Hôm nay,  

Huỳnh Hữu Ủy In Sách Mới: ‘Mỹ Thuật Việt Nam Ngày Xưa’

07/01/201400:00:00(Xem: 9169)
Có thể rằng bạn đã đi du lịch nhiều nơi tại Việt Nam, đã nhìn ngắm các hình ảnh, tranh tượng ở nhiều đình chùa và bảo tàng tại quê nhà, đã từng nhìn ngắm tranh dân gian, tranh Đông Hồ, tranh thờ, tranh Tết... nhưng không mấy ai phân biệt được những chi tiết dị biệt và do vậy cũng không mấy ai nhận ra các hướng đi hay các thử nghiệm của nghệ thuật qua các thời đại – thí dụ, tranh tượng về con rồng thời Lý, thời Trần, khác thế nào với hình ảnh con rồng thời Lê, thời Nguyễn...

Hay nếu đi ngược xa hơn, có thể bạn đã từng về hình ảnh con rồng thời Cha Rồng Mẹ Tiên trong huyền sử dân Việt...

Những dị biệt mỹ thuật đó y hệt như mê hồn trận. Làm sao dò ra được hướng đi của những tâm hồn nghệ sĩ trong dòng sống dân tộc Việt qua nghệ thuật?

Nhà biên khảo Huỳnh Hữu Ủy đã nỗ lực viết sách về dòng sống mỹ thuật đó, và đã trình bày cho chúng ta hiểu được, một phần lớn (với tôi, là phần rất lớn), qua tập biên khảo “Mỹ Thuật Việt Nam Ngày Xưa” mới xuất bản tuần trước – như thế, cuốn biên khảo dày 418 trang này đã có một vị trí rất mực độc đáo, không chỉ cho chúng ta phân biệt được các dòng tranh và tượng truyền thống tại VN qua các thời đại, nhưng cũng cho chúng ta dò tìm được những mảng hồn dân tộc Việt.

Đó là một kỳ tích của tác giả Huỳnh Hữu Ủy vậy. Nơi đây, sự thật là: bản thân tôi (một người vốn đã say mê tìm hiểu và đã đọc nhiều về văn học nghệ thuật) khi đọc cuốn này đã học thêm được về mỹ thuật truyền thống VN nhiều hơn là mình mong đợi.

Sự xuất hiện của họ Huỳnh không bất ngờ, vì ông đã có một số tác phẩm đã in trước đây. Trong đó, tác phẩm biên khảo tựa đề “Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại” (do VAALA xuất bản năm 2008) đã trở thành một kinh điển đối với nhiều người tìm hiểu về nghệ thuật VN – trong đó, các bài viết của Huỳnh Hữu Ủy tuy có một số nhận xét có thể dẫn tới tranh luận, nhưng các sử liệu ông đưa ra đã cho chúng ta một sợi chỉ đỏ để dò ra mối dây lịch sử của dòng chảy nghệ thuật hiện đại VN.

Những nghiên cứu của Huỳnh Hữu Ủy thực ra không thuần túy là sách vở. Nếu chúng ta đọc, chúng ta có thể nghĩ rằng tác giả họ Huỳnh là nhà nghiên cứu ưa bay bổng trên mây. Thực tế, ông còn là một nhà sưu tầm các tập brochure (vựng tập, hay tập tài liệu giới thiệu) hiếm về rất nhiều cuộc triển lãm từ trước 1975 tại VN.
huynh-huu-uy-1-2014-luong-van-ty-2-resized
Nhà biên khảo Huỳnh Hữu Ủy, trái, và họa sĩ Lương Văn Tỷ, phải, trước tòa soạn Việt Báo trong tuần đầu năm. (Photo PTH)

Phải say mê nghệ thuật lắm, mới sống và viết được như Huỳnh Hữu Ủy.

Tôi đã từng quan sát Huỳnh Hữu Ủy trong một số cuộc triển lãm tranh tại Quận Cam, nơi đó tất cả, hay hầu hết, các họa sĩ đều là bạn của ông, trong đó có những người ông thân thiết từ VN trước 1975. Những buổi tiếp tân khai mạc phòng tranh thường có rượu, có nhạc, có diễn văn... nhưng Huỳnh Hữu Ủy thường lặng lẽ đi tới đứng trước từng tấm tranh, nhìn lặng lẽ, khuôn mặt đăm chiêu và rực sáng. Như dường, khi đứng nhìn tranh hay nhìn tượng, Huỳnh Hữu Ủy đã biến thành đá tảng và rồi từ đá tảng biến trở lại thành người xem tranh. Như thế, họ Huỳnh như dường đứng nhập thiền trước các tấm tranh. Và rồi họ Huỳnh bước sang nhìn tấm tranh kế bên, cứ như thế. Tôi đã thấy như thế, nếu nhớ không nhầm là trong 2 cuộc triển lãm tranh của họa sĩ Rừng; một cuộc triển lãm khi Rừng thử nghiệm họa pháp Bát Quái với các tảng màu đơn giản trắng, đen, đỏ... và vài năm sau, Rừng thử nghiệm họa pháp khác với tranh vẽ về phụ nữ cây lá đa sắc như rừng già...

