Hôm nay,  

Giới Thiệu Sách Mới: Billy Graham và Tôi; 101 Chuyện Kể Từ Những Người Từng Quen Biết Với Ông

18/04/201300:00:00(Xem: 13713)
(Nguyên tác tiếng Anh: Billy Graham & Me *101 Inspiring Personal Stories from Presidents, Pastors, Performers, and Other People Who Know Him Well * Published by Chicken Soup for the Soul Publishing, LLC * Hard cover 404 pages – Copyright C. 2013 by CCS.)

Billy Graham sinh năm 1918, năm 2013 này đã ở vào tuổi thượng thọ 95. Ông là một nhà giảng thuyết về Đạo Thiên chúa (Evangelist) nổi danh khắp thế giới. Trong suốt cuộc đời đi khắp nơi để rao giảng Tin Mừng (Good News) của Chúa Giêsu Cứu Thế, Billy Graham đã tổ chức đến trên 400 cuộc Diễn giảng (crusades) tại 185 quốc gia với tổng số người đến tham dự lên tới con số hàng nhiều trăm triệu – đó là chưa kể đến những khán thính giả theo dõi các bài giảng thuyết của ông trên các đài phát thanh truyền hình.

Vào năm 1999, Billy Graham có cho ấn hành một cuốn Hồi ký tự thuật nhan đề là “Just As I Am” – cuốn sách đã được nhiều độc giả ưa chuộng và đã được tái bản nhiều lần.

Năm 2013 này, cơ sở Chicken Soup For The Soul đã tập hợp được các bài viết của 101 người vốn từng quen biết gần gũi thân thiết với Billy Graham và cho ấn hành cuốn sách với nhan đề thật ngắn gọn “Billy Graham & Me” (Billy Graham và Tôi). Là người đã từ lâu để tâm theo dõi họat động của vị mục sư mà cũng là một nhà giảng thuyết thời danh này, tôi xin được giới thiệu với quý bạn đọc người Việt cuốn sách mới nhất viết về Billy Graham.

1 – Trước hết, xin nói sơ qua về Tủ sách “Chicken Soup for the Soul”.

Cuốn đầu tiên trong tủ sách này được ra đời vào năm 1993 – do hai tác giả Jack Canfied và Mark Victor Hansen cùng hợp tác biên sọan. Và 20 năm sau, thì Tủ sách “Chicken Soup for the Soul” đã ấn hành được đến trên 200 đầu sách với tổng cộng lên đến 500 triệu cuốn sách được phát hành – đó là chưa kể đến các bản dịch ra đến 40 ngôn ngữ khác.

Cái tên gọi “Chicken Soup” (Chén Xúp Gà) thật là phổ biến, dễ hiểu – vì từ lâu ở Mỹ món Chicken Soup là món ăn bồi dưỡng cho người mới bị đau bệnh cần được mau phục hồi sức khỏe. Và “Chicken Soup for the Soul” là nhằm bồi dưỡng tâm hồn con người. Mỗi cuốn sách lọai này đều là những chuyện “Người thật Việc thật” - có tác dụng gây hứng khởi và nâng cao tâm hồn để làm cho cuộc sống trở thành tốt đẹp hơn (inspirational, uplifting for life improvement).

Với uy tín sẵn có, nhóm chủ trương Tủ sách này đã mời gọi được nhiều nhân vật có tên tuổi như các vị Tổng thống, những Nghệ sĩ, các Mục sư và nhiều người từng quen biết với Billy Graham – để họ cùng viết về những kỷ niệm thật quý báu thân thương với Ông. Và nhờ đó mà công chúng độc giả lại có thêm được những chứng từ thật đáng tin cậy về một nhân vật lừng danh này trong hơn 60 năm qua.

2 – Sơ lược về Tiểu sử của Billy Graham.

Billy Graham sinh vào tháng 11 năm 1918 tại một nông trại gần thành phố Charlotte tiểu bang North Carolina. Ông theo đuổi việc học tập về Thần học và lãnh nhận sứ vụ Mục sư trong hệ thống Tin Lành Baptist miền Nam.

Nhờ có khổ người cao ráo và giọng nói trầm ấm thiên phú, Billy Graham mau sớm trở thành một nhà giảng thuyết hết sức lôi cuốn đối với quần chúng khắp nơi trên đất Mỹ và cả trên nhiều quốc gia khắp 5 châu lục. Trong hơn 60 năm đi rao giảng Lời Chúa cùng khắp mọi nơi, Ông luôn giữ được uy tín và sự mến chuộng của nhiều người – đó là nhờ vào cuộc sống tâm linh đạo đức sâu sắc và sự lương hảo trung thực ngay trong đời sống riêng tư của gia đình. Ông rất nghiêm ngặt với chính mình và luôn ghép mình giữ được sự minh bạch thẳng thắn về phương diện tài chánh cũng như sự chung thủy trong hôn nhân – theo đúng tinh thần của “Tuyên Ngôn Modesto” (Modesto Manifesto), đó là sự cam kết của một số Mục sư nhân một cuộc Hội nghị ở thành phố Modesto tiểu bang California – nhằm tránh cho các Mục sư khỏi những cạm bẫy thường do Tiền bạc và Tình ái gây ra, đến nỗi gây ra bao nhiêu chuyện “Thân bại Danh liệt” không những cho bản thân người Giáo sĩ - mà còn làm hoen ố cái hình ảnh tốt đẹp thánh thiện của tập thể tổ chức Tôn giáo nữa.

