Chỗ nào cũng thấy trốn thuế... Thế mới lạ. Câu hỏi nên nêu ra rằng,
khi trốn thuế nhiều như thế, có thể tin rằng có phải cán bộ thuế
đã lặng lẽ nhắm mắt làm ngơ vì lý do nào đó?
Thậm chí đạị doanh nghiệp quốc tế vào VN cũng trốn thuế mới lạ.
Báo An Ninh Thủ Đô có bản tin “Keangnam Vina có tên trong danh sách
chuyển giá, trốn thuế hàng nghìn tỷ đồng?” trong đó chỉ đích danh:
“Cùng với Coca - Cola, Metro, Adidas, đại gia bất động sản Keangnam-Vina
(Hàn Quốc) đã lọt vào danh sách các đối tượng bị nghi vấn chuyển
giá, giao dịch liên kết, trốn thuế lớn nhất trong cuộc điều tra chống
chuyển giá gần đây của ngành thuế.
Công ty TNHH một thành viên Keangnam - Vina sau 5 năm vào Việt Nam, báo
lỗ liên tục. Thậm chí, năm 2011, khi toà nhà Keangnam đi vào vận hành,
doanh thu của công ty này lên tới hơn 5.000 tỷ đồng thì điệp khúc lỗ vẫn
tái diễn. Tuy nhiên, bằng những dàn xếp về giá vốn xây dựng, một
khoản lợi nhuận kếch sù đã được Keangnam Vina chuyển về Hàn Quốc.
Mới đây Keangnam Vina đã buộc phải thừa nhận vi phạm chuyển giá với
giá trị phải điều chỉnh tới 1.220 tỷ đồng...”(ngưng trích)
Thế là quá lắm. Trốn thuế tới cả ngàn tỷ đồng...
Báo VnEconomy lại kể về một bản báo cáo:
“Tội phạm trong lĩnh vực thuế diễn ra hết sức đa dạng, tăng mạnh,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp, cơ quan công an đã khám phá và
phối hợp với cơ quan thuế xử lý hình sự 218 vụ, xử lý hành chính
10.155 vụ việc vi phạm trong lĩnh vực thuế. Thu hồi cho ngân sách hơn
782 tỷ đồng tiền trốn thuế, tiền phạt vi phạm hành chính về
thuế.”(ngưng trích)
Trong 5 năm, bắt thuế về cả hình sự và xử lý hành chính hơn mười
ngàn vụ việc như thế có phảỉ là ít hay chăng? Còn các đại doanh
nghiệp như Coca-Cola thì sao? Nhưng đó là có hồ sơ phạt thuế. Sau đây
là con số mới lạ: 92% doanh nghiệp bị thanh tra đều vi phạm về thuế.
Báo Hải Quan viết:
“...theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, con số phát hiện
ra vi phạm về thuế mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Thực
trạng vi phạm trong lĩnh vực thuế và hải quan rất cao, nhiều lĩnh
vực, bộ phận khá nghiêm trọng. Thực tế hiện nay, trong tổng số
460.000 doanh nghiệp cấp phép đăng ký kinh doanh nhưng cũng có trên dưới
50.000 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh nhưng không có kê khai thuế, đây
cũng là nhóm có nhiều rủi ro. Còn qua công tác thanh, kiểm tra của
ngành Thuế cho thấy, trung bình 1 năm ngành Thuế thanh tra khoảng 18
đến 20% doanh nghiệp (tương đương 11.000 đến 12.000doanh nghiệp) nhưng có
đến 92% DN có vi phạm về thuế. Và mỗi năm qua công tác thanh tra đã
góp phần làm tăng thu ngân sách 12.600 tỷ đồng. Riêng 9 tháng đầu năm
2013 đã thu được 8.500 tỷ đồng.”(ngưng trích)
Điều suy nghĩ là, không riêng doanh nghiệp đời thường, mà cả các doanh
nghiệp “quả đấm thép chủ đạo” cũng trốn thuế, hay xin ưu đãi thuế...
mới lạ.
Báo về kinh doanh VEF trong bài phân tích tưạ đề “Khắp nơi trốn thuế,
xé nát túi tiền quốc gia” đã viết:
“...Trong khi đó, các Tập đoàn kinh tế Nhà nước vẫn cứ liên tục hồn
nhiên xin... cứu thuế. Dường như, có bao nhiêu dòng thuế, sắc thuế mà
các Tập đoàn, Tổng công ty này phải nộp thì đều được liệt kê xin
miễn, giảm cả. Ví dụ như Tập đoàn Than- Khoáng sản (Vinacomin) xin
giảm phí môi trường xuống tới 10 lần, giảm thuế xuất khẩu than xuống
một nửa, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) xin giảm các loại
thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu trong công nghiệp đóng tàu. Và
mới đây, Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) xin ưu đãi về cảng
phí...
Trong khi đó, Tập đoàn Dầu khí vừa qua, phải nộp trả ngân sách 19.000
tỷ đồng tiền lãi dầu khí.
Tài nguyên khoáng sản của đất nước được đào lên, đem bán cho nước
ngoài nhưng lợi nhuận cũng không được nộp đủ về cho ngân sách. Chuyển
giá, buôn lậu, trốn thuế, lách thuế... diễn ra khắp nơi. Các chuyên
gia kinh tế nói, ngân sách không thâm thủng mới là lạ...”(ngưng trích)
Cuối cùng thì, từ doanh nghiệp nhà nước cho tới tư nhân, từ doanh
nghiệp ngoại cho tới nội đều rủ nhau trốn thuế... Thế mới lạ. Rồi
chỉ có dân thường mới thê thảm...