Nước Mỹ Với 16 Ngày Khủng Hỏang Chính Trị Ngân Sách...
Mãi đến khuya hôm 16-10-2013, sau Thượng viện đến lượt Hạ viện Hoa Kỳ
thông qua đạo luật cho phép nâng trần nợ công và mở cửa các công sở thuộc
chính quyền liên bang với 285 phiếu thuận và 144 phiếu chống. Sau 16
ngày khủng hoảng,Tổng thống Hoakỳ Barack Obama, với sự hợp tác vào
giờ chót của Chủ tịch Hạ Viện John Boehner và một số đại biểu Quốc
hội-Congressmen- thuộc đảng Cộng Hòa, đã thật sự chấm dứt được tình
trạng đóng cửa các công sở và đưa Hoakỳ ra khỏi tình trạng bị hâm
dọa vỡ nợ. Nước Mỹ chưa từng vỡ nợ, nhưng Mỹ đã ít nhất 2 lần bị
hâm dọa vỡ nợ. Lần thứ I tháng 8-2011, các nhà Lập pháp Hoa kỳ lúc
ấy mãi tranh chấp với nhau vì quyền lợc chính trị phe phái hơn cả
tháng mới đến được thỏa thuận cho phép Chính phủ nâng trần nợ công
-quốc trái- chỉ 24 giờ trước khi Mỹ chính thức rơi vào cảnh vỡ nợ.
Vào thời điểm đó tập đoàn Standard & Poors đã hạ điểm tín dụng
của Mỹ xuống còn AA +. Và lần thứ II như chúng ta thấy hồi đầu
tháng 10-2013: Theo đánh giá của Standard & Poors qua 16 ngày khủng
hoảng vừa rồi Mỹ thiệt hại 24 tỷ Mỹkim. Mặt khác 16 ngày khủng
hoảng, ngưng hoạt động các công sở liên bang, hàng trăm ngàn người rơi
vào tình trạng nghĩ việc, ảnh hưởng xấu trên uy tín và trên việc
đánh giá lương tri của các nghị viên lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ. Sứt
mẻ và mất mát uy tín nhiều nhất là các nghị viên của đảng Cộng
Hòa. Chính John Boehner, thủ lĩnh của Hạ viện Công Hòa đã thừa nhận
như vậy. Đảng Cộng Hòa giờ này chia rẽ trầm trọng và trong thời gian
tới sẽ tính sổ nhau. Chính John Boehner đã từng chỉ mặt nhóm Tea
Party mắng nhiếc: “Shut yourself down”. Vấn đề lo ngại nhất của Boehner
là nhóm Tea Party đã nhảy vào can thiệp nhiều lãnh vực, nội tình
của Đảng.
Mặc dầu biết mình thắng lợi, các nghị viên Dân chủ biểu lộ cảm
tính của họ một cách khiêm cung vì họ biết rằng cuộc khủng hoảng
chỉ tạm dừng chứ chưa phải là kết thúc. Những rào cản chông gai
dương lên từ đảng Cộng Hòa đang lù lù hiện ra phía trước. Những nghị
viên Dân chủ cảm thấy cần nhiều đàm phán với các đồng viện Cộng
Hòa hầu tiến đến xây dựng một thoả hiệp có hiệu lực lâu dài để
tránh nguy cơ tái diễn có thể khiến Mỹ rơi vào suy thoái gây nên sư
phản kháng và bầt bình của xã hội Mỹ. Sáng hôm 17-10-2013 trong thông
điệp gửi dân chúng Mỹ, Tổng thống Obama phát biểu rằng ông cảm ơn
lãnh đạo của cả hai đảng vì đã giúp chúng ta đạt được kết quả
này. Tổng thống Obama đã khuyến dụ: Lãnh đạo của 2 đảng phải lấy
lại lòng tin của mọi công dân Mỹ sau khi ngưng hoạt động 16 ngày. Ông
hô hào lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ phải tập trung vào ngân sách hợp
lý và có trách nhiệm. Đây là điều công bằng để giúp cho mọi người
dân làm việc châm chỉ trên toàn đất nước… Chúng ta sẽ dẹp tan những
đám mây bất ổn đang phủ bóng trên đầu các doanh nghiệp và người dân
Mỹ. Tổng thống Obama đã kêu gọi các chính trị gia Mỹ của cả 2 đảng
hãy cùng hợp tác vì lợi ích chung của người dân chứ không phải chỉ
vì lợi ích chính trị riêng tư, đảng phái, phe nhóm. Và ông sẵn sàng
làm việc hợp tác với bất cứ ai, Cộng Hòa hay Dân Chủ, Hạ Viện hay Thượng
