Hôm nay,  

Vấn Đề Vi Phạm Nhân Quyền Ơû Việt Nam

04/02/200300:00:00(Xem: 4252)
Sau khi đã đem ra xử và tuyên những hình phạt nặng hai khuôn mặt trẻ có xu hướng đòi dân chủ hóa đất nước là luật gia Lê Chí Quang và cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại vừa mới bắt hai nhân vật đối kháng nổi tiếng là cựu đại tá Pham Quế Dương và nhà nghiên cứu xã hội học Trần Khuê. Dư luận quốc tế cho rằng tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đã đạt tới mức phải ghi tên nước này vào danh sách những quốc gia cần đặc biệt theo dõi về nhân quyền. Ngược lại, các tiếng nói chính thức của nhà cầm quyền Việt Nam, từ cấp cao đến cấp thấp, đều đồng thanh khẳng định rằng ở Việt nam không có vi phạm nhân quyền mà chỉ có sự áp dụng pháp luậ mà thôi. Trước một sự khác biệt về quan điểm trái ngược hẳn nhau như vậy, tưởng cần tìm xem đâu là sự thật. Về điểm này, Đài Á Châu Tự Do đã tham khảo ý kiến của Luật sư Trần Thanh Hiệp, hiện là Chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, trụ sở đặt tại Paris, người đã tham dự Hội nghị Quốc Tế về Nhân Quyền lần thứ nhì, họp tại Vienne năm 1993. Trong một loạt bài viết của ông, trên cơ sở luật học, Luật sư Hiệp đã đặt lại vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và kiểm điểm một số sự kiện để đi tới kết luận rằng quả thật ở Việt Nam nhân quyền đã bị vi phạm. Dưới đây là bài đúc kết loạt bài nói trên.

I. Đặt lại vấn đề vi phạm nhân quyền dưới ánh sáng luật quốc tế
Tòa án sắp đặt trước những phán quyết xử phạt tù nặng thanh niên trí thức cổ võ cho độc lập quốc gia, tự do dân chủ; công an bắt bừa bãi nhân sĩ văn hóa đối lập, công khai tỏ bày thái độ chống tham nhũng; chính quyền giải thích độc đoán pháp luật để giam giữ trái phép, dưới nhiều hình thức, chức sắc tôn giáo, ký giả, chuyên gia ý thức rõ được những quyền tự do hiến định của mình nên không chịu khuất phục độc tài v.v… Đó là một số sự kiện đã khiến cho vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam vừa được nêu thêm một lần nữa trước dư luận người Việt trong và ngoài nước, và từ đó, trước dư luận quốc tế.

Đương nhiên là nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải lên tiếng tự biện bạch để bác bỏ những lời chỉ trích theo đó chính quyền tại chức đã vi phạm nhân quyền và dân quyền. Một cuộc đối thoại về đề tài này lại được mở ra và, cũng như nhiều lần trước, cuộc đối thoại đã chỉ đưa tới hai cuộc độc thoại đối nghịch nhau tới mức không thể dung hòa.

Để có cơ sở đối chiếu nội dung của hai cuộc độc thoại này, thiết tưởng cần tóm lược một cách khách quan quan điểm của mỗi bên.

Trước hết là bên chính quyền Hà Nội.

