Miến Điện là một quốc gia trù phú, vì có nhiều tài nguyên thiên
nhiên và cũng là một trong những vựa lúa lớn nhất của thế giới tại
Đông Nam Á, có mức xuất cảng gạo (trước năm 1962) bằng Thái Lan và
VN. Dân tộc Miến Điện hiền lành vì hầu hết đều theo Phật Giáo. Nằm
trong vịnh Bengal, phía tây bán đảo Đông Dương, có chung biên giới với
Thái Lan, Lào, Trung Cộng và Ấn Độ, nhiều sông ngòi, đồng ruộng,
quặng mõ và rừng núi, diện tích 261.789 sq.ml hay 678.034 km2, dân số
theo tài liệu của World Atlas năm 2003 là 38.541.000 người, thủ đô
Rangoon (2.458.712 người) và các thành phố lớn khác như Akyan, Bassein,
Inssein, Mandalay (532.895).. Người Miến gồm 4 sắc tộc chính: Miến, Mon,
Pyu và Shan nói các thổ ngữ Burmese, Karen, Shan, Kachin, Kayah và
English. Đồng tiền chính là Kyat, hiện là một liên bang có 7 tiểu
quốc chính và các vùng tự trị như Chin, Kachin, Karan, Kayah, Mon,
Rakhine và Shan.
Thực dân Anh xâm lăng và bắt đầu đô hộ miền Hạ Miến năm 1852 sau khi chiếm được các tỉnh ven biển và miền Nam Miến. Năm 1885 Anh chiếm thêm miền Bắc Miến trong đó có cố đô Mandalay, xóa bỏ chế độ quân chủ nước này. Cuối cùng Anh thống nhất Miến và đặt thành một tỉnh của Ấn Độ, trực thuộc Công Ty Đông Ấn.
Theo các nguồn sử liệu đã được phổ biến, thì sự quan hệ giữa Miến và Nhật bắt đầu năm 1920 từ một phòng làm răng của vợ chồng viên đại úy hải quân người Nhật tên Shozo Kokobu tại Rangoon. Đây chính là địa điểm hoạt động tình báo của Nhật, qua mục tiêu gây cuộc chiến tại Thái Bình Dương. Thời gian này toàn dân Miến đang nổi lên chống lại thực dân Anh càng lúc càng quyết liệt. Thừa cơ hội vàng ròng, quân phiệt Nhật tìm đủ mọi cách móc nối với các tổ chức nghĩa quan trên, qua trạm liên lạc chính là phòng làm răng. Năm 1940 một đại tá lục quân Nhật tên Keiji Suzuki, đóng vai phóng viên báo chí nhưng bên trong hoạt động tình báo. Chính Suzuki đã tạo nên phong trào Đông Du, để đưa các phe nhóm cánh hữu Miến Điện sang Nhật mà người đầu tiên là Thein Maung, mở đầu cho Hội Hửu Nghị Nhật-Miến được thành lập tại Rangoon.
Năm 1941 một lãnh tụ quốc gia Miến là Aung San đã từ Phúc Kiến sang Nhật lập một đầu cầu đưa người sang đây để huấn luyện quân sự về nước chống Anh. Đó là ' Nhóm Ba Mươi Đồng Chí ' mà thủ lảnh là Suzuki qua bí danh Bo Mogyoe hay tướng sấm sét. Tuy nhiên trong nhóm này, mầm móng chia rẽ cũng đã lộ ra từ lúc ban đầu. Đó là nhóm chủ nghĩa quốc gia của lảnh tụ Aung San chủ trương giao dịch với Nhật chỉ là con đường vụ lợi. Nhóm còn lại gồm 8 người thì theo phe trục ' Đức-Ý-Nhật ' mà người dẫn đầu của nhóm lúc đó là Shu Maung mới 31 tuổi qua bí danh Ne Win ' có nghĩa là mặt trời vinh quang, rất được Nhật tin cậy nên được theo học tình báo và giới thiệu làm quen với giới trí thức đương thời.
Mưu đồ dành Miến Điện trong tay thực dân Anh của Nhật đã công khai bộc lộ từ tháng 3-1940 khi đổ bộ vào Miến để phá hoại con đường tiếp liệu, mà liên quân Anh-Mỹ mới mở để nối liền Mandalay với Vân Nam, tiếp tế cho quân Trung Hoa Quốc Gia đang chận đứng bước tiến của quân Nhật trên đất Tàu. Nhóm 30 người qua võ ' đơn vị đặc nhiệm ' đã về nước khi quân Nhật chiếm được Rangoon ngày 7-3-1942. Về sau nhìn thấy dã tâm xâm lăng của Nhật, nên phe quốc gia của Aung San quay sang hợp tác với Đồng Minh để chống Nhật từ tháng 3-1945.
Chiến tranh kết thúc vào tháng 9-1945 khi Nhật đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện. Thế nhưng sự giao hảo giữa Miến Nhật vẫn không kết thúc, sau khi lãnh tụ quốc gia Miến Aung San bị ám sát chết ngày 19-7-1947 trước khi Anh trả độc lập cho Miến năm 1948 nhưng mọi quyền hành trong nước kể cả quân đội, đều do Ne Win và phe thân Nhật nắm giữ.
Sau khi giành lại nền độc lập từ tay người Anh năm 1948, dân tộc Miến Điện những tưởng sẽ được sống no ấm hạnh phúc trong cuộc đời bình thường. Đâu ngờ giặc xâm lăng vừa rời khỏi nước thì bè lũ quân phiệt lại nổi lên, chẳng những chúng theo đuổi siêu chủ nghĩa phát xít kiểu Nhật trước thế chiến 2, kéo vận mệnh của đất nước và dân tộc lùi lại hằng bao thế kỷ trong sự nghèo đói lạc hậu, mà còn độc tài độc đảng khủng bố áp bức sinh mạng và chà đạp lên phẩm giá của con người suốt mấy chục năm qua, trong bức màn sắt gần như cô lập với thế giới bên ngoài, bằng kẽm gai họng súng để bịt miệng mọi người không cho nói lên sự thật.
Cũng từ đó thế giới bên ngoài đã không biết gì hay nếu có cũng chẳng qua là những tin tức mù mờ về cuộc sống lầm than đen đói cùng với xã hội điêu tàn của một nước Miến Điện độc tài quân phiệt vì tham nhũng và tệ nạn buôn bán thuốc phiện. Nhưng người dân Miến Điện không bao giờ chịu khuất phục trước bạo quyền, nên đã đổ máu rất nhiều trong những cuộc đấu tranh đòi tự do và dân chủ. Năm 1974 lợi dụng đưa linh cửu U Thant tới nơi an nghĩ cuới cùng, các vi tăng ni và sinh viên đồng bào đã biến đám tang thành một cuộc biểu tình chống quân phiệt độc tài, nên bị Ne Win ra lệnh cho quân đội xã súng vào đám đông tàn sát vô nhân đạo.
Ngày 8 tháng 8 năm 1988, phong trào đòi dân chủ của tuổi trẻ Miến Điện lại bùng nổ dữ dội, cơ hồ làm rung chuyển nền móng của bọn quân phiệt cầm quyền. Cuộc xuống đường lần đó được sự lãnh đạo của chư vị tăng ni Phật Giáo. Lần nữa quân đội đã tàn sát đoàn biểu tình giết chết hơn 3000 người tham dự. Một năm sau (5-1989), lịch sử lại tái diễn tại quảng trưởng Thiên An Môn ở Bắc Kinh, bọn ác chúa bạo quyền Trung Cộng, cũng bất chấp quyền sống mạng người và dư luận thế giới, đã sử dụng xe tăng đại pháo và công an bộ đội, để trấn áp tiêu diệt chính đồng bào mình. Máu lai láng chảy ngập Miến Điện, chảy tràn Bắc Kinh và cũng đang nhuộm đỏ những con đường VN từ Sài Gòn ra tới Hà Nội. Đó là những giòng máu hận uất oan khiên của người dân lương thiện bình thường, đang thi nhau đổ xối xã xuống đầu bọn lãnh tụ quân phiệt và cộng sản, để đòi lại quyền sống của con người mà báo chi VC xuyên tạc khi sử dụng hai chử ' khiếu kiện ' bảo rằng đó chỉ là những người khiếu nại kiện thưa vì tranh chấp ruộng đất..
