Họa sĩ Đại Giang rõ ràng đã tạo dựng một sự tác động vào thế giới nghệ thuật. Đó là chủ nghĩa “UPSIDE DOWN” của ông, đang nắm bắt cái nhìn của thực tại hôm nay. Đại Giang đã bắt đầu vẽ đảo ngược khi ông tới Hoa Kỳ, nơi mà ông đã phản ánh những thời kỳ thay đổi trong cuộc sống của ông. Từ những màu sắc tươi sáng và sinh động đến những hình tượng vặn vẹo, trừu tượng, Đại Giang đã sáng tạo một hình thái nghệ thuật thú vị nhất. Ông giải thích rằng đời sống của ông rất đảo lộn mà căn nguyên từ một cơn gió lốc về những biến cố đã vây bủa và xoáy tít cuộc sống của ông. Đại Giang đã tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật tại Moscow, Liên Xô năm 1974. Ông trở thành giáo sư nghệ thuật tại Việt Nam từ 1978 đến 1980. Trong sự xoay vần bất hạnh của những biến cố, ông đã bị tù đày từ năm 1980-1987, ông đã mất tất cả vợ con, nhà cửa, công ăn việc làm,...May mắn thay, Đại Giang đã đào thoát khỏi miền Bắc Việt Nam và là người tị nạn chính trị tại Hồng Kông từ 1988-1992. Sau đó, ông đã đến Hoa Kỳ với con trai của ông và đã đạt được một cuộc sống thoải mái hơn. Ông đã có công ăn việc làm, kiếm ra tiền, sở hữu một căn nhà, và theo đuổi sự say mê nghệ thuật của ông. Hiện nay, ông sống ở Seattle, tiếp tục nghề nghiệp của mình với tư cách là một nghệ sĩ. Phản ánh những biến cố đã xảy ra, Đại Giang sử dụng đời sống của chính mình như điển hình cho một thực thể UPSIDE DOWN.
Ông không những rút tỉa kinh nghiệm và niềm vui của cuộc sống, mà còn học hỏi để sinh tồn qua những đau thương bươn trải. Ông nói: “Hôn nay anh có thể có công ăn việc làm, nhà cửa, tiền bạc, nhưng ngày mai, anh có thể không có gì nữa.” Mỗi một câu chuyện, một tình huống luôn luôn có hai khía cạnh đối nghịch, và đó là điều mà Đại Giang muốn thể hiện trong tác phẩm của ông.
Trong những họa phẩm của ông, Đại Giang cố gắng nắm bắt những cảm xúc khác nhau. Ông giải thích rằng nhiều nghệ sĩ chỉ tập trung vào một cảm xúc đơn thuần- hoặc họ vẽ hạnh phúc, hoặc họ vẽ sự đau khổ. Trái lại, trong tác phẩm của ông, ông luôn luôn cố gắng thể hiện cả hai. Ông cố gắng nắm bắt những gì con người có thể thấy trên bình diện bề mặt và những gì tiềm ẩn bên trong. “Cũng như ngày và đêm, mặt trời và mặt trăng - Đại Giang nói - Đó là tư tưởng căn bản trong nghệ thuật của tôi.”
Trong quá trình sáng tạo họa phẩm, Đại Giang truyền đạt những điều ông thấy. Ông đẵ đến tận nơi: những câu lạc bộ, những buổi liên hoan và ngay cả những đường phố Seattle để tìm kiếm cảm hứng thể hiện tác phẩm. Qua sự quan sát và tác động qua lại, Đại Giang ghi chép hiện thực trên nền vải bằng cả hai mức độ vừa sâu xa vừa có thể hiểu được.
Trong tác phẩm “10 giờ sáng chủ nhật”, Đại Giang thể hiện một đường lối liên kết. Qua những màu xanh lá cây và xanh biển, ông đã vẽ một buổi sáng chủ nhật ở Seattle thật tươi đẹp, ánh nắng vàng rực rỡ, bầu trời xanh thẳm...Nhưng tương phản cái đẹp đó, có những người vô gia cư đang nhặt nhạnh những đồ ăn thừa thãi trong những thùng rác công cộng. Họ là những kẻ khốn cùng.
