Chúng ta thường nghe, nếu muốn có sự thay đổi, bạn cần phải tiếp
xúc với nghị sĩ của bạn. Sau nhiều năm nghe nói về những người Việt
yêu dân tộc, đã tích cực hoạt động và viết bloggers, đặc biệt có
vài người trẻ tuổi như tôi, bị ném vào tù và bị đối xử vô nhân đạo
ở Việt Nam, tôi, cùng với Cộng Đồng Người Việt Dallas, đã quyết định
phải có hành động.
*Dưới sự lãnh đạo của thân phụ tôi, Ông Cung Nhật Thành, chúng tôi đã
soạn ra một Thông Báo và một Danh Sách 38 người được nêu tên, mà
chúng tôi đã đệ trình đến Nghị Sĩ Hoa Kỳ, ở Khu Vực 3 của Texas, Ông
Sam Johnson. Điều làm cho Nghị Sĩ Johnson đặc biệt hơn nữa là khoảng
thời gian ông tùng sự trong Không Lực Hoa Kỳ với các phi vụ chiến đấu
chống cộng sản Bắc Việt. Thêm nữa, ông đã chịu đựng 7 năm bị hành
hạ khốc liệt, như một Tù Nhân Chiến Tranh (Prisoners of War) trong nhà
tù Hilton tàn bạo, ở Hà Nội, Bắc Việt, trước năm 1975.
Thiết lập được buổi họp chính thức vào Thứ Sáu, ngày 25.10.2013, đã
đòi hỏi nơi tôi, người trẻ tuổi nhất, không những phải có tấm lòng,
mà còn có sự quyết tâm và kiên nhẫn. Thật vậy, sau hai tháng rưỡi
mà tôi đã kiên trì theo dõi, qua email và điện thoại, từ lần liên lạc
đầu tiên với văn phòng Nghị Sĩ Johnson, sau cùng, chúng tôi mới được
gặp ông. Khi vừa bước vào, Giáo Sư Trần Thủy Tiên đã ngạc nhiên một
cách vui vẻ khi gặp anh Brian White, môt nhân viên của ông Johnson, đã
nhẹ nhàng hỏi cô bằng Tiếng Anh: “Cô có còn nhớ em? Em là một trong
những sinh viên của cô trong lớp Việt Ngữ.” Cô TTT nói, “Trông em quen
quen, vậy đúng rồi! Em còn nhớ làm sao nói Hi và Thanks bằng Tiếng
Việt không?” Brian mỉm cười, “Chào Cô và Cám Ơn”. Mọi người bật cười…
sau khi chứng kiến màn thử thách mau lẹ của cô TTT với anh sinh viên.
Kế tiếp, Ông Cung Nhật Thành, viên chức ở Phòng Liên Lạc Cộng Đồng
của Thành Phố Dallas, TX, cũng là một thành viên trong Ban Quản Trị
của Cộng Đồng Người Việt Dallas và các Vùng Phụ Cận, đã mở đầu
buổi họp với lời cảm tạ chân thành vì được họp mặt với Nghị Sĩ
Johnson và vì ông Johnson đã phục vụ trong cuộc chiến Việt Nam. Ông CNT
cũng trình bầy Thông Báo của CĐNV Dallas và Danh Sách 38 Người Yêu
Nước bị cầm tù ở VN.
Tiếp theo, GS Trần Thủy Tiên đã mạnh mẽ giải thích lý do chúng tôi
lên tiếng cho những nhà hoạt động và viết blog yêu nước, đang bị cầm
tù ở Việt Nam: Không có Tự Do Ngôn Luận ở VN và những người Việt vô
tội đang bị cầm tù chỉ vì họ muốn ngăn chận sự xâm lăng Việt Nam
của Tầu. Thêm nữa, tất cả những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ở
Miền Nam bị đặt tên là “người xấu” sau năm 1975, đẩy họ vào cuộc
sống cùng cực vì hiếm khi nhận được bất cứ sự trợ giúp nào. Ông
Đàm Trung Thao, Cố Vấn của Cộng Đồng Người Việt Dallas, đã nêu rõ lý
do tàn ác của Đảng Cộng Sản VN. Đó là vì Đảng cho rằng những nước
cộng sản thất bại, như Nga Sô và Đông Đức trước đây, đã không hung ác
đủ, trong khi trị dân. Nên bây giờ, CSVN càng ác độc hơn nữa, để Đảng
CS và bọn cầm quyền VN hiện tại có thể thành công trong việc giữ
chặt vị trí của quyền lực và đàn áp, để chiếm hữu tiền bạc riêng
cho họ, qua sự tham nhũng cả nước.
