Trung Cộng thời Tập cận Bình trong đại hội trung ương vừa qua có cải cách hay
không? Thưa không, phân tích cho thấy đó chỉ là một thứ bình mới rượu cũ mà
thôi.
Thực vậy, Tập cận Bình muốn đánh dấu thời đại của mình bằng đại hội trung ương
đảng 3, khóa 18 với một số gọi là cải cách trên hình thức, danh nghĩa nhưng nội
dung thực chất chỉ là một thứ bình mới rượu cũ mà thôi. TC thời đại Tập cận
Bình vẫn như cũ, mở kinh tế, hé xã hội một chút nhưng siết chặt chánh trị như
người cùng tên là Đặng tiểu Bình, mở kinh tế nhưng dùng quân đội súng ngắn súng
dài, xe tăng hộ tống tàn sát sinh viên không một tấc sắt trong tay đứng lên đòi
tự do, dân chủ cho quốc gia dân tộc ngay tại Thiên An Môn, biểu tượng quyền
hành của Đảng Nhà Nước TC.
Tiêu biểu như những cái gọi là cải cách lập lờ đánh lận con đen trong đại hội Đảng
CS do Tập cận Bình dàn dựng.
Một là Đảng CS tuyên bố bãi bỏ các trại lao giáo. Đây là hệ thống ngục tù của
CS. Đảng Nhà Nước TC có quyền bắt giam người dân không cần xét xử do Mao Trạch
Đông lập từ những năm 1950 để đối phó với những người mà CS xem là “kẻ thù của
nhân dân”. Những người tù nhân không án này bị CS cho đi gọi là cải tạo nhưng
thực tế lao động khổ sai, biệt xứ trong thời hạn tối thiểu là 4 năm. Đây là một
lực lượng lao động khỏi trả tiền công giúp cho nền sản xuất, giúp cho thứ hàng
hoá mắc tiền bán cho các nước giàu là tim gan, tì phế thận ghép cho người Tây
Phương, nhà nước thu vào tỷ tỷ Mỹ kim.
Từ năm 2005, công luận của người dân Trung Quốc và thế giới đã lên tiếng đòi hỏi
TC bãi bỏ chế độ lao tù phi nhân, phi nghĩa, phi pháp này. Đòi hỏi từ lúc Tập cận
Bình chưa làm Phó Chủ Tịch Nước, chớ không phải mới đây.
Bây giờ để đánh bóng cho triều đại mình, Tập cận Bình tuyên bố bãi bỏ. Trên
danh nghĩa thì chế độ lao tù gian ác này không còn trên rừng luật lệ của TC.
Nhưng thực tế thỉ CS có trăm mưu ngàn chước sử dụng luật rừng để bỏ tù người
dân thiên thu không cần xét xử. Thí dụ như Đảng bộ CS dựa vào nguyên tắc cấp uỷ
chỉ đạo. Đảng uỷ địa phương vì quyền lợi địa phương có nhiều xảo thuật để có số
tù lao động lợi cho mình. Như bắt giam người dưới danh nghĩa bảo vệ trật tự
công cộng. Như hình sự hoá thủ tục đối với những người bất đồng chánh kiến. Như
chụp mũ người thiểu số đòi độc lập, tự trị là quân khủng bố.
Trong chế độ CS không có tam quyền phân lập. không có tư pháp độc lập, quyền
hành tối thượng trong tay đảng, Đảng CS có 1001 cách để đàn áp dân, tư pháp,
toà án chỉ là phương tiện đàn áp của CS- không hơn không kém.
Hai là Đảng CS tuyên bố nới lỏng chính sách một con. Đây là chính sách phản
phong tục, văn hoá Trung Hoa. Dân chúng đã âm thầm bất tuân hành nhiều rồi, lâu
rồi dưới nhiều hình thức, kể cả việc giết ấu nhi nữ đầu lòng. Chính người trong
Đảng cũng trọng nam, trọng trưởng, tìm đủ mọi cách tránh né để có người nối dõi
tông đường. Từ lâu Đảng cũng nhắm mắt cho gia đình nông dân có hai con.
Bây giờ hậu quả của kế hoạch của Đảng hạn chế dân số, hạn chế sanh đẻ quá mức cần
thiết đó đã bắt đầu. Giới tính của TQ mất cân đối. Dân số lão hoá với tỷ lệ
đáng lo, tai hại cho lực lượng lao động.