Cũng là điều tự nhiên nếu người ta đã thản nhiên trước những lời chống cãi một chiều của người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam, bà Phan Thúy Thanh, mà luận điệu trước sau như một, vẫn là không hề có chuyện vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Ăn cây nào rào cây ấy, ở nước nào cũng vậy, nên chẳng ai muốn tranh cãi với một viên chức cấp thấp. Nhưng ngược lên cho tới đỉnh ngọn của quyền lực Hà Nội, người ta cũng vẫn nghe thấy, ở những cấp cao hơn, những điều khẳng định giống như ở cấp của bà Phan Thúy Thanh. Trong cuộc họp báo ngày 30-8-2002, của ông Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Công An công bố số tù nhân được ân xá nhân dịp "Quốc Khánh 2-9", người phát ngôn Văn phòng Chủ tịch nước, để trả lời các câu hỏi về số phận những người bất đồng chính kiến bị bắt, đã nói rằng ở Việt Nam không có tù chính trị, tù tôn giáo. Oâng Vũ Chí Công, đại sứ của Hà Nội tại Uùc, tháng giêng năm 2001, đã giải thích cho một dân biểu nước này đại ý rằng, chiếu Hiến Pháp 1992, mọi công dân Việt Nam, dù theo hay không theo một tôn giáo nào, đều được hưởng các quyền công dân nhưng có bổn phận thi hành các nghĩa vụ công dân của mình. Tuy thếâ, phải tôn trọng luật pháp quốc gia, nếu có bất cứ hành động nào lợi dụng tôn giáo để hoạt động phi pháp có hại cho an ninh và trật tự xã hội, thì bị truy tố và đưa ra tòa xét xử. Vậy không có đàn áp tôn giáo, chỉ có những vụ giam giữ những cá nhân đã có hành vi bất hợp pháp mà thôi. Theo tin của hãng thông tấn Reuters, trong chuyến đi Âu Châu ngày 26-9-2002, khi bị chủ tịch Hội đồng Âu châu chất vấn về bản án xử phạt linh mục Nguyễn Văn Lý 15 năm tù, Thủ tướng Phan Văn Khải đã tuyên bố rằng ở Việt Nam không có tù nhân chính trị, nếu có những tu sĩ bị giam là tại họ đã vi phạm luật pháp của Việt Nam. Người ta cũng đọc thấy trên báo Time Asia, ấn bản ngày 23-1-2002, trong khuôn khổ một cuộc phỏng vấn của ký giả Katy Johnson, câu trả lời giản đơn và chắc nịch sau đây của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh: Ở Việt Nam không có tù nhân chính trị. Không có ai bị bắt giữ hay bị bỏ tù vì lời phát biểu hay quan điểm của mình cả.

Tóm lại, lập trường tranh luận, chính thức và dứt khoát từ trên xuống dưới, của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam là ở Việt Nam không có vi phạm nhân quyền. Và lập trường này đã được viện dẫn như là một luận cứ cơ bản của Hà Nội để vô hiệu hóa mọi chỉ trích vi phạm nhân quyền nhắm vào Hà Nội. Điểm tựa của lập trường ấy là hệ thống pháp luật thực định ở Việt Nam. Về những hành vi của nhà cầm quyền Hà Nội bị coi là phi pháp, vì tính chất vi phạm nhân quyền của chúng, thì nhà cầm quyền Hà Nội đã bố trí pháp luật của mình để hợp pháp hóa chúng bằng cách quay lại phi pháp hóa nhân quyền của các nạn nhân. Trước khi nhận định về giá trị đích thực của cách biện bạch này của Hà Nội, cần duyệt xét lại nội dung những lời cáo buộc Hà Nội khiếm khuyết nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, dân quyền.
Ngược lại với lời chống cãi của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội, một mực khẳng định rằng ở Việt Nam không hề có vi phạm nhân quyền, nhiều tiếng nói phát xuất từ những người đòi tự do dân chủ, ở trong nước cũng như ở ngoài nước, đã đồng thanh chỉ trích chính quyền Hà Nội khiếm khuyết trầm trọng nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ nhân quyền. Những tiếng nói này không hẳn giống nhau nhưng đều nại ra một số sự kiện cụ thể bị coi là phi pháp, và dựa vào đó, để lập một bản cáo trạng, công kích các nhà lãnh đạo ở Hà Nội không đếm xỉa gì tới luật quốc tế về nhân quyền.