Viện với bất cứ lý tưởng nào chỉ cần nổ lực thúc dẩy nền kinh tế
tạo ra việc làm mới, củng cố tầng lớp trung lưu và đạt được giải
pháp dài hạn. Ông hy vọng rằng mọi người Mỹ, mọi đảng phái Mỹ, rút
ra từ bài học này, không có lý do gì mà chúng ta không thể hợp tác
trong các vấn đề hiện tại, không lý do gì mà bắt chẹt nhau, không
cùng đồng thuận khi mà chúng thấu hiểu vấn đề với cả trái tim và
bộ óc…
Nội dung của thông đệp trên đã đưa Tổng thống Obama vượt khỏi tầm vóc
đảng phái chính trị và cho thấy ông là nhà lãnh đạo duy nhất của
nước Mỹ hôm nay đang cố gắng đưa nước Mỹ ra khỏi tình trạng khủng
hoảng Chính Trị Ngân Sách. Và ông đã thành công. Để phù hợp với tầm
nhìn của thế giới vào nước Mỹ hôm nay, Tổng thống Barack Obama đã
biết vượt lên chính mình, gạt sang một bên tinh thần đảng phái, tự
ái quốc gia, ông đã thuyết phục được lưỡng viện Quốc hội Hoa kỳ,
chấm dứt cuộc khủng hoảng sau 16 ngày, ông đã đưa nước Mỹ trở lại
vị trí nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu. Ông đã phục hồi lòng tín
nhiệm của người Mỹ với ông, và sự tin tưởng của thế giới với sức
mạnh của nển kinh tế Mỹ.
LỊCH SỬ NỢ CÔNG CỦA MỸ
Mỗi khi cán cân tài chánh của một chính phủ bị thâm thủng- chi nhiều
hơn thu- chính phủ phải vay mượn thêm tiền mới đủ khả năng chi trả
các công vụ bằng cách bán ra công khố phiếu hay trái phiếu-(IOUs).
Tổng số tiền thâu được từ việc bán trái phiếu do bộ Tài chánh Mỹ
ấn hành được gọi là Nơ Công còn gọi là Quốc Trái. Số tiền Nợ công
chỉ được dùng để chi trả cho các Phúc lợi Xã hội (Trợ cấp người già-medicare,
trợ cấp Xã hội-medicaid, bảo trợ An sinh Xã hội- Social Security
Program), trả lương Quân đội, lãi xuất các khoản nợ công, hoàn thuế
và các khoản thanh toán khác…
Quốc hội là cơ quan được quyền thiết lập nợ công. Từ năm 1917, Quốc
Hội Mỹ lần đầu tiên ban hành luật qui đinh về mức nợ trần. Mức nợ
trần lần đầu tiên được thiết lập năm 1917 là 11, 5 tỷ Mỹkim. Tính
đến cuối tháng 7-2013 trần nợ công của Mỹ đạt tới 16.699 tỷ Mỹ kim-
Đó là tổng số tiền chánh phủ Mỹ vay mượn từ năm 1913 cho đến đến
tháng 7-2013.
Hai phần ba nợ công của Mỹ thuộc về các cá nhân và các tập đoàn và
các tổ chức trong nước. Nước ngoài và các tập đoàn ngoại quốc là
chủ nhân của một phần ba công nợ của Mỹ. Đây là Website của bộ Tài
Chánh Hoa kỳ cho thấy rõ tổng số tiền chính phủ Mỹ đã vay mượn các
nước ngoài tính đến tháng 8-2013:
http://www.treas.gov/tic/mfh.txtChúng ta thấy ngay tuy là một quốc gia lãnh đạo kinh tế toàn cầu, Mỹ
đã phải vay nợ trên khắp 40 quốc gia và tập đoàn ngoại quốc. Tính
đến tháng 8-2013, Trung Quốc nắm giữ $1.268, 1tỷ (một ngàn 268tỷ và
100 triệu MỹKim). Và Nhật cũng đang nắm giữ $1.149, 1 tỷ (một ngàn
149 tỷ và 100 triệu Mỹkim) Tổng số nơ nước ngoài của Mỹ tính đến
tháng 8-2013 là: 5.588, 5tỷ (năm ngàn 588 tỷ và 500 triệu Mỹ kim) trên
tổng số lượng nơ công của Mỹ là 16.700 tỷ, như vậy nợ nước ngoài
tròn trèm bằng một phần ba (1/3) tổng số nợ công của Mỹ. Biểu đồ
sau đây của bộ Tài Chính Mỹ: WHO HOLDS THE US DEBT? chỉ rõ tường tận
hơn: Ai, tâp đoàn nào, quốc gia nào, trong nước cũng như hải ngoại đang
là chủ công nợ của Mỹ.