Ông diễn tả sâu xa hơn sự khốn cùng này bằng cách thể hiện theo nghĩa đen một vài khuôn mặt đảo ngược. Đây là một nét tượng trưng chung trong họa phẩm của Đại Giang để phân biệt. Đó là phong cách “UPSIDE DOWN”
Trong tác phẩm này, ta có thể thấy hai khía cạnh của một tình huống-Niềm sung sướng, vui tươi của buổi sáng chủ nhật và tình cảnh vô gia cư của những người khốn khổ. Một tác phẩm thú vị khác “The Slow Rock of Seattle”, ông đã vẽ những cặp khiêu vũ tại một câu lạc bộ. Ông giải thích rằng ở cái khoảnh khắc đặc biệt đó, những cặp khiêu vũ đang dìu dặt, rất âu yếm trong niềm hạnh phúc đắm say. Nhưng khi nhạc ngừng, có những cặp sẽ được hạnh phúc mãi mãi, có những cặp nói lời từ biệt và có thể không bao giò hội ngộ nữa. Lại một lần nữa, những khuôn mặt và những đối tượng ấy được thể hiện phong cách UPSIDE DOWN với sự cân nhắc kỹ lưỡng để lồng vào đó quan điểm của ông. Điều làm cho tác phẩm của Đại Giang trở nên hấp dẫn là điều mà người xem có thể liên kết với thông điệp mà ông muốn gửi gấm- Ông sử dụng những tình huống điển hình của đời sống hàng ngày và thể hiện chúng trên khung vải. Bằng cách đến gần UPSIDE DOWN, người ta có thể hiểu rõ chiều sâu của chủ nghĩa UPSIDE DOWN qua tình huống, hình ảnh trong tranh và khi đó nghĩ đến chính mình “Điều đó rất thật, tôi có thể liên kết với nó.”
Họa sĩ Đại Giang đã sáng tác một số họa phẩm UPSIDE DOWN phản ảnh tài năng sáng tạo mạnh mẽ của ông. Tiểu sử của họa sĩ đã được lựa chọn cho cuốn sách “Who’s who in the WORLD” của năm 2000-2001.
Ông đã thắng nhiều giải thưởng gồm có: . Giải ba về “Những họa sĩ tài năng nhất thế giới”, cuộc thi tài quốc tế vào năm 1997 ở Stóckhôn, thủ đô Thụy Điển. . Giải ba khác về “cuộc đua tài quốc tế đầu tiên về nghệ thuật hội họa” năm 1997 ở Thụy Điển.
Trước đó một năm, năm 1996, tranh của ông được sưu tập và tuyển chọn vào DCROM “Nghệ thuật Hiện Đại xuất sắc nhất” ở New York. Và một giải ba nữa về “Cuộc thi tài quốc tế tại Trung Tâm Hội Nghị về Nghệ thuật của tiểu bang Washington” năm 1994.
Một trong những người đến xem Triển Lãm về nghệ thuật của chủ nghĩa UPSIDE DOWN tổ chức vào tháng 8-2000 đã nói với họa sĩ Đại Giang: ” Tôi rất sung sướng có dịp may để xem tác phẩm của ông. Tôi chưa bao giờ được nghe về chủ nghĩa UPSIDE DOWN, và tôi rất sung sướng được ông giới thiệu để tôi biết chủ nghĩa đó trong cuộc triển lãm này. Những họa phẩm của ông có một tác động vô cùng lớn lao và phải có một sự thừa nhận vĩ đại xứng đáng dành cho những tác phẩm ấy. Ông hãy tiếp tục sáng tác những tác phẩm kỳ diệu khác, và đừng quên mời tôi đến những cuộc triển lãm trong tương lai của ông. Đây là một cuộc thăm viếng đã tạo cho tôi một ấn tượng rất sâu xa, sâu xa vô cùng. Một cuộc thăm viếng đầy thi vị. Ông thực sự là một họa sĩ lớn của thời đại hiện nay.
Seattle, Sep. 2000