Dưới sự ghi nhận của giới quan sát quốc tế, có ba lời trách cứ đậm nét trong bản cáo trạng chung này. Đó là thứ nhất, làn sóng phản kháng của các cộng đồng người Việt tị nạn từ sau 1975 định cư rải rác khắp ba châu Aâu, Mỹ, Uùc, đã tố cáo mạnh mẽ một loạt hành động có hệ thống và thường xuyên, của chính quyền xã hội chủ nghĩa ở trong nước, dùng pháp luật độc đoán do chính quyền này tự tiện đặt ra, để bắt giữ, xét xử bôi bác chiếu lệ, cầm tù, quản chế tại chỗ, hạ nhục, sách nhiễu v.v…những người không chịu khép mình, không điều kiện, dưới trật tự độc tài đảng trị, và coi đó là những dày xéo ngược ngạo lên luật quốc tế về nhân quyền, mà bất cứ một quốc gia thành viên nào của Liên Hiệp Quốc cũng phải tôn trọng. Thứ hai, tự trong lòng chế độ, đã cất lên nhiều tiếng nói, của người già cũng như người trẻ, của cựu đảng viên hay đảng viên đảng cộng sản, sát cánh với các nhân sĩ, trí thức, tu sĩ, văn nghệ sĩ độc lập, thậm chí còn có cả dân chúng bị ức hiếp, đồng loạt đòi hỏi một cách ôn hòa rằng, những nhân quyền và dân quyền hiến định, pháp định, phải được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ để được thực thi; nạn tham nhũng tràn lan từ trung ương tới địa phương phải được cương quyết và mau lẹ bài trừ; đối lập dân chủ công khai phải được hợp pháp hóa để có thể hoạt động một cách dễ dàng và bình thường. Thứ ba, nhiều cơ quan quốc tế có thẩm quyền, có trách nhiệm theo dõi, kiểm sát tình trạng nhân quyền trên khắp thế giới, tỷ dụ như Uûy Hội Quốc Tế về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, Bộ Ngoại Giao Mỹ, các chuyên ban về nhân quyền của Quốc Hội Mỹ, các tổ chức phi chính phủ tranh đấu cho nhân quyền như Aân Xá Quốc Tế, Quan Sát Nhân Quyền, Ký Giả Không Biên Giới, Uỷ Ban Bảo Vệ Ký Giả v.v…cũng đưa ra những kết luận rõ rệt về đường lối, chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam hạn chế quá lạm đến mức bóp nghẹt nhân quyền của đối lập, của dân chúng, nhằm chủ đích duy trì, bằng mọi giá, độc quyền cai trị của mình.

Thái độ, có thể nói rất quan liêu, cửa quyền trịch thượng của nhà cầm quyền Việt Nam, máy móc bác bỏ bản cáo trạng nói trên với lập luận khiên cưỡng coi đó chỉ là những đánh phá của các lực lượng thù nghịch âm mưu diễn biến hòa bình, hay những hoạt động gián điệp đe dọa an ninh quốc gia, không thể là cách giải quyết ổn thỏa, hợp pháp, hợp tình, hợp lý để có thể sớm đưa sinh hoạt chính trị ở Việt Nam lên trình dộ dân chủ.

Dù nhà cầm quyền Hà Nội cố ý gạt bỏ nó, một cuộc đối thoại về nhân quyền ở Việt Nam cũng đã được mở ra. Hiện nay, cuộc đối thoại này vẫn chưa thoát khỏi ngõ cụt sư nói sư phải, vãi nói vãi hay.

Nhân quyền là một vấn đề có tầm ảnh hưởng quyết định đến mạng sống, đến nguồn sống, đến danh dự của con người, không thể chỉ dùng nó như một đề tài tranh cãi suông trong tuồng kịch tranh chấp ý hệ, ai cũng thắng nhưng ai cũng thua. Tưởng phải đặt lại vấn đề xác định xem ở Việt Nam, có hay không có, vi phạm nhân quyền. Cần nhấn mạnh ngay rằng vấn đề này mang trong nó một bản chất pháp lý, vì nhân quyền, tuy ra đời dưới sự thúc bách của chính trị, nhưng lại đã được triển khai và thiết kế bằng pháp luật. Cho nên phải quy chiếu vào pháp luật để quản lý nhân quyền và, khi có tranh chấp, xét xem nhân quyền có được tôn trọng hay không. Thay vì lấy chính trị làm tiêu chuẩn, phải dựa vào ánh sáng của pháp luật - trong trường hợp này là luật quốc tế về nhân quyền - để thẩm đoán cho xác đáng.