Rồi màn tranh giành quyền lực lại xảy ra giữa các lãnh chúa, nên trong năm đó Saw Maung, tên tướng sát thủ đã từng ra lệnh bắn giết đồng bào mình, qua cương vị tổng tham mưu trưởng quân đội Miến, đã làm một cuộc đảo chính hạ bệ và bắt giam Ne Win, thành lập một chế độ quân phiệt khác, cũng tàn bạo độc tài tham nhũng và coi mạng người như cỏ rác, được người Nhật công nhận qua cái gọi là ' Hội Đồng Phục Hồi Trật Tự và Luật Pháp Quốc Gia '.
Để ru ngủ lòng dân đang hận thù bốc cao như núi, quân phiệt lại bày trò bầu cử quốc hội nhưng khi Liên Minh Dân Chủ do bà Aung San Suu Kyi toàn thắng để lập chính phủ mới, thì Saw Maung lật lọng phủ nhận kết quả bầu cử và ra lệnh bắt hết những người đối lập kể cả lãnh tụ Aung San Suu Kyi. Vì bị dồn vào chân tường, hoặc đấu tranh để có tự do mà sống hay cúi mât để chết mòn như tại VN ngày nay, nên ngày 18-9-2007 toàn dân Miến đã đứng dậy, dưới sự lãnh đạo của hằng ngàn Chư Tăng-Ni Phật Giáo Miến, từ Mandalay, Chauk, Shwebo, Mongwa, Taung Dwingi, Ye Nan Chaung.. cho tới thủ đô Rangoon, nơi nào cũng có biểu tình chống quân phiệt đòi tự do dân chủ. Các cuộc biểu tình có lúc đã lên tới hằng trăm ngàn người, được báo chí thế giới ca tụng là ' cuộc cách mạng áo cà sa của thế kỷ XXI' vì trong rừng người tràn ngập khắp phường phố, hình ảnh của các vị chân tu Tăng-Ni đầu trần chân đất, vận áo màu nâu hay lam chói lọi trong khoảng không gian tuyệt vời của đất trời, mà không một bức danh họa nào có thể sánh kịp được.
Máu và xác người biểu tình thi nhau đổ xuống đất trước họng súng của quân phiệt đồng lúc với những trận chiến bọt mép cũng dữ dội tại Hội Đồng Bảo An LHQ đang lúc nhóm họp vào ngày 27-9-2007. Cũng như lần tàn sát dân Miến biểu tình vào tháng 8-1988, lần này thì cũng như lần trước, quanh đi quẩn lại, cải tới nói lui, cũng vẵn với luận điệu đầu tiên ' áp lực, cấm vận.. ' ' nhưng sau khi bị Trung Cộng và Nga Sô phản đối, thì tất cả gần như im re dịu giọng vì thực chất chẳng ai kể cả Mỹ muốn làm to chuyện tại Miến, để chọc giận nhóm quân phiệt cầm quyền đuổi ra khỏi nước, thì mất quyền lợi bạc tỷ đang thu được.
Hởi ôi đời là vậy đó, dân đen nơi nào cũng chịu chung số phận hẵm hiu nhất là tại các nước đang có nhiều tài nguyên thiên nhiên hái ra tiền như Miến và VN. Có theo dõi báo chí mới thấy được bộ mặt thật của các nước tư bản ' nói một đường làm một nẻo '.Trong biến động lịch sử tại Miến kỳ này, chính Ngoại trưởng Anh David Miliband là người to miệng nhất phản đối quân phiệt. Nhưng cũng người Anh từ tháng 5-1994 đã có gần 50 công ty lớn nhỏ đang làm ăn tại Miến, trong đó nổi tiếng có Glaxo, Premier Oil và Rolls Royce. Trong khi đó tài phiệt Mỹ còn nhanh hơn Anh đã có mặt từ trước để cạnh tranh với các nước Singapore, Nhựt, Nam Hàn và Mã Lai.. Tất cả đã trở thành những đại công ty thâm nhập vào đủ mọi lãnh vực từ dầu khí, gổ, khoáng sản cho tới dịch vụ khách sạn và nhà hàng. Sau khi Ne Win thân Nhật bị hạ bệ, Trung Cộng bắt đầu xâm nhập Miến với số vốn đầu tư kếch xù 870 triệu USD mà mục đích chính là mở con đường xa lộ nối liền Mandalay tới Vân Nam, đạt cán cân mậu dịch Miến Hoa lên tới 1 tỷ Mỹ kim, trong khi Ấn Độ chỉ có 150 triệu USD.
Cho nên Hoa Kỳ đã ra lệnh cấm vận Miến Điện nhưng chuyện này chỉ làm trò cười cho nhóm lảnh đạo quân phiệt vì hiện nay có không biết bao nhiêu nước phương tây, Nhật kể cả khối ASEAN đang chực chờ nhảy vào đầu tư khai thác kiếm lời mà họ đã nhìn thấy từ Trung Cộng, Nga Sô.. Tóm lại tất cả những sự trừng phạt của LHQ, đều không có hiệu lực đối với Miến ngày nay kể luôn số tiền viện trợ ít ỏi của các Ngân hàng Thế giới, bình quân mỗi đầu người chỉ có 2,5 USD/1 năm. Trong khi đó Liên Âu, Nhật và Ấn Độ thì lơ lững gần như không thú vị lắm với việc ' hạ bệ ' quân phiệt ' để mang tự do dân chủ mà người dân Miến đã liên tục đổ xương máu đấu tranh từ năm 1974 cho tới ngày nay.
Từ năm 1950 tới tháng 8-1988, đã xảy ra nhiều cuộc thảm sát đồng bào biểu tình đòi dân chủ do nhóm quân phiệt Ne Win gây ra, nhưng Nhật vẫn là nước viện trợ lớn nhất và đứng đầu sổ tại Miến. Sau đó vì bị dư luận thế giới nguyền rủa nên Nhật bó buộc phải tạm thời cắt viện trợ Miến nhưng vẫn không quên con mồi béo bở đã nắm trong tay từ nhiều năm qua, nên lại viện cớ sự ra đời của cái gọi là ' Hội đồng tái lập luật pháp và trật tự quốc gia Miến (SLORC) ' để vội vã công nhận nhóm quân phiệt cầm quyền từ ngày 17-2-1990 và tiếp tục viện trợ kinh tế cho một chế độ khủng bố, đang tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa phát xít của Đức Ý Nhật trước Đệ Nhị Thế Chiến, từng gây bao thảm họa cho nhân loại (CSVN ngày nay cũng được Nhật o bế chẳng khác gì quân phiệt Miến Điện, không ngoài ngoài mục đích trục lợi trên).
