ENVIRONMENTAL EDUCATION AND AWARENESS-RAISING
Ngày 5 tháng 6 tới đây là Ngày Môi trường Thế giới (World Environment Day). Năm nay, thế giới nhấn mạnh đến nhiều khía cạnh bảo vệ môi trường bằng “Giao dục Môi trường và Nhận thức” (Environmental Education & Awareness), trong đó nhấn mạnh vai trò của nhà giáo trên thế giới.
Những đề nghị sau đây cho các nhà giáo trên thế giới là:
Trong ngày nầy, cần nên nhấn mạnh cho học sinh hiểu thêm về tầm quan trong trong việc bảo vệ môi trường chung của thế giới;
Chuẩn bị những câu hỏi cho học sinh về một vấn nạn lớn của thế giới; đó là việc phế thải thực phẩm dư thừa và hệ lụy của việc nầy đối với môi trường chung;
Khơi dậy ý thức về “ngôi vườn thực phẩm” nơi trường học và thành lập các nhóm bảo vệ môi sinh (bio-club);
Đặc biệt, nhấn mạnh sự lưu tâm về vấn đề thoái hóa môi trường do con người tạo ra, cùng các phương cách giải quyết vấn đề…
Về vấn đề thực phẩm dư thừa, chúng ta có thể hình dung được rằng, theo ước tính của một số nhà môi trường Hoa Kỳ, chỉ riêng phần thực phẩm dư thừa trong buổi ăn trưa ở các trường học trung tiểu học Mỹ có thể cung cấp cho 30 triệu người thiếu ăn trên toàn cầu!
Đối với quốc gia Kuwait, vần đề nầy cũng trầm trọng không kém. Để đáp ứng ngày hành động cụ thể cho Ngày Môi Trường, Chính phủ Kuwait đưa ra khẩu hiệu năm nay cho đất nước nầy là “Think-Eat-Save”. Tất cả vì vấn nạn phế thải thức ăn dư thừa cũng quá trầm trọng ở đất nước nầy. Ước tính trên 50% tổng số lượng phế thải rắn (solid waste) toàn quốc là thức ăn dư thừa hàng ngày với 38 tấn/ngày.
Do đó, nhân ngày môi trường thế giới, chánh phủ Kuwait khuyến cáo là “…cần nên lưu tâm về những vấn nạn mội trường do thức ăn phế thải…”
Còn Việt Nam thì ứng xử như thế nào trước Ngày Môi trường Thế giới nầy?
Việt Nam công bố sẽ “thả cá xuống Kinh NHiêu Lộc và Kinh Tàu Hủ để tái tạo (?) nguồn cá hầu phát triển nguồn lợi kinh tế trên kinh” ngày 29/5/2013 tại Tp HCM (Sàigòn cũ). Kể từ ngày 1 tháng 5 năm nay, và cũng để chào mừng Ngày môi trường, thành phố cũng ra quyết định:”tuyệt đối không hút thuốc lá trong ngày làm việc”. Cũng cần nhắc lại, kinh Nhiêu Lộc đã được “cải tạo” với số đầu tư trên 200 triệu Mỹ kim từ cuối năm 2000. Dòng kinh chỉ sạch được vài tháng ở đoạn từ cầu Công Lý cũ đến cầu Kiệu, đường Hai Bà Trưng với hai con đường mới được đặt tên là Hoàng Sa và Trường Sa chạy dọc hai bên bờ kinh.
Chỉ hơn một năm sau đó, Việt Nam lại nhận được tài trợ và vốn cho vay không có lãi trên hơn 200 triệu Mỹ kim nữa để “tái” tái tạo” thêm một lần nữa. Và lần nầy do các công ty Tàu thầu. Công việc chấm dứt nửa chừng mà người Việt quốc nội thường gọi là “dự án treo”. Không biết số cá sẽ được thả ngày 29/5 tới đây sẽ tồn tại được bao lâu? Hay là sẽ được đi vào quên lãng ngay sau đó như hai quần đão Hoàng Sa và Trường của quê hương?
Để đóng góp cho Ngày Môi trường Thế giới năm nay, người viết xin nêu vấn đề về sự Hâm Nóng Toàn Cầu để cùng chia sẻ trước sự nóng dần lên với nhịp độ nhanh hơn các nhà làm khoa học tính toán. Năm 2012, số lượng khí carbonic (thán khí) CO2 thải hồi vào không khí tăng lên đến trên 480 mg cho mỗi lít (mg/l) không khí. Và cũng theo mô hình toán của các chuyên gia, nếu mức thán khí lên tới mức báo động (threshold limit) là 400 mg/l, thế giới sẽ xảy ra một cơn khủng hoảng về mội trường không thể tiên liệu được.
Sự hâm nóng toàn cầu (Global Warming)
Các lý thuyết về sự hâm nóng toàn cầu phát sinh từ cuối thế kỷ 19 do những nhà khoa học Thụy Điển trong khi quan sát sự thay đổi nhiệt độ của không khí bị ô nhiễm để rồi từ đó kết luận rằng trái đất nóng dần do con người phóng thích các khí ô nhiễm vào không khí. Lý thuyết nầy là nguyên nhân khởi đầu cho bao cuộc thảo luận sau đó giữa các nhà khoa học. Họ đã võ đoán là từ năm 1896, thán khí (CO2) thải vào không khí do việc đốt than đá để tạo ra năng lượng là nguyên nhân chính gây ra “hiệu ứng nhà kiếng” (greenhouse effect). Theo ước tính, thán khí trong không khí đã tăng 30% từ năm 1750 đến nay.