Trong cuộc khảo sát dưới góc độ pháp lý theo sau đây, tuy rất sơ lược, nhưng cũng phải làm sáng tỏ được 4 điểm then chốt:
1. Thế nào là vi phạm nhân quyền hiểu theo nghĩa của luật học"
2. Những nhân quyền nào đã được nhà cầm quyền Hà Nội công nhận và tôn trọng"
3. Kiểm điểm một số hành động của nhà cầm quyền Hà Nội đã bị chỉ trích là vi phạm nhân quyền.
4. Một số kết luận về vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

II. Thế nào là vi phạm nhân quyền"
Muốn xét xem nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có vi phạm nhân quyền hay không, trước hết phải định nghĩa thế nào là vi phạm nhân quyền. Công việc này tuy thế không đơn giản như người ta tưởng, trái lại, rất phức tạp. Trước hết, nhiều người không nghĩ rằng phải hiểu chữ vi phạm, trong cụm từ vi phạm nhân quyền, theo nghĩa đặc biệt, tức là nghĩa pháp lý của nó, chứ không thể chỉ theo nghĩa thông thường của chữ này, rộng hơn nhưng sơ sài hơn nghĩa pháp lý. Mặt khác, vi phạm nhân quyền là một vấn đề vừa chính trị vừa pháp lý, nguyên tắc thì pháp lý lấn át nhưng thực hành thì chính trị lại vượt trội. Ngoài ra, nói pháp lý là nói không riêng gì luật quốc gia mà còn cả luật quốc tế nữa. Sau hết, điều quan trọng, khi nêu vấn đề vi phạm nhân quyền, là cốt để phải làm sao trừng trị kẻ vi phạm đồng thời bảo vệ và đền bồi cho những nạn nhân mà nhân quyền bị vi phạm. Nói tóm lại, nội dung cụm từ vi phạm nhân quyền rất chuyên môn, vượt khỏi nội dung thuần ngữ nghĩa của danh từ.

Có nhiều cách định nghĩavi phạm nhân quyền, nhưng ở đây chỉ bàn đến ba cách.

Theo cách định nghĩa thông thường, như đọc thấy trong các tự điển, thì vi phạm là hành động cố ý làm trái những điều đã quy định. Tự điển không định nghĩa cả cụm từ vi phạm nhân quyền, chỉ giải nghĩa từ kép "vi phạm". Nhưng người ta có thể suy diễn ra rằng vi phạm nhân quyền là làm trái với những qui định tôn trọng nhân quyền. Nói cách khác, là không tôn trọng nhân quyền. Người ta thấy ngay rằng hiểu như thế sẽ thiếu tiêu chuẩn chính xác để thẩm đoán, ai muốn giải thích thế nào cũng được, khó mà quyết đoán rằng đã có hay đã không có vi phạm nhân quyền. Vậy phải quy chiếu vào luật lệ để tìm tiêu chuẩn chắc chắn mà thẩm định về vi phạm nhân quyền.

Cách định nghĩa thứ hai là cách định nghĩa theo luật học. Phải mượn cách định nghĩa này để nắm bắt cho đủ nội dung của cụm từ vi phạm nhân quyền. Cần nhấn mạnh rằng, để thật sự bảo vệ cho con người không bị chính quyền của nước mình khống chế, nhân loại mãi đến cuối thế kỷ XX mới hình thành được một hệ thống luật quốc tế chuyên về nhân quyền. Hiểu theo luật quốc tế này thì vi phạm nhân quyền là tên gọi chung của những hành động trái luật quốc tế (breach), vì hoặc không làm điều có nghĩa vụ phải làm hoặc đã làm điều bị ngăn cấm. Những điều này là những điều đã được quy định bởi luật quốc tế về nhân quyền, đưới sự chi phối của hai nguyên tắc "không có tội nếu luật không định tội" (nullum crimen sine lege) và "không có hình phạt nếu luật không phạt" (nulla poena sine lege). Do đó vấn đề vi phạm nhân quyền, về mặt nguyên tắc, là một vấn đề của luật quốc tế, không phải là một danh từ suông.