Năm 1989 tướng Saw Maung đảo chính hạ bệ và bắt giam Ne Win, lập một triều đại quân phiệt khác qua võ ' Hội đồng phục vụ trật tự và luật pháp quốc gia ' nên dù ban hành lệnh thiết quân luật nhưng vẫn không ngăn cản nổi các cuộc biểu tình chống đối chế độ quân phiệt. Để xoa dịu lòng dân và dư luận quốc tế, chính phủ quân phiệt cho tổ chức cuộc bầu cử quốc hội Miến vào tháng 5-1990 với kết quả Liên minh dân chủ do bà Aung San Sun Kyi lãnh đạo đã toàn thắng với số ghế 392/489. Thế nhưng nhóm quân phiệt cầm quyền đã lật lộng, chẳng những không chịu công nhận kết quả cuộc bầu cử, lại còn bắt giam các thành phần đối lập kể cả lãnh tụ Aung San Sun Kyi cũng bị quản thúc tại gia. Năm 1992 Saw Maung từ chức vì bệnh, Than Shwe lên thay thế làm trùm cả nước từ ấy đến nay. Cũng từ đó người Nhật gần như bị mất hết những đặc quyền đặc lợi tại Miến vì Trung Cộng đã nhảy vào trám chổ, biến nước này thành một thuộc địa cung cấp nguồn năng lượng và mọi tài nguyên thiên nhiên kể cả thuốc phiện. Nhưng quan trọng nhất là Trung Cộng đã mở được con đường chiến lược từ Vân Nam ra Ấn Độ Dương, một ước vọng từ lâu nay mới đạt được. Nhớ đó Tàu mới thiết lập được nhiều căn cứ quân sự quan trọng bí mật trên lảnh thổ Miến, nhất là tại đảo Great Coco Island kiểm soát tàu bè các nước ra vào vịnh Bengal được coi như cửa khẩu huyết mạch của miền đông Ấn Độ..
Theo sự tố cáo của Tổ chức Human Rights Watch (HRW) thì chính sáu nước Nga, Trung Cộng, Ấn Độ, Do Thái, Nam và Bắc Hàn đã công khai bán nhiều quân dụng và vủ khí tối tân cho quân phiệt Miến để họ có thêm phương tiện đàn áp khủng bố dân lành. Đó cũng là lý do Nga va Trung Cộng luôn nhất định ngăn cản Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc không được có biện pháp mạnh với nhóm quân phiệt Miến, nhất là vào tháng 9-2007, gây ra cuộc thảm sát, bắn chết 13 người và làm thương vong hằng trăm người khác trong các cuộc xuống đường biểu tình chống độc tài khủng bố. Trong số những nạn nhân gục ngả hoặc quằn quại trong vũng máu, có nhiều vị Tăng-Ni và Phật Tử Miến.
Nhưng đâu phải chỉ có 6 nước trên đã buôn bán với quân phiệt, mà còn có các hảng xăng dầu Tây Phuơng như Total (Pháp), Chevron (Mỹ), Quốc Doanh Xăng Dầu (Thai Lan) đã nuôi sống bọn tướng lãnh cầm quyền tham nhũng hơn 500 triệu Mỹ kim hằng năm. Số tiền này sau đó nghi ngờ được Ngân Hàng Singapore tại Miến tẩy sạch để lại đầu tư làm giàu thêm qua các dịch vụ béo bở độc quyền, chỉ dành cho bọn tướng lãnh và các trùm ma tuý tai Tam Giác Vàng được nhà nước phong quan chức nên hoạt động công khai.
Nhưng " Mạch sống của chế độ quân phiệt là Ma Tuý ". Theo báo cáo của Bộ Ngoại Giao Mỹ tại Rangoon cho biết tiền bán á phiện và héroin tại Tam Giác Vàng của bọn lãnh chúa sau khi được rữa đã đem dầu tư hết vào để nuôi sống nền kinh tế của bọn quân phiệt Miến suốt thập niên 90. Năm 1989 La hưng Hán (Lo Hsing Han) dùng tiền buôn bán á phiện đã rửa, dưới sự nâng đở của nhà nước để mở tập đoàn Asia World kinh doanh đủ thứ từ gổ, vàng, địa ốc cho tới dầu khí với số vốn trên 600 triệu đô la thu lợi nhuận hằng triệu mỹ kim mỗi năm.Tập đoàn của La ngày nay được hưởng hầu hết đặc quyền đặc lợi của chính phủ quân phiệt ở khắp lãnh thổ Miến, chiếm 15 % tổng số vốn đầu tư.
Trong khi đó tại một thung lũng rộng ở phía đông bắc Lashio là giang sơn thuốc phiện của Pen Jiaheng. Riêng Khun Sa vua thuốc phiện sau La Hưng Hán, từ khi về với quân phiệt, cũng được sống cuộc đời giàu sang tại Rangoon với nhiều cơ sở làm ăn bạc triệu trong đó có công ty chuyển vận Good Shan Brother với một hệ thống xe buyt nối liền Ngưởng Quang và Mandalay.
Mặc dù chính phủ quân phiệt luôn chối là không còn trồng cũng như buôn bán thuốc phiện. Thật sự chúng chỉ đổi phương tiện và con đường chuyển vận mà thôi. Hiện Tam Giác Vàng vẫn sản xuất 3000 tấn thuốc phiện mỗi năm, chiếm 60% lượng cung cấp cả thị trường thế giới. Trước đây héroin từ Miến sang Thái Lan và Vân Nam rồi chuyển đi khăp nơi. Nay thì bọn buôn lậu đã đổi hướng, dùng quốc lộ 39 của Ấn Độ, chạy dọc theo biên giới Ấn-Miến dài 1643 km, qua những khu rừng già dưới rặng Hy Mã Lạp Sơn, không ai có thể kiểm soát được. Đặc biệt bọn buôn lậu ngày nay mang thuốc phiện từ Tam Giác Vàng tới biên giới Ấn và mua các hóa chất tại đây để tinh chế thành héroin vừa rẽ lại tiện lợi. Sau đó bột trắng được tiêu thụ khắp các thành phố lớn tại Ấn, Tích Lan. Hồi Quốc, Trung Đông, Âu Châu và Hoa Kỳ. Tham gia vào việc buôn ban này ngoài viên chức và quân đội Miến còn có chính quyền Ấn ở các tiểu bang miền đông. Nên nói gì chăng nữa thì lượng sản xuất thuốc phiện tại Miến Điện cứ tăng trưởng hằng năm trên 10%. Góp phần vào việc chuyển vận ma tuý khắp thế giới là các tổ chức của người Wa và Shan cùng với quân đội Miến.
Nhưng có một điều không ai có thể phủ nhận được. Đó là vai trò lãnh đạo tinh thần của Phật giáo trong mọi sinh hoạt chính trị, xã hội tại Miến. Buổi đầu, nước này theo Phật Giáo Đại Thừa và Kim Cương Thừa. Giữa thế kỷ XI ( STL), đời vua Anawrahta, thuộc vương triều Pagan thống nhất Miến Điện và trở thành một quốc gia sùng bái Phật Giáo tiểu thừa, xây dựng hàng loạt chùa chiền, trong đó nổi tiếng nhất là Chùa Vàng Cung Thụy Hải còn truyền tới ngày nay. Năm 1557, quốc vương Bayingnaung thuộc triều đại Tangku, đúc chuông lớn có khắc kinh văn bằng tiếng Pali,Miến và Thái tự để truyền thế. Các vị vua đời sau tiếp tục coi Phật Giáo Tiểu Thừa là quốc giáo, dựng Tháp Phật Đa Lộc, tu sữa Chùa Vàng, thu tập lại các văn bia của Phật Giáo, hiệu đính lần thứ 5 kinh Tam Tạng và đem khắc lên 729 bia đá, làm thành một bộ kinh điển độc nhất vô nhị trên thế giới.
