Biển Đảo Nếu Mất Luôn… Ai Sẽ Chịu Trách Nhiệm

11/05/201300:00:00(Xem: 7352)
Vào thời điểm Quốc Hận 30 tháng 4 năm nay, không hiểu vì có ngụ ý gì, Trung Quốc đã cho triển khai du lịch đưa du khách đến các biển đảo mà họ đã xâm chiếm được trên Biển Đông, bắt đầu là ở quần đảo Hoàng Sa. Như đã được hoạch định từ năm trước, chuơng trình du lịch 4 ngày 3 đêm cho hơn 100 du khách Trung Quốc đã được tổ chức một cách qui mô để lên thăm viếng các biển đảo của Hoàng Sa và đã trở về hải cảng xuất phát ở đảo Hải Nam một cách êm thắm.

Phía Trung Quốc còn cho biết, rồi đây ngoài những chuyến du lịch cho cả du khách nuớc ngoài đến Hoàng Sa mỗi tháng một vài chuyến, họ còn sẽ cho tổ chức mhững lễ hội thể thao, giải trí quốc tế vv…ở Hoàng Sa và cả những chuyến du lịch đến các biển đảo ở Trường Sa trong một ngày gần đây. Như vậy có nghĩa là họ đang cho tiến hành việc hợp thức hóa quản lý trước thế giới và thực thi chủ quyền thực tế của họ trên các biển đảo này của chúng ta.

Những sự kiện đau đớn này đang liên tục xãy ra như là “những chuyện sẽ phải đến” sau khi họ cho chính thức thành lập Thành Phố Tam Sa và Khu Vực Quân Sự bao gồm các biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa chiếm được, rồi cho xây dựng ồ ạt các cơ sở hành chính và công sự kiên cố trên các biển đảo này cùng với sự triển khai qui mô trên mặt biển các tàu Hải Giám để xua đuổi các thuyền bè của ngư dân ta ra khỏi các khu vực lãnh hải này mà không có một sự kháng cự nào từ phía Việt Nam.

Như vậy, theo diễn tiến của các sự kiện này, Trung Quốc cũng như một vái nước lân bang đang có sự chiếm giữ ở đây đương nhiên sẽ được quốc tế xem như là có chủ quyền thực tế với sự hiện diện trên các biển đảo này. Hay nói rõ hơn, nếu phía Việt Nam không nhanh chóng dành lại chủ quyền với sự hiện diện thực tế thì Việt Nam sẽ phải mất luôn các biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa này và vấn đề được đặt ra là ai sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử cho việc này.

Điếu đau buồn cho đến nay, thì như ai ai cũng trông thấy rõ, là trong lúc phía Trung Quốc cùng một số nước lân bang đã và đang cho triển khai một cách táo tợn và ồ ạt sự chiếm giữ và hợp thức hóa việc quản lý các biển đảo chiếm giữ được, thì các đối kháng từ phía Việt nam, không hiểu vì lý do gì, rất là yếu ớt và chậm chạp, hình như chỉ có tính cách hình thức hay chỉ phản đối lấy lệ mà thôi.

Suốt mấy mươi năm qua, trước mỗi động thái mang tính cách xâm lược ngang ngược như vậy của Trung Quốc hay một vài nước lân bang, người ta cũng chỉ nghe thấy nguời phát ngôn của Bộ Ngoại Giao lập đi lập lại lời tuyên bố xưa cũ “Việt Nam phản đối Trung Quốc xâm chiếm chủ quyền” là chính yếu. Nhưng Trung Quốc thì chẳng bao giờ thèm đếm xỉa đến các lời phản đối này.

Một mặt khác còn được nhận thấy là các chóp bu của đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn chứng nào tật nấy là tiếp tục gian dối và giấu diếm với người dân trong việc này. Thay vì cho triễn khai các đối phó thật sự để bảo vệ các biển đảo trước sự xâm chiếm của Trung Quốc và một số nước lân bang, họ lại ra lệnh cho giới truyền thông thông tin các ký sự và hình ảnh nhằm tạo cho người dân có được cái cảm tưởng như chủ quyền thực tế của Việt Nam vẫn còn ở các quần đảo đó..

