Những ngày này, nơi sân trường đang tung bay áo và mũ tốt nghiệp của học sinh, sinh viên vừa hoàn tất chương trình trung học hay các ban cử nhân, cao học, tiến sĩ đại học.
Học sinh lớp 12 nhìn đến tương lai vừa vui vừa lo, nhất là với học sinh gốc Á thường quen sống gần gũi và trong tình thân gia đình. Hớn hở vui mừng vì đã xong một nấc thang học vấn, lo lắng vì chẳng bao lâu nữa sẽ rời mái ấm gia đình đi học nơi xa. Đối với các em, khi rời ghế trường cấp ba thì tự do hiện ra trước mắt vì sắp hết rồi những tháng ngày gò bó tại trường hay trong nếp sống gia đình.
Lên đại học, các em bắt đầu cuộc sống độc lập, chứ chưa tự lập. Không còn phải lo đến trường, vào lớp đúng giờ vì ở đại học sẽ chẳng còn thày cô hay giám thị giục các em vào lớp, không cho rong chơi, quanh quẩn ngoài lớp trong giờ học. Ở bậc trung học, đến lớp các em còn phải ngồi vào chỗ được thày cô chỉ định hay sắp trước, thật khó chịu, bực bội. Nếu trễ hay vắng mặt, chiều tối nhà trường có điện thoại tự động gọi báo cho phụ huynh. Sau nhiều lần cảnh cáo, nếu không thay đổi thì phụ huynh được mời đến để ban giám hiệu giải thích nội quy. Ở một số nơi, học sinh vắng mặt quá nhiều ngày đã khiến cha mẹ phải ra toà, bị xử phạt tài chánh.
Bị gò bó trong kỷ luật như thế nên thời điểm quan trọng của đời thiếu niên là khi hoàn tất bậc trung học, hoặc được từ giã sân trường dù có hội đủ điều kiện tốt nghiệp hay không. Lúc đó các em đã 18 tuổi, như chim được ra khỏi lồng và cha mẹ cũng bớt lo.
Giã từ tuổi niên thiếu, những thanh niên thiếu nữ bước vào khung trời rộng mở với hành trang là ít nhiều kiến thức thu nhận được từ học đường. Dù lăn lộn vào đời đi làm hay tiếp tục theo đuổi sự học thì trước mặt cũng là những ước mơ. Một người thợ, một tài xế hay y tá, kỹ sư, luật sư, bác sĩ, nhà văn, họa sĩ, nghệ sĩ đều là nguồn nhân lực đóng góp cho tương lai của xã hội, đất nước.
Với những em chọn con đường học vấn để tiếp tục, ở đại học các em cũng sẽ được tự do hơn. Tương lai do chính mình định đoạt. Học gì, làm gì giờ đây cha mẹ chỉ còn là người cố vấn và trợ giúp tài chánh.
Nhưng ngày nay nhiều em lên đại học mà trình độ Anh ngữ và toán còn kém vì chương trình giáo dục của Hoa Kỳ từ lớp 1 đến lớp 12 đã xuống cấp mấy thập niên qua. So với những nước tiên tiến ở Âu châu và Á châu, học sinh trung học Mỹ thua về trình độ toán và khoa học.
Tại tiểu bang California, hệ thống 10 đại học University of California, nơi đào tạo nhân tài với những trường nổi tiếng như U.C. Berkeley, U.C. Los Angeles hay U.C. San Diego nhận các học sinh xuất sắc với điểm thi SAT khoảng 2000/2400 hay ACT khoảng 30/36 và có thứ hạng trong số vài phần trăm đứng đầu lớp, thường là có điểm trung bình GPA 3.8/4.0 hay cao hơn. Có những học sinh còn đạt tới 4.3 hay 4.4 vì đã học các lớp cao cấp AP.
Còn lại, học sinh với điểm trung bình trên 3.5 có thể theo học một trong 20 đại học của hệ thống California State University rải rác khắp tiểu bang từ San Diego, Long Beach, Los Angeles, Fresno lên đến San Jose, San Francisco, Sacramento, East Bay (Hayward). Các em cũng có thể chọn đại học tư như University of Southern California, Pepperdine, Loyola, Mills, Santa Clara University, Stanford, University of San Francisco.