Năm 1826 Anh chiếm Miến Điện và đã để lại cho quốc gia này biết bao nhiêu hậu quả đau thương, từ việc bị mất đất đai cho tới niềm tự hào dân tộc. Cũng từ đó đế quốc Miến coi như tan rã, các thuộc địa Tenasserim, Arakan, Assam, Manipur kể luôn tỉnh Pegu thuộc lãnh thổ Miến đều thuộc Công Ty Đông Ấn của Anh, kết liểu triều đại cuối cùng Alaugpaya năm 1885. Nhưng dù đất nước bị người Anh chia cắt và đem sáp nhập vào Ấn Độ, người Miến vẫn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Phật Giáo. Chính vua Mindon vào năm 1857 đã dời đô từ Amarapura tới Mandalay (Hoàng thành) và biến nơi này thành một trung tâm chính của Phật Giáo, đã làm sống lại thời huy hoàng cũng như bảo tồn những truyền thống tốt đẹp của quá khứ. Trong các công trình xây dựng còn hiện hữu tới nay là khu chùa Kuthodaw, gồm một ngôi chùa chính và 733 ngôi chùa nhỏ bao quanh, trong đó quan trọng nhất là bộ kinh Tam Tạng (Tripitaka) viết bằng tiếng Pali, khắc trên những tảng đá trắng
Tóm lại Phật Giáo là tôn giáo chính thức của Miến Điện, được toàn dân cả nước cũng như tât cả các vị vua chúa các triều đại kể từ vua Anawrahta xứ Pagan năm 1044 tới ngày nay. Do đó sự xóa bỏ chế độ quân chủ tuy có làm thay đổi địa vị của Phật Giáo trong chính quyền nhưng tuyệt đối vẫn duy trì trong tâm khảm của dân chúng dù họ không phải là Phật Tử. Đó là lý do qua hai cuộc nổi dậy của người dân Miến đối đầu với chế độ quân phiệt độc tài vào năm 1988 và tháng 9-2007, đều do các vị Tăng-Ni lãnh đạo.
Đọc lịch sử Đông Nam Á của D.G.E. Hall qua những trang huyết sử viết về dân tộc anh hùng Miến Điện, ta mới thật sự cúi đầu kính phục và ngưởng mộ quý vị tăng ni ở đất nước này, xứng đáng được người đời xưng tụng vì tư cách đạo đức cùng với lòng ái quốc không hề nhuốm mùi thế tục. Hởi ôi có đọc sử mới biết được ở trên cõi đời này còn có những vị chân tu đầu trần chân đất sống nhờ sự bố thí hằng ngày của thiên hạ. Thế nhưng suốt dòng lịch sử Miến, từ những ngày đất nước bị rơi vào ách đô hộ của thực dân Anh, chính họ mới thật sự là những anh hùng nam nữ dám đối mặt hiên ngang chống lại kẻ xâm lăng khi trong tay chỉ có chuổi bồ đề, manh áo lam-nâu và đạo đức tuyệt vời của người tu sĩ. Không như người Tàu cứ trơ mắt ếch nhìn các nước Tây Phương nhất là Anh, Nhật khinh khi hạ nhục, thậm chí còn yết bảng cấm ' người Hoa và chó' không được bén mảng vào những nơi chốn công cộng ở khắp các tô giới thời liệt cướng xâu xé đất nước này. Trái lại tại Miến chính các vị Tăng-Ni Phật Giáo mới chính là những nam nử anh hùng, họ là kẻ sĩ dám hiên ngang đối mặt với bọn ngoại xâm để quyết tâm giữ thanh danh cho dân nước và tư cách tri thức siêu phàm của người tu sĩ quên đời, quên người, quên vòng danh lợi lẩn quẩn để xứng đáng khi đối măt với Phật Tử và thế nhân, qua hai tiếng thân thương ' Bần Tăng, Bần Ni ' như một bảng hiệu bảo đảm vàng mười.
Năm 1919 chỉ với lý do bọn du khách Anh ngang nhiên mang giầy vào chùa trái với luật cấm, nên tăng lử chùa Eindawya đã dám dùng vũ lực để đuổi họ ra khỏi chùa. Kết quả thực dân Anh đã tuyên án tù chung thân cho vị sư trưởng nhưng cũng từ đó Phật Giáo đã trở thành ngọn đuốc thiêng dẫn đường khai lối cho toàn dân Miến đứng dậy đánh đuổi ngoại xâm. Suốt cuộc chiến, đã có hàng ngàn hằng vạn xác người thi nhau gục đổ trên con đường cứu quốc, trong đó máu của tăng ni không sao đếm hết. Họ chết vì súng đạn tra tấn tù đày hay như Đại sư U.Wisara tuyệt thực tới chết, để phản đối chính sách khủng bố đàn áp của thực dân.
Đầu năm 2011 vừa qua, nhân loại bàng hoàng trước sự thức tĩnh của " thế giới Ả Rập (the Arab Awakening) " tại Bắc Phi và Trung Đông, qua cuộc cách mạng Hoa Lài (Shia) đòi hỏi dân chủ. Biến cố lịch sư của thế kỷ đã xãy ra quá nhanh chóng và dây chuyền, mặc dù có dậm chân tại Syria vì chống đối quyết liệt của Nga, Tàu.. nhưng vẫn không đủ thời gian để cho Hoa Kỳ hành động theo chiến lược đã đề ra tại hai khu vực trên.
Và cũng nhờ vậy mà chúng ta mới thấm thía hơn về chuyện " nhân quyền và tự do dân chủ " trong chính sách ngoại giao của Mỹ, ưu tiên vẫn là quyền lợi của Hoa Kỳ trên hết. Đó là thái độ bao che cho Yemen và Bahrain (đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ), là những nước đã dùng bạo lực để đàn áp phong trào đòi hỏi dân chủ. Nói chung người Mỹ khi ủng hộ " dân chủ hay nhân quyền " đều theo bài bản chỉ thị và chọn lọc đối tượng vật chất, chứ không phải hành động theo lương tâm.
Tình hình chính trị tại Miến Điện cũng thay đổi một cách bất ngờ, từ khi cựu tướng Thien Sein lên làm tổng thống. Ông đã thả hằng loạt tù nhân, tiếp đãi phái đoàn ngoại giao Mỹ do bà Ngoại trưởng Hilary Clinton cầm đầu và Ngoại Trưởng Pháp Alain Juppé. Ông cũng cho phép bà Aung San Suu Kyi một lãnh tụ đối lập nổi tiếng ra ứng cử nhưng quan trọng nhât là ra lệnh ngưng việc xây dựng đập nước trên một con sông ở Bắc Miến do Trung Cộng thầu.
Tiến trình dân chủ tại Miến càng lúc càng phát triển, được thế giới tự do mà đứng đầu là Hoa Kỳ rất hoan nghêng và hứa hẹn sẽ bỏ lệnh cấm vận, mở lại bang giao cấp đại sứ, giúp phát triển kinh tế..Đây là hậu quả tất yếu của một giai đoạn lịch sử vì thể chế chính trị của Miến cũng giống như các chế độ độc tài quân phiệt trước đây của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Singapore, Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan..tới lúc phải thay đổi để sinh tồn trong giòng chảy của nhân loại. Nên Hoa Kỳ không phải là động lực chính trong tiến trình thay đổi dân chủ tại Miến và nếu có chút dính líu, thì chắc cũng chỉ là sự hứa hẹn nào đó đối với sinh mạng của các chóp bu đương quyền, qua cái chết thê thãm của Gaddafi..
Nên động lực chính trong Cuộc Cach Mạng Thế Kỷ của người Miến, là sự Lãnh Đạo của Phật giáo chông lại bạo quyền khủng bố, ngày nay đã đi vào lịch sử và lương tâm nhân loại. Sự thành công phải đến như bài học Đông Âu năm 1989.
Miến Điện và VN đều cùng là quốc gia Á Châu đã có một nền văn minh cổ lâu đời, lại chung một tín ngưởng Phật Giáo từng bị ngoại bang xâm chiếm và cả hai đã phải trường kỳ đổ máu mới có được nên độc lập ngày nay. Cũng vì vậy nên trong suốt giòng sông lịch sử, Phật Giáo của hai dân tộc Miến-Việt luôn đặt sự tồn vong của mình trong sự hiện hữu của đất nước và dân tộc. Đó chính là lý do mà hằng ngàn chư tăng ni đã bước ra khỏi cửa chùa, tạm quên lơi kinh tiếng kệ, để hòa chung với hằng trăm ngàn đồng bào cả nước, biểu tình phản đối nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện vào những năm trước, phải trả lại tự do dân chủ và quyền sống cho mọi người, bất châp sự tàn ác dã man của chính quyền khi ra lệnh cho quân đội, công an bắn giết.
