HANOI -- Các quan chức Việt Nam kiếm bộn bạc nhờ chính sách đất. Tới nỗi một Bộ Trưởng gọi đó là “vớ bẫm,” theo bản tin trên báo Dân Việt hôm Thứ Sáu.
Trong khi đó, báo Infonet cho biết nhiều doanh nghiệp càng làm càng lỗ, và thà là đóng cửa đi chơi thì lỗ ít, còn làm là lỗ thê thảm thôi.
Và báo chuyên đề doanh nghiệp VEF nói rõ: “Làm thì phá sản, không làm thì chết lâm sàng.”
Kinh tế VN như thể chưa bao giờ nguy ngập như hiện nay... chỉ trừ các cán bộ “vớ bẫm” nhờ đất.
Báo Dân Việt mô tả ngắn gọn: “Thu hồi đất: Bèo bọt và vớ bẫm.”
Bản tin nói:
“..."Vớ bẫm" là từ mà Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Quang đã dùng để chỉ những khoản lợi nhuận mà các doanh nghiệp kiếm được đằng sau 2 chữ thu hồi.”
Các quan kiếm tiền ra sao: “Trả lời báo chí, ông đưa ra con số "đền bù cho dân 1m2 mấy trăm ngàn, nhưng bán ra hàng triệu"...”
Như thế, có phải các quan vớ bẫm nhờ cướp đất nhân dân? Không thẳng thừng, nhưng báo Dân Việt kêu gọi điều chỉnh về luật vì:
“...Đó chính là chính sách, cụ thể hơn, là Luật Đất đai còn quá nhiều kẽ hở cho bất công xã hội được tùy tiện giải thích và công khai tồn tại. Chính sách không thể đẩy người dân ra đường. Pháp luật không thể tạo ra những khoản "vớ bẫm" cho người này dựa trên sự tước đoạt của người khác.”
Trong khi đó, báo Infonet nói về bi thảm kinh doanh hiện nay:
“Nếu bỏ một năm không kinh doanh chỉ thiệt 1 – 2 tỷ đồng, còn tiếp tục làm ăn phải lỗ ít nhất hơn 10 tỷ đồng bởi thời điểm này khó khăn cho DN về mọi mặt từ lãi suất, nguồn vốn, đầu ra...”
Tình hình cũng vì thiếu nguyên liệu, theo Infonet:
“Mặc dù có đơn hàng đến tận tháng 6, tháng 7 năm nay nhưng do không có nguyên liệu để sản xuất khiến nhiều doanh nghiệp (DN) đang trong tình trạng điêu đứng.”
Infonet ghi lời Ông Huỳnh Văn Hải, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp huyện Hóc Môn, TP.SG cho biết, trước đây, huyện có hơn 100 DN hoạt động, giờ chỉ còn khoảng 60. Tuy nhiên, những DN này đang trong tình trạng lay lắt, gắng gượng duy trì sản xuất để cầm cự mà thôi. Vẫn biết là đã có đơn hàng sản xuất đến hết tháng 6/2013 nhưng DN, chủ yếu là những DN thuộc lĩnh vực dệt may, thủ công mỹ nghệ không có nguyên vật liệu để sản xuất do thiếu vốn.
Đó là may dệt. Còn ngành nhựa thì, theo bản tin này:
“Tương tự, ông Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội nhựa TP.HCM cũng cho hay, các DN thuộc ngành nhựa hiện đã có hợp đồng ký đến hết giữa năm nay, chủ yếu tập trung ở thị trường Đông Nam Á. Dù có đơn hàng nhưng DN lại không có nguyên liệu để sản xuất, bởi họ không dám đi vay vốn vì lãi suất quá cao...
Ông Trương Phú Cường, Chủ tịch Hiệp hội xây dựng và VLXD TP.HCM phải thốt lên rằng: “Thà để cho DN đi chơi một năm còn hơn là tiếp tục sản xuất kinh doanh. Bởi nếu DN có bỏ 1 năm không kinh doanh thì chỉ thiệt 1 – 2 tỷ đồng. Còn nếu tiếp tục làm ăn thì phải lỗ ít nhất hơn 10 tỷ đồng. Vì thời điểm này rất khó khăn cho DN về mọi mặt từ lãi suất, nguồn vốn, đóng thuế, đầu ra”...”
Trong khi đó, bản tin VEF mô tả tình hình chung:
“Trong khi đang đối mặt với ế ẩm đầu ra thì DN lại tiếp tục đương đầu với nguy cơ tăng giá đầu vào. Tình thế này đẩy DN làm thì thua lỗ, phá sản, không làm thì cũng chết lâm sàng.”
VEF ghi lời của Ông Nguyễn Lưu Tường, Giám đốc Công ty CP XNK Nhà Bè nhận định: “Các DN cứ rơi vào vòng luẩn quẩn: không bán được hàng, tồn kho, thiếu vốn, vay ngân hàng lãi suất cao, nợ nần không trả được rồi… chết”...