Mãi đến năm 1949, sau khi khảo sát hiện tượng tăng nhiệt độ trong không khí ở Âu Châu và Bắc Mỹ từ năm 1850 đến 1940 so với các nơi khác trên thế giới, các nhà nghiên cứu Anh đã đi đến kết luận là sự phát triển ở các quốc gia kỹ nghệ đã làm tăng lượng ô nhiễm thán khí trong không khí, do đó làm cho mặt đất ở hai vùng nầy nóng mau hơn so với các vùng chưa phát triển.
Đến năm 1958, các cuộc nghiên cứu ở Mauna Loa Observatory (Hawai) đặt ở cao độ 3.345m mới chứng minh được khí CO2 là nguyên nhân chính yếu của sự gia tăng nhiệt độ nầy. Đến năm 1976, các chất khí methane, chlorofluorocarbon (CFC), nitrogen oxide (NOx) cũng được xác nhận là nguyên nhân của hiệu ứng nhà kiếng.
Từ năm 1979 đến 1983, nhiều báo cáo của Hàn Lâm Viện Quốc gia về Khoa học Hoa Kỳ đã chứng minh và cảnh báo rằng nơi nào có ô nhiễm không khí trầm trọng là nguy cơ có nhiệt độ không khí tăng càng lớn.
Năm 1990, 49 nhà bác học đã có giải Nobel đã ra thông cáo kêu gọi mọi quốc gia trên thế giới phải có biện pháp tức thời để hạn chế ô nhiễm không khí hầu bảo vệ quả địa cầu.
Các cuộc nghiên cứu mới nhất do hai khoa học gia Karl và Trenberth trên tạp chí Sciences số tháng 12/2003 nói lên tính cách khẩn thiết của vấn đề nầy. Theo ước tính của hai ông thì từ 1990 đến 2100, nhiệt độ trên mặt địa cầu sẽ tăng từ 3,1 đến 8,9oF (1,6 đến 4,2oC). Và sự tăng nhiệt độ nầy sẽ làm nóng chảy hai tảng băng ở Greenland và Antartica và có thể làm ngập lụt các bờ biển. Điều sau nầy sẽ làm thu hẹp diện tích sống của con người trên quả địa cầu. Để rồi từ đó sinh sản ra nhiều hệ lụy đang dồn dập xảy ra như sau.
Trái đất sẽ chịu đựng những luồng khí nóng bất thường;
Hạn hán sẽ thường xuyên hơn và xảy ra ở nhiều nơi;
Mưa to, bão tố xảy ra bất thường cũng như không thể tiên liệu trước như hiện nay;
Hệ thực vật, sinh vật bị thay đổi;
Và sau cùng mực nước biển sẽ dâng cao ở nhiều nơi ước tính khoảng 75cm vào năm 2100.
Và hiệu ứng nhà kiếng đã được giải thích một cách khoa học hơn như sau: Các khí kể trên di chuyển trong bầu khí quyển, “nhốt” (trap) khí nóng thải hồi từ mặt địa cầu, do đó khí nóng nầy không thể thoát ra ngoài không gian được. Ngược lại, các khí trên cũng đã hành xử như một nhà kiếng để lọc các tia sáng mặt trời trước khi vào trái đất. Tháng 4, 2004, Trung tâm Nghiên cứu Mauna trên lại vừa công bố một báo cáo khoa học mới nhất trong đó ghi nhận nồng độ của thán khí (CO2) trong năm 2002 là 376 mg/L và năm 2003 là 379mg/L. Và trong vòng 10 năm trở lại đây, mức thán khí tăng hàng năm là 1,8mg/L; trong lúc đó mức tăng trung bình là 1mg/L ở 5 thập niên về trước. Lý do chính là do sự phát triển gần đây của Trung Cộng và Ấn Độ.
Nghị Định Thư Kyoto
Nghị định thư Kyoto, một dự thảo hiệp ước do Liên Hiệp Quốc bảo trợ và đã được 166 nguyên thủ quốc gia trên thế giới đồng ý trên nguyên tắc, quy định rằng: Cho đến năm 2012, các quốc gia trên thế giới phải giảm thiểu các khí phóng thích kể trên 5,2% so với định mức của năm 1990. Dự thảo Nghị định thư (NĐT) nầy gồm 26 Điều khoản và 2 Phụ lục sẽ trở thành một quyết định chung cho toàn cầu nếu có trên 55% tổng số các quốc gia tính theo tỷ lệ năng lượng cần thiết trong các quá trình sản xuất kỹ nghệ của từng quốc gia một.
Hoa Kỳ, vào năm 1990, đã sản xuất 36,1% sản phẩm của toàn thế giới, do đó có trách nhiệm trên 36,1% lượng khí phóng thích vào bầu khí quyển tạo ra sự hâm nóng toàn cầu. Trong lúc đó Nga Sô chịu trách nhiệm 17,4%.
Tính đến ngày 16/2/2006, NĐT Kyoto đã biến thành luật vì Liên Bang Nga đã chuẩn y Dự thảo vào tháng 11, 2005. Hoa Kỳ cho đến hôm nay (2013) vẫn chưa chịu chuẩn y vì không đồng ý với con số % về trách nhiệm góp vào hiện tượng hâm nóng toàn cầu. Úc Châu đã chuẩn y vào năm 2008.
