1* Mở bài
Sự đắc cử của ứng cử viên ôn hoà theo đường hướng cải tổ, Hassan Rouhani, cho thấy người dân Iran không còn ủng hộ đường lối cứng rắn của tổng thống Mahmoud Ahmadinejad. Họ hy vọng tổng thống Rouhani sẽ đưa Iran thoát ra khỏi cấm vận, phục hồi kinh tế để người dân đở khổ hơn.
Ông Rouhani hứa hẹn sẽ tạo ra một kỷ nguyên mới cho Iran, thế nhưng, vì quyền hạn của chức vụ tổng thống có nhiều hạn chế cho nên ông không có thể tháo gở cái nguyên nhân đưa đến mọi chuyện tồi tệ cho đất nước, đó là chấm dứt chương trình sản xuất vũ khí nguyên tử của nước nầy.
2* Giáo sĩ ôn hoà Hassan Rouhani đắc cử tổng thống Iran
2.1. Giáo sĩ ôn hoà đắc cử tổng thống Iran
Trong cuộc bầu cử ngày 16-6-2013, giáo sĩ có khuynh hướng ôn hoà Hassan Rouhani, 64 tuổi đã đắc cử tổng thống Iran với số phiếu vượt trội hơn những ứng cử viên khác.
Theo dự liệu, lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei sẽ phê chuẩn kết quả vào ngày 3-8-2013, và sau đó tân tổng thống sẽ tuyên thệ trước quốc hội.
Giáo sĩ Hassan Rouhani được biết đến như là một người ôn hoà theo khuynh hướng cải tổ.
Hàng ngàn dân chúng khắp nơi đổ ra đường ăn mừng, hô vang, vổ tay…làm tắc nghẻn giao thông ở một số đường phố. Tiếng còi các loại xe vang lên inh ỏi, dân chúng ăn mừng vì có hy vọng Iran sẽ thoát ra khỏi tình trạng suy đồi kinh tế, bị cô lập vì cấm vận của quốc tế, vì thái độ hung hăng và thách thức của cựu tổng thống Mahmoud Ahmadinejad về việc sản xuất vũ khí hạt nhân của nước nầy.
2.2. Những lời hứa hẹn khi tranh cử
Trong chương trình tranh cử, Hassan Rouhani hứa sẽ mang lại một kỷ nguyên mới cho nước Iran.
Trong cuộc họp báo đầu tiên, giáo sĩ nầy tuyên bố: “sẽ theo đuổi con đường ôn hoà và công lý chứ không theo con đường cực đoan”. Ông còn hứa sẽ phục hồi nền kinh tế suy yếu của Iran và giao tiếp xây dựng với thế giới. Đối với Hoa Kỳ, ông Rouhani cho rằng đó là một vấn đề hết sức phức tạp, “một vết thương cũ cần phải được chữa lành”.
Ông cho biết, hai điều cụ thể gỡ bỏ cấm vận và chế tài của quốc tế, đó là, theo con đường hướng tới sự minh bạch về chương trình hạt nhân, và hai là thúc đẩy sự gia tăng lòng tin cậy của các quốc gia khác đối với Iran.
3* Những thách thức ngoài tầm tay của tổng thống Hassan Rouhani
Sau đây là những thách thức mà tân tổng thống Iran khó vượt qua để thực hiện lời cam kết khi ra ứng cử, vì quyền lực của chức vụ tổng thống bị hạn chế.
3.1. Thách thức thứ nhất: Viện trợ cho Hamas và Hezbollah
Vì chủ trương tiêu diệt Do Thái và hy vọng lãnh đạo khu vực, nên Iran đã viện trợ tài chánh và vũ khí cho hai tổ chức Hồi giáo cực đoan là Hamas ở Dải Gaza và Hezbollah ở Li Băng (Lebanon). Hai tổ chức nầy nằm hai bên biên giới đông và tây của Do Thái, xem như hai tiền đồn của Iran để kềm chế Do Thái.
Trang mạng tin tức tình báo Debka của Do Thái tiết lộ, vào ngày 18-11-2012, một chiếc tàu chở 220 hoả tiễn tầm ngắn và 50 hoả tiễn hiện đại Fajr-5 cung cấp cho Hamas bằng con đường hầm ở biên giới Ai Cập và Dải Gaza.
3.2. Bảo vệ chế độ độc tài Bashar al-Assad của Syria
Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei lên tiếng ủng hộ Bashar al-Assad, tuyên bố: “Ở đâu có phong trào Hồi giáo chống Mỹ thì chúng tôi ủng hộ họ”.
Những nguồn tin từ các cơ quan truyền thông: The Guardian, The Telegraph và Reuters tường thuật, Iran giúp Assad những thiết bị kiểm soát biểu tình, kỹ thuật thám thính, xăng dầu và những tay súng bắn tỉa. Nhà báo Geneive Abdo cho biết, Iran cung cấp cho Damascus kỹ thuật kiểm soát email, cell phone và các trang web xã hội, đồng thời cũng cung cấp nhiều triệu đô la để thành lập một đạo quân mạng (Cyber Army) mục đích theo dõi những người đối lập Online. Đài phát thanh Do Thái tiết lộ trong lực lượng an ninh Syria có nhiều người nói tiếng Ba Tư của Iran.
Ngày 17-6-2013, tờ Independent của Anh dẫn một nguồn tin của Iran cho biết, Tehran sẽ gởi 4,000 Vệ binh Cách mạng đến tham chiến bảo vệ chế độ al-Assad, đồng thời sẽ mở một “Mặt trận Syria” chống lại Do Thái ở cao nguyên Golan. Hành động nầy tạo ra những lo ngại là xung đột tại Syria sẽ lan ra trong khu vực, trở thành một cuộc đối đầu tôn giáo giữa hai hệ phái Sunni và Shiite, vì Iran và Syria thuộc Hồi giáo Shiite, trong khi đó, quân nổi dậy ở Syria thì thuộc về hệ phái Sunni.
3.3. Sản xuất vũ khí hạt nhân để được sống còn
Iran chủ trương tiêu diệt Do Thái, xoá tên nước nầy trên bản đồ thế giới, nhưng hiện tại Do Thái đang có khoảng 200 đầu đạn hạt nhân, cho nên Iran chỉ có con đường sản xuất vũ khí nguyên tử để có thể đương đầu với Do Thái và tránh bị hủy diệt. Iran cũng bị bị một vố đau bởi vũ khí giết người hàng loạt, đó là trong cuộc chiến giữa Iran và Iraq, đã có trên 100,000 quân nhân và thường dân là nạn nhân của vũ khí hoá học của Iraq. Vết thương chưa lành, nên cần phải có vũ khí tương tự để phòng vệ và trả đủa, tránh vế thương thứ hai.
Ngày 11-6-2013, tình báo Do Thái khẳng định Iran đang ra sức mở rộng hạ tầng hạt nhân với mục đích chế tạo 30 quả bom nguyên tử mỗi năm. Ông Yuval Steinitz, bộ trưởng tình báo cho biết, Iran đã tiến rất gần đến giới hạn đỏ mà thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu đã tuyên bố hồi năm 2012.
“Họ đang chạy theo với thời gian, nâng cao sản xuất bằng cách lắp đặt thêm nhiều máy ly tâm có tốc độ cao hơn. Họ đã có 190kg uranium, đủ để chế tạo một quả bom nguyên tử. Đài CBN News (Mỹ) dẫn lời ông Steinitz, cho rằng, mục tiêu của Iran không phải là chỉ một quả bom, mà là một kho vũ khí hạt nhân.
Cơ quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế (The International Atomic Energy Agency-IAEA) của LHQ cho hay, họ có đủ bằng chứng cho thấy Iran vẫn tiếp tục chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân.
3.3.1. Bắc Hàn cung cấp công nghệ hạt nhân cho Iran
Ngày 22-7-2011, một viên chức an ninh hàng đầu của Anh cho biết, Bắc Hàn và Iran đang hợp tác chế tạo hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử. Bình Nhưỡng đã bán công nghệ làm giàu Uranium (Uranium enrichment program) và giúp chế tạo hoả tiễn mang đầu dạn hạt nhân. Đó là nguồn lợi chính của Bắc Hàn.
3.3.2. Trung Cộng giúp Iran phát triển vũ khí hạt nhân
Hồi tháng 10 năm 2010, tờ Washington Post dẫn lời của một viên chức cao cấp Mỹ cho hay, HK vừa mới gởi cho Bắc Kinh một danh sách những công ty và ngân hàng TC đã vi phạm lịnh cấm vận của LHQ, về việc trừng phạt chương trình vũ khí hạt nhân của Iran. Đó là TC giúp Iran nâng cấp công nghệ hỏa tiễn và phát triển vũ khí nguyên tử. Bắc Kinh có khả năng sửa chữa, nâng cấp và cải tiến các loại vũ khí mà Nga đã cung cấp cho Iran trước kia.
Nghị Quyết số 1929 của HĐ/BA/LHQ, cấm cung cấp cho Iran tất cả những loại vũ khí thông thường và những phụ tùng thay thế cho những thứ vũ khí đó, bao gồm xe tăng, xe bọc thép, pháo cở lớn, phi cơ chiến đấu, trực thăng quân sự, tàu chiến, hoả tiễn và hệ thống phóng hỏa tiễn. TC và Nga đã ký tên vào NQ đó, nhưng qua những mánh mung, lươn lẹo, TC đã bán kỹ thuật cho Iran như đã nói trên.
4* Hệ thống quyền lực của Iran
4.1. Chức vụ Lãnh Tụ Tối Cao
Lãnh Tụ Tối Cao hiện tại là Giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei, nắm giữ tất cả quyền lực quốc gia. Là Tổng Tư Lịnh quân đội và các lực lượng an ninh tình báo. Quyết định chính sách ngoại giao và nắm độc quyền tuyên chiến. Lãnh Tụ Tối Cao được Hội Đồng Chuyên Gia, gồm 86 giáo sĩ Hồi giáo bầu ra, nhiệm kỳ 7 năm.