Về đời sống gia đình, Billy Graham kết hôn với Ruth Bell từ năm 1943 và có chung với bà tất cả được 5 người con: ba gái, hai trai. Bà Ruth sinh trưởng tại Trung quốc trong một gia đình có cha là vị Truyền giáo và bà cũng có đời sống tâm linh đạo hạnh y hệt như chồng. Sau thời gian bệnh họan lâu dài, Ruth Graham đã qua đời ở vào tuổi 87 (1920 – 2007). Các con và các cháu của hai ông bà đều tham gia rất tích cực vào công cuộc Rao giảng Lời Chúa noi theo gương của ông bà.

Billy Graham chuyên chú vào việc thực hiện sứ mệnh Truyền giáo thông qua những chiến dịch Giảng thuyết được gọi là “Crusade” tại các thành phố lớn ở nước Mỹ như Los Angeles, New York, Chicago… và cả ở những quốc gia khác khắp năm châu – kể cả tại các nước cộng sản trong thời kỳ còn chiến tranh lạnh như ở Liên Xô, Đông Âu, Trung quốc. Những crusade này thường lôi cuốn đến hàng mấy trăm ngàn người đến tham dự - và thường kéo dài tại mỗi nơi trong nhiều ngày, nhiều tuần lễ. Có lần ở thành phố Seoul thủ đô Đại Hàn, số người tham dự lên đến con số trên 1 triệu.

Những crusade này được tổ chức rất công phu chu đáo với rất nhiều Nghệ sĩ trình diễn Thánh ca phụ họa – có khi ca đòan lên tới 5,000 người cùng hát và các nhạc cụ như piano lên tới con số 50 – 70 là thường. Các buổi Diễn giảng này thường được trực tiếp truyền thanh truyền hình, nên mọi người khắp nơi trên thế giới đều có thể theo dõi được. Có tài liệu ghi nhận là ước lượng có tới 2.2 tỷ người trên thế giới đã có dịp hoặc là trực tiếp có mặt hay là trực tiếp nghe nhìn từ các cuộc diễn giảng của Billy Graham.

Billy Graham được quần chúng mến chuộng và đánh giá cao – những Thăm dò Dư luận của Viện Gallup đã xếp lọai ông liên tục trong 55 lần là “một trong những nhân vật được ái mộ nhất” (most admired men). Tất cả các vị Tổng thống Mỹ từ Truman, Eisenhower, Kennedy cho đến Clinton, G W Bush, Obama đều quý trọng và hay mời ông đến thăm tại Tòa Bạch ốc. Ông lôi cuốn được số đông quần chúng – không phải chỉ do tài năng thuyết giảng, do uy lực gây ra sự hâm mộ (charisma) – mà chủ yếu là do lòng đạo đức thánh thiện suốt trọn đời của ông.

3 – Một số tên tuổi tham gia viết bài trong Tuyển tập này.

Có tất cả 101 tác giả đã tham gia viết bài ghi lại những kỷ niệm thân thiết của bản thân mình với Billy Graham. Tất cả các vị Tổng thống Mỹ hiện còn sinh tiền, thì đều viết bài – như Jimmy Carter, GHW Bush (Bush Cha), Bill Clinton, GW Bush (Bush Con) và Barack Obama. Các chính khách tên tuổi như Tony Blair, Al Gore, Henry Kissinger, Lamar Alexander… cũng đều tham gia viết nữa.

Các con và cháu cũng viết. Và đặc biệt là nhiều nghệ sĩ như Pat Boone, nhà báo, nhà truyền thông tên tuổi như Dan Rather, Sally Quinn, các mục sư nổi danh như Pat Robertson, Rick Warren. Những bài viết này thường ngắn gọn xúc tích trình bày trong vài ba trang – nên thật là dễ dàng cho người đọc nào bận rộn hay bị chứng mau mỏi mắt, thì cứ tìm đọc trước những bài mà mình biết rõ tác giả. Nhất là đối với độc giả cao tuổi, thì lại có nhiều thời gian để nghiền ngẫm dần dần những chứng từ trung thực và chính xác mà lại rất đa dạng của những tác giả này.

Nói chung, thì tất cả các tác giả đều một mực “Chúng khẩu đồng từ”- trung thực ghi lại những đức tính tốt đẹp hiếm có của một vị Mục sư và Nhà Giảng thuyết lỗi lạc của thế kỷ XX. Có thể tóm gọn các tính cách cao quý của Billy Graham trong 4 chữ này, đó là: “Humility, Integrity, Authenticity và Love” (Khiêm nhượng, Chính trực, Đáng Tin cậy và Lòng Thương Yêu).

Tác giả Steve Posner là một biên tập viên chính yếu của cuốn sách này, thì đã ghi trong bài Giới thiệu ở phần đầu là: Tất cả 101 chuyện ghi lại ở đây là nói về “một con người có tấm lòng yêu thương tất cả mọi người và mọi người cũng đều yêu thương lại đối với người đó (a man who loves people and the people who love him back). Câu nói ngắn gọn đó rõ ràng đã tóm tắt chính xác được cái nội dung thật phong phú đa dạng của cuốn sách “Billy Graham & Me”.

Và người viết xin trân trọng giới thiệu cuốn sách thật hấp dẫn này đến với quý bạn đọc trong những ngày Mùa Xuân năm 2013 này vậy./

Baltimore Maryland ngày 17 tháng Tư 2013

Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.