Cho đến năm 2011, Trung Cộng đã qua mặt Hoa Kỳ trong việc phát thải thán khí với 6,8 tỷ tấn so với 6,2 tỷ tấn của Hoa Kỳ. Thế mà TC vẫn “tự nhận” là “quốc gia đang phát triển” để nhận được một số ưu đải và miễn nhiễm trong lãnh vực ô nhiễm môi trường thế giới; trong lúc trên bình diện khác đất nước nầy trở thành con hổ hung hăng đang đe dọa chiếm lĩnh toàn thế giới thể hiện qua những hành xử côn đồ trong vùng biển Đông là một, đặc biệt công cuộc Hán hóa tiệm tiến Việt Nam trong tiến trình Bắc thuộc lần thứ 5 với sự tiếp tay của đảng Cộng sản Bắc Việt.
Việt Nam đã phê chuẩn NĐT ngày 25/9/2002. Tuy nhiên, qua thông tin và báo chí bên nhà đăng tải nhiều tin tức về tình trạng bịnh về đường hô hấp của cư dân ở các thành phố lớn tăng cao gần đây dựa theo báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam. Cũng như phẩm chất không khí ở những nơi nầy cũng được báo cáo là bụi bặm, các khí thải độc hại cao hơn định mức gấp nhiều lần, và dân chúng khi di chuyển đều phải mang “khẩu trang”.
Những điều trên đây chứng tỏ rằng Việt Nam chưa lưu tâm đến NĐT Kyoto mặc dù đã chuẩn y NĐT trên. Thêm nữa, sự hiện diện của trên 40.000 cơ sở sản xuất trong Sài Gòn hoàn toàn không có hệ thống xử lý nước thải và khí thải đã nói lên sự góp phần của Việt Nam vào hiện tượng hâm nóng toàn cầu rồi. Dù vậy, nhân ngày ban hành NĐT Kyoto 16/2 vừa qua, Ông Trần Hồng Hà, Cục trưởng Cục bảo vệ Môi trường đã tuyên bố rằng:” Đây là cơ hội để Việt Nam tham gia vào quá trình ngăn chặn sự nóng lên của khí hậu toàn cầu mà không phải xử dụng đến những biện pháp mạnh có thể tác động đến quá trình phát triển kinh tế.” Và Ông còn nói thêm là:” Việt Nam có thể tính trước định mức phát thải khí nhà kiếng để chủ động nhập những công nghệ sản xuất thích hợp, vừa bảo đảm tăng trưởng kinh tế vừa kiểm soát hiệu quả lượng khí thải nhà kiếng.”
Theo lời Ông Hà, cơ hội để Việt Nam tham gia vào sự hâm nóng toàn cầu là gì? Và làm cách nào để Việt Nam có thể tính trước được lượng khí thải nhà kiếng? Thiết nghĩ hai câu hỏi trên phải còn mất nhiều năm trước khi Việt Nam có thể trả lời xuyên suốt được.
Cảnh báo khẩn cấp
Vào cuối tháng 2, 2004, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ có cho công bố một báo cáo khoa học quan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng về việc thay đổi thời tiết đột ngột do hai khoa học gia về tương lai học (futurist) nghiên cứu. Báo cáo cảnh báo rằng, nhiệt độ sẽ giảm 5oF ở Á Châu, Bắc Mỹ, và Bắc Âu Châu; và sẽ tăng 4oF ở Úc, Nam Phi, và Nam Mỹ kéo theo hạn hán, giông tố vào mùa đông, và gió mạnh ở những vùng kể trên. Báo cáo còn ghi nhận thêm sự thay đổi nhiệt độ sẽ có một tiến trình nhanh chóng chứ không thay đổi tiệm tiến như dự liệu. Có thể xảy ra trong vài thập niên tới đây. Các cuộc nghiên cứu ở lòng biển sâu có chỉ dấu cho thấy dòng chảy của luồng nước ấm chảy chậm lại. Và điều nầy có thể làm cho thời tiết không còn thay đổi theo như sự vận chuyển định kỳ và được tiên liệu như trước đây.
Những sự kiện kể trên có thể xảy ra ở những vùng khác nhau, tuy nhiên việc ảnh hưởng lên toàn cầu sẽ làm xáo trộn tình hình an ninh xã hội của thế giới. Vì vậy, các quốc gia giàu cần phải chuẩn bị để tránh tình trạng bi thảm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Hoa Kỳ với kỹ thuật tiên tiến có thể chịu đựng và chế ngự được những thay đổi trên do nước nầy có một hệ thống nông nghiệp đa dạng thích ứng với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Điều nầy không thể có được đối với các quốc gia khác ở Á và Âu châu. Tình trạng thiếu lương thực, nước uống và năng lượng có thể xảy ra và từ đó sẽ phát sinh ra một hiện tượng di cư vĩ đại đến từ Á Châu và các quốc gia Trung và Nam Mỹ.
Sau cùng, báo cáo tiên đoán rằng Âu Châu sẽ phải chiến đấu gay go với tình trạng kể trên. Á Châu đối mặt với những khủng hoảng lương thực và nước sinh hoạt. Tất cả sẽ làm xáo trộn xã hội hoàn toàn và tạo ra thêm nhiều tranh chấp liên quốc gia không thể tiên liệu được.