Lãnh Tụ Tối Cao chỉ định và bổ nhiệm các cấp chỉ huy quân đội, an ninh tình báo, cảnh sát, truyền thanh, truyền hình.
4.2. Hội Đồng Chuyên Gia
Là một cơ quan gồm 86 giáo sĩ được cho là “đạo đức và thông thái” do toàn dân bầu lên, nhiệm kỳ 8 năm. Hội Đồng Chuyên Gia bầu ra chức vụ Lãnh Tụ Tối Cao và có quyền cách chức, chức vụ nầy bất cứ lúc nào. Hội Đồng Chuyên Gia họp mỗi năm một lần, kéo dài một tuần lễ.
4.3. Chức vụ Tổng thống Iran
Tổng thống là chức vụ cao nhất trong ngành hành pháp, do phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm. Vị trí quyền lực của tổng thống đứng hàng thứ hai, sau Lãnh Tụ Tối Cao. Chính phủ gồm có 8 Phó tổng thống và 21 bộ trưởng.
Tổng thống không có quyền trong việc đối ngoại, không có quyền chỉ huy các lực lượng vũ trang và cũng không có quyền trong chính sách hạt nhân của Iran.
5* Vài nét tổng quát về tổng thống Hassan Rouhani
Hassan Rouhani (cũng được chuyển tự thành: Ruhani, Rohani, Rowhani), sinh ngày 13-11-1948 trong một gia đình Hồi giáo hệ phái Shiite tại thành phố Sorkheh, tỉnh Semnan. Có bằng cử nhân luật, thạc sĩ và tiến sĩ luật tại Đại học Glasgow Caledonian, Scotland, Anh Quốc. Nói thông thạo tiếng Anh, tiếng Á Rập và tiếng Ba Tư.
Ông từng giữ những chức vụ Chỉ huy không quân Iran, Phó tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang, lãnh đạo Ủy ban Quốc phòng và Chính sách Đối ngoại Quốc hội, đã từng giữ chức trưởng đoàn đàm phán về hạt nhân của Iran.
Ông tuyên bố, chính phủ của ông không phải là một chính phủ thoả hiệp hay một chính phủ đầu hàng.
6* Tổng quát về nước Iran
6.1. Nước Iran
Nước Iran nằm trong Vịnh Á Rập, có biên giới chung với Iraq, Afghanistan, Pakistan, Thổ Nhỉ Kỳ, Armenia.
Diện tích: 1,648,195 Km2.
Dân số: 78,868,711. (90% là người Hồi giáo hệ phái Shiite).
6.2. Quân đội Iran
Lực lượng vũ trang Iran có quân số 425,000 người, gồm có lục quân (bộ binh, thiết giáp, pháo binh, công binh…), không quân, hải quân, phòng không.
Giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei là tổng tư lịnh các lực lượng vũ trang Iran. Bộ trưởng quốc phòng có nhiệm vụ thiết lập kế hoạch tiếp vận và ngân sách cho quân đội mà thôi.
6.3. Vệ Binh Cách Mạng
Vệ Binh Cách Mạng (VBCM) là một trong lực lượng võ trang của Iran. Quân số khoảng 200,000 người. Là một đạo quân rất tinh nhuệ, độc lập với quân đội Iran. Ngoài sức mạnh về quân sự ra, VBCM giữ một vai trò rất quan trọng về chính trị và kinh tế của Iran.
Hoa Kỳ đã xếp VBCM vào danh sách các nhóm khủng bố QT. Danh sách hiện có 42 tổ chức, trong đó có Al-Qaeda, nhóm Hezbollah ở Libăng, nhóm Hamas của Palestine, nhóm Hồi giáo Jihad, nhóm Hổ Tamil ở Sri Lanka (Tích Lan)…
VBCM bị coi là tổ chức khủng bố, bởi vì đã huấn luyện, cung cấp vũ khí cho các nhóm khủng bố QT như Hezbollah, Hamas, quân nổi dậy ở Iraq và Afghanistan…
VBCM có bộ binh, không quân, hải quân và lực lượng đặc biệt riêng, độc lập với quân đội Iran. VBCM điều khiển hệ thống hỏa tiển, quan trọng nhất là hỏa tiễn đạn đạo, tầm xa Shalab-3.
Lực lượng nầy đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Lãnh Tụ Tối Cao Ali Khamenei. Trung tướng Mohammed Ali Aziz Jafari là người thân cận nhất của Khamenei được cử làm Tư lịnh lực lượng nầy.
VBCM hoạt động kinh doanh, có nguồn lợi thu nhập ổn định. Năm 2006, giành được hợp đồng trị giá 2.09 tỷ USD tại khu mỏ dầu lớn nhất Iran ở South Pars. Một hợp đồng 1.3 tỷ USD xây dựng đường ống dẫn nhiên liệu đến Pakistan. Dự án mở rộng đường xe điện ngầm, đường sắt cao tốc, xây bến cảng, xây con đập cho nhà máy thủy điện…Để tránh cấm vận, VBCM đã thành lập và đứng phía sau nhiều công ty có tên khác nhau.
6.4. Lực lượng Quds
Lực lượng Quds (còn gọi là Qods Force) là một đơn vị đặc biệt của Vệ Binh Cách Mạng Iran, có nhiệm vụ hoạt động ở nước ngoài. Ayatollah Ali Khamenei trực tiếp lãnh đạo và người chỉ huy là Thiếu tướng Qassem Suleimani. Quân số ước lượng 15,000. Sau chiến tranh Iran-Iraq ở những năm 1980, lực lượng Quds được thành lập để tiếp tục đánh phá Iraq bằng cách hỗ trợ mọi mặt cho sắc tộc Kurds, đánh lại Saddam Hussein. Quds hoạt động ở nước ngoài, từ Afghanistan, Bosnia, Pakistan, Ấn Độ, Thổ Nhỉ Kỳ, Jordan…để hỗ trợ các nhóm Hồi giáo cực đoan thực hiện khủng bố.
Tờ Los Angeles Times báo cáo, nhiều nhà quan sát cho rằng Quds là một lực lượng tốt nhất thế giới, gồm những con người cực kỳ tài giỏi (extremely talented). Lực lượng Quds chỉ dưới quyền Lãnh Tụ Tối Cao Ali Khamenei mà thôi. Hoa Kỳ đã xếp nhóm nầy vào danh sách các tổ chức khủng bố quốc tế.
7* Iran bị thấm đòn cấm vận
7.1. Thấm đòn cấm vận
Iran theo đuổi chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử, cụ thể là chương trình tinh lọc và làm giàu chất Uranium. Là mối đe dọa về vũ khí nguyên tử đối với thế giới. Với chủ trương tiêu diệt người Do Thái, Iran đã tạo sự bất ổn trong khu vực.
Liên Hiệp Quốc đã thông qua 4 Nghị quyết cấm vận Iran, cộng thêm những cấm vận đơn phương của Hoa Kỳ và Liên Âu đã có tác dụng một cách rất hiệu quả đối với nền kinh tế của Iran, khiến cho nước nầy phải phải áp dụng chế độ kiểm soát xăng dầu để hạn chế mức tiêu dùng của dân chúng.
Thống đốc Ngân hàng Trung Ương của Iran, ông Mamoud Bahmani cho biết, đã đến lúc phải giới hạn việc nhập khẩu xuống ở mức “chỉ dành cho những thứ thật cần thiết mà thôi”.
Iran hiện nay đang lạm phát ở mức 25%.
Theo tạp chí Oil and Gas Journal, thì Iran là một trong 3 quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. Là nước sản xuất mỗi ngày 4.2 triệu thùng dầu thô, đứng hàng thứ tư trong các nước xuất khẩu dầu (OPEC)
Nhưng trớ trêu thay, Iran phải nhập khẩu số lượng xăng dầu bằng 1/3 số lượng dầu thô xuất khẩu, bởi vì Iran không có khả năng tinh lọc dầu.
Và hiện nay, Iran đang “khát xăng dầu”.
Việc cấm vận làm mất đi phần đầu tư của ngoại quốc vào khu vực dầu lửa, cho nên, nền kinh tế bị ảnh hưởng rất nặng.
Bị thấm đòn cấm vận nên trước đây Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad càng điên cuồng, dùng lời lẻ thô lổ chửi bới lung tung.
Lạm phát gia tăng, giá sinh hoạt, nhất là thực phẩm tăng cao, cộng thêm thất nghiệp lan tràn, đã làm cho đời sống của dân chúng càng thêm khó khăn, sinh ra bất mãn, giống như tình trạng ở các nước Tunisia, Ai Cập, Algeria, Yemen…
Mặc dù bị bao vây kinh tế nhưng Iran không từ bỏ chương trình sản xuất vũ khí nguyên tử bằng cách gia tăng chương trình tinh lọc và làm giàu chất Uranium.
7.2. Các Nghị Quyết cấm vận kinh tế Iran
Ngày 9-6-2010, Hội Đồng Bảo An LHQ đã thông qua NQ cấm vận lần thứ tư với 12 phiếu thuận, 2 phiếu chống (Brazil và Thổ Nhỉ Kỳ) và một phiếu trắng của Libăng.
Nội dung cấm vận, như cấm mua vũ khí nặng như trực thăng võ trang, hỏa tiển. Siết chặt giao dịch tài chánh với các ngân hàng, phong tỏa tài sản, một số người bị cấm du lịch ngoại quốc.
NQ cấm vận lần thứ ba ngày 3-3-2008. Lần thứ hai tháng 12 năm 2006. NQ 1737. Cấm vận lần thứ nhất vào tháng 3 năm 2007. NQ số 1747.
