HANOI -- Cô dâu Việt... Đây là một mặt trận mới để đàn anh Phương Bắc
đồng hóa dân tộc Việt Nam?
Trong khi báo Thanh Niên cho biết chỉ trong vòng một ngày trong Ngày
Độc Thân ở Trung Quốc, có 10.000 người ghi tên vào mạng Alibaba để tìm
cô dâu Việt, báo Người Lao Động cho biết công an TQ nêu nghi ngờ có nạn
buôn người qua hình thức “tìmc ô dâu Việt.”
Và nhà nước Hà Nội đã thấy ngay ẩn họa từ Bắc Kinh, nên đăng liền
một bài báo để ca ngợi cô dâu Việt hạnh phúc ở Đài Loan, một đối
thủ chính trị của Hoa Lục.
Báo Thanh Niên có bản tin tựa đề “Bức xúc với tour du lịch tìm cô dâu
Việt dành cho khách Trung Quốc” hôm 14-11-2013, kể rằng thông tin về
các tour du lịch "tìm cô dâu Việt" mà nhiều công ty Trung Quốc
đang giới thiệu trên mạng khiến cư dân mạng của cả Trung Quốc lẫn Việt
Nam phẫn nộ. Nhiều cư dân mạng coi đây là một hình thức của tệ nạn
mua bán phụ nữ.
Bản tin nói, các mục quảng cáo tour du lịch “tìm cô dâu Việt” xuất
hiện trên nhiều trang mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc vào ngày 11.11 -
Ngày độc thân, theo tờ Beijing Youth Daily ngày 13.11.
Ngày độc thân (11.11) bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc vào thập niên
1990, như một kiểu "đối chọi" với ngày lễ tình nhân
Valentine.
Công ty Alibaba (Trung Quốc) cho biết có hơn 100.000 lượt người đã tham
gia mua sắm trực tuyến từ các website của công ty này trong ngày 11.11.
Báo Thanh Niên ghi:
“Trong số 100.000 lượt người này, có trên 10.000 người đàn ông Trung
Quốc đăng ký tham gia tour du lịch “tìm cô dâu Việt” đăng tải trên các
trang mua sắm trực tuyến của Alibaba, theo Beijing Youth Daily.
Các mẫu quảng cáo tour du lịch “tìm cô dâu Việt” hứa hẹn rằng:
“Chúng tôi sẽ đưa bạn đến Việt Nam để tìm tình yêu đích thực!... Đến
Việt Nam để tìm một cô gái không mê nhà lầu, xe hơi”.
“Những cô dâu Việt tiềm năng có thể nói một chút tiếng Trung nhưng
rất trung thành với chồng và gia đình chồng”, cũng theo các mẫu
quảng cáo....”
Đặc biệt, quảng cáo nói sẽ có nhiều cô dâu Việt trẻ đẹp dưới 25
tuổi, và giá rất thấp để cưới so với cô dâu Hoa Lục.
Quảng cáo kể rằng, cưới cô dâu Việt trẻ đẹp quá dễ vì “chỉ cần
đến Việt Nam, ngồi uống cà phê, ăn uống vài bữa, là làm đám cưới
ngay với cô dâu Việt.”
Báo Người Lao Động ghi bản tin cho thấy công an TQ bày trò, giả như
đang “ra sức trấn áp nạn mua bán cô dâu Việt Nam khi họ bỗng trở
thành chiêu trò khuyến mãi nhân ngày độc thân 11-11.”
Thực tế, chưa thấy công an TQ bắt ai, hay đã dẹp các công ty môi giới
nào chưa.
Nhà nước Hà Nội lập tức can thiệp lặng lẽ: đăng bài viết, kể về
thiên đàng Đài Loan cho cô dâu Việt, hiểu là tuyệt vời hơn lấy trai TQ.
Bản tin tựa đề “Lao động đổi đời, cô dâu Việt hạnh phúc ở Đài Loan”
của mạng Vietnam+, kể rằng “sau những tháng ngày sống nơi đất khách,
quê người, những lao động Việt làm nghề giúp việc, chăm sóc người
già, công nhân đã gửi những đồng tiền tích góp để trang trải cuộc
sống gia đình. Thậm chí, có người đã tìm được hạnh phúc lứa đôi
trên chính hòn đảo ngọc được bao quanh bởi sóng biển hiền hòa này.”
Trong bản tin nhà nước có nêu lên cả hình ảnh thiên đàng Đài Loan
tuyệt vời hơn Hoa Lục:
“Trên hành trình đi từ Đài Trung đến Đài Bắc để tìm hiểu cuộc sống
của các nàng dâu Việt bên xứ Đài, anh hướng dẫn viên trong đoàn đi
bảo, nhiều lao động nữ đã là người “nâng khăn, sửa túi” cho không ít
chàng trai sống trên hòn đảo ngọc nhỏ bé này.”
Bản tin Vietnam+ chỉ kể về những mối tình hạnh phúc của hôn nhân
Đài-Việt, không kể về chuyện bi thảm nào...
Có phải chăng nhà nước thấy hiểm họa trai Bắc Kinh lũ lượt xuôi Nam
để tìm dâu Việt, và đã đôi phó bằng khuyến khích các mối tình với
Đài Loan cho an toàn hơn?