SAIGON -- Nhiều trẻ em Việt Nam từ 5 năm nay đang lặng lẽ học rằng
đường biên giới biển của Trung Quốc đang bao trùm hầu hết hải phận
Biển Đông VN, và chương trình này nằm trong học trình điện toán của
trung học VN.
Báo Tuổi Trẻ và báo Thanh Niên cùng cho biết như trên qua 2 bản tin.
Báo Tuổi Trẻ nói học trình này có trong tin học lớp 7.
Bản tin nói:
“Nhiều giáo viên dạy môn tin học lớp 7 phản ảnh trong bài học địa lý với phần mềm Earth Explorer, khi phóng to hình ảnh VN bên cạnh các quốc gia và thao tác với công cụ “đường biên giới” trong phần mềm, thấy xuất hiện rất rõ “đường lưỡi bò”.”
May mắn, chiến dịch Hán hóa tuổi thơ VN đã bị lộ, và tại một trường THCS quận Tân Bình, TP.SG, hiệu trưởng đã cho ngưng sử dụng phần mềm này từ năm học 2012 sau khi giáo viên môn tin học phát hiện “đường lưỡi bò” trong quá trình giảng dạy. Hiệu trưởng này cũng cho biết đây là phần mềm tự chọn, không bắt buộc, hiện giáo viên đang tìm kiếm một phần mềm mới phù hợp hơn để sử dụng trong dạy học. Tại Gò Vấp, một giáo viên dạy môn tin học lâu năm cũng cho biết “đã tải phần mềm này từ trên mạng để sử dụng cho bài học trong sách giáo khoa tin học”.
Hóa ra, học trình này soạn ra từ một công ty bản đồ ở Thượng Hải, TQ.
Bái báo Tuổi Trẻ nói, đây là phần mềm được Công ty Công nghệ tin học nhà trường (Hà Nội) giới thiệu để sử dụng kèm bộ sách Tin học dành cho THCS, được biên soạn theo khung chương trình môn tin học của Bộ GD-ĐT. Trên website của công ty cũng giới thiệu “đây là bộ sách được biên soạn công phu nhất từ trước đến nay dành cho môn tin học bậc THCS”. Phần mềm Earth Explorer chuyên dùng để xem và tra cứu bản đồ thế giới thuộc Công ty MotherPlanet (có trụ sở chính tại Thượng Hải, Trung Quốc, thành lập năm 2002, chuyên cung cấp các sản phẩm về bản đồ)...
Báo Thanh Niên nói rằng học trình này đã dạy từ 5 năm nay.
Bài báo TN chất vấn:
“Một phần mềm tin học dành cho học sinh trung học cơ sở, bao gồm hình ảnh “đường lưỡi bò”, được cài đặt trong máy tính ở các trường gần 5 năm nay. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) có hay biết gì về việc này?”
Vấn đề là, học trình này không khó soạn ra.
Báo Thanh Niên ghi lời một hiệu trưởng Trường THCS băn khoăn: “Rõ ràng Việt Nam cũng có thể làm phần mềm dạng thế này cho học sinh học, nhưng lại phải mua tận nước ngoài, để đến nỗi như thế này đây?”
Báo Tuổi Trẻ và báo Thanh Niên cùng cho biết như trên qua 2 bản tin.
Báo Tuổi Trẻ nói học trình này có trong tin học lớp 7.
Bản tin nói:
“Nhiều giáo viên dạy môn tin học lớp 7 phản ảnh trong bài học địa lý với phần mềm Earth Explorer, khi phóng to hình ảnh VN bên cạnh các quốc gia và thao tác với công cụ “đường biên giới” trong phần mềm, thấy xuất hiện rất rõ “đường lưỡi bò”.”
May mắn, chiến dịch Hán hóa tuổi thơ VN đã bị lộ, và tại một trường THCS quận Tân Bình, TP.SG, hiệu trưởng đã cho ngưng sử dụng phần mềm này từ năm học 2012 sau khi giáo viên môn tin học phát hiện “đường lưỡi bò” trong quá trình giảng dạy. Hiệu trưởng này cũng cho biết đây là phần mềm tự chọn, không bắt buộc, hiện giáo viên đang tìm kiếm một phần mềm mới phù hợp hơn để sử dụng trong dạy học. Tại Gò Vấp, một giáo viên dạy môn tin học lâu năm cũng cho biết “đã tải phần mềm này từ trên mạng để sử dụng cho bài học trong sách giáo khoa tin học”.
Hóa ra, học trình này soạn ra từ một công ty bản đồ ở Thượng Hải, TQ.
Bái báo Tuổi Trẻ nói, đây là phần mềm được Công ty Công nghệ tin học nhà trường (Hà Nội) giới thiệu để sử dụng kèm bộ sách Tin học dành cho THCS, được biên soạn theo khung chương trình môn tin học của Bộ GD-ĐT. Trên website của công ty cũng giới thiệu “đây là bộ sách được biên soạn công phu nhất từ trước đến nay dành cho môn tin học bậc THCS”. Phần mềm Earth Explorer chuyên dùng để xem và tra cứu bản đồ thế giới thuộc Công ty MotherPlanet (có trụ sở chính tại Thượng Hải, Trung Quốc, thành lập năm 2002, chuyên cung cấp các sản phẩm về bản đồ)...
Báo Thanh Niên nói rằng học trình này đã dạy từ 5 năm nay.
Bài báo TN chất vấn:
“Một phần mềm tin học dành cho học sinh trung học cơ sở, bao gồm hình ảnh “đường lưỡi bò”, được cài đặt trong máy tính ở các trường gần 5 năm nay. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) có hay biết gì về việc này?”
Vấn đề là, học trình này không khó soạn ra.
Báo Thanh Niên ghi lời một hiệu trưởng Trường THCS băn khoăn: “Rõ ràng Việt Nam cũng có thể làm phần mềm dạng thế này cho học sinh học, nhưng lại phải mua tận nước ngoài, để đến nỗi như thế này đây?”
Gửi ý kiến của bạn