Trong thực tế, để bảo đảm chi tiêu công, từ năm 1913 đến năm 2001 trong
vòng 87 năm bộ tài chánh Mỹ đã phát hành lượng trái phiếu trị giá
6 ngàn tỷ Mỹ kim. Nhưng chỉ 5 năm sau đó, đến cuối tháng 5-2006 con số
này vượt lên tới 8,6 ngàn tỷ Mỹkim. Kể từ khi lên nắm chính quyền
đến nay Tổng thống Obama đã phải 2 lần ký đạo luật nâng trần nợ
công, lần thứ nhất vào năm 2009 và lần thứ hai vào năm 2011. Mặc dầu
vậy, đến 31-12-2012 mức nợ công của Mỹ lại chạm trần 16,4 ngàn tỷ
USD, buộc bộ Tài chánh phải tiến hành các điều chỉnh ngân sách cắt
giảm chi tiêu công của chính phủ. Mỗi lần chính phủ được phép Quốc
Hội cho nâng trần nợ không có nghĩa là Chính phủ được quyền chi tiêu
nhiều hơn, trái lại chính phủ không được đề ra những chi tiêu mới.
Hiện nay nợ công của chính phủ Mỹ đã lên đến 16.699 tỷ Mỹ kim tương
đương với 104% GDP của Mỹ năm 2013. Như vậy trung bình mỗi công dân Mỹ
phải gánh chịu khoản nợ 50 ngàn Mỹkim. Số tiền dành trả cho khoản
nợ công khổng lồ này vào năm tài chánh 2011 lên đến mức kỷ lục là
454 tỷ Mỹkim. Điều này làm tăng thêm phần thâm hụt ngân sách của
chính phủ Mỹ. Thâm hụt ngân sách Mỹ vào tài khóa 2012 là 1, 09 ngàn
tỷ tương đương với 7% GDP, giảm so với 8,7% năm 2011, 9% năm 2010 và 10,1%
năm 2009. Đây là lần đầu tiên nước Mỹ bị thâm hụt ngân sách hơn 1 ngàn
tỷ Mỹ kim mỗi năm, liên tiếp trong vòng 4 năm: 2009-2012. Theo dự báo,
trong vòng 10 năm tới nền kinh tế Mỹ sẽ bị thâm hụt thêm khoảng 4
ngàn tỷ Mỹkim. Sau đây là biểu đồ tương quan Nợ công của Mỹ và Tổng
Sản lượng Nội địa của Mỹ-GDP:
NGUYÊN NHÂN CÔNG NỢ CỦA MỸ GIA TĂNG-
Trở lại thời điểm cách đây 3 năm, vào ngày chủ nhật 11/Jul/2010 nhị
vị đồng Chủ Tịch Ủy ban đặc nhiệm nợ công của Hoa kỳ do Tống thống
Obama đề cử: Alan Simpson, TNS liên bang thuộc Công Hòa của bang Wyoming
và Erskine Bowles, thuộc đảng Dân Chủ-nguyên White House Chief Of Staff
của nguyên Tổng thống Bll Clinton ra điều trần trước Ủy Ban Thống
Đốc-National Governors Association- về công nợ của Mỹ. Cả hai ông đều
xác nhận cảnh cáo: Công nợ của Mỹ năm tới 2011 sẽ vượt quá
$14.000tỷ Mỹ kim. Như vậy mỗi cư dân Mỹ sẽ mang một món nợ $47,000
