, cách đó hai ghế, hỏi vói:
- Ăn gà ớn muốn chết. Mới ăn hồi lễ Tạ Ơn rồi. Em nhớ hồi nhỏ xíu, lễ giáng sinh em theo chị ra nhà thờ Đức Bà xem người ta đi lễ đông vui lắm. Em nhớ nhà bạn em trước cửa có treo cái lồng đèn hình ngôi sao màu xanh, lung lay theo gió nhẹ mùa đông, rất đẹp.
Ông khách “anh gì đó ơi” đang ngồi trên ghế cách bà khách hai cái, vừa được hỏi vụ heo quay, trả lời:
- Rồi, đặt rồi. Mà phải là heo sữa mới ngon nha bà con. Con heo chỉ lớn bằng hai bàn tay thôi, mới dòn. Thơm. Uí chà…
Sương đang làm móng chân cho bà khách mới, ngước lên hỏi:
- Tại sao phải là heo sữa? heo sữa là heo còn trong bụng phải không?
Chị Ngà cười ngất, nói:
- Ý trời! Cô nầy ở hành tinh nào vậy ta? Heo sữa mà không biết à? Heo sữa là heo con, mới sanh, còn bú cho nên mới gọi là heo sữa. Lưạ con cỡ một tháng, ngon lắm. Tôi cũng thích ăn, nhưng anh gì đó ơi, chẳng cần đặt trước gì đâu, ra tiệm LH ngày nào mà chẳng có bán.
“Anh gì đó ơi” gật đầu, vừa nói vừa cười:
- Bà chị nói đúng. Heo sữa chưa có thịt nhiều, khi quay lên ăn cả da cả mỡ cả thịt, dòn lắm. Uí chà là thơm. Thơm lắm. Ăn dòn dòn, thơm phưng phứt. Thơm như con gái mới lớn. Hề hề hề…
Cả tiệm cùng cười theo. Kim nói:
- Trời ơi, ổng ví con gái như heo sữa. Hết ý!
“Anh gì đó ơi” nói:
- Đúng thế đấy. Không nói ngoa đâu. Tóc tôi gần xong chưa, tôi phải đi rước con.
Bà khách hỏi:
- Ủa. Con bao nhiêu tuổi mà phải đưa rước thế. Tóc đã bạc chắc con đã lớn? Mẹ chúng đâu?
“Anh gì đó ơi” nói:
- Đứa lớn 12 đứa nhỏ 10. Đưa hai hủ mắm đi học nhạc. Mẹ chúng đi làm. Lấy vợ trễ, qua đây mới lấy nên cha già con nhỏ.
Sương cười ngất, lắc đầu, nói:
- Chú nầy vui thiệt đó nha. Con gái người ta, hết được ví là thơm như con heo sữa, giờ lại gọi là thúi như hủ mắm.
Bà khách cười khà:
- Sao cô lại nói thế, mắm thơm theo mắm chứ, ai lại bảo là mắm thúi?
Sương nói:
- Thì từ hồi qua Mỹ tới giờ, đâu dám kho mắm ở nhà. Hồi mới qua Mỹ ở chung cư, lần đầu tiên kho nồi mắm, bị hàng xóm kêu cảnh sát tới tìm coi có nhà nào có ông bà già lão neo đơn nào bị chết không ai hay, sao mà bốc mùi thúi quá.
Chị Ngà nói:
- Ai ăn được thì nói thơm, ai không ăn được thì nói thúi. Giống như trái sầu riêng đó, má tui thích ăn khen thơm, dì tui không ăn được, bịt lỗ mũi lại chê thúi. Vậy đó. Nghe nhắc tới heo sữa mà thèm. Thế nào chiều về tui cũng ghé qua tiệm coi có heo sữa không, mua một cân về ăn.
Bà khách nói:
- Chị phải mua thêm bánh bao không có nhưn, ăn kèm mới ngon.
Chị Ngà nói:
- Dạ, tui có ăn vậy rồi, nhưng tui thích ăn heo quay với bánh hỏi cuốn rau sống chấm nước mắm chanh đường ớt tỏi, đậm đà không ngán, hạp khẩu vị của tui hơn.