Trong khi đó, báo Infonet cho biết nhiều doanh nghiệp càng làm càng lỗ, và thà là đóng cửa đi chơi thì lỗ ít, còn làm là lỗ thê thảm thôi.
Và báo chuyên đề doanh nghiệp VEF nói rõ: “Làm thì phá sản, không làm thì chết lâm sàng.”
Kinh tế VN như thể chưa bao giờ nguy ngập như hiện nay... chỉ trừ các cán bộ “vớ bẫm” nhờ đất.
Báo Dân Việt mô tả ngắn gọn: “Thu hồi đất: Bèo bọt và vớ bẫm.”
Bản tin nói:
“..."Vớ bẫm" là từ mà Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Quang đã dùng để chỉ những khoản lợi nhuận mà các doanh nghiệp kiếm được đằng sau 2 chữ thu hồi.”
Các quan kiếm tiền ra sao: “Trả lời báo chí, ông đưa ra con số "đền bù cho dân 1m2 mấy trăm ngàn, nhưng bán ra hàng triệu"...”
Như thế, có phải các quan vớ bẫm nhờ cướp đất nhân dân? Không thẳng thừng, nhưng báo Dân Việt kêu gọi điều chỉnh về luật vì:
“...Đó chính là chính sách, cụ thể hơn, là Luật Đất đai còn quá nhiều kẽ hở cho bất công xã hội được tùy tiện giải thích và công khai tồn tại. Chính sách không thể đẩy người dân ra đường. Pháp luật không thể tạo ra những khoản "vớ bẫm" cho người này dựa trên sự tước đoạt của người khác.”
Trong khi đó, báo Infonet nói về bi thảm kinh doanh hiện nay:
“Nếu bỏ một năm không kinh doanh chỉ thiệt 1 – 2 tỷ đồng, còn tiếp tục làm ăn phải lỗ ít nhất hơn 10 tỷ đồng bởi thời điểm này khó khăn cho DN về mọi mặt từ lãi suất, nguồn vốn, đầu ra...”
Tình hình cũng vì thiếu nguyên liệu, theo Infonet:
“Mặc dù có đơn hàng đến tận tháng 6, tháng 7 năm nay nhưng do không có nguyên liệu để sản xuất khiến nhiều doanh nghiệp (DN) đang trong tình trạng điêu đứng.”
Infonet ghi lời Ông Huỳnh Văn Hải, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp huyện Hóc Môn, TP.SG cho biết, trước đây, huyện có hơn 100 DN hoạt động, giờ chỉ còn khoảng 60. Tuy nhiên, những DN này đang trong tình trạng lay lắt, gắng gượng duy trì sản xuất để cầm cự mà thôi. Vẫn biết là đã có đơn hàng sản xuất đến hết tháng 6/2013 nhưng DN, chủ yếu là những DN thuộc lĩnh vực dệt may, thủ công mỹ nghệ không có nguyên vật liệu để sản xuất do thiếu vốn.
Đó là may dệt. Còn ngành nhựa thì, theo bản tin này:
“Tương tự, ông Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội nhựa TP.HCM cũng cho hay, các DN thuộc ngành nhựa hiện đã có hợp đồng ký đến hết giữa năm nay, chủ yếu tập trung ở thị trường Đông Nam Á. Dù có đơn hàng nhưng DN lại không có nguyên liệu để sản xuất, bởi họ không dám đi vay vốn vì lãi suất quá cao...
Ông Trương Phú Cường, Chủ tịch Hiệp hội xây dựng và VLXD TP.HCM phải thốt lên rằng: “Thà để cho DN đi chơi một năm còn hơn là tiếp tục sản xuất kinh doanh. Bởi nếu DN có bỏ 1 năm không kinh doanh thì chỉ thiệt 1 – 2 tỷ đồng. Còn nếu tiếp tục làm ăn thì phải lỗ ít nhất hơn 10 tỷ đồng. Vì thời điểm này rất khó khăn cho DN về mọi mặt từ lãi suất, nguồn vốn, đóng thuế, đầu ra”...”
Trong khi đó, bản tin VEF mô tả tình hình chung:
“Trong khi đang đối mặt với ế ẩm đầu ra thì DN lại tiếp tục đương đầu với nguy cơ tăng giá đầu vào. Tình thế này đẩy DN làm thì thua lỗ, phá sản, không làm thì cũng chết lâm sàng.”
VEF ghi lời của Ông Nguyễn Lưu Tường, Giám đốc Công ty CP XNK Nhà Bè nhận định: “Các DN cứ rơi vào vòng luẩn quẩn: không bán được hàng, tồn kho, thiếu vốn, vay ngân hàng lãi suất cao, nợ nần không trả được rồi… chết”...
Gửi ý kiến của bạn