Theo nhận định của GS Phil Jones, Đại họx East Anglia, Anh Quốc, năm 2007 sẽ là năm khí hậu toàn cầu nóng kỷ lục so với năm nóng 1998. Mức nóng có thể vượt qua cơn nóng năm 2006 tại Hoa Kỳ. TS Jim Hansen, Hoa Kỳ cũng tiên đoán sự hâm nóng toàn cầu sẽ dẫn đến những thay đổi không lường trước trên trái đất trong những năm sắp đến. Hạn hán và lũ lụt sẽ xảy ra thường xuyên hơn nữa, các tảng băng ỏ Bắc Cực và Nam Cực bị tách rời và tan dần trong biển cả làm cho mực nước biển sẽ tăng nhanh hơn…
Một cách nhìn khác về sự hâm nóng toàn cầu
Qua cách nhìn của các nhà khoa học trên, chúng ta thấy rằng trái đất đang nóng dần và có nguy cơ gây khủng hoảng cho nhân loại. Tuy nhiên, tại Viện Hàn Lâm Khoa học Nga, TS Khabibullo Abdusamatov mới vùa chứng minh là trái đất sẽ bắt đầu trở lạnh vào năm 2012. Lý do ông đưa ra là trái đất nóng lên hay lạnh đi hoàn toàn là do mặt trời.
Ông đã tính rằng trong suốt thế kỷ 20 mặt trời luôn luôn chiếu sáng rực rỡ, vì vậy trái đất trong vòng 100 năm nay đã nóng lên 0,60C. Nhưng kể từ thập niên 1990 trở đi, mặt trời không còn chiếu sáng rực rỡ nữa. Qua mô hình toán, ông đã chứng minh rằng nhiệt độ của trái đất sẽ giảm xuống cho đến năm 2050 là đạt đến mức tối thiểu. Trung bình sẽ lạnh đi 1,2 – 1,50C so với bây giờ.
Kết luận trên là do sự ước đoán căn cứ vào giai đoạn lạnh lẽo của trái đất từ năm 1645 đến năm 1715. Cũng theo TS Abdusamatov, Hỏa tinh nóng lên và lạnh đi theo chu kỳ giống như ở trái đất, và đây cũng là kết quả nghiên cứu của NASA Hoa Kỳ. Nhưng trên Hỏa tinh, không có dấu hiệu mầm sống như trên trái đất. Điều đó nói lên một khái niệm khác về sự hâm nóng toàn cầu hiện đang còn trong vòng tranh cãi.
Kết Luận
Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kiếng là do thán khí và một số khí thải kỹ nghệ thải hồi vào bầu khí quyển. Tuy nhiên, cũng còn có nhiều giả thuyết khác nhau đến từ nhiều trường phái khoa học về cách lý giải cho hiệu ứng nhà kiếng. Một số khoa học gia trong khi nghiên cứu về hành tinh Hỏa tinh (Mars) đã đưa ra một giả thuyết về sự thành hình của mặt địa cầu như sau: “Chu kỳ nóng lạnh của trái đất là một hiện tượng tuần hoàn. Trong hiện tại, quả địa cầu đang đi vào một cuộc vận hành “nóng” để rồi sau đó…sau một vài thiên niên kỷ sẽ chuyển trở qua chu kỳ “lạnh”.
Lý do căn bản để làm điểm tựa cho lập luận nầy là vin vào thời đại của người Viking ở Bắc Cực thời gian trước khi di cư vào phía Nam. Ở vào thời điểm nầy, những vùng có người Viking sinh sống, vẫn có nhiều đồng cỏ do đó họ có điều kiện để chăn nuôi và trồng trọt, chứ không là một tảng băng vĩ đại như hiện tại. Nếu giả thuyết nầy là một sự thật thì thuyết Âm Dương cũng có thể là một giải đáp cho bài toán nóng lạnh của trái đất.
Theo sự suy diễn của thuyết Âm Dương, sự vận hành của trái đất tùy thuộc vào chu kỳ tuần hoàn của từng giai đoạn. Khi đến chu kỳ Âm, liên hệ đến mặt trăng, do đó mực nước có thể bị dâng cao. Và khi trái đất chuyển qua chu kỳ Dương, liên hệ đến mặt trời, thời tiết nóng dần lên.
Tuy nhiên, dù lý giải như thế nào đi nữa, chúng ta cũng đã nhận rõ là trái đất hiện đang nóng dần, nghĩa là hiện tượng hâm nóng tòan cầu đã là một hiện thực. Ngoài những nguyên nhân được nêu ra qua sự phát triển công kỹ nghệ trên thế giới, con người còn tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên làm đảo lộn hệ sinh thái nhiều vùng trên trái đất. Từ đó, tạo ra những ảnh hưởng dây chuyền mà con người không thể kiểm soát hay tiên liệu được như hiện nay.
Còn một nguyên nhân cho đến ngày nay không được các nhà khoa học lưu tâm đến là vào thời điểm năm 1750, dân số trên toàn thế giới chỉ chiếm khoảng vài trăm triệu. Hiện nay, quả địa cầu là nơi cư trú của trên 6,6 tỷ nhân mạng, phóng thích mỗi ngày, theo ước tính, hàng triệu tấn khí carbonic nhiều hơn so với thời điểm 1750. Điều nầy cũng có thể nào là một phần lý giải cho sự hâm nóng toàn cầu?
