HANOI -- Nền kinh tế VN có quá nhiều bất trắc, theo báo Người Lao Động tườngt huật: ngay cả chủ trương lớn là dự án bauxite Tây Nguyên vẫn có thể đổ bể bất kỳ lúc nào, theo lời ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.
Trong khi đó, ông Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết tình hình tái cấu trúc Vinashin và Vinalines vẫn bi thảm, bất kể sau khi cắt giảm 41,000 công nhân vẫn sản xuất trì trệ và cơ nguy lỗ thêm ít nhất 10.000 tỷ đồng VN (tương đương 480 triệu đôla), theo bản tin NDHMoney.
Trong khi đó, RFI ghi lời nhận định của Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh rằng VN trên đà nguy cơ một cuộc khủng hoảng xã hội.
Báo Người Lao Động ghi lời ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Quốc Hội chiều Thứ Sáu 14-6, nói rằng nếu chủ đầu tư các dự án bauxite Tây Nguyên không có phương pháp quản lý dự án tốt và tiết kiệm chi phí đầu tư thì dự án có thể đổ bể, có thể lỗ bất cứ lúc nào, chưa nói đến thị trường thế giới hiện đang đang biến động lớn về giá.
Tuyên bố đó của ông Hải là khi trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Du Lịch (TPSG) về tính hiệu quả của 2 dự án bauxite tại Tân Rai và Nhân Cơ.
Ông Hải cũng nhìn nhận là do khủng hoảng kinh tế thế giới nên nhu cầu sử dụng nhôm và alumin trên thế giới cũng giảm, kéo theo giá bán cũng giảm. Chính điều này đã tác động đến hiệu quả của dự án.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng nói cụ thể, theo báo Người Lao Động:
“Chúng tôi biết một dự án dài hạn như vậy (trong 30 năm), có thể xảy ra rất nhiều điều trong quá trình thực hiện. Nếu chủ đầu tư không có phương pháp quản lý dự án tốt và tiết kiệm chi phí đầu tư, thì dự án có thể đổ bể, có thể lỗ bất cứ lúc nào, chưa nói đến thị trường thế giới hiện đang đang biến động lớn về giá.”
Trong khi đó, thông tấn NDHMoney noí rằng ông Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo trước Quốc hội chiều 14/6 về vấn đề tái cơ cấu Vinashin, Vinalines đã nói: “19 ngân hàng trong nước giảm nợ cho Vinashin 70%...”
Ông Phúc nói về tình hình tái cấu trúc Vinashin, ngay ac3 sau khi cắt giảm 41,000 công nhân:
“...Như vậy có trong số 216 doanh nghiệp không giữ lại, sắp xếp được 36 doanh nghiệp. Lao động còn khoảng gần 29.000 người, giảm 41.000 người, số lao động còn lại 28.500 người này có việc làm đến hơn 74%, số không có việc làm khoảng 25%. Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm đã đóng, bàn giao 170 tàu lớn, xuất khẩu 66 tàu lớn với giá tiền là 1.215 triệu đô la Mỹ. Nếu như chúng ta không tiếp tục sản xuất, bàn giao được 170 tàu này thì chúng ta số lỗ tăng thêm ít nhất 10.000 tỷ nữa...”
Tình hình tha nợ cho Vinashin được kể, theo lời ông Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, và “19 ngân hàng trong nước với điều kiện cụ thể đã giảm nợ cho Vinashin 70%, còn 750 triệu đô la và 600 triệu đô la mà doanh nghiệp tự vay thì cũng đang đàm phán, chúng ta giảm được 30%.”
Mặt khác, đài RFI ghi nhận qua báo Pháp:
“Một nền kinh tế không mấy sáng sủa, một đảng Cộng sản bị chia cắt do bất đồng nội bộ, một vị thủ tướng ngày càng bị cô lập... Trên đây là ghi nhận tổng quát của nhật báo Pháp Le Monde số đề ngày hôm nay 14/06/2013 về tình hình Việt Nam trong bài viết đề tựa: "Tại Việt Nam, một xu hướng phản đối đảng duy nhất ló dạng từ khủng hoảng kinh tế".
Đối với Bruno Philip, đặc phái viên tờ báo Le Monde tại Hà Nội, Việt Nam đang trải qua một giai đoạn biến động nghiêm trọng, với nỗi lo về một cuộc khủng hoảng xã hội nặng nề bắt nguồn từ tình trạng thất nghiệp tăng cao và số lượng doanh nghiệp phá sản bị nhân lên gấp bội...
...Đã có khoảng 100.000 doanh nghiệp tư nhân bị phá sản trong hai năm 2011 và 2012, và đã 15.000 cơ sở khác đã phải đóng cửa kể từ đầu năm nay...”
Đặc biệt Le Monde ghi lời Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh: «Tôi lo ngại nguy cơ một cuộc khủng hoảng xã hội… Từ năm 2000 đến năm 2010, giá bất động sản đã tăng gấp mười lần, trong khi GDP bình quân đầu người chỉ tăng 2,9%. Giá nhà ở hiện nay đã cao hơn 25 lần thu nhập bình quân của người Việt Nam!»