Bà khách nói:
- Các con tôi, lần đầu tiên tôi đem con heo sữa quay về nhà, chúng nó rú lên, né. Chúng nói -mẹ ăn gì ghê thế. Mẹ ăn em bé heo, tội nghiệp quá. Tôi cười, bảo chúng -thế, chúng mầy ăn thịt heo hàng ngày, không tội nghiệp à? Chúng nói – nhưng thịt heo con ăn là những miếng thịt, đâu có nguyên cái đầu há miệng, còn cả cái đuôi, uí, ghê quá. Nói xong chúng chạy mất, để tôi xơi một mình. Quá ngon.
“Anh gì đó ơi” cũng cười, gật đầu:
- Bà chị nói đúng. Đối với những đứa con sinh tại Mỹ như con tôi, có đứa chưa từng thấy heo mẹ heo con sống chen chút trong chuồng, ăn cám heo. Khi nó ăn miếng thịt nó không tưởng tượng ra được đó là những miếng thịt được cắt xẻ từ những con heo con gà con bò. Đối với con tôi, ăn thịt heo cha heo mẹ thì khen ngon quá, heo sữa heo con thì chỉ để cho chúng nó nhìn và tội nghiệp mà thôi. Hà hà hà… Cá chiên còn cái đầu với hai con mắt, gà luộc cả đầu với hai cái giò tréo nguẩy để cúng kiến thì chúng cũng lè luỡi không đụng đũa tới. Tôi nhớ khi xưa em gái tôi bị cận thị sớm, mỗi lần ăn cá thì cha tôi lấy đũa khều khều, móc hai con mắt bỏ vô chén cho em ăn, bảo “ăn đi con, ăn mắt cá cho bổ mắt.” Ôi tôi nhớ cha tôi…
Chị Ngà kể thêm:
- Có lần nhìn thấy tôi ăn chim cút quay, con bé xanh mặt, la làng -oh my god, mẹ nhai cả cái đầu con chim, oh my god, mẹ ăn dã man quá, oh my god- Lên án tôi xong, nó chạy mất! nó chạy vô phòng gọi điện thoại để báo cho bạn nó biết!
Bà khách cũng cười khà, trúng ý:
- Tôi cũng thế, lúc tôi ăn hột vịt lộn, khi thấy tôi lôi cái đầu vịt ra khỏi vỏ, con gái tôi khóc rú lên, la -mẹ ăn baby, mẹ ác quá… rồi hu hu chạy mất. Từ ấy đến nay tôi biệt luôn hột vịt lộn.
“Anh gì đó ơi” bèn kết thúc câu chuyện:
- Con nít đừng chấp. Chúng nó thấy cha mẹ ăn uống như thế chạm tới thế hệ trẻ con của chúng nên cảm thấy thương tâm. Rồi thì chúng cũng sẽ lớn lên, già đi, suy nghĩ sẽ đổi khác thôi. Nhưng có lẽ, bây giờ chúng không ăn đầu cá mắt cá, đầu gà giò vịt thì lớn lên chắc chúng cũng không ăn.
Bà khách vuốt mặt, tiếp:
- Ừ ừ. Thôi, ai nói gì thì nói, còn răng tôi cứ ăn, bất cứ món gì thèm cứ ăn, nhai cho đã, tôi cứ heo sữa tôi quay, cuốn bánh tráng bánh hỏi rau sống chấm nước mấm chanh ớt tỏi đường, ăn cho đã. Tôi có bạn, khi xưa ăn gì cũng kiêng, đến khi hàm răng cái rụng cái lung lay, dẩu mang răng giả phập phồng thì cũng không dám cắn mạnh, thấy tôi còn nhai giò heo ngon lành thì thèm. Tội nghiệp.
“Anh gì đó ơi” nói:
- Thôi tôi xong rồi, đi rước hai công chúa đây. Tạm biệt mọi người, hẹn năm sau gặp lại nhé.
- Tạm biệt.
- Chào chú.
- Chào anh gì đó ơi hà hà hà…
Ai nấy khi bước ra khỏi tiệm, mặt mày đầy vui tươi thư giản.
Bởi vậy mới nói, khi buồn buồn vô tiệm làm tóc làm nails thì hết buồn./.
Trương Ngọc Bảo Xuân
Gửi ý kiến của bạn