Trung Cộng và Nga luôn luôn chống lại những biện pháp mạnh trừng phạt Iran vì có quyền Phủ Quyết ở Hội Đồng BA/LHQ, cho nên, cuối cùng Iran không bị cấm xuất khẩu dầu thô.
Tổng thống Obama ban hành đạo luật cấm vận mới, gồm cấm nhập khẩu nhiên liệu của Iran và trừng phạt những ngân hàng giao dịch với Iran.
Liên Âu cũng áp dụng những biện pháp cấm vận mới ngoài những Nghị Quyết của LHQ.
Việc cấm vận không đạt được kết quả cao vì một số nước vẫn còn quan hệ thương mại với Iran. Trung Cộng có hợp đồng mua dầu thô của Iran lên tới 70 tỷ USD. Nhật Bản cũng mua một số lượng lớn dầu của Iran. Nga xây dựng nhà máy điện chạy bằng hạt nhân cho Iran ở Bushehr.
9* Mối đe dọa từ Hồi giáo
9.1. Tổng quát về Hồi giáo
Hồi giáo còn gọi là Islam (Muslim), là tôn giáo độc thần lớn thứ hai, sau Ki tô giáo. Số tín đồ hiện nay là khoảng 1.3 tỷ. Hồi giáo chỉ thờ đấng tối cao duy nhất là Allah. Đối với tín đồ, thì Mohammed là vị Thiên sứ cuối cùng ( Thiên sứ trước đó là Jesus Christ) được đấng Allah “mặc khải” tức là cho biết, những nguyên tắc, ý muốn và luật lệ của Allah (có thể hiểu là Thượng Đế). Người mang những thông điệp của Allah đến cho Mohammed là Thiên thần Gabriel.
Kinh Koran ghi “Ngài là đấng duy nhất. Allah là đấng độc lập và cứu rỗi. Ngài chẳng sinh ra ai mà cũng không ai sinh ra Ngài. Không một ai ngang hàng với Ngài cả”.
9.2. Mohammed là thiên sứ cuối cùng của đấng Allah
Mohammed còn được Muhammed, Mohammad, Muhammad. Ông sinh ngày 12 tháng 3 âm lịch Á Rập, tại Mecca. Ngày nầy mỗi năm là ngày lễ của Hồi giáo. Ông qua đời ngày 8-6-632 tại Medina. Mecca và Medina là thành phố nơi sinh và nơi chết, được xem là 2 thánh địa của người Hồi giáo, thuộc nước Á Rập Saudi ngày nay.
Mohammed có 5 vợ và một tiểu thiếp. Những hậu duệ, con cháu đời sau của Mohammed có đến 600,000 người sống tại các nước Á Rập Saudi, Iraq, Syria, Jordan, Ai Cập, Libya, Tunisia, Algeria, Marốc, Ấn Độ, Afghanistan, Pakistan và Bengladesh.
Cũng không có gì lạ, chế độ đa thê, con cháu đầy đàn, tăng theo “cấp số nhân”, ví dụ như trùm khủng bố Osama bin-Laden là con thứ 17 trong 51 người con của cha ông.
Người Á Rập Hồi giáo không lấy theo họ của tổ tiên, mà lấy họ của những bậc thiên sứ và người được ngưỡng mộ như Mohammed (hoặc Muhammed, Muhammad), Hassan…
9.3. Sự chia rẻ giữa Hồi giáo Shiite và Sunni
Sự chia rẻ bắt đầu từ những xung đột nội bộ, xem ai là người lãnh đạo Hồi giáo ngay sau cái chết của nhà tiên tri Mohammed. Có thể nói là việc tranh giành quyền thừa kế để giữ ngôi lãnh đạo.
Mohammed thường tuyên bố với các môn đệ rằng Ali sẽ được chọn làm người kế nhiệm ông. Ali là em họ và cũng là con rể của Mohammed sau khi lấy con gái Fatima. Tuy nhiên, sau khi Mohammed mất, một nhân vật tên Abu Bakr tự xưng là người kế nhiệm, tiếp theo sau đó là Omar và Osman giữ vai trò lãnh đạo Hồi giáo. Osman bị ám sát trong khi đang cầu nguyện, thì Ali tự nhận mình là lãnh tụ. Sự lên ngôi của Ali bị phản đối, thế là chiến tranh xảy ra, và cuối cùng, Ali bị một môn đệ giết chết. Chiến tranh lại bùng nổ cho đến ngày nay. Ali thuộc hệ phái Shiite.
Người Sunni
Người Sunni chiếm đa số, khoảng 90%, cho rằng chi nhánh của họ là chính thống, được quyền thừa kế.
Người Shiite
Á Rập đọc là Shiah, Shia, chiếm 10%, khoảng 200 triệu.
Hai hệ phái nầy hận thù nhau không đội trời chung, khi có cơ hội thì tàn sát nhau không nương tay. Ở Iraq, nhiều vụ đánh bom xe tự sát vào đền thờ của nhau, làm chết nhiều người cùng một lúc.
Cựu Tổng thống Saddam Hussein thuộc hệ phái Sunni, đã giết 140 người Shiite tại thị trấn Dujail vào năm 1982, cho nên bị treo cổ ngày 30-12-2006 về tội chống nhân loại.
Kinh Koran
Còn được viết là Quran, Quran, Koran, Coran.
Kinh Koran có 30 phần, 114 chương với 6,235 câu rời rạc, đó là những lời của đấng tối cao Allah (hiểu như thượng đế) do Thiên thần Gabriel mang đến cho nhà tiên tri Mohammed.
9.4. Những điểm yếu của đạo Hồi
Hồi giáo có 2 điểm yếu căn bản là, nội bộ chia rẻ, hai hệ phái Sunni và Shiite luôn luôn tìm cách tiêu diệt lẫn nhau. Điểm yếu thứ hai là khinh miệt phụ nữ. Ở nhiều quốc gia Hồi giáo, phụ nữ không được đi học, không được đi làm, bị cấm tham gia các sinh hoạt xã hội, cấm xuất hiện nơi công chúng, ra đường phải che phủ mặt hoặc trùm kín cả thân người. Đàn ông được phép có nhiều vợ, phụ nữ ngoại tình bị xử tử bằng ném đá.
Một ngày nào đó, phụ nữ sẽ vùng lên đòi quyền bình đẳng với nam giới. Thế giới phương Tây khai thác hai điểm yếu nầy để làm suy yếu Hồi giáo.
Hai điểm yếu nội bộ đưa đến điểm yếu thứ ba về đối ngoại là dùng phương thức khủng bố. Đấu tranh văn hoá, tôn giáo, chính trị và cả vũ trang đều không thắng nổi phương Tây, nên chỉ có thể thực hiện được việc khủng bố. Càng khủng bố thì càng bị thế giới phương Tây xa lánh.
10* Những nhóm chống đối ở Iran
Iran đang đối diện với những nhóm chống đối trong nước. Có nhóm đòi dân chủ tự do, có nhóm đòi loại bỏ giáo quyền Hồi giáo ra khỏi hệ thống chính trị quốc gia, nhóm chống đối của hệ phái Sunni.
Giáo quyền còn áp dụng luật Sharia của đạo Hồi thời trung cổ như hình phạt ném đá đến chết về tội ngoại tình.
Vào tháng 5 năm 2006, người phụ nữ tên Sakineh Mohammadi Ashtiana, 43 tuổi, bị đánh 99 gậy rồi sau đó sẽ bị ném đá cho đến chết. Thế giới lên tiếng về hình phạt dã man thời trung cổ nầy.
Đệ nhân phu nhân Pháp, bà Carla Bruni-Sarkozy viết thơ công khai kêu gọi Iran giải thoát cho người phụ nữ đó. Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad chửi bà là “Con đĩ đáng chết”.
Tổng thống Brazil Inacio Lula da Silva can thiệp xin cho bà Ashtiana được sang sinh sống ở Brazil. Ngoại trưởng Ý đến xin cho tội nhân, thì được trả lời là chưa có quyết định thi hành bản án ném đá.
11. Mối thâm thù giữa Hoa Kỳ và Iran
Năm 2005, báo New York Times đăng bài viết về tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đã tham gia bắt cóc nhân viên Sứ quán HK ở Iran năm 1979. Ahmadinejad phủ nhận, nhưng những con tin đã nhớ rõ chính hắn đã trực tiếp thẩm vấn họ. Đại tá Charles Scott, Trung tá David Roeder, người lính TQLC Kevin Hermening và cựu sĩ quan tình báo ở Toà Đại sứ, William J. Daugherty là những con tin nạn nhân của Ahmadinejad, đã xác nhận chính hắn là hung thủ.
11.1. Nói thêm về vụ bắt cóc con tin năm 1979.
Chính Mahmoud Ahmadinejad (tổng thống vừa mãn nhiệm Iran) là một trong 5 sinh viên đã xách động 500 sinh viên cùng với đám đông người Hồi giáo, do Giáo chủ Ayatollah Ruhollah Khomeini lãnh đạo, đã biểu tình chiếm Toà Đại sứ và bắt tất cả nhân viên làm con tin. Đó là sự kiện Khủng Hoảng Con Tin năm 1979. Tức là khủng hoảng ngoại giao giữa HK và Iran, trong đó 52 công dân HK trong Toà Đại sứ bị bắt làm con tin kéo dài 444 ngày, kể từ 4-11-1979 đến 20-1-1981. (1 năm 2 tháng 19 ngày)
11.2. Nguyên nhân
Nhà vua Mohamed Rezza Pahlavi của Iran là một đồng minh thân cận nhất của HK ở Trung Đông. Vua Pahlavi cai trị độc tài, hà khắc cho nên đa số người Hồi giáo do Ayatollah Ruhollah Khomeini lãnh đạo, làm cuộc cách mạng năm 1979, lật đổ chế độ phong kiến và nhà vua phải chạy ra nước ngoài sống lưu vong.