Mai Thanh Truyết
Này Môi trường Thế giới, June 5, 2013
Ngày 5 tháng 6 tới đây là Ngày Môi trường Thế giới (World Environment Day). Năm nay, thế giới nhấn mạnh đến nhiều khía cạnh bảo vệ môi trường bằng “Giao dục Môi trường và Nhận thức” (Environmental Education & Awareness), trong đó nhấn mạnh vai trò của nhà giáo trên thế giới.
Những đề nghị sau đây cho các nhà giáo trên thế giới là:
Trong ngày nầy, cần nên nhấn mạnh cho học sinh hiểu thêm về tầm quan trong trong việc bảo vệ môi trường chung của thế giới;
Chuẩn bị những câu hỏi cho học sinh về một vấn nạn lớn của thế giới; đó là việc phế thải thực phẩm dư thừa và hệ lụy của việc nầy đối với môi trường chung;
Khơi dậy ý thức về “ngôi vườn thực phẩm” nơi trường học và thành lập các nhóm bảo vệ môi sinh (bio-club);
Đặc biệt, nhấn mạnh sự lưu tâm về vấn đề thoái hóa môi trường do con người tạo ra, cùng các phương cách giải quyết vấn đề…
Về vấn đề thực phẩm dư thừa, chúng ta có thể hình dung được rằng, theo ước tính của một số nhà môi trường Hoa Kỳ, chỉ riêng phần thực phẩm dư thừa trong buổi ăn trưa ở các trường học trung tiểu học Mỹ có thể cung cấp cho 30 triệu người thiếu ăn trên toàn cầu!
Đối với quốc gia Kuwait, vần đề nầy cũng trầm trọng không kém. Để đáp ứng ngày hành động cụ thể cho Ngày Môi Trường, Chính phủ Kuwait đưa ra khẩu hiệu năm nay cho đất nước nầy là “Think-Eat-Save”. Tất cả vì vấn nạn phế thải thức ăn dư thừa cũng quá trầm trọng ở đất nước nầy. Ước tính trên 50% tổng số lượng phế thải rắn (solid waste) toàn quốc là thức ăn dư thừa hàng ngày với 38 tấn/ngày.
Do đó, nhân ngày môi trường thế giới, chánh phủ Kuwait khuyến cáo là “…cần nên lưu tâm về những vấn nạn mội trường do thức ăn phế thải…”
Còn Việt Nam thì ứng xử như thế nào trước Ngày Môi trường Thế giới nầy?
Việt Nam công bố sẽ “thả cá xuống Kinh NHiêu Lộc và Kinh Tàu Hủ để tái tạo (?) nguồn cá hầu phát triển nguồn lợi kinh tế trên kinh” ngày 29/5/2013 tại Tp HCM (Sàigòn cũ). Kể từ ngày 1 tháng 5 năm nay, và cũng để chào mừng Ngày môi trường, thành phố cũng ra quyết định:”tuyệt đối không hút thuốc lá trong ngày làm việc”. Cũng cần nhắc lại, kinh Nhiêu Lộc đã được “cải tạo” với số đầu tư trên 200 triệu Mỹ kim từ cuối năm 2000. Dòng kinh chỉ sạch được vài tháng ở đoạn từ cầu Công Lý cũ đến cầu Kiệu, đường Hai Bà Trưng với hai con đường mới được đặt tên là Hoàng Sa và Trường Sa chạy dọc hai bên bờ kinh.
Chỉ hơn một năm sau đó, Việt Nam lại nhận được tài trợ và vốn cho vay không có lãi trên hơn 200 triệu Mỹ kim nữa để “tái” tái tạo” thêm một lần nữa. Và lần nầy do các công ty Tàu thầu. Công việc chấm dứt nửa chừng mà người Việt quốc nội thường gọi là “dự án treo”. Không biết số cá sẽ được thả ngày 29/5 tới đây sẽ tồn tại được bao lâu? Hay là sẽ được đi vào quên lãng ngay sau đó như hai quần đão Hoàng Sa và Trường của quê hương?
Để đóng góp cho Ngày Môi trường Thế giới năm nay, người viết xin nêu vấn đề về sự Hâm Nóng Toàn Cầu để cùng chia sẻ trước sự nóng dần lên với nhịp độ nhanh hơn các nhà làm khoa học tính toán. Năm 2012, số lượng khí carbonic (thán khí) CO2 thải hồi vào không khí tăng lên đến trên 480 mg cho mỗi lít (mg/l) không khí. Và cũng theo mô hình toán của các chuyên gia, nếu mức thán khí lên tới mức báo động (threshold limit) là 400 mg/l, thế giới sẽ xảy ra một cơn khủng hoảng về mội trường không thể tiên liệu được.
Sự hâm nóng toàn cầu (Global Warming)
Các lý thuyết về sự hâm nóng toàn cầu phát sinh từ cuối thế kỷ 19 do những nhà khoa học Thụy Điển trong khi quan sát sự thay đổi nhiệt độ của không khí bị ô nhiễm để rồi từ đó kết luận rằng trái đất nóng dần do con người phóng thích các khí ô nhiễm vào không khí. Lý thuyết nầy là nguyên nhân khởi đầu cho bao cuộc thảo luận sau đó giữa các nhà khoa học. Họ đã võ đoán là từ năm 1896, thán khí (CO2) thải vào không khí do việc đốt than đá để tạo ra năng lượng là nguyên nhân chính gây ra “hiệu ứng nhà kiếng” (greenhouse effect). Theo ước tính, thán khí trong không khí đã tăng 30% từ năm 1750 đến nay.
