Hôm nay,  

Giới Thiệu Tập Thơ ‘Ơn Nghĩa Trùng Trùng’ của Huỳnh Công Ánh

05/12/201300:00:00(Xem: 5060)
Đào Văn Bình
(LTS: Hai tập thơ “Ơn Nghĩa Trùng Trùng” và “Quẳng Gánh Lao Đao Giữ Nụ Cười” của Huỳnh Công Ánh sẽ ra mắt trong Chiều Thơ Nhạc Yêu Nước, với các ca khúc của Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Việt Oan. Diễn giả Nhà báo Hoàng Dược Thảo và Phan Tấn Hải -- Các tiếng hát Đoàn Chính, Hoàng Tường, Ban Tù Ca Xuân Điềm, Kim Sơn, Võ Kỳ Phong, Mỹ Lan, Trần Thiện Anh Chí. Hát Bội Quang Trung Bắc Tiến với Hoàng Ngọc Ân. MC: Lữ Anh Thư - Võ Kỳ Phong. Vào Thứ Bảy 14-12-2013 từ 2:00 – 5:00PM tại Hội Trường Văn Lang VNCR, 14861 Moran Street, Westminster, CA 92683. Vào cửa tự do.)

huynh-cong-anh-opy-resized
Huỳnh Công Ánh (Photo: courtesy of VOA).

Đây là tập thơ thứ ba sau hai thi tập Hạnh Ngộ Bên Trời (2005), Quẳng Gánh Lao Đao Giữ Nụ Cười (2010). Mới có tám năm mà Huỳnh Công Ánh đã cho ra đời ba tập thơ, chứng tỏ sức sáng tác của anh mạnh mẽ, thi hứng dồi dào. Tập thơ dày 272 trang và đúng như tựa đề, anh đã dùng 147 bài thơ để cảm ơn người vợ, Tổ Quốc, Quê Hương, bằng hữu và xót xa cho phận mình. Trong phần giới thiệu, Nguyễn Hữu Nghĩa - nguyên chủ nhiệm báo Làng Văn đã nhận xét, " Huỳnh Công Ánh dạ sắt son, thi trung hữu dũng, nhạc trung hữu tình…" Nhưng theo tôi phải nói thêm Huỳnh Công Ánh hiếu thảo và đa tình. Tôi tâm đắc với bài Tựa của Nguyễn Hữu Nghĩa khi anh trích dẫn một đoạn thơ rất "tình" của Huỳnh Công Ánh:

Vì em thi sĩ từ hồn
Anh như thư ký trong nguồn thi ca
Công anh chỉ việc chép ra
Những lời hoa gấm lụa là từ em!


Khi ca ngợi người yêu, người vợ người ta thường dùng những mỹ từ cao đẹp như "hoàng hậu", "trăng, sao", "suối mát", " nàng tiên", thậm chí cả 'nữ thần", "nữ chúa", "bồ tát" v.v… nhưng thơ của mình làm ra là lại nói mình chỉ là "thư ký" để chép lại những "hoa gấm từ em" thì…thật độc đáo và lãng mạn. Sau đây tôi sẽ đi vào từng chủ đề để tìm hiểu thế giới thơ Huỳnh Công Ánh:

Đối với Tổ Quốc, Quê Hương Luôn luôn canh cánh bên lòng: Nếu phải nói, hãy nói lời nhân nghĩa

Lời tri ân bao đấng tiền nhân
Tôn kính, đội ơn ông bà cha mẹ
Ân tình, thủy chung với đồng chí bạn thân
.
Và nói mãi nỗi niềm yêu chân thật
Vọng thật sâu thăm thẳm mênh mông
Yêu thứ nhất là yêu Tổ Quốc
Còn yêu em là thượng hạng phải không?
(Ần Dụ Chập Chùng, Thường Trú Trong Tâm trang 102)


Bằng hữu

Anh thủy chung, nhường nhịn bạn bè, "thà chấp nhận nhục nhằn" nhưng không bao giờ "vung gươm chém bạn" như trong bài thơ " Thà Chấp Nhận Nhục Nhằn…" (trang 65) Điều này được khẳng định trong suốt thời gian làm Chủ Tịch Ban Chấp Hành Tổng Hội Cựu TNCT/VN cũng như sau này:

Chém bạn! mài gươm, hừ chém bạn!
Gươm cùn, trí loạn, múa lung tung
35 năm gẫm lại cho cùng
Thù trơ đó, bạn nản lòng ẩn dật.


Bài thơ này đáng cho những ai đang hăng say "vung gươm chém bạn" suy nghĩ. Đời tù

Dù thơ tù không còn "nóng hổi" như ở thập niên 1980 và 1990 nữa nhưng anh đã dùng 28 bài thơ để nhớ lại những ngày tháng thống khổ không sao quên nổi với đoạn thơ như sau:

Ngày Tết mới được miếng thịt lợn
Nhỏ bằng ngón tay
Miếng mỡ, miếng nạc chia sao đây?
Để công bình phải bắt thăm thứ tự
Số hên bắt được cục mỡ quý này
(Tiêu Chuẩn Ngày Tết trang 172)

Rồi: Lom khom đào hố chôn tù chết
Chống nạnh, cán cộng giục khẩn trương
Củ khoai vái tiễn người đi trước
Lấp tù xong, khoai chia hai đứa ăn
(Chôn Bạn Tù trang 173)


Thân phận

Cũng giống như chúng ta, anh mang thân phận của một linh hồn vong quốc và lúc nào cũng ngỡ ngàng tự hỏi " vì đâu anh buông súng" trong khi "viên đạn đã lên nòng". (Trong Vì Đâu Anh Buông Súng trang 85)


Thả vào gió vào mây hồn Phạm Thái
Và chuôi gươm lạnh ngắt tự bao giờ
Bầu rượu cạn mấy mươi mùa khô mãi
Môi anh hùng tê tái đọng giọt thơ
(trong "Rượu nhập huyết trào, thơ thống hận" trang 60)


Rồi cả một nỗi buồn mênh mông như sóng cồn của bờ biển New Orleans:

New Orleans sóng bạc đầu lên
Lòng sao thăm thẳm đáy sâu đen
Thuyền ai rẽ nước khơi giạt giạt
Hồn không say sao hồn mênh mông
(Cõi Tạm trang 216)


Tình yêu

Hình như trong thơ tình, lời thơ Huỳnh Công Ánh có nhiều nét bất ngờ, phong phú và sâu lắng hơn.

