Nguyễn Lộc Yên
MAI THÚC HUY
(? - ?)
Mai Thúc Huy quê xã Mạch Phụ, huyện Thiên Lộc, sau đổi là Can Lộc, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đã cùng thân phụ là Mai Thúc Loan (Mai Hắc đế) chống lại quân xâm lược nhà Đường. Ông là con trai thứ ba của Mai Hắc đế.
Ông là người được thân phụ đề cử, lo việc vận động ngoại giao, nên ông bôn ba đi thuyết phục và liên kết với các thủ lãnh ở miền núi, nước Lâm Ấp (Chiêm Thành) và Chân Lạp (campuchia), kết hợp thêm lực lượng và để cùng ngăn ngừa ngoại xâm. Mai Thúc Huy đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc.
Mai Thúc Huy chẳng những có tài ngoại giao khôn khéo, đã kết hợp được sự ủng hộ của các thủ lãnh ở miền núi, và các nước láng giềng. Mai Thúc Huy còn tuyển mộ và huấn luyện binh sĩ, nhờ vậy quân ngũ của Mai Hắc Đế mới đủ mạnh.
Năm Giáp Dần (714), tiến quân ra đánh thành Tống Bình (Hà Nội). Quân ta đã đánh tan tác quân ngoại xâm nhà Đường, Thái thú nhà Đường là Quách Sở Khách, bỏ thành chạy về Tàu.
Cuộc khởi nghĩa thành công, nhà Đường phải công nhận cha ông làm Tiết độ sứ và bãi bỏ lệ gánh trái vải (lệ chi) của An Nam đem cống cho Tàu.
Tương truyền, Mai Thúc Huy lên ngôi Hoàng đế, tức Mai Thiếu Đế, khi phụ thân ông lâm bệnh nặng không thể cáng đáng việc lớn. Ông tiếp tục chỉ huy chống trả các cuộc tấn công của nhà Đường cho tới năm 723 (SCN).
Khi ông mất, nhân dân lập đền thờ Mai Hắc Đế và Mai Thiếu Đế, ở xã Khả Lâm, tỉnh Nghệ An, nay thuộc thị trấn Nam Đàn. Mộ của ông và cha ông, trên núi Vệ Sơn thuộc xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ngày nay.
Cảm kích: Mai Thúc Huy
Giúp cha khởi nghĩa, cứu muôn dân
Đánh đuổi quân Đường, há ngại ngần
Kết hợp Miên-Chăm, trừ khử giặc
Quê hương bình định khắp xa gần.
Nguyễn Lộc Yên
MAI THÚC HUY
(? - ?)
Mai Thúc Huy quê xã Mạch Phụ, huyện Thiên Lộc, sau đổi là Can Lộc, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đã cùng thân phụ là Mai Thúc Loan (Mai Hắc đế) chống lại quân xâm lược nhà Đường. Ông là con trai thứ ba của Mai Hắc đế.
Ông là người được thân phụ đề cử, lo việc vận động ngoại giao, nên ông bôn ba đi thuyết phục và liên kết với các thủ lãnh ở miền núi, nước Lâm Ấp (Chiêm Thành) và Chân Lạp (campuchia), kết hợp thêm lực lượng và để cùng ngăn ngừa ngoại xâm. Mai Thúc Huy đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc.
Mai Thúc Huy chẳng những có tài ngoại giao khôn khéo, đã kết hợp được sự ủng hộ của các thủ lãnh ở miền núi, và các nước láng giềng. Mai Thúc Huy còn tuyển mộ và huấn luyện binh sĩ, nhờ vậy quân ngũ của Mai Hắc Đế mới đủ mạnh.
Năm Giáp Dần (714), tiến quân ra đánh thành Tống Bình (Hà Nội). Quân ta đã đánh tan tác quân ngoại xâm nhà Đường, Thái thú nhà Đường là Quách Sở Khách, bỏ thành chạy về Tàu.
Cuộc khởi nghĩa thành công, nhà Đường phải công nhận cha ông làm Tiết độ sứ và bãi bỏ lệ gánh trái vải (lệ chi) của An Nam đem cống cho Tàu.
Tương truyền, Mai Thúc Huy lên ngôi Hoàng đế, tức Mai Thiếu Đế, khi phụ thân ông lâm bệnh nặng không thể cáng đáng việc lớn. Ông tiếp tục chỉ huy chống trả các cuộc tấn công của nhà Đường cho tới năm 723 (SCN).
Khi ông mất, nhân dân lập đền thờ Mai Hắc Đế và Mai Thiếu Đế, ở xã Khả Lâm, tỉnh Nghệ An, nay thuộc thị trấn Nam Đàn. Mộ của ông và cha ông, trên núi Vệ Sơn thuộc xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ngày nay.
Cảm kích: Mai Thúc Huy
Giúp cha khởi nghĩa, cứu muôn dân
Đánh đuổi quân Đường, há ngại ngần
Kết hợp Miên-Chăm, trừ khử giặc
Quê hương bình định khắp xa gần.
Nguyễn Lộc Yên
Gửi ý kiến của bạn