Nếu quả đúng như sự tuyên truyền này của đảng thì các chóp bu của đảng cần phải trình bày cho người dân biết rõ ràng phía Việt Nam còn có sự quản lý ở các đảo và khu vực lãnh hải nào trong hai quần đảo trên. Vì đây là một phần đất nước do tổ tiên đã khổ công gầy dựng ra cho cả dân tộc, chớ không phải là phần đất “của riêng của đảng Cộng sản Việt Nam”. Và việc cho biết tình trạng thật sự của các biển đảo là trách nhiệm tối thiểu của cấp lãnh đạo đối với người dân.

Ngày nay các bản đồ khá chi tiết về các quần đảo này nay đã được phổ biến phổ thông. Nhưng tên đảo thì lại khác nhau giữa các nước. Cho nên việc chỉ định lên bản đồ các đảo nào và khu vực lãnh hải nào trong các quần đảo này đang còn trong quản lý hay kiểm soát của phía Việt Nam là việc làm căn bản cần thiết.. Cũng vậy, những đảo nào và khu vực lãnh hải nào đã bị mất về tay ngoại bang nào, thời điểm nào và lý do thì người dân cũng cần phải biết để có thể chia sẻ về trách nhiệm bảo vệ giang sơn và Tổ Quốc.


Theo nguồn Wikipedia thi quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands, có tên Trung Quốc là Tây Sa Quần Đảo) là một tập hợp của khoảng 120-130 đảo và bãi san hô hay mỏm đá ngầm có thể nhận thấy được khi mực thuỷ triều xuống thấp, trong đó có khoảng 30 đảo được xem như có kích thước với tổng diện tích phần đất nổi chỉ khoảng 5-10 km2. Tập hợp này chiếm một diện tích khoảng 15.000 km2, nằm ngang vĩ độ cũa Huế và Đà Nẳng, cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 200 hải lý về phía Đông ( như vậy đảo Lý Sơn không thuộc vào quần đảo này ) và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 hải lý về phía Nam. Theo Wikipedia thì các đảo ở quần đảo này mang tên riêng khác nhau theo từng quốc gia có liên can đến tranh chấp chủ quyền ở đây. Hiện tại đang có sự tranh chấp về chủ quyền của quần đảo này, chính yếu giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Cũng theo nguồn Wikipedia thì quần đảo Trường Sa (Spratly Islands, có tên Trung Quốc là Nam Sa Quần Đảo) cũng là một tập hợp gồm hơn 100 đảo san hô và cồn cát hay bải ngầm chiếm một diện tích khoảng 160.000 km2 ( có nguồn tin cho là 410.000 km2) chạy dài từ Tây sang Đông 800 km và Bắc xuống Nam 600 km. Quần dảo này cách Cam Ranh khoảng 250 hảI lý về phía Đông và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 600 hải lý về phía Nam. Hiện đang có sự tranh chấp chủ quyền về quần đảo này giữa các nước Trung Quốc, Đài Loan, Phi Luât Tân, Mã Lai, Brunei và Việt Nam.

Còn Trung Sa thì thật ra chỉ là tập hợp những bải ngầm có dưới mặt nước nằm ở vị trí giữa Hoàng Sa và Trường Sa. Vì đây không có biển đảo cho nên đến nay vẫn xem đây là vùng biển quốc tế. Nhưng theo chiên lược, Trung Quốc muốn cho nối từ trên xuống dưới 3 nhóm lãnh hải Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa ( theo tên gọi tiếng Trung Quốc và đặt ra Thành Phố Tam Sa ) để kết với đảo Hải Nam làm thành “cái lưỡi bò” hay cũng là một “vòng đai hay bức trường thành” cho việc bá chủ lãnh hải của họ ở Biển Đông, mà ảnh hưởng nhiều nhất là mặt phía Tây tiếp cận với Việt Nam.