Qua thơ, chúng ta thấy thế giới tình yêu của Huỳnh Công Ánh không phải chỉ là ân ái thường tình nam nữ mà còn là những gì thuộc tâm linh nữa, chẳng hạn như trong bài thơ Quà Em Tặng trang 34:

Em thương gửi vào tôi lời thanh khiết
Vai tôi nghiêng trái phải nhọc đôi bờ
Tai tôi nữa, vang nỗi niềm rất thật
Dù tọa thiền muôn kiếp khó làm ngơ
.
Em tin nhận từ tôi mộc mạc
Không xa vời nên dễ cảm không thôi.
Như thường thich nghe hoài một bài hát
Sẽ tự nhiên thuộc cả nhạc lẫn lời
.
Em hoan hỉ vẽ cho xem dấu tich
Lửa của tàn thuốc ngún sắp quăng đi
Tưởng mủn nát mà dật dờ trong ký ức
Cho hết nhau nào đếm được những gì.


Tình yêu chính là liều thuốc màu nhiệm làm sống lại một tâm hồn phiêu bạt, trai cứng, bầm giập mà anh gọi là "đá cũng trổ bông" như trong bài thơ Tình Muôn Năm nơi trang 24:

Em mưa nhỏ lời tình thiêng sũng ướt
Đá hồn ta trơ thế vẫn trổ bông
Em nắng xuống trên lưng đời óng mượt
Băng giá ta tan chảy ngập trong lòng.


Nhưng anh cũng cảnh giác "người đẹp" mà anh gọi là "môi hồng" bằng bài thơ ý tứ rất ngộ nghĩnh:

Môi hồng ghé xuống nhân gian
Sinh linh điêu đứng,
Hoang tàn như chơi.
Đôi khi mỉm mỗi nụ cười
Quách thành,
Khanh tướng,
Tả tơi, khốn cùng.
(Môi Hồng trang 91)


Thế giới tâm linh

Anh là người theo đạo Chúa nhưng trong thơ anh lại phản ảnh rất nhiều tư tưởng Phật Giáo qua những từ ngữ như: luân hồi, niết bàn, cõi ta bà v.v… như trong bài thơ Đi Đến Đó Cúi Chào Nhau (trang 62). Lời thơ lục bát thật nhẹ nhàng, thâm thúy phản ảnh tư tưởng Bát Nhã. Đi đến đó tìm lại nhau

Tiếng chuông bát nhã vọng sâu trong hồn
Mõ khô lốc, khua đều dòn
Sen lâng lâng nhẹ tỏa hương niết bàn
Cỗ kinh mở sẵn trên bàn
Chữ nhòe nhoẹt mực, tụng khan lời buồn
Nam mô Phật niệm không ngừng
Cầu ơn cứu độ để đừng rời nhau
Đi đến đó hỏi mai sau
Luân hồi hóa kiếp, niềm đau vẫn là
Ngụp lặn mãi cõi ta-bà
Đúng-sai u mịch mùng tha hóa mù.


Để kết thúc phần giới thiệu không gì bằng nhắc lại đây lời Bạt của nhà thơ Yên Sơn - Tổng Thư Ký Văn Bút VNHN khi Yên Sơn giới thiệu thi tập Ơn Nghĩa Trùng Trùng như sau: "Hãy khoan nói về nội dung. Đối với tôi, một người viết lên được nỗi lòng của mình; diễn đạt được những biến chuyển, linh động chung quanh cuộc sống bon chen của kiếp người, kiếp người lưu vong; cảm nhận được cái lãng mạn của bốn mùa mưa nắng, vẻ đẹp thanh tao của trăng sao, nỗi xôn xao của gió mây cùng hoa cỏ…bằng văn vần, văn xuôi đã là hay rồi, đáng phục rồi… Xin ngả mũ ngưỡng mộ vào chào đón đứa con tinh thần, thi phẩm thứ ba của anh chào đời, góp mặt vào vườn hoa văn nghệ muôn màu muôn sắc.."

Với tập thơ thứ ba này Huỳnh Công Ánh thực sự đứng vào hàng ngũ nhà văn, nhà thơ hải ngoại chứ không đơn thuần chỉ là nhà tranh đấu như trước đây. Đó cũng là ước nguyền của bao người, xưa là "tráng sĩ" và ngày nay là thi sĩ.

Đào Văn Bình (viết từ San Jose 17/5/2013 -- đăng lại đầu tháng 12/2012)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế...
Tại Campuchia, kênh đào Phù Nam Techo, trị giá 1,7 tỷ USD sẽ kết nối Phnom Penh và Vịnh Thái Lan, tượng trưng cho niềm tự hào dân tộc, an ninh và kết nối thương mại quốc tế. Người ta có thể cảm thấy như thế qua lời tuyên bố của Thủ tướng Campuchia Hun Manet và của ông Hun Sen, trong cương vị cố vấn, người đã chuyển giao quyền lực từ cha sang con vào năm ngoái...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.