Cho nên tự do cho không là tự do dõm, phải đổ máu đấu tranh như Miến Điện hay VN ngày nay mới hy vọng có được. Đó là một chân lý nhưng cớ sao vẫn còn nhiều người không tin là sự thật ?
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 12-2013
MƯỜNG GIANG
Thực dân Anh xâm lăng và bắt đầu đô hộ miền Hạ Miến năm 1852 sau khi chiếm được các tỉnh ven biển và miền Nam Miến. Năm 1885 Anh chiếm thêm miền Bắc Miến trong đó có cố đô Mandalay, xóa bỏ chế độ quân chủ nước này. Cuối cùng Anh thống nhất Miến và đặt thành một tỉnh của Ấn Độ, trực thuộc Công Ty Đông Ấn.
Theo các nguồn sử liệu đã được phổ biến, thì sự quan hệ giữa Miến và Nhật bắt đầu năm 1920 từ một phòng làm răng của vợ chồng viên đại úy hải quân người Nhật tên Shozo Kokobu tại Rangoon. Đây chính là địa điểm hoạt động tình báo của Nhật, qua mục tiêu gây cuộc chiến tại Thái Bình Dương. Thời gian này toàn dân Miến đang nổi lên chống lại thực dân Anh càng lúc càng quyết liệt. Thừa cơ hội vàng ròng, quân phiệt Nhật tìm đủ mọi cách móc nối với các tổ chức nghĩa quan trên, qua trạm liên lạc chính là phòng làm răng. Năm 1940 một đại tá lục quân Nhật tên Keiji Suzuki, đóng vai phóng viên báo chí nhưng bên trong hoạt động tình báo. Chính Suzuki đã tạo nên phong trào Đông Du, để đưa các phe nhóm cánh hữu Miến Điện sang Nhật mà người đầu tiên là Thein Maung, mở đầu cho Hội Hửu Nghị Nhật-Miến được thành lập tại Rangoon.
Năm 1941 một lãnh tụ quốc gia Miến là Aung San đã từ Phúc Kiến sang Nhật lập một đầu cầu đưa người sang đây để huấn luyện quân sự về nước chống Anh. Đó là ' Nhóm Ba Mươi Đồng Chí ' mà thủ lảnh là Suzuki qua bí danh Bo Mogyoe hay tướng sấm sét. Tuy nhiên trong nhóm này, mầm móng chia rẽ cũng đã lộ ra từ lúc ban đầu. Đó là nhóm chủ nghĩa quốc gia của lảnh tụ Aung San chủ trương giao dịch với Nhật chỉ là con đường vụ lợi. Nhóm còn lại gồm 8 người thì theo phe trục ' Đức-Ý-Nhật ' mà người dẫn đầu của nhóm lúc đó là Shu Maung mới 31 tuổi qua bí danh Ne Win ' có nghĩa là mặt trời vinh quang, rất được Nhật tin cậy nên được theo học tình báo và giới thiệu làm quen với giới trí thức đương thời.
Mưu đồ dành Miến Điện trong tay thực dân Anh của Nhật đã công khai bộc lộ từ tháng 3-1940 khi đổ bộ vào Miến để phá hoại con đường tiếp liệu, mà liên quân Anh-Mỹ mới mở để nối liền Mandalay với Vân Nam, tiếp tế cho quân Trung Hoa Quốc Gia đang chận đứng bước tiến của quân Nhật trên đất Tàu. Nhóm 30 người qua võ ' đơn vị đặc nhiệm ' đã về nước khi quân Nhật chiếm được Rangoon ngày 7-3-1942. Về sau nhìn thấy dã tâm xâm lăng của Nhật, nên phe quốc gia của Aung San quay sang hợp tác với Đồng Minh để chống Nhật từ tháng 3-1945.
Chiến tranh kết thúc vào tháng 9-1945 khi Nhật đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện. Thế nhưng sự giao hảo giữa Miến Nhật vẫn không kết thúc, sau khi lãnh tụ quốc gia Miến Aung San bị ám sát chết ngày 19-7-1947 trước khi Anh trả độc lập cho Miến năm 1948 nhưng mọi quyền hành trong nước kể cả quân đội, đều do Ne Win và phe thân Nhật nắm giữ.
Sau khi giành lại nền độc lập từ tay người Anh năm 1948, dân tộc Miến Điện những tưởng sẽ được sống no ấm hạnh phúc trong cuộc đời bình thường. Đâu ngờ giặc xâm lăng vừa rời khỏi nước thì bè lũ quân phiệt lại nổi lên, chẳng những chúng theo đuổi siêu chủ nghĩa phát xít kiểu Nhật trước thế chiến 2, kéo vận mệnh của đất nước và dân tộc lùi lại hằng bao thế kỷ trong sự nghèo đói lạc hậu, mà còn độc tài độc đảng khủng bố áp bức sinh mạng và chà đạp lên phẩm giá của con người suốt mấy chục năm qua, trong bức màn sắt gần như cô lập với thế giới bên ngoài, bằng kẽm gai họng súng để bịt miệng mọi người không cho nói lên sự thật.
Cũng từ đó thế giới bên ngoài đã không biết gì hay nếu có cũng chẳng qua là những tin tức mù mờ về cuộc sống lầm than đen đói cùng với xã hội điêu tàn của một nước Miến Điện độc tài quân phiệt vì tham nhũng và tệ nạn buôn bán thuốc phiện. Nhưng người dân Miến Điện không bao giờ chịu khuất phục trước bạo quyền, nên đã đổ máu rất nhiều trong những cuộc đấu tranh đòi tự do và dân chủ. Năm 1974 lợi dụng đưa linh cửu U Thant tới nơi an nghĩ cuới cùng, các vi tăng ni và sinh viên đồng bào đã biến đám tang thành một cuộc biểu tình chống quân phiệt độc tài, nên bị Ne Win ra lệnh cho quân đội xã súng vào đám đông tàn sát vô nhân đạo.
Ngày 8 tháng 8 năm 1988, phong trào đòi dân chủ của tuổi trẻ Miến Điện lại bùng nổ dữ dội, cơ hồ làm rung chuyển nền móng của bọn quân phiệt cầm quyền. Cuộc xuống đường lần đó được sự lãnh đạo của chư vị tăng ni Phật Giáo. Lần nữa quân đội đã tàn sát đoàn biểu tình giết chết hơn 3000 người tham dự. Một năm sau (5-1989), lịch sử lại tái diễn tại quảng trưởng Thiên An Môn ở Bắc Kinh, bọn ác chúa bạo quyền Trung Cộng, cũng bất chấp quyền sống mạng người và dư luận thế giới, đã sử dụng xe tăng đại pháo và công an bộ đội, để trấn áp tiêu diệt chính đồng bào mình. Máu lai láng chảy ngập Miến Điện, chảy tràn Bắc Kinh và cũng đang nhuộm đỏ những con đường VN từ Sài Gòn ra tới Hà Nội. Đó là những giòng máu hận uất oan khiên của người dân lương thiện bình thường, đang thi nhau đổ xối xã xuống đầu bọn lãnh tụ quân phiệt và cộng sản, để đòi lại quyền sống của con người mà báo chi VC xuyên tạc khi sử dụng hai chử ' khiếu kiện ' bảo rằng đó chỉ là những người khiếu nại kiện thưa vì tranh chấp ruộng đất..