Huỳnh Hữu Ủy lặng lẽ, nhưng rồi nhiều tháng sau, hay có khi cả năm sau, chúng ta bắt gặp một bài viết của Huỳnh Hữu Ủy phân tích tinh tế về những dòng tranh cả mới lẫn cũ, có khi ông cũng không nhắc gì tới họa sĩ ta hay tây... và rồi chúng ta lại nhớ mơ hồ rằng những giây phút trầm ngâm của họ Huỳnh trước các tảng màu sắc thực sự đã vang lên thành tiếng nói trong ông.

Những gì Huỳnh Hữu Ủy viết đều có sức mạnh như thế, như các dây ngòi nổ để cháy ngún cả năm hay cả nhiều năm sau mới vang lên thành tiếng.

Trong tác phẩm biên khảo “Mỹ Thuật Việt Nam Ngày Xưa” gồm nhiều bài viết, nhiều tranh ảnh. Mỗi bài viết là một công trình nghiên cứu công phu.

Đó không phải là loại bài viết có tính khẩn cấp để làm đầy các trang nhật báo và rồi 24 giờ sau là bị quên lãng. Huỳnh Hữu Ủy chưa từng viết dễ dãi; đối với ông, mỗi bài viết là những trầm ngâm, là những lặng lẽ nhiều tuần, nhiều tháng.

Như bài “Hành Trình của Con Rồng Qua Văn Hóa và Mỹ Thuật Việt Nam” ở trang 19-53, Huỳnh Hữu Ủy dẫn từ hình tượng sơ thời, “...từ con cá sấu Việt cổ, con Khú Mường, con Cù dân gian Việt đến con Rồng truyềnt hống, thì con đường biến hóa đã trải qua hàng ngàn năm. Khởi từ con cá sấu nguyên mẫu của vật tổ Rồng, bố Rồng, vua Rồng Lạc, con Rồng đã chuyển hóa để trở thành hình tượng Rồng tượng trưng quyền uy tối thượng của vua chúa các thời đại phong kiến, bên cạnh con Rồng dân gian của đình chùa miếu vũ và trong sinh hoạt thường ngày của nhân dân...”(trang 36).

Những nghiên cứu này của Huỳnh Hữu Ủy cũng có thể dẫn độc giả tới những bất ngờ khác. Thí dụ, tôi bất ngờ có thêm một kiến thức mới: lần đầu tiên tôi nhìn thấy bức phù điêu có ghi chú “H.112. Quan viên cợt nhã các thiếu nữ đang tắm trần nơi ao sen mùa hè. Đền Đệ Tam, Nam Hà, thế kỷ XVII. Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam.” (trang 252)
huynh-huu-uy-bia-sach-resized
Hình trái, bìa sách “Mỹ Thuật Việt Nam Ngày Xưa”; và chân dung Huỳnh Hữu Ủy do Lương Văn Tỷ vẽ.

Hình gì nơi phù điêu này? Đó là hình 3 thiếu nữ đang tắm truồng – trong đó 2 cô đang xõa tóc dài và rửa tóc nơi ao sen, thiếu nữ thứ ba (gọi lịch sự là tắm trần) đang cầm lá sen lớn che “nơi nhạy cảm” vì bên cạnh cô là một người đàn ông mặc trang phục nhà quan đưa tay níu kéo cô này... Không ngờ ông bà mình làm nghệ thuật rất mực gợi tình như thế. Thay vì lấy 2 tay bụm lại khoảng đen nhạy cảm trên cơ thể trắng muốt, thiếu nữ trong mỹ thuật của ông bà mình đã cầm lá sen che lại... Phải chăng đây cũng là biểu tượng dân tộc?

Và nhiều, nhiều nữa. Mỗi bài viết của Huỳnh Hữu Ủy là trình bày những cái nhìn lặng lẽ nhưng hóm hỉnh, tuy ít lời nhưng gợi ra nhiều suy nghĩ...

Nơi Lời Đầu Sách, Huỳnh Hữu Ủy viết, trích:

"...Mỹ thuật Việt Nam sẽ dễ nhận ra được ngay qua các chặng đường, từ thời sơ sử, thời đồ đá, thời kim khí, rất đặc sắc với mỹ thuật Đông Sơn. Rồi sau đêm dài tăm tối dày đặc của thời Bắc thuộc, nước nhà rạng rỡ bước vào kỷ nguyên độc lập với mỹ thuật Lý-Trần. Bước đi tiếp của mỹ thuật những triều đại phong kiến là mỹ thuật Lê-Nguyễn. Rồi bước qua thời mỹ thuật hiện đại, là một bước nhảy vọt gần như cắt đứt hẳn với nghệ thuật truyền thống, để chuyển qua một nền nghệ thuật hoàn toàn mới với sự tiếp thu kỹ thuật và cách nhìn từ phương Tây, với sự hình thành của Trường Mỹ Thuật Đông Dương ở Hà Nội từ năm 1924..."(hết trích)

Tác phẩm biên khảo này cần thiết cho tất cả những người quan tâm về mỹ thuật Việt Nam.

Nhà Xuất Bản Văn Mới ấn hành. Đề giá 25 đôla.

Thư từ liên lạc:

NXB Văn Mới

P.O. Box 287

Gardena, CA 90248

Phone: (310) 366-6867

Fax: (310) 366-6967.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.