Ngày 22-10-1979, Tổng thống Jimmy Carter cho phép vua Pahlavi được vào nước Mỹ để tỵ nạn chính trị và trị bịnh ung thư. Việc nầy làm cho Hồi giáo Iran nổi giận, cộng thêm việc HK ủng hộ vua Pahlavi trong một thời gian dài trước kia, cho nên đám sinh viên cùng với dân chúng người Hồi giáo biểu tình, xâm nhập toà Đại sứ và bắt tất cả nhân viên làm con tin.
Mahmoud Ahmadinejad, là một trong năm sinh viên đầu não tổ chức chiếm toà Đại sứ và bắt cóc con tin. Đám sinh viên được Giáo chủ Ayatollah Khomeini ủng hộ.
52 nhân viên trong Toà Đại sứ bị bắt. Cộng thêm 3 người Mỹ làm việc ở Bộ Ngoại Giao Iran và những người khác nâng tổng số con tin lên 66 người.
Bắt giữ con tin để đòi HK thực hiện 4 điều sau đây:
1. Trao trả nhà vua Pahlavi để Iran xét xử.
2. Hoàn trả tài sản của nhà vua ở HK cho nhân dân Iran.
3. Nhìn nhận lỗi lầm của HK trong quá khứ và phải đưa lời xin lỗi.
4. Cam kết sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của Iran nữa.
Ngày 15-12-1979, vua Pahlavi rời khỏi HK đi Panama và đã chết ở đó.
Những con tin bị trói, bịt mắt dẫn ra trước ống kính của các nhà báo, rồi giam giữ trong toà Đại sứ.
Có 6 nhà ngoại giao HK cư ngụ ở ngoài Toà Đại sứ, 4 người được một nhà ngoại giao Canada chứa chấp trong nhà của ông ta, 2 người đến tá túc trong toà đại sứ Thụy Sĩ. Cho đến ngày 28-1-1980, 6 người nầy mới rời Iran bằng thông hành của Canada.
11.3. Các con tin bị hành hạ và khủng bố
Tài sản cá nhân bị cướp đoạt hoặc bị ăn cắp. Bị trói tay nhiều ngày, có khi hơn tuần lễ. Cấm nói chuyện với nhau. Một người tên Michael Metrinko bị còng tay, biệt giam suốt cả tháng, bị đánh đập, chửi bới chỉ vì nêu ý kiến phê bình Ayatollah Khomeini.
Bị khủng bố tinh thần, một lính quân y Mỹ tuyệt thực 2 tuần lễ, hai người khác tự tử nhưng được cứu sống.
Một hôm, giữa đêm khuya, tất cả phụ nữ bị trói, bịt mắt và dẫn qua một phòng khác. Lính gác bắt tất cả phụ nữ cổi cả quần áo lót, trần truồng hoàn toàn, hai tay giơ lên cao, rồi bọn lính gác lên cò súng lách cách như thể sắp bắn, nhưng lại thôi. Chả có hỏi han gì cả. Kéo quần lên. Ra về chỗ cũ.
Các con tin cho rằng đó là màn trình diễn, chỉ để làm thoả mãn thị giác của bọn lính Iran tò mò xem phụ nữ Tây phương ra sao mà thôi.
11.4. Thả con tin
Ngày 19-11-1979
13 người, gồm phụ nữ và người da đen được thả.
Ngày 11-7-1980
Một người tên Richard I. Queen được thả vì bịnh nặng.
Như vậy còn lại 52 người bị giam giữ cho đến ngày 20-1-1981 mới được thả.
Tổng thống Carter đã phong toả 8 tỷ USD, tài sản của Iran và cấm vận kinh tế. Chấm dứt việc nhập cảng dầu từ Iran.
Sau những thương lượng thất bại, Tổng thống Jimmy Carter quyết định dùng quân sự giải cứu con tin.
11.5. Cuộc hành quân giải cứu
Cuộc hành quân Eagle Claw được tiến hành để giải cứu 52 con tin trong toà đại sứ Hoa Kỳ ở Tehran.
Thời gian: Ngày 24 và 25 tháng 4 năm 1980.
- Dùng 8 trực thăng RH-53D, trong đó có 2 chiếc phòng hờ. Trên Hàng Không Mẫu Hạm Nimitz, những trực thăng được sơn màu cát để nguỵ trang. Xoá bỏ tất cả những phù hiệu, những con số, con chữ có dính dáng đến Hoa Kỳ.
- Hai chiếc vận tải cơ C-130. Một chiếc chở xăng theo để tiếp tế cho trực thăng khi bay trở về, một chiếc để chở con tin.
- 120 lính Mũ Xanh của Lực Lượng Đặc Biệt.
- 12 Biệt Động quân.
- 15 người Mỹ gốc Iran thông thạo tiếng Ba Tư, làm nhiệm vụ thông dịch và lái xe.
Chỉ huy trưởng là Đại tá Charlie Beckwith.
11.6. Hủy bỏ cuộc hành quân
Thời tiết xấu bất ngờ xảy ra, bão cát làm cho 2 trực thăng bị trở ngại máy móc, bụi cát lọt vào kẻ hở của cánh quạt, phải quay trở về HKMH Nimitz.
Những trực thăng khác không đến điểm hẹn đúng giờ trong lãnh thổ Iran, được đặt tên là Desert One. Và cũng tại điểm hẹn nầy, một trực thăng bị hỏng máy do bụi cát gây ra.
Cho nên cuộc hành quân bị hủy bỏ.
Khi chuẩn bị rời Iran thì một tai nạn xảy ra. Đó là chiếc trực thăng đến lấy xăng, cánh quạt của nó chém vào phi cơ C-130 làm cho cả 2 phi cơ bị phát hỏa, hư hại, phải phá hủy. Có 9 người chết.
Vừa lúc đó lại có một chiếc xe Bus chở 34 hành khách Iran chạy ngang qua, cho nên nhóm giải cứu phải nhanh chóng rút lui.
Lính Iran đến hiện trường, đếm 8 xác ngươi Mỹ và một xác người Iran.
Sau việc giải cứu thất bại, 52 con tin được đưa ra khỏi toà Đại sứ và giam giữ ở nhiều nơi khác nhau. Sau cùng, tất cả bị đưa vào nhà tù và bị giam suốt 444 ngày, kề từ 4-11-1979 đến 20-1-1981
11.7. Thoả Hiệp Algeria 1981
Hoa Kỳ đưa vụ việc bắt các nhà ngoại giao ra Toà án Quốc tế. Toà phán quyết Iran phải thả người, nhưng Iran không thả. Mỹ chịu thua.
Ngày 19-1-1981, một thoả hiệp được ký kết tại Algeria và 52 con tin được thả ra ngày hôm sau, 20-1-1981, chỉ 20 phút sau khi Tổng thống Ronald Reagan tuyên thệ nhậm chức.
Việc xâm chiếm Toà Đại sứ là vi phạm luật quốc tế, vốn coi toà đại sứ là lãnh thổ của một quốc gia, tấn công toà đại sứ xem như tấn công quốc gia đó. Các nhà ngoại giao cũng được hưởng quy chế bãi miễn việc bắt giữ.
Sau nầy, nhiều con tin đã gởi đơn lên Toà Án Hoa Kỳ để kiện Iran, nhưng bị bác đơn, bởi vì trong Thoả Hiệp Algeria năm 1981, Mỹ cam kết không thưa kiện để lấy về 52 con tin được an toàn tánh mạng.
12* Kết luận
Trong cuộc bầu cử, ông Hassan Rouhani hứa hẹn sẽ tạo ra một kỷ nguyên mới cho Iran, thế nhưng vì quyền lực của tổng thống Iran bị hạn chế rất nhiều, cho nên ông không có thể làm thay đổi chế độ hiện nay của nước nầy. Nguyên nhân chủ yếu gây ra những hệ lụy làm cho đời sống của người dân ngày càng thêm khó khăn, kinh tế ngày càng suy sụp, đó là chương trình hạt nhân của Iran, nói rõ ra là chương trình sản xuất vũ khí nguyên tử.
Hơn nữa, Iran có dính líu đến những hận thù khó hoá giải ngay cùng một lúc được.Iran luôn luôn chủ trương tiêu diệt Do Thái, và Do Thái xem Iran như một kẻ thù không thể đội trời chung, nghĩa là một còn, một mất.
Vì Do Thái hiện đang có khoảng 200 đầu đạn hạt nhân, cho nên Iran bắt buộc phải có vũ khí nguyên tử để đương đầu mà tồn tại. Chính thái độ quá khích, cực đoan đã đặt Iran trước tình trạng bị đe dọa sống còn như hiện nay. Người dân Iran nơm nớp lo sợ bị Do Thái và Hoa Kỳ tấn công bằng quân sự, bằng đầu đạn hạt nhân.
Muốn cho khu vực được ổn định để có thể sống chung hoà bình với nhau, thì Iran phải thay đổi rất nhiều, trước hết phải loại bỏ một giáo chủ cực đoan và thực hiện từng bước hoà giải trong khu vực với các quốc gia Hồi giáo ôn hoà như với Á Rập Saudi, Jordan, Ai Cập, Thổ Nhỉ Kỳ… và nhất là từ bỏ các hành động chống Do Thái như từ bỏ viện trợ cho Hamas, Hezbollah và Syria.
Iran không làm được những điều nầy thì vẫn còn bị đe dọa. Được Trung Cộng và Nga chống lưng ở Hội Đồng BA/LHQ nhưng cấm vận kinh tế, tài chánh làm hao mòn sinh lực quốc gia.
Sống vì vũ khí nguyên tử không được, thì bị chết vì vũ khí nguyên tử.