Rồi màn tranh giành quyền lực lại xảy ra giữa các lãnh chúa, nên trong năm đó Saw Maung, tên tướng sát thủ đã từng ra lệnh bắn giết đồng bào mình, qua cương vị tổng tham mưu trưởng quân đội Miến, đã làm một cuộc đảo chính hạ bệ và bắt giam Ne Win, thành lập một chế độ quân phiệt khác, cũng tàn bạo độc tài tham nhũng và coi mạng người như cỏ rác, được người Nhật công nhận qua cái gọi là ' Hội Đồng Phục Hồi Trật Tự và Luật Pháp Quốc Gia '.
Để ru ngủ lòng dân đang hận thù bốc cao như núi, quân phiệt lại bày trò bầu cử quốc hội nhưng khi Liên Minh Dân Chủ do bà Aung San Suu Kyi toàn thắng để lập chính phủ mới, thì Saw Maung lật lọng phủ nhận kết quả bầu cử và ra lệnh bắt hết những người đối lập kể cả lãnh tụ Aung San Suu Kyi. Vì bị dồn vào chân tường, hoặc đấu tranh để có tự do mà sống hay cúi mât để chết mòn như tại VN ngày nay, nên ngày 18-9-2007 toàn dân Miến đã đứng dậy, dưới sự lãnh đạo của hằng ngàn Chư Tăng-Ni Phật Giáo Miến, từ Mandalay, Chauk, Shwebo, Mongwa, Taung Dwingi, Ye Nan Chaung.. cho tới thủ đô Rangoon, nơi nào cũng có biểu tình chống quân phiệt đòi tự do dân chủ. Các cuộc biểu tình có lúc đã lên tới hằng trăm ngàn người, được báo chí thế giới ca tụng là ' cuộc cách mạng áo cà sa của thế kỷ XXI' vì trong rừng người tràn ngập khắp phường phố, hình ảnh của các vị chân tu Tăng-Ni đầu trần chân đất, vận áo màu nâu hay lam chói lọi trong khoảng không gian tuyệt vời của đất trời, mà không một bức danh họa nào có thể sánh kịp được.
Máu và xác người biểu tình thi nhau đổ xuống đất trước họng súng của quân phiệt đồng lúc với những trận chiến bọt mép cũng dữ dội tại Hội Đồng Bảo An LHQ đang lúc nhóm họp vào ngày 27-9-2007. Cũng như lần tàn sát dân Miến biểu tình vào tháng 8-1988, lần này thì cũng như lần trước, quanh đi quẩn lại, cải tới nói lui, cũng vẵn với luận điệu đầu tiên ' áp lực, cấm vận.. ' ' nhưng sau khi bị Trung Cộng và Nga Sô phản đối, thì tất cả gần như im re dịu giọng vì thực chất chẳng ai kể cả Mỹ muốn làm to chuyện tại Miến, để chọc giận nhóm quân phiệt cầm quyền đuổi ra khỏi nước, thì mất quyền lợi bạc tỷ đang thu được.
Hởi ôi đời là vậy đó, dân đen nơi nào cũng chịu chung số phận hẵm hiu nhất là tại các nước đang có nhiều tài nguyên thiên nhiên hái ra tiền như Miến và VN. Có theo dõi báo chí mới thấy được bộ mặt thật của các nước tư bản ' nói một đường làm một nẻo '.Trong biến động lịch sử tại Miến kỳ này, chính Ngoại trưởng Anh David Miliband là người to miệng nhất phản đối quân phiệt. Nhưng cũng người Anh từ tháng 5-1994 đã có gần 50 công ty lớn nhỏ đang làm ăn tại Miến, trong đó nổi tiếng có Glaxo, Premier Oil và Rolls Royce. Trong khi đó tài phiệt Mỹ còn nhanh hơn Anh đã có mặt từ trước để cạnh tranh với các nước Singapore, Nhựt, Nam Hàn và Mã Lai.. Tất cả đã trở thành những đại công ty thâm nhập vào đủ mọi lãnh vực từ dầu khí, gổ, khoáng sản cho tới dịch vụ khách sạn và nhà hàng. Sau khi Ne Win thân Nhật bị hạ bệ, Trung Cộng bắt đầu xâm nhập Miến với số vốn đầu tư kếch xù 870 triệu USD mà mục đích chính là mở con đường xa lộ nối liền Mandalay tới Vân Nam, đạt cán cân mậu dịch Miến Hoa lên tới 1 tỷ Mỹ kim, trong khi Ấn Độ chỉ có 150 triệu USD.
Cho nên Hoa Kỳ đã ra lệnh cấm vận Miến Điện nhưng chuyện này chỉ làm trò cười cho nhóm lảnh đạo quân phiệt vì hiện nay có không biết bao nhiêu nước phương tây, Nhật kể cả khối ASEAN đang chực chờ nhảy vào đầu tư khai thác kiếm lời mà họ đã nhìn thấy từ Trung Cộng, Nga Sô.. Tóm lại tất cả những sự trừng phạt của LHQ, đều không có hiệu lực đối với Miến ngày nay kể luôn số tiền viện trợ ít ỏi của các Ngân hàng Thế giới, bình quân mỗi đầu người chỉ có 2,5 USD/1 năm. Trong khi đó Liên Âu, Nhật và Ấn Độ thì lơ lững gần như không thú vị lắm với việc ' hạ bệ ' quân phiệt ' để mang tự do dân chủ mà người dân Miến đã liên tục đổ xương máu đấu tranh từ năm 1974 cho tới ngày nay.
Từ năm 1950 tới tháng 8-1988, đã xảy ra nhiều cuộc thảm sát đồng bào biểu tình đòi dân chủ do nhóm quân phiệt Ne Win gây ra, nhưng Nhật vẫn là nước viện trợ lớn nhất và đứng đầu sổ tại Miến. Sau đó vì bị dư luận thế giới nguyền rủa nên Nhật bó buộc phải tạm thời cắt viện trợ Miến nhưng vẫn không quên con mồi béo bở đã nắm trong tay từ nhiều năm qua, nên lại viện cớ sự ra đời của cái gọi là ' Hội đồng tái lập luật pháp và trật tự quốc gia Miến (SLORC) ' để vội vã công nhận nhóm quân phiệt cầm quyền từ ngày 17-2-1990 và tiếp tục viện trợ kinh tế cho một chế độ khủng bố, đang tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa phát xít của Đức Ý Nhật trước Đệ Nhị Thế Chiến, từng gây bao thảm họa cho nhân loại (CSVN ngày nay cũng được Nhật o bế chẳng khác gì quân phiệt Miến Điện, không ngoài ngoài mục đích trục lợi trên).
Năm 1989 tướng Saw Maung đảo chính hạ bệ và bắt giam Ne Win, lập một triều đại quân phiệt khác qua võ ' Hội đồng phục vụ trật tự và luật pháp quốc gia ' nên dù ban hành lệnh thiết quân luật nhưng vẫn không ngăn cản nổi các cuộc biểu tình chống đối chế độ quân phiệt. Để xoa dịu lòng dân và dư luận quốc tế, chính phủ quân phiệt cho tổ chức cuộc bầu cử quốc hội Miến vào tháng 5-1990 với kết quả Liên minh dân chủ do bà Aung San Sun Kyi lãnh đạo đã toàn thắng với số ghế 392/489. Thế nhưng nhóm quân phiệt cầm quyền đã lật lộng, chẳng những không chịu công nhận kết quả cuộc bầu cử, lại còn bắt giam các thành phần đối lập kể cả lãnh tụ Aung San Sun Kyi cũng bị quản thúc tại gia. Năm 1992 Saw Maung từ chức vì bệnh, Than Shwe lên thay thế làm trùm cả nước từ ấy đến nay. Cũng từ đó người Nhật gần như bị mất hết những đặc quyền đặc lợi tại Miến vì Trung Cộng đã nhảy vào trám chổ, biến nước này thành một thuộc địa cung cấp nguồn năng lượng và mọi tài nguyên thiên nhiên kể cả thuốc phiện. Nhưng quan trọng nhất là Trung Cộng đã mở được con đường chiến lược từ Vân Nam ra Ấn Độ Dương, một ước vọng từ lâu nay mới đạt được. Nhớ đó Tàu mới thiết lập được nhiều căn cứ quân sự quan trọng bí mật trên lảnh thổ Miến, nhất là tại đảo Great Coco Island kiểm soát tàu bè các nước ra vào vịnh Bengal được coi như cửa khẩu huyết mạch của miền đông Ấn Độ..
