Hôm nay,  

Võ Đại Tôn Về Thăm San Jose

06/07/201300:00:00(Xem: 6092)
Trời San Jose gặp ngày rất nóng. Chiều chủ nhật 30 tháng 6-2013. Nhà hàng Mỹ Tho trên đường Capitol Expw chứa 250 người là quá tải. Nhẩy dù Bùi Đức Lạc nói là nhà hàng mở nhầm máy sưởi. Bàn ghế chật hẹp. Đi lại khó khăn. Nếu không có chút tình, chẳng ai mò đến làm gì. Nhưng…thân hữu của ông bà Võ Đại Tôn từ San Jose đến dự đã đành. Họ cũng đến từ San Fran, Oakland, Stockton, Fresno và Sacto…. Chương trình khá chặt chẽ. Luật sư Tâm và cô Ngọc Thủy làm MC. Anh Huỳnh Lương Thiện chào mừng và chiếu phim cuộc họp báo bất hủ của ông Tôn tại Hà Nội. Phóng viên Việt Vùng Vịnh cắt ráp ngon lành. Anh Đỗ Hùng và anh Cao Oakland tường trình và chiếu phim về thời gian bắc Cali đón ông Tôn được tự do về thăm Hoa Kỳ. Chuyện đã lâu mà tưởng như hôm qua. Phần riêng tôi, vốn là người cao niên trong ban tổ chức nên có đôi lời nói về anh chị Tôn. Sau đó là đến phần diễn giả chính. Chiến sĩ Võ Đại Tôn từ Úc châu qua, đi một vòng trong sứ mạng vận động yểm trợ cho công cuộc đấu trong nuớc. Ông nói hết sức hùng hồn và tâm huyết. Sau đó là phần văn nghệ bao gồm nhạc đấu tranh và ngâm thơ Hoàng Phong Linh, bút hiệu thi sĩ của ông Tôn. Dù trời nóng và đường về xa xôi nhưng hầu hết bạn bè và đồng hương đều ở lại cho đến phút chia tay. Từ hai châu lục, cách trở một đại dương, biết bao giờ mới gặp lại. Đây là lần cuối? Có thể.

Cá nhân tôi, trong tình bằng hữu xin gửi đến độc giả bài nói chuyện của chúng tôi về anh chị Võ Đại Tôn như sau.

Thưa quý vị,

Tôi rất hân hạnh được giới thiệu 1 người khách phương xa đến San Jose. Một người mà mọi người cũng đã biết. Có lẽ các bạn đã biết rõ ông bà Võ đại Tôn sẽ ngồi yên và tự hỏi xem ông này sẽ giới thiệu ra sao.

Nói đến Võ đại Tôn là phải nói đến những con người phục quốc thời kỳ 80. Vào năm 1980 sau 5 năm cộng sản thôn tính miền Nam, hải ngoại bắt đầu nói chuyện trở về. Ban Thùy Dương từ quận Cam cất tiếng.

Này em, anh sẽ về bên kia biên giới, đèn nhà ai hay đóm lửa quê người

Đầu tiên tôi phải nói đến tiến sĩ Trần văn Bá. Kháng chiến quân của anh Bá lọt được vào Cà Mâu bằng đường biển. Bá đi cùng phi công Mai văn Hạnh. Bị công an Nguyễn tấn Dũng là thủ tướng hiện nay, bắt. Chiến sĩ lãnh tụ sinh viên Trần văn Bá bị cộng sản xử bắn tháng 1 năm 1985 lúc 40 tuổi. Anh sống những ngày sau cùng trong niềm cô đơn khắc khoải của 1 chiến sĩ hải ngoại đến từ Âu châu. Cha của anh là Trần văn Văn bị cộng sản ám sát tại Sài Gòn năm 1966. Trước khi Bá bị tử hình, giao thừa 1985 thủ tướng Pháp lên tiếng kêu gọi Hà Nội trả tự do cho không quân Mai văn Hạnh. Anh là pilot VNCH, qua Pháp lấy vợ đầm, lái hàng không dân sự cho Air Maroc. Vậy mà bỏ tất cả về phục quốc lãnh án tử hình.

Nhờ Pháp can thiệp, không quân Mai văn Hạnh được thả về Pháp nhưng tóc vàng sợi nhỏ không còn nữa. Vợ đầm của anh đã bỏ đi lấy tây. Hạnh qua Bolsa chơi với không quân Vũ văn Ước. Anh đột tử, chết ở quận Cam. Đám tang người anh hùng phục quốc, quan tài đem thiêu trong hộp carton. Không có ai phủ cờ. Chỉ có 1 mình đại tá Ước già hiện diện. Cả không quân anh dũng muôn đời nào có ai biết gì đâu mà đưa tiễn.