Mãi đến năm 1949, sau khi khảo sát hiện tượng tăng nhiệt độ trong không khí ở Âu Châu và Bắc Mỹ từ năm 1850 đến 1940 so với các nơi khác trên thế giới, các nhà nghiên cứu Anh đã đi đến kết luận là sự phát triển ở các quốc gia kỹ nghệ đã làm tăng lượng ô nhiễm thán khí trong không khí, do đó làm cho mặt đất ở hai vùng nầy nóng mau hơn so với các vùng chưa phát triển.
Đến năm 1958, các cuộc nghiên cứu ở Mauna Loa Observatory (Hawai) đặt ở cao độ 3.345m mới chứng minh được khí CO2 là nguyên nhân chính yếu của sự gia tăng nhiệt độ nầy. Đến năm 1976, các chất khí methane, chlorofluorocarbon (CFC), nitrogen oxide (NOx) cũng được xác nhận là nguyên nhân của hiệu ứng nhà kiếng.
Từ năm 1979 đến 1983, nhiều báo cáo của Hàn Lâm Viện Quốc gia về Khoa học Hoa Kỳ đã chứng minh và cảnh báo rằng nơi nào có ô nhiễm không khí trầm trọng là nguy cơ có nhiệt độ không khí tăng càng lớn.
Năm 1990, 49 nhà bác học đã có giải Nobel đã ra thông cáo kêu gọi mọi quốc gia trên thế giới phải có biện pháp tức thời để hạn chế ô nhiễm không khí hầu bảo vệ quả địa cầu.
Các cuộc nghiên cứu mới nhất do hai khoa học gia Karl và Trenberth trên tạp chí Sciences số tháng 12/2003 nói lên tính cách khẩn thiết của vấn đề nầy. Theo ước tính của hai ông thì từ 1990 đến 2100, nhiệt độ trên mặt địa cầu sẽ tăng từ 3,1 đến 8,9oF (1,6 đến 4,2oC). Và sự tăng nhiệt độ nầy sẽ làm nóng chảy hai tảng băng ở Greenland và Antartica và có thể làm ngập lụt các bờ biển. Điều sau nầy sẽ làm thu hẹp diện tích sống của con người trên quả địa cầu. Để rồi từ đó sinh sản ra nhiều hệ lụy đang dồn dập xảy ra như sau.
Trái đất sẽ chịu đựng những luồng khí nóng bất thường;
Hạn hán sẽ thường xuyên hơn và xảy ra ở nhiều nơi;
Mưa to, bão tố xảy ra bất thường cũng như không thể tiên liệu trước như hiện nay;
Hệ thực vật, sinh vật bị thay đổi;
Và sau cùng mực nước biển sẽ dâng cao ở nhiều nơi ước tính khoảng 75cm vào năm 2100.
Và hiệu ứng nhà kiếng đã được giải thích một cách khoa học hơn như sau: Các khí kể trên di chuyển trong bầu khí quyển, “nhốt” (trap) khí nóng thải hồi từ mặt địa cầu, do đó khí nóng nầy không thể thoát ra ngoài không gian được. Ngược lại, các khí trên cũng đã hành xử như một nhà kiếng để lọc các tia sáng mặt trời trước khi vào trái đất. Tháng 4, 2004, Trung tâm Nghiên cứu Mauna trên lại vừa công bố một báo cáo khoa học mới nhất trong đó ghi nhận nồng độ của thán khí (CO2) trong năm 2002 là 376 mg/L và năm 2003 là 379mg/L. Và trong vòng 10 năm trở lại đây, mức thán khí tăng hàng năm là 1,8mg/L; trong lúc đó mức tăng trung bình là 1mg/L ở 5 thập niên về trước. Lý do chính là do sự phát triển gần đây của Trung Cộng và Ấn Độ.
Nghị Định Thư Kyoto
Nghị định thư Kyoto, một dự thảo hiệp ước do Liên Hiệp Quốc bảo trợ và đã được 166 nguyên thủ quốc gia trên thế giới đồng ý trên nguyên tắc, quy định rằng: Cho đến năm 2012, các quốc gia trên thế giới phải giảm thiểu các khí phóng thích kể trên 5,2% so với định mức của năm 1990. Dự thảo Nghị định thư (NĐT) nầy gồm 26 Điều khoản và 2 Phụ lục sẽ trở thành một quyết định chung cho toàn cầu nếu có trên 55% tổng số các quốc gia tính theo tỷ lệ năng lượng cần thiết trong các quá trình sản xuất kỹ nghệ của từng quốc gia một.
Hoa Kỳ, vào năm 1990, đã sản xuất 36,1% sản phẩm của toàn thế giới, do đó có trách nhiệm trên 36,1% lượng khí phóng thích vào bầu khí quyển tạo ra sự hâm nóng toàn cầu. Trong lúc đó Nga Sô chịu trách nhiệm 17,4%.
Tính đến ngày 16/2/2006, NĐT Kyoto đã biến thành luật vì Liên Bang Nga đã chuẩn y Dự thảo vào tháng 11, 2005. Hoa Kỳ cho đến hôm nay (2013) vẫn chưa chịu chuẩn y vì không đồng ý với con số % về trách nhiệm góp vào hiện tượng hâm nóng toàn cầu. Úc Châu đã chuẩn y vào năm 2008.