Trúc Giang
Minnesota ngày 24-6-2013
Sự đắc cử của ứng cử viên ôn hoà theo đường hướng cải tổ, Hassan Rouhani, cho thấy người dân Iran không còn ủng hộ đường lối cứng rắn của tổng thống Mahmoud Ahmadinejad. Họ hy vọng tổng thống Rouhani sẽ đưa Iran thoát ra khỏi cấm vận, phục hồi kinh tế để người dân đở khổ hơn.
Ông Rouhani hứa hẹn sẽ tạo ra một kỷ nguyên mới cho Iran, thế nhưng, vì quyền hạn của chức vụ tổng thống có nhiều hạn chế cho nên ông không có thể tháo gở cái nguyên nhân đưa đến mọi chuyện tồi tệ cho đất nước, đó là chấm dứt chương trình sản xuất vũ khí nguyên tử của nước nầy.
2* Giáo sĩ ôn hoà Hassan Rouhani đắc cử tổng thống Iran
2.1. Giáo sĩ ôn hoà đắc cử tổng thống Iran
Trong cuộc bầu cử ngày 16-6-2013, giáo sĩ có khuynh hướng ôn hoà Hassan Rouhani, 64 tuổi đã đắc cử tổng thống Iran với số phiếu vượt trội hơn những ứng cử viên khác.
Theo dự liệu, lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei sẽ phê chuẩn kết quả vào ngày 3-8-2013, và sau đó tân tổng thống sẽ tuyên thệ trước quốc hội.
Giáo sĩ Hassan Rouhani được biết đến như là một người ôn hoà theo khuynh hướng cải tổ.
Hàng ngàn dân chúng khắp nơi đổ ra đường ăn mừng, hô vang, vổ tay…làm tắc nghẻn giao thông ở một số đường phố. Tiếng còi các loại xe vang lên inh ỏi, dân chúng ăn mừng vì có hy vọng Iran sẽ thoát ra khỏi tình trạng suy đồi kinh tế, bị cô lập vì cấm vận của quốc tế, vì thái độ hung hăng và thách thức của cựu tổng thống Mahmoud Ahmadinejad về việc sản xuất vũ khí hạt nhân của nước nầy.
2.2. Những lời hứa hẹn khi tranh cử
Trong chương trình tranh cử, Hassan Rouhani hứa sẽ mang lại một kỷ nguyên mới cho nước Iran.
Trong cuộc họp báo đầu tiên, giáo sĩ nầy tuyên bố: “sẽ theo đuổi con đường ôn hoà và công lý chứ không theo con đường cực đoan”. Ông còn hứa sẽ phục hồi nền kinh tế suy yếu của Iran và giao tiếp xây dựng với thế giới. Đối với Hoa Kỳ, ông Rouhani cho rằng đó là một vấn đề hết sức phức tạp, “một vết thương cũ cần phải được chữa lành”.
Ông cho biết, hai điều cụ thể gỡ bỏ cấm vận và chế tài của quốc tế, đó là, theo con đường hướng tới sự minh bạch về chương trình hạt nhân, và hai là thúc đẩy sự gia tăng lòng tin cậy của các quốc gia khác đối với Iran.
3* Những thách thức ngoài tầm tay của tổng thống Hassan Rouhani
Sau đây là những thách thức mà tân tổng thống Iran khó vượt qua để thực hiện lời cam kết khi ra ứng cử, vì quyền lực của chức vụ tổng thống bị hạn chế.
3.1. Thách thức thứ nhất: Viện trợ cho Hamas và Hezbollah
Vì chủ trương tiêu diệt Do Thái và hy vọng lãnh đạo khu vực, nên Iran đã viện trợ tài chánh và vũ khí cho hai tổ chức Hồi giáo cực đoan là Hamas ở Dải Gaza và Hezbollah ở Li Băng (Lebanon). Hai tổ chức nầy nằm hai bên biên giới đông và tây của Do Thái, xem như hai tiền đồn của Iran để kềm chế Do Thái.
Trang mạng tin tức tình báo Debka của Do Thái tiết lộ, vào ngày 18-11-2012, một chiếc tàu chở 220 hoả tiễn tầm ngắn và 50 hoả tiễn hiện đại Fajr-5 cung cấp cho Hamas bằng con đường hầm ở biên giới Ai Cập và Dải Gaza.
3.2. Bảo vệ chế độ độc tài Bashar al-Assad của Syria
Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei lên tiếng ủng hộ Bashar al-Assad, tuyên bố: “Ở đâu có phong trào Hồi giáo chống Mỹ thì chúng tôi ủng hộ họ”.
Những nguồn tin từ các cơ quan truyền thông: The Guardian, The Telegraph và Reuters tường thuật, Iran giúp Assad những thiết bị kiểm soát biểu tình, kỹ thuật thám thính, xăng dầu và những tay súng bắn tỉa. Nhà báo Geneive Abdo cho biết, Iran cung cấp cho Damascus kỹ thuật kiểm soát email, cell phone và các trang web xã hội, đồng thời cũng cung cấp nhiều triệu đô la để thành lập một đạo quân mạng (Cyber Army) mục đích theo dõi những người đối lập Online. Đài phát thanh Do Thái tiết lộ trong lực lượng an ninh Syria có nhiều người nói tiếng Ba Tư của Iran.
Ngày 17-6-2013, tờ Independent của Anh dẫn một nguồn tin của Iran cho biết, Tehran sẽ gởi 4,000 Vệ binh Cách mạng đến tham chiến bảo vệ chế độ al-Assad, đồng thời sẽ mở một “Mặt trận Syria” chống lại Do Thái ở cao nguyên Golan. Hành động nầy tạo ra những lo ngại là xung đột tại Syria sẽ lan ra trong khu vực, trở thành một cuộc đối đầu tôn giáo giữa hai hệ phái Sunni và Shiite, vì Iran và Syria thuộc Hồi giáo Shiite, trong khi đó, quân nổi dậy ở Syria thì thuộc về hệ phái Sunni.
3.3. Sản xuất vũ khí hạt nhân để được sống còn
Iran chủ trương tiêu diệt Do Thái, xoá tên nước nầy trên bản đồ thế giới, nhưng hiện tại Do Thái đang có khoảng 200 đầu đạn hạt nhân, cho nên Iran chỉ có con đường sản xuất vũ khí nguyên tử để có thể đương đầu với Do Thái và tránh bị hủy diệt. Iran cũng bị bị một vố đau bởi vũ khí giết người hàng loạt, đó là trong cuộc chiến giữa Iran và Iraq, đã có trên 100,000 quân nhân và thường dân là nạn nhân của vũ khí hoá học của Iraq. Vết thương chưa lành, nên cần phải có vũ khí tương tự để phòng vệ và trả đủa, tránh vế thương thứ hai.
Ngày 11-6-2013, tình báo Do Thái khẳng định Iran đang ra sức mở rộng hạ tầng hạt nhân với mục đích chế tạo 30 quả bom nguyên tử mỗi năm. Ông Yuval Steinitz, bộ trưởng tình báo cho biết, Iran đã tiến rất gần đến giới hạn đỏ mà thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu đã tuyên bố hồi năm 2012.
“Họ đang chạy theo với thời gian, nâng cao sản xuất bằng cách lắp đặt thêm nhiều máy ly tâm có tốc độ cao hơn. Họ đã có 190kg uranium, đủ để chế tạo một quả bom nguyên tử. Đài CBN News (Mỹ) dẫn lời ông Steinitz, cho rằng, mục tiêu của Iran không phải là chỉ một quả bom, mà là một kho vũ khí hạt nhân.
Cơ quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế (The International Atomic Energy Agency-IAEA) của LHQ cho hay, họ có đủ bằng chứng cho thấy Iran vẫn tiếp tục chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân.
3.3.1. Bắc Hàn cung cấp công nghệ hạt nhân cho Iran
Ngày 22-7-2011, một viên chức an ninh hàng đầu của Anh cho biết, Bắc Hàn và Iran đang hợp tác chế tạo hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử. Bình Nhưỡng đã bán công nghệ làm giàu Uranium (Uranium enrichment program) và giúp chế tạo hoả tiễn mang đầu dạn hạt nhân. Đó là nguồn lợi chính của Bắc Hàn.
3.3.2. Trung Cộng giúp Iran phát triển vũ khí hạt nhân
Hồi tháng 10 năm 2010, tờ Washington Post dẫn lời của một viên chức cao cấp Mỹ cho hay, HK vừa mới gởi cho Bắc Kinh một danh sách những công ty và ngân hàng TC đã vi phạm lịnh cấm vận của LHQ, về việc trừng phạt chương trình vũ khí hạt nhân của Iran. Đó là TC giúp Iran nâng cấp công nghệ hỏa tiễn và phát triển vũ khí nguyên tử. Bắc Kinh có khả năng sửa chữa, nâng cấp và cải tiến các loại vũ khí mà Nga đã cung cấp cho Iran trước kia.
Nghị Quyết số 1929 của HĐ/BA/LHQ, cấm cung cấp cho Iran tất cả những loại vũ khí thông thường và những phụ tùng thay thế cho những thứ vũ khí đó, bao gồm xe tăng, xe bọc thép, pháo cở lớn, phi cơ chiến đấu, trực thăng quân sự, tàu chiến, hoả tiễn và hệ thống phóng hỏa tiễn. TC và Nga đã ký tên vào NQ đó, nhưng qua những mánh mung, lươn lẹo, TC đã bán kỹ thuật cho Iran như đã nói trên.
4* Hệ thống quyền lực của Iran
4.1. Chức vụ Lãnh Tụ Tối Cao
Lãnh Tụ Tối Cao hiện tại là Giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei, nắm giữ tất cả quyền lực quốc gia. Là Tổng Tư Lịnh quân đội và các lực lượng an ninh tình báo. Quyết định chính sách ngoại giao và nắm độc quyền tuyên chiến. Lãnh Tụ Tối Cao được Hội Đồng Chuyên Gia, gồm 86 giáo sĩ Hồi giáo bầu ra, nhiệm kỳ 7 năm.