ngàn Mỹ Kim, lúc ấy công nợ của Mỹ sẽ tiến lên chiếm 92% GDP. Trong
thực tế vào giữa năm 2008 dưới triều đại của George W. Bush, nợ công
của Mỹ đã lên đến $10.000tỷ Mỹkim. Trong buổi điều trần trước Ủy Ban
Thống Đốc Hoa Kỳ hôm 11-Jul-2010, Alan Simpson khẳng định rằng: “Sở dĩ
nợ công trở nên lớn và tang nhanh như là vì Chính phủ, ngoài việc trang
trải các chi phí chính đáng như là trợ cấp người già-medicare, trợ
cấp xã hội-medicaid, bảo trợ an ninh xã hội-Social-Security-Program,
chính phủ còn phải trả thêm những chi phí ngoại hạng vô cùng to lớn
khác như chi phí cho hai mặt trận Iraq và Afghanistan, An ninh nội
địa-Homeland Security, Chương trình giáo dục-Education Program, lương Cựu
chiến Binh-veteran. Trước đó vào ngày 2/6/2010 tỗng thống Obama đã lên
tiếng chỉ trích dữ dội đảng Cộng Hòa đã đẩy chính phủ vào tình
trạng thâm thủng ngân sách hôm nay. Obama tố cáo nguyên nhân chủ yếu là
do 2 khoản:
1- Chi phí quá nhiều cho 2 mặt trận Iraq và Afghanistan
2- Chính phủ Cộng Hòa đã giảm thuế cho nhà giàu
3- Chương trình bảo hiểm y tế của Cộng Hòa để lại giá quá cao và
giá thuốc quá đắc đỏ.
Liền sau đó 1 ngày, 3/6/2010, Timothy Geithner, Bộ trưởng Tài chánh Mỹ,
công bố nợ công của Mỹ đã vượt lên quá ngưỡng cửa $13.000 tỷ Mỹkim vào
ngày 1/6/2010
Trong khi đó đảng Cộng Hòa cáo buộc ông Obama đã tiêu quá nhiều cho
Cải Cách Y Tế, đã dẫn đến tình trạng nợ công của Mỹ hôm nay. Nợ
công của Mỹ tăng lên thêm $2.400 tỷ Mỹkim kể từ ông Obama lên nắm chính
quyền hồi tháng 1/2009. Nhưng sự thật không phải chỉ chi quá nhiều cho
Cải Cách Y Tế mà chính phủ Obama còn phải chi cho hai mặt trận Iraq
và Afghanistan và gói kích cầu hơn $800 tỷ Mỹ kim (dưới thời của
nguyên Tổng thống G.W.Bush tháng 11/2008 để hãm đà số thất nghiệp gia
tăng, tạo thêm công ăn việc làm, làm ấm lại thị trường tín dụng, để
chống đỡ các ngân hàng và các tập đoàn tài chánh-too big to fall…)
Để cứu vãn tình hình kinh tế suy thoái, những gói kich cầu để kích
thích kinh tế đã được tung ra:
- Tháng 11/2008 FED đưa ra gói kích cầu đầu tiên (QE1) để thúc đẩy nền
kinh tế.
- Ngày 9/9/2011 Tổng Thống Obama công bố gói kích cầu thứ hai (QE2)
trị giá 447 tỷ Mỹkim.
