Dẫn nhập: Hôm nay, người viết thay đổi đề tài, tuy trở lại với Lá
Thư từ Đức quốc nhưng giới thiệu sơ lược cùng độc giả về xã hội và
đời sống ở Đức. Vì chỉ giới thiệu một cách tổng quát nên mong quý
độc giả hoan hỷ cho những thiếu sót! (LNC).
* * *
Mỗi một trong mười người Đức có thu nhập chính (trụ cột của gia
đình !) bị nạn nghèo đói đe dọa !
Theo Boeckler Stiftung (Boekler Foundation) trước hết các nhân viên trong
ngành khách sạn bị ảnh hưởng.
Trong gia đình Đức, gần một trong mười người có thu nhập chính (ghi
chú thêm: Hauptverdiener (Main Earner) trụ cột cho cuộc sống gia đình mà
đa số là với lương bỗng của người đàn ông!) đang bị nghèo đói đe dọa
mặc dù họ làm việc toàn thời gian. Bị ảnh hưởng nhiều nhất là công
nhân trong ngành khách sạn, một ngành mà có một trong ba "trụ
cột gia đình" có nguy cơ đói nghèo, theo công bố kết quả nghiên
cứu của Hans Boeckler Stiftung (Hans Boeckler Foundation) cho thấy hôm nay
25.11.2013 tại Duesseldorf. Hơn mức trung bình bị ảnh hưởng là những ai
hành nghề nghệ thuật, vui chơi giải trí, việc làm trong gia đình và
trong các lĩnh vực xã hội, nơi mà một trong năm người có thu nhập
chính nằm "dưới ngưỡng cửa có nguy cơ nghèo!" (unter der
Armutsgefaehrdungsschwelle ).
Ngành xây cất có hơn tám phần trăm và 12,5 phần trăm trong ngành thương
mại có nguy cơ đói nghèo. Ngược lại, trong các ngành cung cấp năng
lượng (điện), ngân hàng, bảo hiểm, hành chính công cọng, công nghiệp
hóa chất hay là trong ngành kỹ thuật xe hơi và cơ khí thì có ít hơn
ba phần trăm bị nguy cơ vì ngèo đói, như phân tích của Viện Nghiên cứu
Kinh tế Xã hội (WSI) trong Hans Boeckler Foundation tiết lộ.
Trong những năm qua, tỷ lệ của cái gọi là " lao động nghèo "
- (người lao động nghèo) - ở Đức đã tăng lên đáng kể. Mặc dù
"công nhân không điển hình (atypische Beschaeftigte = atypical
workers)", chẳng hạn như "những người thợ cho mượn tạm thời"
(Leiharbeiter = temporary workers) có nguy cơ đặc biệt cao bị ảnh hưởng
bởi sự nghèo đói, nhưng không có nghĩa là chỉ có mình họ thôi. Nhà
nghiên cứu Eric Seils của WSI giải thích: "Những con số cho thấy
rằng "lao động nghèo" cũng là một vấn đề ngay cả đối với
người lo nuôi dưỡng gia đình và trong gia đình của họ". Và điều
này xảy ra trong vài ngành công nghiệp mặc dù tiền lương cao hơn 8,50
€/ giờ.
Có nguy cơ đói nghèo, theo định nghĩa: người lao động và gia đình của
họ, nếu có mức thu nhập ít hơn 60% thu nhập ròng trung bình (tức
lương đã trừ thuế rồi!). Trong tính toán nói trên cũng đã được lưu ý
là ngân sách gia đình lớn như thế nào (có nghĩa bao nhiêu người!) và
tuổi tác của từng cá nhân, thành viên trong gia đình.
Các nhà nghiên cứu nhìn thấy một mức lương tối thiểu chung theo luật
định, hiện đang được thảo luận trong các cuộc đàm phán để thành lập
liên minh chính phủ lớn (nếu thành hình) giữa Liên đảng CDU/CSU và SPD
(ghi chú thêm là 8,5 EURO tương dương 11,48 US-Dollar/giờ theo sự đòi hỏi
của SPD), như là một bước quan trọng đúng hướng.