Theo sự tố cáo của Tổ chức Human Rights Watch (HRW) thì chính sáu nước Nga, Trung Cộng, Ấn Độ, Do Thái, Nam và Bắc Hàn đã công khai bán nhiều quân dụng và vủ khí tối tân cho quân phiệt Miến để họ có thêm phương tiện đàn áp khủng bố dân lành. Đó cũng là lý do Nga va Trung Cộng luôn nhất định ngăn cản Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc không được có biện pháp mạnh với nhóm quân phiệt Miến, nhất là vào tháng 9-2007, gây ra cuộc thảm sát, bắn chết 13 người và làm thương vong hằng trăm người khác trong các cuộc xuống đường biểu tình chống độc tài khủng bố. Trong số những nạn nhân gục ngả hoặc quằn quại trong vũng máu, có nhiều vị Tăng-Ni và Phật Tử Miến.
Nhưng đâu phải chỉ có 6 nước trên đã buôn bán với quân phiệt, mà còn có các hảng xăng dầu Tây Phuơng như Total (Pháp), Chevron (Mỹ), Quốc Doanh Xăng Dầu (Thai Lan) đã nuôi sống bọn tướng lãnh cầm quyền tham nhũng hơn 500 triệu Mỹ kim hằng năm. Số tiền này sau đó nghi ngờ được Ngân Hàng Singapore tại Miến tẩy sạch để lại đầu tư làm giàu thêm qua các dịch vụ béo bở độc quyền, chỉ dành cho bọn tướng lãnh và các trùm ma tuý tai Tam Giác Vàng được nhà nước phong quan chức nên hoạt động công khai.
Nhưng " Mạch sống của chế độ quân phiệt là Ma Tuý ". Theo báo cáo của Bộ Ngoại Giao Mỹ tại Rangoon cho biết tiền bán á phiện và héroin tại Tam Giác Vàng của bọn lãnh chúa sau khi được rữa đã đem dầu tư hết vào để nuôi sống nền kinh tế của bọn quân phiệt Miến suốt thập niên 90. Năm 1989 La hưng Hán (Lo Hsing Han) dùng tiền buôn bán á phiện đã rửa, dưới sự nâng đở của nhà nước để mở tập đoàn Asia World kinh doanh đủ thứ từ gổ, vàng, địa ốc cho tới dầu khí với số vốn trên 600 triệu đô la thu lợi nhuận hằng triệu mỹ kim mỗi năm.Tập đoàn của La ngày nay được hưởng hầu hết đặc quyền đặc lợi của chính phủ quân phiệt ở khắp lãnh thổ Miến, chiếm 15 % tổng số vốn đầu tư.
Trong khi đó tại một thung lũng rộng ở phía đông bắc Lashio là giang sơn thuốc phiện của Pen Jiaheng. Riêng Khun Sa vua thuốc phiện sau La Hưng Hán, từ khi về với quân phiệt, cũng được sống cuộc đời giàu sang tại Rangoon với nhiều cơ sở làm ăn bạc triệu trong đó có công ty chuyển vận Good Shan Brother với một hệ thống xe buyt nối liền Ngưởng Quang và Mandalay.
Mặc dù chính phủ quân phiệt luôn chối là không còn trồng cũng như buôn bán thuốc phiện. Thật sự chúng chỉ đổi phương tiện và con đường chuyển vận mà thôi. Hiện Tam Giác Vàng vẫn sản xuất 3000 tấn thuốc phiện mỗi năm, chiếm 60% lượng cung cấp cả thị trường thế giới. Trước đây héroin từ Miến sang Thái Lan và Vân Nam rồi chuyển đi khăp nơi. Nay thì bọn buôn lậu đã đổi hướng, dùng quốc lộ 39 của Ấn Độ, chạy dọc theo biên giới Ấn-Miến dài 1643 km, qua những khu rừng già dưới rặng Hy Mã Lạp Sơn, không ai có thể kiểm soát được. Đặc biệt bọn buôn lậu ngày nay mang thuốc phiện từ Tam Giác Vàng tới biên giới Ấn và mua các hóa chất tại đây để tinh chế thành héroin vừa rẽ lại tiện lợi. Sau đó bột trắng được tiêu thụ khắp các thành phố lớn tại Ấn, Tích Lan. Hồi Quốc, Trung Đông, Âu Châu và Hoa Kỳ. Tham gia vào việc buôn ban này ngoài viên chức và quân đội Miến còn có chính quyền Ấn ở các tiểu bang miền đông. Nên nói gì chăng nữa thì lượng sản xuất thuốc phiện tại Miến Điện cứ tăng trưởng hằng năm trên 10%. Góp phần vào việc chuyển vận ma tuý khắp thế giới là các tổ chức của người Wa và Shan cùng với quân đội Miến.
Nhưng có một điều không ai có thể phủ nhận được. Đó là vai trò lãnh đạo tinh thần của Phật giáo trong mọi sinh hoạt chính trị, xã hội tại Miến. Buổi đầu, nước này theo Phật Giáo Đại Thừa và Kim Cương Thừa. Giữa thế kỷ XI ( STL), đời vua Anawrahta, thuộc vương triều Pagan thống nhất Miến Điện và trở thành một quốc gia sùng bái Phật Giáo tiểu thừa, xây dựng hàng loạt chùa chiền, trong đó nổi tiếng nhất là Chùa Vàng Cung Thụy Hải còn truyền tới ngày nay. Năm 1557, quốc vương Bayingnaung thuộc triều đại Tangku, đúc chuông lớn có khắc kinh văn bằng tiếng Pali,Miến và Thái tự để truyền thế. Các vị vua đời sau tiếp tục coi Phật Giáo Tiểu Thừa là quốc giáo, dựng Tháp Phật Đa Lộc, tu sữa Chùa Vàng, thu tập lại các văn bia của Phật Giáo, hiệu đính lần thứ 5 kinh Tam Tạng và đem khắc lên 729 bia đá, làm thành một bộ kinh điển độc nhất vô nhị trên thế giới.
Năm 1826 Anh chiếm Miến Điện và đã để lại cho quốc gia này biết bao nhiêu hậu quả đau thương, từ việc bị mất đất đai cho tới niềm tự hào dân tộc. Cũng từ đó đế quốc Miến coi như tan rã, các thuộc địa Tenasserim, Arakan, Assam, Manipur kể luôn tỉnh Pegu thuộc lãnh thổ Miến đều thuộc Công Ty Đông Ấn của Anh, kết liểu triều đại cuối cùng Alaugpaya năm 1885. Nhưng dù đất nước bị người Anh chia cắt và đem sáp nhập vào Ấn Độ, người Miến vẫn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Phật Giáo. Chính vua Mindon vào năm 1857 đã dời đô từ Amarapura tới Mandalay (Hoàng thành) và biến nơi này thành một trung tâm chính của Phật Giáo, đã làm sống lại thời huy hoàng cũng như bảo tồn những truyền thống tốt đẹp của quá khứ. Trong các công trình xây dựng còn hiện hữu tới nay là khu chùa Kuthodaw, gồm một ngôi chùa chính và 733 ngôi chùa nhỏ bao quanh, trong đó quan trọng nhất là bộ kinh Tam Tạng (Tripitaka) viết bằng tiếng Pali, khắc trên những tảng đá trắng
Tóm lại Phật Giáo là tôn giáo chính thức của Miến Điện, được toàn dân cả nước cũng như tât cả các vị vua chúa các triều đại kể từ vua Anawrahta xứ Pagan năm 1044 tới ngày nay. Do đó sự xóa bỏ chế độ quân chủ tuy có làm thay đổi địa vị của Phật Giáo trong chính quyền nhưng tuyệt đối vẫn duy trì trong tâm khảm của dân chúng dù họ không phải là Phật Tử. Đó là lý do qua hai cuộc nổi dậy của người dân Miến đối đầu với chế độ quân phiệt độc tài vào năm 1988 và tháng 9-2007, đều do các vị Tăng-Ni lãnh đạo.