- Ngày 13/9/2012, FED lại tung ra gói kich cầu thư 3 (QE3) và cam kết sẽ
giữ lãi suất ngắn hạn ở mức gần như 0% ít nhất là cho đến giữa năm
20 15 và sẽ mua vào tài sản mỗi tháng trị giá $40tỷ Mỹkim
- Ngày 13/12/2012 FED lại công bố gói kich cầu thứ 4 (QE4) vào đầu năm
2013. Theo đó FED sẽ mở rộng chương trình mua thêm tài sản mỗi tháng
trị giá $45tỷ Mỹkim, kể từ ngày 1/1/2013
(Khi tôi viết đến đây lúc 6:00 PM ngày 30/10/2013 tại Chicago, được tin
mạng Yahoo.News.com cho hay: FED Leaves Low Interest Rate Policies Unchanged-
Sau buổi họp về chính sách Cuc Dự Trữ Trung Ương- FED cho hay sẽ tiếp
tục mua khối lượng trái phiếu nhà nước Mỹ trị giá $85 tỷ USD mỗi
tháng, và vẫn tiếp tục giữ nguyên lãi suất thắp để khuyến khích vay
mượn và tăng gia sức tiêu dùng…)
Những 4 gói kích cầu đã được tung ra giúp cho nền kinh tế Mỹ khởi
sắc thật sự, hạ thắp tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 7.3% vào tháng
9-2013, mặc dầu trong một chừng mực nào đó nền kinh tế Mỹ chưa thoát
khỏi tình trạng trì trệ 100%. Có người lo ngại, sau 4 gói kich cầu
quả bóng nợ công của Mỹ lại phình to hơn gây bất lợi cho nền kinh tế
Mỹ trong dài hạn. Các nhà kinh tế Trung Quốc vội đặt vấn đề và kêu
gọi thế giới nhìn về một thời đại ở đó nền kinh tế thế giới Phi
Mỹ hóa-De Americanized World Needed After US Shutdown. Trong 16 ngày công
sở liên bang của Mỹ bị đóng cửa, TQ hô hào hạ bệ Nuớc Mỹ và truất
phế vị thế đồng Mỹkim. Cũng như một số nhà kinh tế của các quốc
gia khác trên thế giới, các nhà kinh tế Trung Quốc đã phán đoán sai
lầm chỉ vì họ luôn luôn mang một ảo vọng là nền kinh tế của TQ sẽ
vượt nền kinh tế của Mỹ trong một ngày gần đây. Chúng ta thử nhìn
lại quá trình phát triển Tổng Sản Lượng Nội Điạ- GDP-từ năm
2008-2014 của Mỹ tương quan phát triển GDP của hơn 180 nền kinh tế trên
thế giới. Các chứng liệu này cung cấp từ IMF và WB. Chúng ta thấy
ngay họ đã sai lầm, những phán xét của họ mang tính hoang tưởng-
http://niemtin.free.fr/gdpestimation.htmĐể có một nhận định chính xác hơn, chúng ta thử nhìn lại Công thức
chung để tính Tổng Sản Lương Nội Đia-GDP:
GDP = (tiêu thụ tư nhân + Chi tiêu Chính phủ + Đầu tư + Xuất khẩu) -
Nhập Khẩu
GDP = (Consumption + Govt Spending + Investment + Exports) – Imports. Theo số
liệu chính xác US-GDP/2004= ($8.229, 1tỷ + $2.184, 4tỷ + $1.926, 9 tỷ +
$1.174, 8tỷ) – $1.781, 8tỷ = $11.733, 5tỷ
Vào năm 2004:
- Sức tiêu thụ-Consumption-của người Hoa Kỳ là $8.229, 1tỷ lớn hơn cả
GDP của TQ vào năm 2013 là $8.162, 213 tỷ
- Chi tiêu của chính phủ Mỹ -Govt Spending- là $2.184, 4tỷ lớn hơn GDP
của Ấn Độ năm 2013 là 1.997, 652 tỷ, gần bằng GDP-2013 của Italy,
Brazil, và Spain…
- Sức mua vào-nhập khẩu-của Mỹ tuy chỉ bằng 12% GDP của Mỹ, nhưng
trong thực tế năm 2004 Mỹ đã mua vào khối lượng sản phẩm nước ngoài
trị giá đến $1.781,5tỷ gần bằng GDP của Ấn Độ năm 2013 ($1.997,
652tỷ) lớn hơn GDP của Mexico năm 2013 ($1.678, 720tỷ)…
Chừng ấy chứng liệu cho chúng ta thấy bề thế của nền kinh tế Mỹ và
cũng giúp chúng ta hiểu thêm sức mạnh của đồng Mỹkim-dollar’s
supremacy-ngự trị trong rổ tiền dự trữ trên thế giới. Tính đến tháng
9-2013, không ai ngạc nhiên khi thấy đồng Mỹ kim được sử dụng như phương
tiện của 87% luồng giao dịch ngoại tệ trên thế giới. Một lần nữa cho
chúng thấy rõ các mộng ước thay vị thế đồng Dollars bằng đồng Yuan
trong rổ tiền dự trữ quốc tế của chính phủ Trung Quốc chỉ là hoang
tưởng.