Đảng CS làm ra luật này. Đảng hạn chế luật gia đình 1 con là giải quyết mối
nguy cho Đảng, chớ không phải cho người dân TQ. Nhưng Đảng cũng hạn chế có chừng
mực, chỉ cho 2 con những gia đình nào mà cha mẹ là con một thôi. Đảng hoàn toàn
không huỷ bỏ chính sách này.
Một cách đại tổng, những cái gọi là cải cách xã hội chỉ là lời lẽ cũ rích, sáo
mòn, không có gì mới về an sinh xã hội, trợ cấp người già, bảo hiềm y tế,
v.v...
Ba là mở kinh tế. Đại hội Đảng nhấn mạnh sẽ bình đẳng giữa quốc doanh và tư
doanh. Quốc doanh chủ đạo là do Đảng bó buộc trong kinh tế. Bây giờ Đảng trở lại
cũ chớ có cải cách, cải tổ gì. Đảng phải làm thế vì Đảng rót tiền ngân sách vào
quốc doanh như gió vào nhà trống. Tài trợ cho quốc doanh là nguyên do không biết
bao nhiêu lần bao nhiêu nước trừng phạt TC bán phá giá thị trường, tạo cạnh
tranh bất chính trên thế giới. Bắt các tập đoàn quốc doanh sẽ phải đóng góp lại
cho chính phủ 30% lợi nhuận, sự đóng góp này chẳng qua là quốc doanh nhận tay mặt
trả tay trái cho ngân sách mà thôi.
Cho phép mở ngân hàng tư nhân vì ngân hàng nhà nước quan liêu bao cấp, tham ô,
gây nợ xấu quá nhiều làm liệt bại nền tài chánh quốc gia.
Đẩy mạnh sản xuất hướng về tiêu thụ nội địa hơn xuất cảng vì hàng hoá TC xuất cảng
dù rẻ nhưng quá mang tiếng mang tai, made in China trở thành dấu hiệu hiểm
nghèo ở ngoại quốc nên phải hướng về tiêu thụ nội địa thôi. Nếu không kinh tế
TC sẽ suy bại, Đảng Nhà Nước mất thế chính đáng cầm quyền.
Thế cho nên, giới chuyên gia quốc tế không thấy gì mới, không thấy gì đáng tin
về những cái gọi là cải cách kinh tế này. Báo Le Monde của Pháp nói «Tại Trung
Quốc, các cải cách kinh tế sẽ còn lâu». Nhà nghiên cứu Joel Ruet, thuộc Viện
phát triển bền vững và quan hệ quốc tế Pháp nói TC chưa hề tiết lộ chi tiết cụ
thể nào các chương trình như thành lập khu vực trao đổi tự do tại Thượng Hải,
tăng mức đầu tư nước ngoài từ 10% lên 15% trong các doanh nghiệp quốc doanh.
Bốn và sau cùng. Qua ba phần gọi là cải cách trên của Đảng CS triều đại Tập cận
Bình, giới quan sát nhận thấy TC mở cửa kinh tế và xã hội nhưng không mở cửa
chính trị. Ông Tập cận Bình vẫn hành động siết chặt chánh trị. Ông là ngưới bịt
miệng bạo nhứt cư dân mạng đòi hỏi nhân quyền, tố cáo tham nhũng, tố cáo chính
sách kinh tế tàn phá môi sinh, chính sách qui hoạch đất đai như cướp nhà đất của
dân. Ông là người đưa ra kiều răn đe, hăm doạ trắng trợn nhứt ở TC: đưa lên
truyền hình những chương trình «cưỡng chế thú tội». củng cố vai trò của thị trường
trong nền kinh tế.
Những cái gọi là cải cách nhưng cũ mèm này chỉ là những thủ thuật tạm thời giảm
bất mãn của người dân trên phương diện kinh tế, xã hội để Đảng CS siết chặt
chánh trị hơn nữa.
Ai cũng biết Đảng Cộng sản Trung Quốc có thói quen hứa nhiều. Trước năm 1949, họ
cũng đã từng làm như vậy. Thế mà, hiếm khi họ thực hiện. CS nói mà không làm
như hiến pháp CS lúc nào ở đâu cũng qui định tự do ngôn luận, nhưng ai nói
khác, làm khác CS là CS đối xử như kẻ thù. Nên người Việt nằm lòng câu để đới của
TT Nguyễn văn Thiệu, Đừng nghe những gì CS nói mà nhìn những gì CS làm.