Đọc lịch sử Đông Nam Á của D.G.E. Hall qua những trang huyết sử viết về dân tộc anh hùng Miến Điện, ta mới thật sự cúi đầu kính phục và ngưởng mộ quý vị tăng ni ở đất nước này, xứng đáng được người đời xưng tụng vì tư cách đạo đức cùng với lòng ái quốc không hề nhuốm mùi thế tục. Hởi ôi có đọc sử mới biết được ở trên cõi đời này còn có những vị chân tu đầu trần chân đất sống nhờ sự bố thí hằng ngày của thiên hạ. Thế nhưng suốt dòng lịch sử Miến, từ những ngày đất nước bị rơi vào ách đô hộ của thực dân Anh, chính họ mới thật sự là những anh hùng nam nữ dám đối mặt hiên ngang chống lại kẻ xâm lăng khi trong tay chỉ có chuổi bồ đề, manh áo lam-nâu và đạo đức tuyệt vời của người tu sĩ. Không như người Tàu cứ trơ mắt ếch nhìn các nước Tây Phương nhất là Anh, Nhật khinh khi hạ nhục, thậm chí còn yết bảng cấm ' người Hoa và chó' không được bén mảng vào những nơi chốn công cộng ở khắp các tô giới thời liệt cướng xâu xé đất nước này. Trái lại tại Miến chính các vị Tăng-Ni Phật Giáo mới chính là những nam nử anh hùng, họ là kẻ sĩ dám hiên ngang đối mặt với bọn ngoại xâm để quyết tâm giữ thanh danh cho dân nước và tư cách tri thức siêu phàm của người tu sĩ quên đời, quên người, quên vòng danh lợi lẩn quẩn để xứng đáng khi đối măt với Phật Tử và thế nhân, qua hai tiếng thân thương ' Bần Tăng, Bần Ni ' như một bảng hiệu bảo đảm vàng mười.
Năm 1919 chỉ với lý do bọn du khách Anh ngang nhiên mang giầy vào chùa trái với luật cấm, nên tăng lử chùa Eindawya đã dám dùng vũ lực để đuổi họ ra khỏi chùa. Kết quả thực dân Anh đã tuyên án tù chung thân cho vị sư trưởng nhưng cũng từ đó Phật Giáo đã trở thành ngọn đuốc thiêng dẫn đường khai lối cho toàn dân Miến đứng dậy đánh đuổi ngoại xâm. Suốt cuộc chiến, đã có hàng ngàn hằng vạn xác người thi nhau gục đổ trên con đường cứu quốc, trong đó máu của tăng ni không sao đếm hết. Họ chết vì súng đạn tra tấn tù đày hay như Đại sư U.Wisara tuyệt thực tới chết, để phản đối chính sách khủng bố đàn áp của thực dân.
Đầu năm 2011 vừa qua, nhân loại bàng hoàng trước sự thức tĩnh của " thế giới Ả Rập (the Arab Awakening) " tại Bắc Phi và Trung Đông, qua cuộc cách mạng Hoa Lài (Shia) đòi hỏi dân chủ. Biến cố lịch sư của thế kỷ đã xãy ra quá nhanh chóng và dây chuyền, mặc dù có dậm chân tại Syria vì chống đối quyết liệt của Nga, Tàu.. nhưng vẫn không đủ thời gian để cho Hoa Kỳ hành động theo chiến lược đã đề ra tại hai khu vực trên.
Và cũng nhờ vậy mà chúng ta mới thấm thía hơn về chuyện " nhân quyền và tự do dân chủ " trong chính sách ngoại giao của Mỹ, ưu tiên vẫn là quyền lợi của Hoa Kỳ trên hết. Đó là thái độ bao che cho Yemen và Bahrain (đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ), là những nước đã dùng bạo lực để đàn áp phong trào đòi hỏi dân chủ. Nói chung người Mỹ khi ủng hộ " dân chủ hay nhân quyền " đều theo bài bản chỉ thị và chọn lọc đối tượng vật chất, chứ không phải hành động theo lương tâm.
Tình hình chính trị tại Miến Điện cũng thay đổi một cách bất ngờ, từ khi cựu tướng Thien Sein lên làm tổng thống. Ông đã thả hằng loạt tù nhân, tiếp đãi phái đoàn ngoại giao Mỹ do bà Ngoại trưởng Hilary Clinton cầm đầu và Ngoại Trưởng Pháp Alain Juppé. Ông cũng cho phép bà Aung San Suu Kyi một lãnh tụ đối lập nổi tiếng ra ứng cử nhưng quan trọng nhât là ra lệnh ngưng việc xây dựng đập nước trên một con sông ở Bắc Miến do Trung Cộng thầu.
Tiến trình dân chủ tại Miến càng lúc càng phát triển, được thế giới tự do mà đứng đầu là Hoa Kỳ rất hoan nghêng và hứa hẹn sẽ bỏ lệnh cấm vận, mở lại bang giao cấp đại sứ, giúp phát triển kinh tế..Đây là hậu quả tất yếu của một giai đoạn lịch sử vì thể chế chính trị của Miến cũng giống như các chế độ độc tài quân phiệt trước đây của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Singapore, Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan..tới lúc phải thay đổi để sinh tồn trong giòng chảy của nhân loại. Nên Hoa Kỳ không phải là động lực chính trong tiến trình thay đổi dân chủ tại Miến và nếu có chút dính líu, thì chắc cũng chỉ là sự hứa hẹn nào đó đối với sinh mạng của các chóp bu đương quyền, qua cái chết thê thãm của Gaddafi..
Nên động lực chính trong Cuộc Cach Mạng Thế Kỷ của người Miến, là sự Lãnh Đạo của Phật giáo chông lại bạo quyền khủng bố, ngày nay đã đi vào lịch sử và lương tâm nhân loại. Sự thành công phải đến như bài học Đông Âu năm 1989.
Miến Điện và VN đều cùng là quốc gia Á Châu đã có một nền văn minh cổ lâu đời, lại chung một tín ngưởng Phật Giáo từng bị ngoại bang xâm chiếm và cả hai đã phải trường kỳ đổ máu mới có được nên độc lập ngày nay. Cũng vì vậy nên trong suốt giòng sông lịch sử, Phật Giáo của hai dân tộc Miến-Việt luôn đặt sự tồn vong của mình trong sự hiện hữu của đất nước và dân tộc. Đó chính là lý do mà hằng ngàn chư tăng ni đã bước ra khỏi cửa chùa, tạm quên lơi kinh tiếng kệ, để hòa chung với hằng trăm ngàn đồng bào cả nước, biểu tình phản đối nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện vào những năm trước, phải trả lại tự do dân chủ và quyền sống cho mọi người, bất châp sự tàn ác dã man của chính quyền khi ra lệnh cho quân đội, công an bắn giết.
Cho nên tự do cho không là tự do dõm, phải đổ máu đấu tranh như Miến Điện hay VN ngày nay mới hy vọng có được. Đó là một chân lý nhưng cớ sao vẫn còn nhiều người không tin là sự thật ?
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 12-2013
MƯỜNG GIANG
Gửi ý kiến của bạn