Sau phi công Hạnh không quân, nay nói đến hải quân.

Anh Bá bị xử tử năm 1985 nhưng anh Minh, tướng Hoàng cơ Minh vẫn quyết tâm trở về. Lực bất tòng tâm. Không đủ quân số. Không đủ phương tiện, không đủ lương thực, bị săn đuổi trên đường về. Sau cùng hải quân Hoàng cơ Minh bị thương, đã cùng anh em ngồi dưới gốc cây trong rừng núi Hạ Lào. Một phát sung vào đầu , ông Minh tự sát, 52 tuổi. Ông là người trở về từ Bắc Mỹ. Là người phục quốc thất bại danh tiếng nhất. Nhắc đến ông Minh hôm nay là để ghi đến sự hiện diện của luật sư Hoàng cơ Long trong số quan khách. Ông Long là anh ông Minh.

Bây giờ nói đến người về từ Úc Châu. Với người anh hùng còn sống, tôi không nói chuyện tử sinh. Tôi xin nói đến tình yêu. Ở đây có ai đã dự lễ cưới của anh Tôn lấy chị Mai năm 1972 tại Việt Nam. Nếu chưa thì quí? vị xin ghi lại ngày hôm nay là ngày cưới trở lại của 2 người tại San Jose. Nhớ lại chuyện cũ. Gia đình ông Tôn định cư tại Úc châu như mọi người. Thành hôn được tám năm. 1980 là năm anh ra đi. Kiều lẩy:

Tám năm hương lửa đang nồng
Trượng phu chợt thấy động lòng bốn phương

Ông Tôn lên đường về nước. Người chiến sĩ bộ binh của VNCH trải qua thời gian dài tại biên giới rồi bị bắt năm 1982, trong trận chiến hết sức cô đơn, qua kỳ họp báo ở Hà Nội rồi sống với những đòn thù, ông được trả tự do về Úc năm 1992.

Sau các nhân vật phục quốc từ Mỹ, từ Âu châu, Võ đại Tôn đại diện châu Úc đã trở về.

Ra đi đành một nhẽ. Đi luôn cũng đành một nhẽ. Trở về có những vinh quang và trăn trở của cuộc sống trở về.

Anh trở về dang dở đời em. Cô Mai chờ đợi và một mình nuôi con đã 10 năm. Tưởng rằng ở vậy đã quen. Nào ngờ anh trở về ánh mắt chưa quen. Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi nhắc đến kinh nghiệm giữa tình yêu và lý tưởng đấu tranh.

Chuyện tù đầy cộng sản là chuyện dài đau thương bất tận. Nhưng 10 năm tù cộng sản còn cho anh hút thuốc lào. Sao về lại đất tự do em lại không cho anh hút thuốc lào.

Đó là nói chuyện ông Tôn với tình yêu. Lại còn dư luận. Sự hy sinh, quyết tâm của Võ đại Tôn đã thật rõ ràng nhưng búa rìu dư luận phê phán vẫn hết sức ồn ào và bất công.

Có một anh bạn trẻ đã viết rằng : Bác Tôn sao bác không chết đi.

Tôi có trả lời rằng. Chết cũng không xong với dư luận điên cuồng ác độc. Mở trang net tìm vào chữ Hoàng cơ Minh có cả ngàn lời phê phán mắng chửi người chiến sĩ kiêu hùng đã chết trên đường về. Xem như thế ta có thể nghĩ rằng, nếu sống lại trong thời nay thì ngay cả tướng Trần bình Trọng cũng bị đánh phá. Cuối thế kỷ 20 ông sẽ bị thơ rơi, qua thế kỷ 21 là chết với email. Thiên hạ sẽ cho ông là tay sai của giặc Tàu. Ông là Việt gian đã đóng kịch khi nói rằng: Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc.

Nhưng mà sao những tin tức đánh phá anh em ta ở hải ngoại xem kỹ lại thật giống như trên báo công an nhân dân. Năm 1982 khi Võ Đại Tôn bị bắt, đó là năm cộng sản toàn trị xem như sắp bá chủ thế giới. Năm 1992 ông được tự do, thiên đường Sô viết xụp đổ.

Năm nay 2013, chúng ta có dịp nhìn thấy anh Tôn và cô Mai bên nhau trong chuyến về thăm bằng hữu. Một chút hạnh phúc cuối đời sau những hy sinh lớn lao. Để trả lời cho người bạn trẻ, bác Tôn không chết đâu, bác sẽ còn sống để nhìn thấy những ngày cuối cùng của cộng sản Việt Nam. Trong niềm hy vọng vào tương lai, tôi giới thiệu anh chị Võ Đại Tôn với quý vị.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.