Theo đó, không những mất các quần đảo Hoàng sa và Trường Sa, mà cả vùng duyên hải trên 2.000 km của Việt Nam, trên thực tế, sẽ bị “ép xác” bời cái “rào cản lưỡi bò” hay “bức trường thành” này. Không chỉ nói đến sự đánh bắt hải sản và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong hải phận, mà cả đến tàu thuyền ra vào Việt Nam sẽ phải chịu sự kiểm soát và cho phép từ phía Trung Quốc.

Trước chiến lược âm mưu thôn tính Biển Đông một cách qui mô như vậy, sau một thời gian quá dài “chần chừ lơ ngơ” rồi “hết xoay bên này thì xoay qua bên kia” của đảng Cộng Sản Việt Nam, người ta mới thấy gần đây các chóp bu đảng dự định “kéo Nga vào cuộc” để đối phó với Trung Quốc. Sự lựa chọn Nga được xem như là việc “thử thời vận” vì có thể Trung Quốc sẽ “nể” Nga và Nga sẽ không xía vô những chuyện như Tự Do Dân Chủ mà các chóp bu đảng rất áy náy.

Bằng cách vay mua một số chiến đấu cơ và vài tiềm thuỳ đỉnh của Nga, mời Bộ trưởng quốc phòng Nga đến Việt Nam để bàn chuyện “cho khai thác Cam Ranh”, gửi phái đoàn cao cấp đến Nga để bàn chuyện “hợp tác chiến lược”. Nay thì đã nhận ra được Nga Trung đang có một sự hợp tác khắng khít trên bình diện chiến lược quốc tế nên khó mà có sự “giúp đỏ thật lòng” của Nga để mà lấy lại được các biển đảo đang ở trong tay Trung Quốc.

Hiện nay các chóp bu đảng đang ở trong tình thế “ném lao thì phải theo lao” là như vậy. Và họ lại không muốn cho người dân biết rõ tình trạng thật sự về các biển đảo để cùng người dân chia sẻ về vấn đề này,Tuy nhiên, nếu họ cứ mãi ở trong tình trạng bạc nhược và lơ ngơ như hiện nay mà không thay đổi đường lối đối phó cho hữu hiệu kịp thời trước Trung Quốc trước nhất, thì chắc chắn việc mất luôn các biển đảo sẽ không thể nào tránh khỏi.

Một sự mất nước một cách ô nhục như vậy, nếu xãy ra, thì trách nhiệm trước lịch sử sẽ phải thuộc về ai. Dĩ nhiên tất cả mọi người dân Việt trong và ngoài nước đêu đã biết. Và không một người dân Việt nào lại muốn thấy sự mất nước một cách đau lòng và ô nhục nhu vậy.