Vận động vì nhân quyền.
Trong khi đảng CS đang bạo ngược như vậy thì dường như các vị viết
blog vẫn không ngừng lên tiếng phản kháng. Thât vậy, khát vọng về Tự
Do và lòng tha thiết chia xẻ khái niệm Tự Do của họ đã khiến đảng
CSVN ra lệnh cấm phổ biến những bài viết nào trên internet “làm hại
an ninh quốc gia”, cũng được xem là Điều Luật 72. Tôi cũng đề cập là
Nhân Quyền và Tự Do Báo Chí không hiện hữu ở VN. Đây là lý do Các
Phóng Viên Không Biên Giới đã xếp hạng VN ở thứ 172 trong số 179 nước,
với chỉ số Không Có Tự Do Báo Chí; họ cũng xem VN là “Kẻ Thù của
Internet”. Cô Lê Lam Ngọc, Chủ Tịch CĐ Người Việt Dallas, đã bầy tỏ sự
tri ân và lòng kính trọng của cô đối với Nghị Sĩ Johnson, và nói
rằng ông Johnson là một anh hùng của Người Việt Tỵ Nạn Hải Ngoại vì
tất cả những gì ông đã làm cho đất nước của chúng tôi.
* * *
Nghị Sĩ Johnson đã lắng nghe từng người với sự chú ý và quan tâm
của ông. Sau cùng, ông đã đồng ý với GS Trần Thủy Tiên là VC thường
nói hoặc ký kết sẽ thi hành luật, nhưng làm ngược lại. Hy vọng là
Nghị Sĩ Johnson xử dụng hữu hiệu năng lực của ông để trong tương lai,
có thể thay đổi được tình trạng bất công của 38 bloggers và người yêu
nước, ở Việt Nam.
Ngày 5/11/2013 – Cung Hoàng Kim – Hoa Hậu Toàn Quốc Hoa Kỳ 2013
* * *
Sau đây là bản Thông Báo.
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA DALLAS
3221 BELTLINE ROAD, GARLAND, TX 75044
THÔNG BÁO
Chúng tôi, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Dallas và vùng Phụ Cận, lên
tiếng:
Cực lực phản đối tình trạng xử án tù tội: bất công, khắc nghiệt,
vô căn cứ, của Đảng Cộng Sản Việt Nam với Các Tù Nhân Lương Tâm và
Yêu Nước như Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy, và Ba Mươi
Lăm Bloggers khác vì họ đã can đảm lên tiếng, đòi hỏi Tự Do, Dân Chủ,
Nhân Quyền cho Việt Nam, chống lại sự xâm lược của Trung Cộng.
Cộng Đồng NVQG Dallas ở Texas, USA, tha thiết kêu gọi các Cộng Đồng
Việt Nam khắp nơi ở Hải Ngoại lên tiếng bênh vực và đòi nhà cầm
quyền Việt Cộng trả tự do cho 38 Bloggers và Người Yêu Nước đang bị
cầm tù, đặc biệt tự do cho Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải đã tuyệt thực
trên một tháng, vào Tháng 7, năm 2013, trong tù, ở Trại số 6, nhà tù
Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, Trung Việt. Ông đã tuyệt thực để phản
kháng việc biệt giam ông và sự khắc nghiệt, tàn nhẫn của VC đối với
ông và các tù nhân khác tại trại giam nầy. Ông đã bị kết án 12 năm
tù giam vì đã viết nhiều bài kêu gọi cho sự Độc Lập thoát khỏi
Trung Cộng, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam. Tương tự, cô Mai Thị
Dung, một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, đã và đang bị tù tám năm nay,
với cùng lý do. Để từ chối nhận tội mà cô không hề phạm, dưới áp
lực của cai tù VC, Cô Mai Thị Dung đã và đang tuyệt thực đến mức
kiệt sức, trong Tháng 10 nầy.
Vào cuối Tháng Mười, năm 2013, các thành viên của Ban Quản Trị và
Người Việt thuộc Cộng Đồng Dallas sẽ trao một danh sách gồm 38 người,
đến văn phòng của Ông Sam Johnson, Dân Biểu Liên Bang Khu Vực III của
Texas, và yêu cầu Dân Biểu Sam Johnson chuyển lá thư nầy và danh sách
đến Ủy Ban Ngoại Giao của Viện Dân Biểu Hoa Kỳ.
Garland, Texas, USA, Thứ Tư, Ngày 23 Tháng Mười, Năm 2013.
Thay Mặt Ban Quản Trị CĐ - NVQG Dallas.
Cung Nhật Thành
Phụ Tá Tổng Thư Ký
Đính kèm danh sách 38 tù nhân chính trị.