Hôm nay,  

Lê Quốc Quân Nghe ‘Tổ Quốc Gọi Tên’ Mình

13/09/201300:00:00(Xem: 10865)
Đêm qua tôi nghe Tổ Quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá


Trong những ngày biết chắc rằng mình sẽ bị bắt. Ls Lê Quốc Quân nhắn lại với bằng hữu và đồng bào anh những suy tư của mình qua bài thơ “Tổ quốc gọi tên” Của Nguyễn Phan Quế Mai.

Biển đã dậy sóng trong Lê Quốc Quân; vì biển cũng đã từng dậy sóng những năm nào khi thuyền trưởng Nguỵ Văn Thà ra lệnh cho các thuỷ thủ của ông dùng bè để đào thoát. Vị thuyền trưởng đã cùng một số pháo thủ chọn ở lại tiếp tục chiến đấu khi con tàu HQ-10 lúc đó đã bị hư hại nặng nề. Để rồi sau đó hộ tống hạm Nhựt tảo HQ-10 đã chìm xuống cùng với vị thuyền trưởng và các pháo thủ quả cảm này.

Tiếng sóng Hoàng Sa dường như còn vọng tiếng của vị chỉ huy và các pháo thủ của ông. Lê Quốc Quân nghe được tiếng vọng ấy và anh nghe như tiếng Tổ quốc gọi tên mình.

Tiếng Tổ Quốc vọng về từ biển cả
Nên bão tố dập dồn chăng lưới bủa vây


Ôi! Tổ quốc của anh, bao nhiêu người đã ngã xuống cho mảnh đất này được vẹn toàn. Hỏi ai không bị xúc phạm khi tàu của hải quân Trung Quốc ngang nhiên xả súng bắn vào tàu của ngư dân vô tội ngay trên vùng biển quê mình?! Ai không đớn đau khi dấu vết máu xương của Nguỵ Văn Thà và các pháo thủ ngày nào còn nguyên đó mà Hoàng Sa, Trường Sa bây giờ giặc đang chiếm đóng?! Ai không căm giận khi sau lưng mình, hàng chục ngàn cây số vuông lãnh thổ và lãnh hải đẫm đầy máu và nước mắt của tiền nhân trong đó có Ải Nam Quan, có thác Bản Giốc, và nhiều cao điểm quân sự khác đã bị sang nhượng cho quân giặc?! Ai không căm giận khi ngày nay chính những con người mang tên Việt ngồi trên ghế cai trị dám mở miệng dạy bảo dân chúng rằng tất cả những lãnh thổ ấy xưa nay vẫn thuộc Tàu?!

Tổ Quốc của tôi, Tổ Quốc của tôi!
Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ
Thắp lên ngọn đuốc Hòa Bình,
Bao người đã ngã

Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông

Ai có thể quên được cuộc tàn sát đẫm máu những người lính hải quân Quân Đội Nhân Dân trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa vào ngày 14/03/88 ? Sau 14 năm xảy ra biến cố tại Hoàng Sa của HQ-10 và sau 13 năm thống nhất đất nước; những người lính đi xây dựng đảo hôm ấy không có lấy một vũ khí nào trong tay ngoại trừ cuốc xẻng. Dù vậy, cho tới những hơi thở cuối cùng họ đã nhất quyết giữ vững ngọn cờ chủ quyền Việt Nam. Và họ đã ngã xuống dưới lằn đạn của hải quân Tàu trong uất hận không giữ được xương thịt của tổ quốc.

Tổ quốc là một khái niệm mang tính cách tinh thần, chúng ta không nhìn thấy, không đong đếm, không sờ mó được, nhưng tổ quốc gắn bó với ta và làm chúng ta gắn bó với nhau một cách lạ lùng. Ta cảm được cái tiết tháo, cái can trường khi Trần Bình Trọng chỉ tay mắng giặc: "Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc". Ta rung động cùng vị vua trẻ khi ngài đặt bút viết câu thơ về người lính già của cuộc chiến thắng những năm Nguyên Phong xưa. Ta thấu hiểu vì sao với hai chân bại liệt, người tù Lương Ngọc Quyến vẫn giành được bảy ngày độc lập cho Thái Nguyên. Nhưng ta không thể hiểu khi kẻ cầm quyền quay lưng với tổ quốc. Dù bất cứ với danh xưng gì, họ không còn là đồng bào của ta, họ đã nhập bọn cùng "kẻ lạ".

Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình
Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ Quốc
Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước
Một tấc biển cắt rời vạn tấc đất đớn đau


Lê Quốc Quân đã đau cái đau của đất, anh đã đau cái đau của binh nhất Nguyễn Văn Lanh khi trung uý Phương ngã xuống với ngọn cờ. Nhìn thấy đồng đội ngã xuống trước họng súng của hải quân Tàu, biết mình sẽ là người kế tiếp nhưng binh nhất Lanh vẫn lao đến đỡ lấy lá cờ trên tay của trung uý Phương. Ngọn lưỡi lê của giặc có thể đâm thẳng vào trái tim anh nhưng nó không thể nào chia cắt anh cùng tổ quốc.

Nguyễn văn Lanh không phải là một vị tướng, anh chỉ là một người lính mang cấp bậc binh nhất; nhưng anh biết để còn là một người lính, dẫu với hai tay không, anh phải bảo vệ danh dự của tổ quốc.

Ngày ấy, nào có xa lắm đâu hỡi những người đồng đội của binh nhất Nguyễn Văn Lanh. Các anh đang ở đâu sao giờ đây trên vùng biển trời của quê hương:

Sóng chẳng còn bình yên dẫn lối những con tầu
Sóng cuộn đỏ máu những người đã mất
Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc


Tôi sẽ vẫn là tôi nếu tôi còn tổ quốc. Lê Quốc Quân biết vậy, để còn được là người Việt Nam, để còn được là một phần của tổ quốc, anh chấp nhận mọi cái giá mà kẻ cầm quyền giáng xuống anh cùng gia đình. Anh bảo: “Tôi xin đón nhận mọi khó khăn như những món quà mà tổ quốc đã trao tặng cho mình” Anh gởi lại đàng sau những lời tâm huyết với chín mươi triệu đồng bào của anh. Ước mong họ sẽ đứng cùng anh đem thân mình chở che cho tổ quốc.

Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng Việt Nam
Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ Quốc linh thiêng
Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố


Tôi tin rằng bằng hữu và đồng bào của Lê Quốc Quân đã nghe được lời anh nhắn. Và cái ngày mà chín mươi triệu người cùng đem thân mình chở che cho tổ quốc đó đang đến gần. Ngày đó tù ngục sẽ rạp dưới chân người. Không một ai, không một bạo lực nào có thể cắt chia dân mình với tổ quốc.

Và tôi như nhìn thấy cái hình ảnh của Lê Quốc Quân trước hàng ngàn những con người đổ về Hà Nội đứng cùng anh dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ. Và cũng cái giọng Nghệ An ngày nào, anh sẽ đọc những câu thơ của Nguyễn Phan Quế Mai:

Ngọn đuốc Hòa Bình trên tay rực lửa
Tôi lắng nghe Tổ Quốc gọi tên mình


Và bạn ơi! mỗi chúng ta, mỗi người Việt Nam hôm nay hãy cùng với anh Lê Quốc Quân nghe Tổ Quốc gọi tên mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.