Tuy nhiên, mức lương tối thiểu một mình nó không thể giải quyết được
vấn đề "lao động nghèo". Cần thiết, theo ông Seils xa hơn nữa
phải là "sự tăng lương thực tế" trong các viên phân (Segment)
có mức lương thấp.
Để bổ túc và giải thích rõ ràng hơn đời sống xã hội Đức người viết
sưu tầm thêm từ Internat vài dữ liệu đã phổ biến liên quan đến những
quốc gia có đời sống hạnh phúc nhất trên thế giới theo cuộc khảo
sát tại 156 quốc gia của Đại học Columbia, Mỹ, công bố ngày 9/9/2013
cho thấy, đa số là những quốc gia Bắc Âu và Âu Châu chiếm các vị trí
đầu bảng:
1) Đan Mạch là nước hạnh phúc nhất thế giới
2) Na Uy
3) Thụy Sĩ.
4) Hòa Lan được đánh giá xếp thứ 4.
5) Thụy Điển
6) Canada, quốc gia ở Bắc Mỹ,
7) Phần Lan
8) Áo
9) Iceland
10) Australia
Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) nổi tiếng giàu có chỉ được
xếp hạng thứ 14, Mỹ cũng nằm trong số các nước hạnh phúc nhưng chỉ
chiếm hạng thứ 17. Các nước khác ở châu Âu như Anh quốc được xếp
hạng 22 và nước Đức hạng thứ 26 !).
Như đại học Columbia cho biết, để một đất nước được đánh giá là
hạnh phúc thì ngoài chuyện kinh tế gia đình ổn định, việc chăm sóc
sức khỏe và tinh thần là những yếu tố khác rất quan trọng.
Đức quốc được xếp hạng thứ 26 trong các quốc gia có đời sống tương
đối hạnh phúc nhất nhưng càng ngày càng có nhiều người ở Đức dường
như bị đe dọa với sự suy giảm xã hội.
Năm 2011, gần như một trong sáu người Đức (khoảng 13 triệu) có nguy cơ
nghèo đói, theo tin từ Văn phòng Thống kê Liên bang tại Wiesbaden công
bố. Và tình hình càng trầm trọng hơn. Một gia đình có hai con ở Đức
bị cho là nghèo nếu mức thu nhập có sẵn sau khi đã trừ thuế dưới
2058 EURO một tháng.
Cũng nói thêm, nhà cửa ở Đức chất hẹp vì đất ít (diện tích và dân
số tương tự như VN) nhưng vật giá đắt đỏ, nhiều khi người chồng (nếu
là thợ bình thường hay không có tay nghề chuyên môn) kiếm lương sau khi
trừ thuế chỉ đủ trả tiền nhà và cho xe hơi, hay dư chút ít. Trong
trường hợp này người vợ phải đi làm để phụ vào ngân sách gia đình.
Ai có tay nghề hay tốt nghiệp Đại học có chỗ làm vững chắc thì đời
sống của họ tương đối thoải mái hơn! ).
Tỷ lệ những người nghèo tăng! Các số liệu do chính quyền công bố
làm người ta sợ hãi: So với năm 2010, số lượng người bị ảnh hưởng
"nghèo đói" tăng khoảng 200.000 người, tỷ lệ trong tổng dân
số Đức tăng từ 15,8 lên 16,1 phần trăm.
Nguy cơ mạnh mẽ của nghèo đói đặc biệt tăng trong các hộ gia đình cha
mẹ độc thân (single parents). Có 38,8 phần trăm, và như vậy nhiều hơn
một phần ba những người sống trong các hộ gia đình như thế bị ảnh
hưởng - năm trước, vẫn còn là 37,1%. Cũng theo thống kê, có vấn đề
tương tự đối với những người sống một mình (32,4 phần trăm)!.
*© Lê-Ngọc Châu (Nam Đức, 25.11.2013)
* Theo Internet, Yahoo News