Lãnh Tụ Tối Cao chỉ định và bổ nhiệm các cấp chỉ huy quân đội, an ninh tình báo, cảnh sát, truyền thanh, truyền hình.
4.2. Hội Đồng Chuyên Gia
Là một cơ quan gồm 86 giáo sĩ được cho là “đạo đức và thông thái” do toàn dân bầu lên, nhiệm kỳ 8 năm. Hội Đồng Chuyên Gia bầu ra chức vụ Lãnh Tụ Tối Cao và có quyền cách chức, chức vụ nầy bất cứ lúc nào. Hội Đồng Chuyên Gia họp mỗi năm một lần, kéo dài một tuần lễ.
4.3. Chức vụ Tổng thống Iran
Tổng thống là chức vụ cao nhất trong ngành hành pháp, do phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm. Vị trí quyền lực của tổng thống đứng hàng thứ hai, sau Lãnh Tụ Tối Cao. Chính phủ gồm có 8 Phó tổng thống và 21 bộ trưởng.
Tổng thống không có quyền trong việc đối ngoại, không có quyền chỉ huy các lực lượng vũ trang và cũng không có quyền trong chính sách hạt nhân của Iran.
5* Vài nét tổng quát về tổng thống Hassan Rouhani
Hassan Rouhani (cũng được chuyển tự thành: Ruhani, Rohani, Rowhani), sinh ngày 13-11-1948 trong một gia đình Hồi giáo hệ phái Shiite tại thành phố Sorkheh, tỉnh Semnan. Có bằng cử nhân luật, thạc sĩ và tiến sĩ luật tại Đại học Glasgow Caledonian, Scotland, Anh Quốc. Nói thông thạo tiếng Anh, tiếng Á Rập và tiếng Ba Tư.
Ông từng giữ những chức vụ Chỉ huy không quân Iran, Phó tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang, lãnh đạo Ủy ban Quốc phòng và Chính sách Đối ngoại Quốc hội, đã từng giữ chức trưởng đoàn đàm phán về hạt nhân của Iran.
Ông tuyên bố, chính phủ của ông không phải là một chính phủ thoả hiệp hay một chính phủ đầu hàng.
6* Tổng quát về nước Iran
6.1. Nước Iran
Nước Iran nằm trong Vịnh Á Rập, có biên giới chung với Iraq, Afghanistan, Pakistan, Thổ Nhỉ Kỳ, Armenia.
Diện tích: 1,648,195 Km2.
Dân số: 78,868,711. (90% là người Hồi giáo hệ phái Shiite).
6.2. Quân đội Iran
Lực lượng vũ trang Iran có quân số 425,000 người, gồm có lục quân (bộ binh, thiết giáp, pháo binh, công binh…), không quân, hải quân, phòng không.
Giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei là tổng tư lịnh các lực lượng vũ trang Iran. Bộ trưởng quốc phòng có nhiệm vụ thiết lập kế hoạch tiếp vận và ngân sách cho quân đội mà thôi.
6.3. Vệ Binh Cách Mạng
Vệ Binh Cách Mạng (VBCM) là một trong lực lượng võ trang của Iran. Quân số khoảng 200,000 người. Là một đạo quân rất tinh nhuệ, độc lập với quân đội Iran. Ngoài sức mạnh về quân sự ra, VBCM giữ một vai trò rất quan trọng về chính trị và kinh tế của Iran.
Hoa Kỳ đã xếp VBCM vào danh sách các nhóm khủng bố QT. Danh sách hiện có 42 tổ chức, trong đó có Al-Qaeda, nhóm Hezbollah ở Libăng, nhóm Hamas của Palestine, nhóm Hồi giáo Jihad, nhóm Hổ Tamil ở Sri Lanka (Tích Lan)…
VBCM bị coi là tổ chức khủng bố, bởi vì đã huấn luyện, cung cấp vũ khí cho các nhóm khủng bố QT như Hezbollah, Hamas, quân nổi dậy ở Iraq và Afghanistan…
VBCM có bộ binh, không quân, hải quân và lực lượng đặc biệt riêng, độc lập với quân đội Iran. VBCM điều khiển hệ thống hỏa tiển, quan trọng nhất là hỏa tiễn đạn đạo, tầm xa Shalab-3.
Lực lượng nầy đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Lãnh Tụ Tối Cao Ali Khamenei. Trung tướng Mohammed Ali Aziz Jafari là người thân cận nhất của Khamenei được cử làm Tư lịnh lực lượng nầy.
VBCM hoạt động kinh doanh, có nguồn lợi thu nhập ổn định. Năm 2006, giành được hợp đồng trị giá 2.09 tỷ USD tại khu mỏ dầu lớn nhất Iran ở South Pars. Một hợp đồng 1.3 tỷ USD xây dựng đường ống dẫn nhiên liệu đến Pakistan. Dự án mở rộng đường xe điện ngầm, đường sắt cao tốc, xây bến cảng, xây con đập cho nhà máy thủy điện…Để tránh cấm vận, VBCM đã thành lập và đứng phía sau nhiều công ty có tên khác nhau.
6.4. Lực lượng Quds
Lực lượng Quds (còn gọi là Qods Force) là một đơn vị đặc biệt của Vệ Binh Cách Mạng Iran, có nhiệm vụ hoạt động ở nước ngoài. Ayatollah Ali Khamenei trực tiếp lãnh đạo và người chỉ huy là Thiếu tướng Qassem Suleimani. Quân số ước lượng 15,000. Sau chiến tranh Iran-Iraq ở những năm 1980, lực lượng Quds được thành lập để tiếp tục đánh phá Iraq bằng cách hỗ trợ mọi mặt cho sắc tộc Kurds, đánh lại Saddam Hussein. Quds hoạt động ở nước ngoài, từ Afghanistan, Bosnia, Pakistan, Ấn Độ, Thổ Nhỉ Kỳ, Jordan…để hỗ trợ các nhóm Hồi giáo cực đoan thực hiện khủng bố.
Tờ Los Angeles Times báo cáo, nhiều nhà quan sát cho rằng Quds là một lực lượng tốt nhất thế giới, gồm những con người cực kỳ tài giỏi (extremely talented). Lực lượng Quds chỉ dưới quyền Lãnh Tụ Tối Cao Ali Khamenei mà thôi. Hoa Kỳ đã xếp nhóm nầy vào danh sách các tổ chức khủng bố quốc tế.
7* Iran bị thấm đòn cấm vận
7.1. Thấm đòn cấm vận
Iran theo đuổi chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử, cụ thể là chương trình tinh lọc và làm giàu chất Uranium. Là mối đe dọa về vũ khí nguyên tử đối với thế giới. Với chủ trương tiêu diệt người Do Thái, Iran đã tạo sự bất ổn trong khu vực.
Liên Hiệp Quốc đã thông qua 4 Nghị quyết cấm vận Iran, cộng thêm những cấm vận đơn phương của Hoa Kỳ và Liên Âu đã có tác dụng một cách rất hiệu quả đối với nền kinh tế của Iran, khiến cho nước nầy phải phải áp dụng chế độ kiểm soát xăng dầu để hạn chế mức tiêu dùng của dân chúng.
Thống đốc Ngân hàng Trung Ương của Iran, ông Mamoud Bahmani cho biết, đã đến lúc phải giới hạn việc nhập khẩu xuống ở mức “chỉ dành cho những thứ thật cần thiết mà thôi”.
Iran hiện nay đang lạm phát ở mức 25%.
Theo tạp chí Oil and Gas Journal, thì Iran là một trong 3 quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. Là nước sản xuất mỗi ngày 4.2 triệu thùng dầu thô, đứng hàng thứ tư trong các nước xuất khẩu dầu (OPEC)
Nhưng trớ trêu thay, Iran phải nhập khẩu số lượng xăng dầu bằng 1/3 số lượng dầu thô xuất khẩu, bởi vì Iran không có khả năng tinh lọc dầu.
Và hiện nay, Iran đang “khát xăng dầu”.
Việc cấm vận làm mất đi phần đầu tư của ngoại quốc vào khu vực dầu lửa, cho nên, nền kinh tế bị ảnh hưởng rất nặng.
Bị thấm đòn cấm vận nên trước đây Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad càng điên cuồng, dùng lời lẻ thô lổ chửi bới lung tung.
Lạm phát gia tăng, giá sinh hoạt, nhất là thực phẩm tăng cao, cộng thêm thất nghiệp lan tràn, đã làm cho đời sống của dân chúng càng thêm khó khăn, sinh ra bất mãn, giống như tình trạng ở các nước Tunisia, Ai Cập, Algeria, Yemen…
Mặc dù bị bao vây kinh tế nhưng Iran không từ bỏ chương trình sản xuất vũ khí nguyên tử bằng cách gia tăng chương trình tinh lọc và làm giàu chất Uranium.
7.2. Các Nghị Quyết cấm vận kinh tế Iran
Ngày 9-6-2010, Hội Đồng Bảo An LHQ đã thông qua NQ cấm vận lần thứ tư với 12 phiếu thuận, 2 phiếu chống (Brazil và Thổ Nhỉ Kỳ) và một phiếu trắng của Libăng.
Nội dung cấm vận, như cấm mua vũ khí nặng như trực thăng võ trang, hỏa tiển. Siết chặt giao dịch tài chánh với các ngân hàng, phong tỏa tài sản, một số người bị cấm du lịch ngoại quốc.
NQ cấm vận lần thứ ba ngày 3-3-2008. Lần thứ hai tháng 12 năm 2006. NQ 1737. Cấm vận lần thứ nhất vào tháng 3 năm 2007. NQ số 1747.