Chưa bao giờ lãnh đạo nước Mỹ lại nhiệt tình khuyến khích và cổ vũ học sinh vào đại học như ngày nay. Có lẽ vì trình độ trung học xuống thấp, không trang bị đủ kiến thức cho sinh viên đại học nên tương lai lâu dài sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế. Tổng thống Barack Obama đã nhiều lần phát biểu rằng ông muốn số bằng cử nhân đại học tăng và dành nhiều cơ hội cho bất cứ học sinh nào muốn đạt mơ ước này. Trợ giúp tài chánh Pell Grants nay tăng gấp đôi, những chương trình tiết kiệm cho quỹ giáo dục được miễn thuế nhằm tạo cơ hội cho gia cha mẹ khuyến khích con em vào đại học.
Ngày nay, nhiều em được nhận vào các đại học California State University, sau khi khảo sát trình độ toán và Anh ngữ thì phải học lại căn bản, tức toán Đại số II hay Anh ngữ trình độ lớp 11, dù các em đã tốt nghiệp phổ thông. Hơn một nửa số sinh viên được nhận vào các đại học này đã phải học lại những lớp căn bản, ngay tại trường đã nhận các em hay tại một đại học cộng đồng. Những số liệu về giáo dục cho thấy một trình độ đáng quan ngại về toán vào Anh ngữ của sinh viên Mỹ. Không phải là điều ngạc nhiên tại các đại học bốn năm ở California ngày nay có sinh viên trong các lớp toán đại số hay lớp đọc viết Anh văn cơ bản.
Nước Mỹ không có một chương trình giáo dục mang cấp quốc gia. Các tiểu bang tự hoạch định theo nhu cầu và điều kiện phát triển tại địa phương. Gần đây, nhiều tiểu bang đã đồng ý phê chuẩn một chương trình giáo dục đồng bộ nhưng chưa áp dụng.
Ở California, trong nhiều thập niên học sinh không phải qua bất cứ kỳ thi tốt nghiệp nào. Chỉ cần học đủ khoảng 200 tín chỉ trong bốn năm và với điểm trung bình 2.0 là được cấp bằng. Các kỳ thi như STAR hay CST chỉ có mục đích thu thập số liệu khảo sát học lực để giúp những nhà làm chính sách, giúp thày cô nâng trình độ học sinh. Điểm của những bài thi này không ảnh hưởng gì đến điều kiện tốt nghiệp.
Hơn một thập niên qua, Bộ Giáo dục California đã đề xuất bài thi CAHSEE (California High School Exit Exam) buộc tất cả học sinh trung học phải thi vào cuối năm lớp 10 và chỉ gồm các môn toán và Anh ngữ. Thi một lần không đậu, học sinh có thể thi lại trong năm lớp 11 và 12. Nếu đủ điểm đậu mới được cấp bằng tốt nghiệp phổ thông.
Đây là một kỳ thi tương đối dễ. Năm ngoái có 465 nghìn học sinh lớp 10 tham dự với kết quả 84% đậu môn toán và 83% đậu Anh ngữ ngay lần đầu. Học sinh gốc Á có tỉ lệ đậu cao hơn, 96% và 92%.
Tốt nghiệp trung học ở Mỹ rất dễ. Nhưng để được nhận vào các trường đại học danh tiếng thì ngoài học giỏi một học sinh còn phải tích cực hoạt động trong các hội đoàn học sinh. Học sinh phải chọn đúng lớp, những lớp trong danh sách từ A đến G mà các trường đại học đòi hỏi. Căn bản là 4 năm Anh ngữ, học đến toán cấp cao như hình học giải tích, điểm động học, 4 năm học một ngoại ngữ, 4 năm khoa học. Các em cũng cần tham gia sinh hoạt để phát triển khả năng lãnh đạo, giao tiếp, tổ chức. Nhiều học sinh giỏi, nhưng chỉ chăm chú vào việc học nên cũng không được nhận vào các trường U.C.
Mùa hè đối với nhiều học sinh Mỹ là khoảng thời gian nhàm chán nhất vì các em không biết làm gì. Chương trình hè thường chỉ dành cho học sinh kém, có điểm D hay F các môn Anh ngữ, toán.
Với những em thích trau giồi thêm kiến thức, cơ hội là tại các đại học cộng đồng. Phụ huynh nào muốn cho con em học hè cần liên lạc ngay với trường cấp ba nơi con em theo học để lấy giấy giới thiệu. Thời gian không còn nhiều lắm.