Võ Ngọc Phước

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
Vài năm sau này, cụm từ lỗi thằng đánh máy, xem chừng, thưa hẳn trên những trang báo của nước CHXHCNVN. Hỏi thăm mới biết rằng (với thời gian, cùng tuổi đời) mấy chả đều đã lần lượt chuyển qua từ trần ráo nạo...
Khi Putin xua quân xâm lăng Ukraine, quân đội Nga ra sức cướp bốc, bắn giết dân chúng Ukraine, hãm hiếp phụ nữ ở những thành phố ngoại ô Kiev như Irpin, Boutcha, Hostomel. Đây là những tội phạm chiến tranh được LHQ cho điều tra và lập hồ sơ để truy tố Putin ra Tòa án Quốc tế Đặc biệt. Nhưng về mặt chiến thuật, những hành động tàn bạo này có phải do chủ trương và được Putin vận dụng như một thứ vũ khí chiến tranh hay không?
Xác suất cựu Tổng Thống Donald Trump bị truy tố (indicted) và buộc tội (convicted) ngày càng rõ và càng lên cao trong thời gian gần đây...
US.IC: Các hoạt động của Nga ở Ukraine, có nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn, cuộc xung đột giữa Nga và phương Tây. * US.IC: Ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ tiếp tục sử dụng ngày càng nhiều lực lượng không quân, hải quân, bảo vệ biển đảo- đe dọa các bên chống yêu sách của Trung Quốc về quyền kiểm soát đối với các khu vực tranh chấp. * US.IC: Sự thống trị của Trung Quốc trong khai thác và chế biến một số vật liệu chiến lược, bao gồm cả yếu tố đất hiếm, thể hiện một lỗ hổng lớn đối với Hoa Kỳ - sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến sản lượng trong sản xuất dân sự và quốc phòng ở Hoa Kỳ và phương Tây.
Mấy nay thiên hạ lùm xùm um cả lên, người trong đạo kẻ ngoài đời không tiếc lời tranh cãi, mạ lị, ngụy biện… Con thấy rất buồn cười nhưng không tiện xía vào và cũng chẳng biết bày tỏ tâm sự với ai. Nay con mượn chút chữ nghĩa bộc bạch nỗi lòng cùng với đức Phật, trước hết con xin lỗi đức Phật vì những chuyện vô minh xảy ra trong đạo pháp, thứ nữa con cũng xin lỗi cho những hý luận của người đời...
Hành tinh của chúng ta đang chứa rất nhiều rác. Kể từ cuộc Cách Mạng Công Nghiệp, nhân loại đã sản xuất ra 30 ngàn tỷ tấn hàng hóa – từ những tòa nhà chọc trời và những cây cầu đến quần áo và bao ni-lông. Phần lớn chúng vẫn còn đó, dưới dạng rác thải. Trên thế giới, mỗi ngày có thêm 350 triệu tấn rác được ‘bổ sung’ vào con số trên. Tệ hơn nữa, phần lớn rác thải đều không được kiểm soát đàng hoàng – chúng bị đổ đầy trên đất liền, trên nước và tại các bãi rác lộ thiên ở các thành phố và thị trấn. Điều này không chỉ khiến mọi người gặp rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe, mà còn gây hại cho thực vật, đất đai, và cả đại dương. Suy nghĩ về mớ rác mà con người chúng ta đang tạo ra có thể khiến quý vị bị choáng.
Bạn thường không mong đợi nhìn thấy một con búp bê voodoo trong tiệm làm móng. Nhưng nó đang nằm ở đây, xung quanh là những lọ sơn móng tay trong một cửa hàng phía tây nam Kiev – với một thuật ngữ xúc phạm dành cho “người Nga” được viết tay trên một mảnh vải trắng được khâu vào motanka, con búp bê bằng vải vụn truyền thống của Ukraine.
ĐÀI BẮC. Trong những năm gần đây, Đài Loan đã trở thành điểm tập hợp của phong trào LGBTQ ở châu Á. Năm 2019, quốc đảo này trở thành quốc đảo đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và các câu lạc bộ như Dalida, trước đây hoạt động bí mật, được đông đảo khán giả yêu thích. Tại Đài Loan, lễ hội Pride lớn nhất Đông Á được tổ chức; bộ trưởng kỹ thuật số quốc gia Audrey Tang là người chuyển đổi giới tính; và ở ngay giữa trung tâm Đài Bắc, một phần đường phố được sơn màu cầu vồng. Gần 2/3 dân số ủng hộ hôn nhân đồng tính
Diễn văn chính trị quan trọng đầu tiên trong cương vị Chủ tịch nước của ông Võ Văn Thưởng đã nói về “đại đoàn kết toàn dân tộc”. Nhưng tại sao, sau 20 năm thi hành Nghị quyết về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (số 23-NQ/TW ngày 12/3/2003) mà chia rẽ vẫn còn?
... Không ít lúc, vẫn trộm nghĩ thêm rằng: nhờ lúc nào cũng có vài trăm TNLT chật ních trong những nhà tù, cùng những hòn vọng phu luôn ở bên ngoài nên người Việt cũng đỡ ngượng ngùng khi nhìn vào mặt nhau, và họ còn có kẻ để hướng tới, khi nghĩ đến tương lai của đất nước này!
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.