Trung Cộng và Nga luôn luôn chống lại những biện pháp mạnh trừng phạt Iran vì có quyền Phủ Quyết ở Hội Đồng BA/LHQ, cho nên, cuối cùng Iran không bị cấm xuất khẩu dầu thô.
Tổng thống Obama ban hành đạo luật cấm vận mới, gồm cấm nhập khẩu nhiên liệu của Iran và trừng phạt những ngân hàng giao dịch với Iran.
Liên Âu cũng áp dụng những biện pháp cấm vận mới ngoài những Nghị Quyết của LHQ.
Việc cấm vận không đạt được kết quả cao vì một số nước vẫn còn quan hệ thương mại với Iran. Trung Cộng có hợp đồng mua dầu thô của Iran lên tới 70 tỷ USD. Nhật Bản cũng mua một số lượng lớn dầu của Iran. Nga xây dựng nhà máy điện chạy bằng hạt nhân cho Iran ở Bushehr.
9* Mối đe dọa từ Hồi giáo
9.1. Tổng quát về Hồi giáo
Hồi giáo còn gọi là Islam (Muslim), là tôn giáo độc thần lớn thứ hai, sau Ki tô giáo. Số tín đồ hiện nay là khoảng 1.3 tỷ. Hồi giáo chỉ thờ đấng tối cao duy nhất là Allah. Đối với tín đồ, thì Mohammed là vị Thiên sứ cuối cùng ( Thiên sứ trước đó là Jesus Christ) được đấng Allah “mặc khải” tức là cho biết, những nguyên tắc, ý muốn và luật lệ của Allah (có thể hiểu là Thượng Đế). Người mang những thông điệp của Allah đến cho Mohammed là Thiên thần Gabriel.
Kinh Koran ghi “Ngài là đấng duy nhất. Allah là đấng độc lập và cứu rỗi. Ngài chẳng sinh ra ai mà cũng không ai sinh ra Ngài. Không một ai ngang hàng với Ngài cả”.
9.2. Mohammed là thiên sứ cuối cùng của đấng Allah
Mohammed còn được Muhammed, Mohammad, Muhammad. Ông sinh ngày 12 tháng 3 âm lịch Á Rập, tại Mecca. Ngày nầy mỗi năm là ngày lễ của Hồi giáo. Ông qua đời ngày 8-6-632 tại Medina. Mecca và Medina là thành phố nơi sinh và nơi chết, được xem là 2 thánh địa của người Hồi giáo, thuộc nước Á Rập Saudi ngày nay.
Mohammed có 5 vợ và một tiểu thiếp. Những hậu duệ, con cháu đời sau của Mohammed có đến 600,000 người sống tại các nước Á Rập Saudi, Iraq, Syria, Jordan, Ai Cập, Libya, Tunisia, Algeria, Marốc, Ấn Độ, Afghanistan, Pakistan và Bengladesh.
Cũng không có gì lạ, chế độ đa thê, con cháu đầy đàn, tăng theo “cấp số nhân”, ví dụ như trùm khủng bố Osama bin-Laden là con thứ 17 trong 51 người con của cha ông.
Người Á Rập Hồi giáo không lấy theo họ của tổ tiên, mà lấy họ của những bậc thiên sứ và người được ngưỡng mộ như Mohammed (hoặc Muhammed, Muhammad), Hassan…
9.3. Sự chia rẻ giữa Hồi giáo Shiite và Sunni
Sự chia rẻ bắt đầu từ những xung đột nội bộ, xem ai là người lãnh đạo Hồi giáo ngay sau cái chết của nhà tiên tri Mohammed. Có thể nói là việc tranh giành quyền thừa kế để giữ ngôi lãnh đạo.
Mohammed thường tuyên bố với các môn đệ rằng Ali sẽ được chọn làm người kế nhiệm ông. Ali là em họ và cũng là con rể của Mohammed sau khi lấy con gái Fatima. Tuy nhiên, sau khi Mohammed mất, một nhân vật tên Abu Bakr tự xưng là người kế nhiệm, tiếp theo sau đó là Omar và Osman giữ vai trò lãnh đạo Hồi giáo. Osman bị ám sát trong khi đang cầu nguyện, thì Ali tự nhận mình là lãnh tụ. Sự lên ngôi của Ali bị phản đối, thế là chiến tranh xảy ra, và cuối cùng, Ali bị một môn đệ giết chết. Chiến tranh lại bùng nổ cho đến ngày nay. Ali thuộc hệ phái Shiite.
Người Sunni
Người Sunni chiếm đa số, khoảng 90%, cho rằng chi nhánh của họ là chính thống, được quyền thừa kế.
Người Shiite
Á Rập đọc là Shiah, Shia, chiếm 10%, khoảng 200 triệu.
Hai hệ phái nầy hận thù nhau không đội trời chung, khi có cơ hội thì tàn sát nhau không nương tay. Ở Iraq, nhiều vụ đánh bom xe tự sát vào đền thờ của nhau, làm chết nhiều người cùng một lúc.
Cựu Tổng thống Saddam Hussein thuộc hệ phái Sunni, đã giết 140 người Shiite tại thị trấn Dujail vào năm 1982, cho nên bị treo cổ ngày 30-12-2006 về tội chống nhân loại.
Kinh Koran
Còn được viết là Quran, Quran, Koran, Coran.
Kinh Koran có 30 phần, 114 chương với 6,235 câu rời rạc, đó là những lời của đấng tối cao Allah (hiểu như thượng đế) do Thiên thần Gabriel mang đến cho nhà tiên tri Mohammed.
9.4. Những điểm yếu của đạo Hồi
Hồi giáo có 2 điểm yếu căn bản là, nội bộ chia rẻ, hai hệ phái Sunni và Shiite luôn luôn tìm cách tiêu diệt lẫn nhau. Điểm yếu thứ hai là khinh miệt phụ nữ. Ở nhiều quốc gia Hồi giáo, phụ nữ không được đi học, không được đi làm, bị cấm tham gia các sinh hoạt xã hội, cấm xuất hiện nơi công chúng, ra đường phải che phủ mặt hoặc trùm kín cả thân người. Đàn ông được phép có nhiều vợ, phụ nữ ngoại tình bị xử tử bằng ném đá.
Một ngày nào đó, phụ nữ sẽ vùng lên đòi quyền bình đẳng với nam giới. Thế giới phương Tây khai thác hai điểm yếu nầy để làm suy yếu Hồi giáo.
Hai điểm yếu nội bộ đưa đến điểm yếu thứ ba về đối ngoại là dùng phương thức khủng bố. Đấu tranh văn hoá, tôn giáo, chính trị và cả vũ trang đều không thắng nổi phương Tây, nên chỉ có thể thực hiện được việc khủng bố. Càng khủng bố thì càng bị thế giới phương Tây xa lánh.
10* Những nhóm chống đối ở Iran
Iran đang đối diện với những nhóm chống đối trong nước. Có nhóm đòi dân chủ tự do, có nhóm đòi loại bỏ giáo quyền Hồi giáo ra khỏi hệ thống chính trị quốc gia, nhóm chống đối của hệ phái Sunni.
Giáo quyền còn áp dụng luật Sharia của đạo Hồi thời trung cổ như hình phạt ném đá đến chết về tội ngoại tình.
Vào tháng 5 năm 2006, người phụ nữ tên Sakineh Mohammadi Ashtiana, 43 tuổi, bị đánh 99 gậy rồi sau đó sẽ bị ném đá cho đến chết. Thế giới lên tiếng về hình phạt dã man thời trung cổ nầy.
Đệ nhân phu nhân Pháp, bà Carla Bruni-Sarkozy viết thơ công khai kêu gọi Iran giải thoát cho người phụ nữ đó. Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad chửi bà là “Con đĩ đáng chết”.
Tổng thống Brazil Inacio Lula da Silva can thiệp xin cho bà Ashtiana được sang sinh sống ở Brazil. Ngoại trưởng Ý đến xin cho tội nhân, thì được trả lời là chưa có quyết định thi hành bản án ném đá.
11. Mối thâm thù giữa Hoa Kỳ và Iran
Năm 2005, báo New York Times đăng bài viết về tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đã tham gia bắt cóc nhân viên Sứ quán HK ở Iran năm 1979. Ahmadinejad phủ nhận, nhưng những con tin đã nhớ rõ chính hắn đã trực tiếp thẩm vấn họ. Đại tá Charles Scott, Trung tá David Roeder, người lính TQLC Kevin Hermening và cựu sĩ quan tình báo ở Toà Đại sứ, William J. Daugherty là những con tin nạn nhân của Ahmadinejad, đã xác nhận chính hắn là hung thủ.
11.1. Nói thêm về vụ bắt cóc con tin năm 1979.
Chính Mahmoud Ahmadinejad (tổng thống vừa mãn nhiệm Iran) là một trong 5 sinh viên đã xách động 500 sinh viên cùng với đám đông người Hồi giáo, do Giáo chủ Ayatollah Ruhollah Khomeini lãnh đạo, đã biểu tình chiếm Toà Đại sứ và bắt tất cả nhân viên làm con tin. Đó là sự kiện Khủng Hoảng Con Tin năm 1979. Tức là khủng hoảng ngoại giao giữa HK và Iran, trong đó 52 công dân HK trong Toà Đại sứ bị bắt làm con tin kéo dài 444 ngày, kể từ 4-11-1979 đến 20-1-1981. (1 năm 2 tháng 19 ngày)
11.2. Nguyên nhân
Nhà vua Mohamed Rezza Pahlavi của Iran là một đồng minh thân cận nhất của HK ở Trung Đông. Vua Pahlavi cai trị độc tài, hà khắc cho nên đa số người Hồi giáo do Ayatollah Ruhollah Khomeini lãnh đạo, làm cuộc cách mạng năm 1979, lật đổ chế độ phong kiến và nhà vua phải chạy ra nước ngoài sống lưu vong.