Cho đến năm 2011, Trung Cộng đã qua mặt Hoa Kỳ trong việc phát thải thán khí với 6,8 tỷ tấn so với 6,2 tỷ tấn của Hoa Kỳ. Thế mà TC vẫn “tự nhận” là “quốc gia đang phát triển” để nhận được một số ưu đải và miễn nhiễm trong lãnh vực ô nhiễm môi trường thế giới; trong lúc trên bình diện khác đất nước nầy trở thành con hổ hung hăng đang đe dọa chiếm lĩnh toàn thế giới thể hiện qua những hành xử côn đồ trong vùng biển Đông là một, đặc biệt công cuộc Hán hóa tiệm tiến Việt Nam trong tiến trình Bắc thuộc lần thứ 5 với sự tiếp tay của đảng Cộng sản Bắc Việt.
Việt Nam đã phê chuẩn NĐT ngày 25/9/2002. Tuy nhiên, qua thông tin và báo chí bên nhà đăng tải nhiều tin tức về tình trạng bịnh về đường hô hấp của cư dân ở các thành phố lớn tăng cao gần đây dựa theo báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam. Cũng như phẩm chất không khí ở những nơi nầy cũng được báo cáo là bụi bặm, các khí thải độc hại cao hơn định mức gấp nhiều lần, và dân chúng khi di chuyển đều phải mang “khẩu trang”.
Những điều trên đây chứng tỏ rằng Việt Nam chưa lưu tâm đến NĐT Kyoto mặc dù đã chuẩn y NĐT trên. Thêm nữa, sự hiện diện của trên 40.000 cơ sở sản xuất trong Sài Gòn hoàn toàn không có hệ thống xử lý nước thải và khí thải đã nói lên sự góp phần của Việt Nam vào hiện tượng hâm nóng toàn cầu rồi. Dù vậy, nhân ngày ban hành NĐT Kyoto 16/2 vừa qua, Ông Trần Hồng Hà, Cục trưởng Cục bảo vệ Môi trường đã tuyên bố rằng:” Đây là cơ hội để Việt Nam tham gia vào quá trình ngăn chặn sự nóng lên của khí hậu toàn cầu mà không phải xử dụng đến những biện pháp mạnh có thể tác động đến quá trình phát triển kinh tế.” Và Ông còn nói thêm là:” Việt Nam có thể tính trước định mức phát thải khí nhà kiếng để chủ động nhập những công nghệ sản xuất thích hợp, vừa bảo đảm tăng trưởng kinh tế vừa kiểm soát hiệu quả lượng khí thải nhà kiếng.”
Theo lời Ông Hà, cơ hội để Việt Nam tham gia vào sự hâm nóng toàn cầu là gì? Và làm cách nào để Việt Nam có thể tính trước được lượng khí thải nhà kiếng? Thiết nghĩ hai câu hỏi trên phải còn mất nhiều năm trước khi Việt Nam có thể trả lời xuyên suốt được.
Cảnh báo khẩn cấp
Vào cuối tháng 2, 2004, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ có cho công bố một báo cáo khoa học quan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng về việc thay đổi thời tiết đột ngột do hai khoa học gia về tương lai học (futurist) nghiên cứu. Báo cáo cảnh báo rằng, nhiệt độ sẽ giảm 5oF ở Á Châu, Bắc Mỹ, và Bắc Âu Châu; và sẽ tăng 4oF ở Úc, Nam Phi, và Nam Mỹ kéo theo hạn hán, giông tố vào mùa đông, và gió mạnh ở những vùng kể trên. Báo cáo còn ghi nhận thêm sự thay đổi nhiệt độ sẽ có một tiến trình nhanh chóng chứ không thay đổi tiệm tiến như dự liệu. Có thể xảy ra trong vài thập niên tới đây. Các cuộc nghiên cứu ở lòng biển sâu có chỉ dấu cho thấy dòng chảy của luồng nước ấm chảy chậm lại. Và điều nầy có thể làm cho thời tiết không còn thay đổi theo như sự vận chuyển định kỳ và được tiên liệu như trước đây.
Những sự kiện kể trên có thể xảy ra ở những vùng khác nhau, tuy nhiên việc ảnh hưởng lên toàn cầu sẽ làm xáo trộn tình hình an ninh xã hội của thế giới. Vì vậy, các quốc gia giàu cần phải chuẩn bị để tránh tình trạng bi thảm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Hoa Kỳ với kỹ thuật tiên tiến có thể chịu đựng và chế ngự được những thay đổi trên do nước nầy có một hệ thống nông nghiệp đa dạng thích ứng với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Điều nầy không thể có được đối với các quốc gia khác ở Á và Âu châu. Tình trạng thiếu lương thực, nước uống và năng lượng có thể xảy ra và từ đó sẽ phát sinh ra một hiện tượng di cư vĩ đại đến từ Á Châu và các quốc gia Trung và Nam Mỹ.
Sau cùng, báo cáo tiên đoán rằng Âu Châu sẽ phải chiến đấu gay go với tình trạng kể trên. Á Châu đối mặt với những khủng hoảng lương thực và nước sinh hoạt. Tất cả sẽ làm xáo trộn xã hội hoàn toàn và tạo ra thêm nhiều tranh chấp liên quốc gia không thể tiên liệu được.