© 2013 Buivanphu.wordpress.com
Học sinh lớp 12 nhìn đến tương lai vừa vui vừa lo, nhất là với học sinh gốc Á thường quen sống gần gũi và trong tình thân gia đình. Hớn hở vui mừng vì đã xong một nấc thang học vấn, lo lắng vì chẳng bao lâu nữa sẽ rời mái ấm gia đình đi học nơi xa. Đối với các em, khi rời ghế trường cấp ba thì tự do hiện ra trước mắt vì sắp hết rồi những tháng ngày gò bó tại trường hay trong nếp sống gia đình.
Lên đại học, các em bắt đầu cuộc sống độc lập, chứ chưa tự lập. Không còn phải lo đến trường, vào lớp đúng giờ vì ở đại học sẽ chẳng còn thày cô hay giám thị giục các em vào lớp, không cho rong chơi, quanh quẩn ngoài lớp trong giờ học. Ở bậc trung học, đến lớp các em còn phải ngồi vào chỗ được thày cô chỉ định hay sắp trước, thật khó chịu, bực bội. Nếu trễ hay vắng mặt, chiều tối nhà trường có điện thoại tự động gọi báo cho phụ huynh. Sau nhiều lần cảnh cáo, nếu không thay đổi thì phụ huynh được mời đến để ban giám hiệu giải thích nội quy. Ở một số nơi, học sinh vắng mặt quá nhiều ngày đã khiến cha mẹ phải ra toà, bị xử phạt tài chánh.
Bị gò bó trong kỷ luật như thế nên thời điểm quan trọng của đời thiếu niên là khi hoàn tất bậc trung học, hoặc được từ giã sân trường dù có hội đủ điều kiện tốt nghiệp hay không. Lúc đó các em đã 18 tuổi, như chim được ra khỏi lồng và cha mẹ cũng bớt lo.
Giã từ tuổi niên thiếu, những thanh niên thiếu nữ bước vào khung trời rộng mở với hành trang là ít nhiều kiến thức thu nhận được từ học đường. Dù lăn lộn vào đời đi làm hay tiếp tục theo đuổi sự học thì trước mặt cũng là những ước mơ. Một người thợ, một tài xế hay y tá, kỹ sư, luật sư, bác sĩ, nhà văn, họa sĩ, nghệ sĩ đều là nguồn nhân lực đóng góp cho tương lai của xã hội, đất nước.
Với những em chọn con đường học vấn để tiếp tục, ở đại học các em cũng sẽ được tự do hơn. Tương lai do chính mình định đoạt. Học gì, làm gì giờ đây cha mẹ chỉ còn là người cố vấn và trợ giúp tài chánh.
Nhưng ngày nay nhiều em lên đại học mà trình độ Anh ngữ và toán còn kém vì chương trình giáo dục của Hoa Kỳ từ lớp 1 đến lớp 12 đã xuống cấp mấy thập niên qua. So với những nước tiên tiến ở Âu châu và Á châu, học sinh trung học Mỹ thua về trình độ toán và khoa học.
Tại tiểu bang California, hệ thống 10 đại học University of California, nơi đào tạo nhân tài với những trường nổi tiếng như U.C. Berkeley, U.C. Los Angeles hay U.C. San Diego nhận các học sinh xuất sắc với điểm thi SAT khoảng 2000/2400 hay ACT khoảng 30/36 và có thứ hạng trong số vài phần trăm đứng đầu lớp, thường là có điểm trung bình GPA 3.8/4.0 hay cao hơn. Có những học sinh còn đạt tới 4.3 hay 4.4 vì đã học các lớp cao cấp AP.
Còn lại, học sinh với điểm trung bình trên 3.5 có thể theo học một trong 20 đại học của hệ thống California State University rải rác khắp tiểu bang từ San Diego, Long Beach, Los Angeles, Fresno lên đến San Jose, San Francisco, Sacramento, East Bay (Hayward). Các em cũng có thể chọn đại học tư như University of Southern California, Pepperdine, Loyola, Mills, Santa Clara University, Stanford, University of San Francisco.