Ngày 22-10-1979, Tổng thống Jimmy Carter cho phép vua Pahlavi được vào nước Mỹ để tỵ nạn chính trị và trị bịnh ung thư. Việc nầy làm cho Hồi giáo Iran nổi giận, cộng thêm việc HK ủng hộ vua Pahlavi trong một thời gian dài trước kia, cho nên đám sinh viên cùng với dân chúng người Hồi giáo biểu tình, xâm nhập toà Đại sứ và bắt tất cả nhân viên làm con tin.
Mahmoud Ahmadinejad, là một trong năm sinh viên đầu não tổ chức chiếm toà Đại sứ và bắt cóc con tin. Đám sinh viên được Giáo chủ Ayatollah Khomeini ủng hộ.
52 nhân viên trong Toà Đại sứ bị bắt. Cộng thêm 3 người Mỹ làm việc ở Bộ Ngoại Giao Iran và những người khác nâng tổng số con tin lên 66 người.
Bắt giữ con tin để đòi HK thực hiện 4 điều sau đây:
1. Trao trả nhà vua Pahlavi để Iran xét xử.
2. Hoàn trả tài sản của nhà vua ở HK cho nhân dân Iran.
3. Nhìn nhận lỗi lầm của HK trong quá khứ và phải đưa lời xin lỗi.
4. Cam kết sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của Iran nữa.
Ngày 15-12-1979, vua Pahlavi rời khỏi HK đi Panama và đã chết ở đó.
Những con tin bị trói, bịt mắt dẫn ra trước ống kính của các nhà báo, rồi giam giữ trong toà Đại sứ.
Có 6 nhà ngoại giao HK cư ngụ ở ngoài Toà Đại sứ, 4 người được một nhà ngoại giao Canada chứa chấp trong nhà của ông ta, 2 người đến tá túc trong toà đại sứ Thụy Sĩ. Cho đến ngày 28-1-1980, 6 người nầy mới rời Iran bằng thông hành của Canada.
11.3. Các con tin bị hành hạ và khủng bố
Tài sản cá nhân bị cướp đoạt hoặc bị ăn cắp. Bị trói tay nhiều ngày, có khi hơn tuần lễ. Cấm nói chuyện với nhau. Một người tên Michael Metrinko bị còng tay, biệt giam suốt cả tháng, bị đánh đập, chửi bới chỉ vì nêu ý kiến phê bình Ayatollah Khomeini.
Bị khủng bố tinh thần, một lính quân y Mỹ tuyệt thực 2 tuần lễ, hai người khác tự tử nhưng được cứu sống.
Một hôm, giữa đêm khuya, tất cả phụ nữ bị trói, bịt mắt và dẫn qua một phòng khác. Lính gác bắt tất cả phụ nữ cổi cả quần áo lót, trần truồng hoàn toàn, hai tay giơ lên cao, rồi bọn lính gác lên cò súng lách cách như thể sắp bắn, nhưng lại thôi. Chả có hỏi han gì cả. Kéo quần lên. Ra về chỗ cũ.
Các con tin cho rằng đó là màn trình diễn, chỉ để làm thoả mãn thị giác của bọn lính Iran tò mò xem phụ nữ Tây phương ra sao mà thôi.
11.4. Thả con tin
Ngày 19-11-1979
13 người, gồm phụ nữ và người da đen được thả.
Ngày 11-7-1980
Một người tên Richard I. Queen được thả vì bịnh nặng.
Như vậy còn lại 52 người bị giam giữ cho đến ngày 20-1-1981 mới được thả.
Tổng thống Carter đã phong toả 8 tỷ USD, tài sản của Iran và cấm vận kinh tế. Chấm dứt việc nhập cảng dầu từ Iran.
Sau những thương lượng thất bại, Tổng thống Jimmy Carter quyết định dùng quân sự giải cứu con tin.
11.5. Cuộc hành quân giải cứu
Cuộc hành quân Eagle Claw được tiến hành để giải cứu 52 con tin trong toà đại sứ Hoa Kỳ ở Tehran.
Thời gian: Ngày 24 và 25 tháng 4 năm 1980.
- Dùng 8 trực thăng RH-53D, trong đó có 2 chiếc phòng hờ. Trên Hàng Không Mẫu Hạm Nimitz, những trực thăng được sơn màu cát để nguỵ trang. Xoá bỏ tất cả những phù hiệu, những con số, con chữ có dính dáng đến Hoa Kỳ.
- Hai chiếc vận tải cơ C-130. Một chiếc chở xăng theo để tiếp tế cho trực thăng khi bay trở về, một chiếc để chở con tin.
- 120 lính Mũ Xanh của Lực Lượng Đặc Biệt.
- 12 Biệt Động quân.
- 15 người Mỹ gốc Iran thông thạo tiếng Ba Tư, làm nhiệm vụ thông dịch và lái xe.
Chỉ huy trưởng là Đại tá Charlie Beckwith.
11.6. Hủy bỏ cuộc hành quân
Thời tiết xấu bất ngờ xảy ra, bão cát làm cho 2 trực thăng bị trở ngại máy móc, bụi cát lọt vào kẻ hở của cánh quạt, phải quay trở về HKMH Nimitz.
Những trực thăng khác không đến điểm hẹn đúng giờ trong lãnh thổ Iran, được đặt tên là Desert One. Và cũng tại điểm hẹn nầy, một trực thăng bị hỏng máy do bụi cát gây ra.
Cho nên cuộc hành quân bị hủy bỏ.
Khi chuẩn bị rời Iran thì một tai nạn xảy ra. Đó là chiếc trực thăng đến lấy xăng, cánh quạt của nó chém vào phi cơ C-130 làm cho cả 2 phi cơ bị phát hỏa, hư hại, phải phá hủy. Có 9 người chết.
Vừa lúc đó lại có một chiếc xe Bus chở 34 hành khách Iran chạy ngang qua, cho nên nhóm giải cứu phải nhanh chóng rút lui.
Lính Iran đến hiện trường, đếm 8 xác ngươi Mỹ và một xác người Iran.
Sau việc giải cứu thất bại, 52 con tin được đưa ra khỏi toà Đại sứ và giam giữ ở nhiều nơi khác nhau. Sau cùng, tất cả bị đưa vào nhà tù và bị giam suốt 444 ngày, kề từ 4-11-1979 đến 20-1-1981
11.7. Thoả Hiệp Algeria 1981
Hoa Kỳ đưa vụ việc bắt các nhà ngoại giao ra Toà án Quốc tế. Toà phán quyết Iran phải thả người, nhưng Iran không thả. Mỹ chịu thua.
Ngày 19-1-1981, một thoả hiệp được ký kết tại Algeria và 52 con tin được thả ra ngày hôm sau, 20-1-1981, chỉ 20 phút sau khi Tổng thống Ronald Reagan tuyên thệ nhậm chức.
Việc xâm chiếm Toà Đại sứ là vi phạm luật quốc tế, vốn coi toà đại sứ là lãnh thổ của một quốc gia, tấn công toà đại sứ xem như tấn công quốc gia đó. Các nhà ngoại giao cũng được hưởng quy chế bãi miễn việc bắt giữ.
Sau nầy, nhiều con tin đã gởi đơn lên Toà Án Hoa Kỳ để kiện Iran, nhưng bị bác đơn, bởi vì trong Thoả Hiệp Algeria năm 1981, Mỹ cam kết không thưa kiện để lấy về 52 con tin được an toàn tánh mạng.
12* Kết luận
Trong cuộc bầu cử, ông Hassan Rouhani hứa hẹn sẽ tạo ra một kỷ nguyên mới cho Iran, thế nhưng vì quyền lực của tổng thống Iran bị hạn chế rất nhiều, cho nên ông không có thể làm thay đổi chế độ hiện nay của nước nầy. Nguyên nhân chủ yếu gây ra những hệ lụy làm cho đời sống của người dân ngày càng thêm khó khăn, kinh tế ngày càng suy sụp, đó là chương trình hạt nhân của Iran, nói rõ ra là chương trình sản xuất vũ khí nguyên tử.
Hơn nữa, Iran có dính líu đến những hận thù khó hoá giải ngay cùng một lúc được.Iran luôn luôn chủ trương tiêu diệt Do Thái, và Do Thái xem Iran như một kẻ thù không thể đội trời chung, nghĩa là một còn, một mất.
Vì Do Thái hiện đang có khoảng 200 đầu đạn hạt nhân, cho nên Iran bắt buộc phải có vũ khí nguyên tử để đương đầu mà tồn tại. Chính thái độ quá khích, cực đoan đã đặt Iran trước tình trạng bị đe dọa sống còn như hiện nay. Người dân Iran nơm nớp lo sợ bị Do Thái và Hoa Kỳ tấn công bằng quân sự, bằng đầu đạn hạt nhân.
Muốn cho khu vực được ổn định để có thể sống chung hoà bình với nhau, thì Iran phải thay đổi rất nhiều, trước hết phải loại bỏ một giáo chủ cực đoan và thực hiện từng bước hoà giải trong khu vực với các quốc gia Hồi giáo ôn hoà như với Á Rập Saudi, Jordan, Ai Cập, Thổ Nhỉ Kỳ… và nhất là từ bỏ các hành động chống Do Thái như từ bỏ viện trợ cho Hamas, Hezbollah và Syria.
Iran không làm được những điều nầy thì vẫn còn bị đe dọa. Được Trung Cộng và Nga chống lưng ở Hội Đồng BA/LHQ nhưng cấm vận kinh tế, tài chánh làm hao mòn sinh lực quốc gia.
Sống vì vũ khí nguyên tử không được, thì bị chết vì vũ khí nguyên tử.
Trúc Giang
Minnesota ngày 24-6-2013
Gửi ý kiến của bạn