Với Mỹ, hiển nhiên là khó có khả năng xảy ra khủng hoảng nợ công,
tuy nhiên chính phủ Mỹ vẫn công bố chương trình cắt giảm ngân sách và
chi tiêu công mạnh mẽ trong đó chỉ riêng chương trình y tế chăm sóc sức
khỏe đã giảm 700 tỷ Mỹkim nhầm giảm bớt nợ công. Theo chiết tính
của TS Trần Thị Vân Anh- (Tạp chí Tài Chánh.VN) chính phủ Mỹ cũng
thực hiện các giải pháp nhầm giảm 4000 tỷ Mỹkim trong lộ trình đến
năm 2022:
- 1000 tỷ Mỹkim đến từ việc tăng doanh thu
- 2000 tỷ Mỹkim đến từ việc cắt giảm chi tiêu Chính phủ.
- 1000tỷ MỹKim đến từ khoản tiết kiệm khác.
Thành quả này xem chừng có thể đạt được thông qua một trong hai chương
trình: Cắt giảm chi tiêu của nhà nước hay tăng thuế hoặc cũng có thể
kết hợp cả hai phương án trên.
ÁP LỰC CHÍNH TRỊ NG N SÁCH TRONG MỖI LẦN N NG TRẦN QUỐC TRÁI
Từ năm 1940 cho đến nay các nhá lập pháp Mỹ đã cho phép nâng trần nợ
công 79 lần. Sự thật nợ công không hẳn là nghiêm trọng cho quốc gia Mỹ
như các đảng phái chính trị tại Mỹ đang tìm cách đổ lỗi cho nhau.
Đảng cộng hòa thì ràng buộc gia tăng nợ công với Cải Cách Y tế.
Đảng Dân Chủ thì ràng buộc gia tăng nợ công với chi phí to lớn cho hai
mặt trận Iraq và Afghanistan và cũng một phần do chính sách giảm
thuế của Đảng Cộng Hòa cho nhà giàu và chương trình Bảo hiểm Y tế
của đảng Cộng Hòa để lại, và giá thuốc quá đắc đỏ. Trong thực tế
nhiều quốc gia giàu có khác như Nhật, Anh, Pháp, Ý, Nga…công nợ của
họ to lớn hơn công nợ của Mỹ nhiều nếu so với GDP của mỗi nước.
Nhật hiện tại số công nợ của họ là $10.000tỷ Mỹ kim, lớn gấp 2
lần, bằng 200% GDP của Nhật. Tuy nhiên Nhật cũng như các quốc gia Anh,
Pháp, Ý, Nga vẫn sinh hoạt bình thường và phát triển kinh tế đất
nước họ một cách hài hòa.
Cuộc khủng hoảng vừa rồi khiến đóng cửa văn phòng và công sở thuộc
chính phủ liên bang trong 16 ngày với lý do không phải là đảng Cộng
Hòa ngăn cản chính phủ Obama nâng trần quốc trái nhưng đảng Cộng Hòa
đã buộc việc Nâng Trần Quốc Trái lần này dính chặt vào việc hoãn
lại ít nhất một năm ngày khợi động, khai trương chương trình Cải Tổ Y
tế của ông Obama mà đảng Cộng Hòa từng méo mó gọi là Obamacare.
