Hôm nay,  

Thơ Tân Hình Thức Việt?

22/12/201300:00:00(Xem: 3029)
Bạn đã từng nghe tới các phong trào thi ca, như thơ mới, thơ tự do, thơ tiền chiến, thơ Đường, thơ lục bát, thơ song thất lục bát, thơ ngũ ngôn, và vân vân... Nhưng có lẽ, nhiều bạn chỉ mới nghe tới phong trào có tên là Thơ Tân Hình Thức.

Báo Tia Sáng mới có một bài phân tích của nhà thơ Inrasara, tưạ đề “Về đâu, thơ tân hình thức Việt?” trong đó, thi sĩ này hy vọng sẽ trình bày về một phong trào thơ, trong đó dự kiến sẽ có một Hội thảo thơ tân hình thức Việt...

Nhà thơ Inrasara viết:

“Phong trào thơ tân hình thức ở Việt Nam không chỉ chịu thân phận ngoài lề dài hạn, mà còn phải chịu lép vế trước hậu hiện đại, là phong trào xuất hiện cùng thời. Tuy nhiên, nó vẫn có hấp lực nhất định, khi thơ Việt Nam sau thời đoạn háo hức tìm tòi, đang kì trầm lắng, các nhà thơ thèm khát sự đổi mới, cách tân.

Một sáng thứ Bảy cuối tháng Chín vừa qua, tọa đàm chủ đề Thơ tân hình thức Việt, nhìn từ tiến trình văn học đương đại Việt Nam tại Salon Văn hóa Cà phê Thứ Bảy - TP Hồ Chí Minh trong không khí khá trầm lắng. 25 người lọt thỏm giữa thính phòng rộng rinh. Trước đó, hai tạp chí văn nghệ cũng thử nhập cuộc bàn về tân hình thức. Tạp chí Sông Hương, số 280, 6-2012, có chuyên đề về thơ tân hình thức; sau đó ít lâu cũng tạp chí này làm số đặc biệt về thơ tân hình thức vào tháng 12-2012. Và rồi tạp chí Nghệ Thuật Mới, số 8, 9-2012, có bài phê bình về thơ tân hình thức. Chỉ có thế. Thảo luận, không. Tranh luận, càng không. Ngay chuyện đưa tin trên báo chí cũng không nốt. Như tiếng nói vào điện thoại đã cắt. Thế nên, đầu năm 2014, tạp chí Sông Hương sẽ tổ chức Hội thảo thơ tân hình thức Việt lần đầu tiên, quy tụ, chẳng những các nhà thơ, nhà phê bình người Việt trong nước và hải ngoại, mà có cả vài văn nhân ngoại quốc tiếng tăm - như thể phong trào thơ tân hình thức Việt quyết tạo cú hích mới trong nỗ lực tiếp cận công chúng thơ Việt Nam.

Khai sinh tại Mỹ từ giữa thập niên 80, thịnh hành vào giữa thập niên 90 của thế kỉ trước, thơ tân hình thức (new formalism poetry) được những người làm thơ Việt vận dụng vào sáng tác thơ tiếng Việt thập niên sau đó...(...)


Dẫu sao, qua bao nỗ lực, phong trào thơ tân hình thức vẫn để lại dấu ấn của nó. Tiến trình thơ Việt giai đoạn qua, chỉ cần xuất hiện thời gian ngắn, cái mới luôn chiếm thế thượng phong. Thơ Mới ra đời đánh bạt thơ cũ, chiếm lĩnh thi đàn chính thống. Thơ Cách mạng thì miễn, dùng sức mạnh của cơ chế áp chế “thơ lãng mạn tiểu tư sản” và thơ hiện đại của nhóm Nhân văn - Giai phẩm. Thơ nhóm Sáng Tạo có vẻ khó khăn hơn, nhưng rồi từ từ họ cũng gây được ảnh hưởng.

Phong trào thơ tân hình thức thì hoàn toàn khác. Chịu thân phận ngoài lề dài hạn, là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử thơ Việt Nam. Thơ tân hình thức và thơ hậu hiện đại xuất hiện đồng thời cùng chịu chung số phận đó. Trong khi hậu hiện đại chấp nhận sống ngoài lề, thì tân hình thức ngược lại, từ ngoại biên phấn đấu lấn vào chính thống.

Khác nữa, thơ tân hình thức Việt chẳng những bị chính thống xử ép, mà bản thân nó cũng đã phải chịu lép vế trước hậu hiện đại, là phong trào xuất hiện cùng thời. Do đó dấu ấn của phong trào thơ tân hình thức Việt là không đáng kể.

Bốn trụ cột của thơ tân hình thức, là: tính truyện, ngôn ngữ đời thường, vắt dòng và lặp lại không lạ với truyền thống thơ Việt. Ngôn ngữ đời thường - thơ Cách Mạng cũng đã đời thường rồi; đến hậu hiện đại, ngôn ngữ thơ còn đời thường hơn cả đời thường...”(ngưng trích)

Bài lý luận trên tờ Tia Sáng của Inrasara rất dàì, và rất nên đọc đối với những người quan tâm về dòng chảy thi ca quê nhà.

Xin trân trọng ngưỡng mộ một tào lưu thi ca mới. Ít nhất, cũng là một đợt sóng của giới trẻ góp sức đẩy cái gọi là thi ca hiện thực chủ nghĩa vào những kệ sách bóng tối dần dần... Và bây giờ, không biết mấy dòng này có phải là thơ hay không:

Tôi đi giữa Ba
Đình và ước
mơ sẽ gặp một dòng
thơ lạ bay giữa
phố và sẽ xin đồng bào ơi hãy
nhớ tìm hơi ấm trong thơ giùm cho
tôi và sẽ xin hãy nhớ tìm cách thở giùm cho
tôi để những dòng
thơ sẽ thở được tự
do trong lồng ngực...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.