Theo nhận định của GS Phil Jones, Đại họx East Anglia, Anh Quốc, năm 2007 sẽ là năm khí hậu toàn cầu nóng kỷ lục so với năm nóng 1998. Mức nóng có thể vượt qua cơn nóng năm 2006 tại Hoa Kỳ. TS Jim Hansen, Hoa Kỳ cũng tiên đoán sự hâm nóng toàn cầu sẽ dẫn đến những thay đổi không lường trước trên trái đất trong những năm sắp đến. Hạn hán và lũ lụt sẽ xảy ra thường xuyên hơn nữa, các tảng băng ỏ Bắc Cực và Nam Cực bị tách rời và tan dần trong biển cả làm cho mực nước biển sẽ tăng nhanh hơn…
Một cách nhìn khác về sự hâm nóng toàn cầu
Qua cách nhìn của các nhà khoa học trên, chúng ta thấy rằng trái đất đang nóng dần và có nguy cơ gây khủng hoảng cho nhân loại. Tuy nhiên, tại Viện Hàn Lâm Khoa học Nga, TS Khabibullo Abdusamatov mới vùa chứng minh là trái đất sẽ bắt đầu trở lạnh vào năm 2012. Lý do ông đưa ra là trái đất nóng lên hay lạnh đi hoàn toàn là do mặt trời.
Ông đã tính rằng trong suốt thế kỷ 20 mặt trời luôn luôn chiếu sáng rực rỡ, vì vậy trái đất trong vòng 100 năm nay đã nóng lên 0,60C. Nhưng kể từ thập niên 1990 trở đi, mặt trời không còn chiếu sáng rực rỡ nữa. Qua mô hình toán, ông đã chứng minh rằng nhiệt độ của trái đất sẽ giảm xuống cho đến năm 2050 là đạt đến mức tối thiểu. Trung bình sẽ lạnh đi 1,2 – 1,50C so với bây giờ.
Kết luận trên là do sự ước đoán căn cứ vào giai đoạn lạnh lẽo của trái đất từ năm 1645 đến năm 1715. Cũng theo TS Abdusamatov, Hỏa tinh nóng lên và lạnh đi theo chu kỳ giống như ở trái đất, và đây cũng là kết quả nghiên cứu của NASA Hoa Kỳ. Nhưng trên Hỏa tinh, không có dấu hiệu mầm sống như trên trái đất. Điều đó nói lên một khái niệm khác về sự hâm nóng toàn cầu hiện đang còn trong vòng tranh cãi.
Kết Luận
Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kiếng là do thán khí và một số khí thải kỹ nghệ thải hồi vào bầu khí quyển. Tuy nhiên, cũng còn có nhiều giả thuyết khác nhau đến từ nhiều trường phái khoa học về cách lý giải cho hiệu ứng nhà kiếng. Một số khoa học gia trong khi nghiên cứu về hành tinh Hỏa tinh (Mars) đã đưa ra một giả thuyết về sự thành hình của mặt địa cầu như sau: “Chu kỳ nóng lạnh của trái đất là một hiện tượng tuần hoàn. Trong hiện tại, quả địa cầu đang đi vào một cuộc vận hành “nóng” để rồi sau đó…sau một vài thiên niên kỷ sẽ chuyển trở qua chu kỳ “lạnh”.
Lý do căn bản để làm điểm tựa cho lập luận nầy là vin vào thời đại của người Viking ở Bắc Cực thời gian trước khi di cư vào phía Nam. Ở vào thời điểm nầy, những vùng có người Viking sinh sống, vẫn có nhiều đồng cỏ do đó họ có điều kiện để chăn nuôi và trồng trọt, chứ không là một tảng băng vĩ đại như hiện tại. Nếu giả thuyết nầy là một sự thật thì thuyết Âm Dương cũng có thể là một giải đáp cho bài toán nóng lạnh của trái đất.
Theo sự suy diễn của thuyết Âm Dương, sự vận hành của trái đất tùy thuộc vào chu kỳ tuần hoàn của từng giai đoạn. Khi đến chu kỳ Âm, liên hệ đến mặt trăng, do đó mực nước có thể bị dâng cao. Và khi trái đất chuyển qua chu kỳ Dương, liên hệ đến mặt trời, thời tiết nóng dần lên.
Tuy nhiên, dù lý giải như thế nào đi nữa, chúng ta cũng đã nhận rõ là trái đất hiện đang nóng dần, nghĩa là hiện tượng hâm nóng tòan cầu đã là một hiện thực. Ngoài những nguyên nhân được nêu ra qua sự phát triển công kỹ nghệ trên thế giới, con người còn tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên làm đảo lộn hệ sinh thái nhiều vùng trên trái đất. Từ đó, tạo ra những ảnh hưởng dây chuyền mà con người không thể kiểm soát hay tiên liệu được như hiện nay.
Còn một nguyên nhân cho đến ngày nay không được các nhà khoa học lưu tâm đến là vào thời điểm năm 1750, dân số trên toàn thế giới chỉ chiếm khoảng vài trăm triệu. Hiện nay, quả địa cầu là nơi cư trú của trên 6,6 tỷ nhân mạng, phóng thích mỗi ngày, theo ước tính, hàng triệu tấn khí carbonic nhiều hơn so với thời điểm 1750. Điều nầy cũng có thể nào là một phần lý giải cho sự hâm nóng toàn cầu?
Mai Thanh Truyết
Này Môi trường Thế giới, June 5, 2013
Gửi ý kiến của bạn