Chính phủ Hoakỳ đã xác lập ngày 1 tháng 10-2013 là ngày khơi động
chương trình Cải Tổ Y Tế. Từ ngày Cải Tổ Y tế-Medical Insurance
Reform-của Tổng thống Obama được thông qua bởi lưỡng viện Quốc Hội cho
đến nay đã 5 năm. Trong khoảng thời gian này đảng Cộng Hòa nhất các
thành phần cực đoan (hữu khuynh) Cộng Hòa-GOP-luôn luôn tìm cách đánh
phá triệt hạ cho bằng được, nhưng họ không thành công. Kế hoạch nâng
trần quốc trái lần này lại rơi đúng vào thời điểm khơi động, khai
trương chương trình Cải Tổ Y Tế. Các GOP và nhóm Tea Party thấy rằng
đây là thời cơ vàng để họ bắt chẹt Tổng thống Obama phải chọn một
trong hai giải pháp: Nếu muốn được phép nâng trần quốc trái thì phải
đình lại ít nhất là một năm kế hoạch khơi động chương trình Cải Tổ
Y Tế và ngược lại: Nếu muốn khơi động khai trương chương trình cải tổ
Y Tế đúng vào kỳ hạn thì sẽ không được chấp nhận cho phép nâng trần
quốc trái mặc dù việc này có thể đưa quốc gia HoaKỳ đến cảnh vỡ
nợ. Đây là trò chơi thật là nguy hiểm của đảng Cộng Hòa không hợp
tình cũng không hợp lý. Các GOP hoặc quên đi, hoặc không quan tâm đến
những gì xảy ra trên toàn diện thế giới và cho mỗi cư dân Mỹ nếu
chính phủ Hoa kỳ tuyên bố vỡ nợ. Theo báo Christian Science Monitor cho
biết nếu một khi Hoa kỳ tuyên bố vỡ nợ, thì hệ thống tài chánh thế
giới cũng đóng băng ngay lập tức. Các ngân hang khắp thế giới giảm
cho vay để tránh rủi ro. TQ và Nhật, hai chủ nợ ngoại quốc lớn nhất
của Mỹ sẽ mất hàng chục tỷ Mỹkim do đồng Mỹkim mất giá. Thêm vào
đó đà phục hồi kinh tế Nhật, E.U. và sức tăng trưởng kinh tế TQ cũng
bị kéo tụt theo. Đó là chưa nói đến cảnh xã hội Mỹ lầm than khi
chính phủ Mỹ tuyên bố vỡ nợ… Do đó, vừa tung ra kế hoạch buộc chặt
nâng trần quốc trái với thời hạn khơi động chính sách Cải tổ Y tế,
tất cả đảng Cộng Hòa hứng chịu mọi lời chỉ trích cùng khắp thế
giới và đánh giá thấp tinh thần trách nhiệm của những nhà lập pháp
của đảng này. Do đó đó không ai ngạc nhiên khi thấy kế hoạch này của
đảng Cộng Hòa thất bại.
Sau thông điệp gửi đến thế giới và Hoakỳ hôm sáng sớm 17/10/2013,
Tổng thống Obama đã xây dựng lại lòng tin của người dân Mỹ và thuyết
phục được thế giới giữ vững lòng tin vào sức mạnh của nền kinh tế
Mỹ. Hoa kỳ vẫn là nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu. Sau ngày
17/10/2013, Trung Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia giàu có khác trên
thế giới đồng ý tiếp tục mua trái phiếu của bộ Tài chánh Mỹ và
tiếp tục đầu tư ngược lại vào nước Mỹ. Đó là những biểu hiện có
sức thuyết phục nhất nói lên sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lòng
tin các nhà đầu tư quốc tế: Nước Mỹ là vùng đất đầu tư kinh tế tốt
nhất, an toàn nhất và lành mạnh nhất trên hành tinh này./.
ĐÀO NHƯ
thetrongdao2000@yahoo.comOak park, Illinois, USA
October-30-2013
GHI CHÚ VỀ NGUỒN
Bài Viết trên được xây dựng bằng những dữ kiên trích từ các nguồn
sau đây:
1- FED leaves low interest-rate policies unchanged
http://finance.yahoo.com/news/fed-leaves-low-interest-rate-180138147.html2- Bảng danh sách 180 nền kinh tế sắp theo thứ tự GDP-dựa trên tài
liệu từ IMF và WB
http://niemtin.free.fr/gdpestimation.htm3- WEBSITE CỦA BỘ TÀI CHÁNH MỸ NÓI VỀ NỢ CÔNG CỦA MỸ NĂM July-2012 -
July-2013
http://www.treas.gov/tic/mfh.txt4- MỸ VÀ BÀI TOÁN NỢ CÔNG
http://www.tapchitaichinh.vn/Nhan-dinh/Du-bao/My-va-bai-toan-no-cong/25710.tctc5- MỸ-NỢ CÔNG & FED
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-282_4-1116946- Boehner to Tea Party: shut yourself down
http://www.bloomberg.com/news/2013-10-15/boehner-to-tea-party-shut-yourself-down.html?cmpid=yahoo7- TỔNG THỐNG OBAMA-PHAI LẤY LẠI NIỀM TIN CỦA NGƯỜI MỸ
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/obama-phai-lay-long-tin-cua-nguoi-my-2896350.html8- De-Americanized World needed after US shutdown China media
http://news.yahoo.com/americanized-world-needed-us-shutdown-china-media-03014967.html9- Tòan cảnh nợ công Mỹ
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/toàn-canh-no-cong-my-2895057.html