Trong khi đó, ông Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết tình hình tái cấu trúc Vinashin và Vinalines vẫn bi thảm, bất kể sau khi cắt giảm 41,000 công nhân vẫn sản xuất trì trệ và cơ nguy lỗ thêm ít nhất 10.000 tỷ đồng VN (tương đương 480 triệu đôla), theo bản tin NDHMoney.
Trong khi đó, RFI ghi lời nhận định của Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh rằng VN trên đà nguy cơ một cuộc khủng hoảng xã hội.
Báo Người Lao Động ghi lời ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Quốc Hội chiều Thứ Sáu 14-6, nói rằng nếu chủ đầu tư các dự án bauxite Tây Nguyên không có phương pháp quản lý dự án tốt và tiết kiệm chi phí đầu tư thì dự án có thể đổ bể, có thể lỗ bất cứ lúc nào, chưa nói đến thị trường thế giới hiện đang đang biến động lớn về giá.
Tuyên bố đó của ông Hải là khi trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Du Lịch (TPSG) về tính hiệu quả của 2 dự án bauxite tại Tân Rai và Nhân Cơ.
Ông Hải cũng nhìn nhận là do khủng hoảng kinh tế thế giới nên nhu cầu sử dụng nhôm và alumin trên thế giới cũng giảm, kéo theo giá bán cũng giảm. Chính điều này đã tác động đến hiệu quả của dự án.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng nói cụ thể, theo báo Người Lao Động:
“Chúng tôi biết một dự án dài hạn như vậy (trong 30 năm), có thể xảy ra rất nhiều điều trong quá trình thực hiện. Nếu chủ đầu tư không có phương pháp quản lý dự án tốt và tiết kiệm chi phí đầu tư, thì dự án có thể đổ bể, có thể lỗ bất cứ lúc nào, chưa nói đến thị trường thế giới hiện đang đang biến động lớn về giá.”
Trong khi đó, thông tấn NDHMoney noí rằng ông Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo trước Quốc hội chiều 14/6 về vấn đề tái cơ cấu Vinashin, Vinalines đã nói: “19 ngân hàng trong nước giảm nợ cho Vinashin 70%...”
Ông Phúc nói về tình hình tái cấu trúc Vinashin, ngay ac3 sau khi cắt giảm 41,000 công nhân:
“...Như vậy có trong số 216 doanh nghiệp không giữ lại, sắp xếp được 36 doanh nghiệp. Lao động còn khoảng gần 29.000 người, giảm 41.000 người, số lao động còn lại 28.500 người này có việc làm đến hơn 74%, số không có việc làm khoảng 25%. Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm đã đóng, bàn giao 170 tàu lớn, xuất khẩu 66 tàu lớn với giá tiền là 1.215 triệu đô la Mỹ. Nếu như chúng ta không tiếp tục sản xuất, bàn giao được 170 tàu này thì chúng ta số lỗ tăng thêm ít nhất 10.000 tỷ nữa...”
Tình hình tha nợ cho Vinashin được kể, theo lời ông Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, và “19 ngân hàng trong nước với điều kiện cụ thể đã giảm nợ cho Vinashin 70%, còn 750 triệu đô la và 600 triệu đô la mà doanh nghiệp tự vay thì cũng đang đàm phán, chúng ta giảm được 30%.”
Mặt khác, đài RFI ghi nhận qua báo Pháp:
“Một nền kinh tế không mấy sáng sủa, một đảng Cộng sản bị chia cắt do bất đồng nội bộ, một vị thủ tướng ngày càng bị cô lập... Trên đây là ghi nhận tổng quát của nhật báo Pháp Le Monde số đề ngày hôm nay 14/06/2013 về tình hình Việt Nam trong bài viết đề tựa: "Tại Việt Nam, một xu hướng phản đối đảng duy nhất ló dạng từ khủng hoảng kinh tế".
Đối với Bruno Philip, đặc phái viên tờ báo Le Monde tại Hà Nội, Việt Nam đang trải qua một giai đoạn biến động nghiêm trọng, với nỗi lo về một cuộc khủng hoảng xã hội nặng nề bắt nguồn từ tình trạng thất nghiệp tăng cao và số lượng doanh nghiệp phá sản bị nhân lên gấp bội...
...Đã có khoảng 100.000 doanh nghiệp tư nhân bị phá sản trong hai năm 2011 và 2012, và đã 15.000 cơ sở khác đã phải đóng cửa kể từ đầu năm nay...”
Đặc biệt Le Monde ghi lời Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh: «Tôi lo ngại nguy cơ một cuộc khủng hoảng xã hội… Từ năm 2000 đến năm 2010, giá bất động sản đã tăng gấp mười lần, trong khi GDP bình quân đầu người chỉ tăng 2,9%. Giá nhà ở hiện nay đã cao hơn 25 lần thu nhập bình quân của người Việt Nam!»
Gửi ý kiến của bạn