Đại học Berkeley với 30 nghìn sinh viên. Được nhận vào trường, học sinh không chỉ giỏi mà còn chứng tỏ có khả năng sinh hoạt và lãnh đạo. (ảnh Bùi Văn Phú)
Ít tốn kém nhất là ghi danh tại một trong 110 đại học cộng đồng của California để theo đuổi một ngành nghề nào đó rồi đi làm. Nếu học khá, sau hai năm có thể xin chuyển lên đại học bốn năm để tiếp tục học ban cử nhân.Chưa bao giờ lãnh đạo nước Mỹ lại nhiệt tình khuyến khích và cổ vũ học sinh vào đại học như ngày nay. Có lẽ vì trình độ trung học xuống thấp, không trang bị đủ kiến thức cho sinh viên đại học nên tương lai lâu dài sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế. Tổng thống Barack Obama đã nhiều lần phát biểu rằng ông muốn số bằng cử nhân đại học tăng và dành nhiều cơ hội cho bất cứ học sinh nào muốn đạt mơ ước này. Trợ giúp tài chánh Pell Grants nay tăng gấp đôi, những chương trình tiết kiệm cho quỹ giáo dục được miễn thuế nhằm tạo cơ hội cho gia cha mẹ khuyến khích con em vào đại học.
Ngày nay, nhiều em được nhận vào các đại học California State University, sau khi khảo sát trình độ toán và Anh ngữ thì phải học lại căn bản, tức toán Đại số II hay Anh ngữ trình độ lớp 11, dù các em đã tốt nghiệp phổ thông. Hơn một nửa số sinh viên được nhận vào các đại học này đã phải học lại những lớp căn bản, ngay tại trường đã nhận các em hay tại một đại học cộng đồng. Những số liệu về giáo dục cho thấy một trình độ đáng quan ngại về toán vào Anh ngữ của sinh viên Mỹ. Không phải là điều ngạc nhiên tại các đại học bốn năm ở California ngày nay có sinh viên trong các lớp toán đại số hay lớp đọc viết Anh văn cơ bản.
Nước Mỹ không có một chương trình giáo dục mang cấp quốc gia. Các tiểu bang tự hoạch định theo nhu cầu và điều kiện phát triển tại địa phương. Gần đây, nhiều tiểu bang đã đồng ý phê chuẩn một chương trình giáo dục đồng bộ nhưng chưa áp dụng.
Ở California, trong nhiều thập niên học sinh không phải qua bất cứ kỳ thi tốt nghiệp nào. Chỉ cần học đủ khoảng 200 tín chỉ trong bốn năm và với điểm trung bình 2.0 là được cấp bằng. Các kỳ thi như STAR hay CST chỉ có mục đích thu thập số liệu khảo sát học lực để giúp những nhà làm chính sách, giúp thày cô nâng trình độ học sinh. Điểm của những bài thi này không ảnh hưởng gì đến điều kiện tốt nghiệp.
Hơn một thập niên qua, Bộ Giáo dục California đã đề xuất bài thi CAHSEE (California High School Exit Exam) buộc tất cả học sinh trung học phải thi vào cuối năm lớp 10 và chỉ gồm các môn toán và Anh ngữ. Thi một lần không đậu, học sinh có thể thi lại trong năm lớp 11 và 12. Nếu đủ điểm đậu mới được cấp bằng tốt nghiệp phổ thông.
Đây là một kỳ thi tương đối dễ. Năm ngoái có 465 nghìn học sinh lớp 10 tham dự với kết quả 84% đậu môn toán và 83% đậu Anh ngữ ngay lần đầu. Học sinh gốc Á có tỉ lệ đậu cao hơn, 96% và 92%.
Tốt nghiệp trung học ở Mỹ rất dễ. Nhưng để được nhận vào các trường đại học danh tiếng thì ngoài học giỏi một học sinh còn phải tích cực hoạt động trong các hội đoàn học sinh. Học sinh phải chọn đúng lớp, những lớp trong danh sách từ A đến G mà các trường đại học đòi hỏi. Căn bản là 4 năm Anh ngữ, học đến toán cấp cao như hình học giải tích, điểm động học, 4 năm học một ngoại ngữ, 4 năm khoa học. Các em cũng cần tham gia sinh hoạt để phát triển khả năng lãnh đạo, giao tiếp, tổ chức. Nhiều học sinh giỏi, nhưng chỉ chăm chú vào việc học nên cũng không được nhận vào các trường U.C.
Mùa hè đối với nhiều học sinh Mỹ là khoảng thời gian nhàm chán nhất vì các em không biết làm gì. Chương trình hè thường chỉ dành cho học sinh kém, có điểm D hay F các môn Anh ngữ, toán.
Với những em thích trau giồi thêm kiến thức, cơ hội là tại các đại học cộng đồng. Phụ huynh nào muốn cho con em học hè cần liên lạc ngay với trường cấp ba nơi con em theo học để lấy giấy giới thiệu. Thời gian không còn nhiều lắm.
© 2013 Buivanphu.wordpress.com
Gửi ý kiến của bạn