Tuy nhiên, vì hai lẽ, vi phạm nhân quyền đồng thời cũng còn là một vấn đề chính trị. Một đằng, trong hiện tình, luật quốc tế chưa mất đi bản sắc vốn có từ xưa là một luật, nhiều phần, nếu không muốn nói toàn phần, chính tri, vì nó tùy thuộc vào hệ thống quan hệ ngoại giao liên quốc gia, mà thực chất không là gì khác hơn chính trị ưu tiên phục vụ quyền lợi của các quốc gia. Luật quốc tế tổng quát - thuật ngữ chuyên môn gọi là "quốc tế công pháp" - hiện chưa là luật của một khối người thuần nhất, một nhân loại duy nhất, mà là của một cộng đồng những quốc gia có nhiều chủ quyền riêng, không hòa tan, chỉ chồng chất lên nhau thôi. Nhân quyền, vì thế, mang trongï bản thân nó nhiều yếu tố chính trị và luật quốc tế về nhân quyền, một bộ phận của luật quốc tế tổng quát, đã bị chính trị hóa. Bởi vậy, khi có tranh chấp về nhân quyền, ngoài cách giải quyết bằng luật pháp còn có cách giải quyết bằng chính trị. Mặt khác, hiện tại trên thế giới, chính trị đang là đường lối chính - pháp lý vẫn chỉ là đường lối phụ - để giải quyết vấn đề vi phạm nhân quyền, ở cả khâu xét xử lẫn khâu chế tài. Đó là chưa kể rằng quốc gia, khi đứng riêng một mình, đã thu hẹp lại thành Nhà nước và luật quốc tế về nhân quyền bị lôi cuốn vào con đường làm công cụ cho một Nhà nước. Vậy còn phải tìm hiểu thêm cách định nghĩa của chính trị - cách định nghĩa thứ ba - về vi phạm nhân quyền thì mới mong thấu hiểu đầy đủ được hiện tượng này.

Tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam tất nhiên là sản phẩm của sự chung sống nói trên giữa chính trị và luật quốc tế, ưu thế nghiêng hẳn về phía chính trị. Chính bởi thế cho nên Hà Nội, để áp đặt độc quyền cai trị của mình, đã có thể tự mình cho mình quyền định nghĩa lại khái niệm vi phạm nhân quyền, bằng cách bên ngoài công bố Hiến Pháp làm mặt hàng phô trương nhân quyền hình thức rập khuôn qui phạm quốc tế, nhưng bên trong, dùng luật thực định rút hết nhân quyền nội dung, để tạo ra một môi trường xã hội thực tế phi nhân quyền. Thật ra, dư luận chung không phải là đã không thấu hiểu điều này. Trong quá khứ, người ta chưa quên việc Hà Nội đã hơn một lần, trước nhiều diễn đàn quốc tế, bị lên án vì hành động vi phạm nhân quyền hàng loạt, có hệ thống và liên tục. Mới đây, Hà Nội lại vẫn còn là đối tượng của những lời chỉ trích loại này.Tuy nhiên, chẳng những đã không có triệu chứng nào cho thấy Hà Nội muốn cải thiện chế độ đương hành, trái lại còn thấy Hà Nội thản nhiên leo thang vi phạm nhân quyền, qua những vụ đàn áp đối lập bằng công an và tòa án cách đây không lâu. Đó là hệ quả đương nhiên của tình trạng chính trị chiếm ưu thế trong địa hạt nhân quyền, không có chế tài pháp lý mà chỉ có chế tài chính trị đối với Hà Nội. Nên Hà Nội đã làm mưa làm gió về mặt nhân quyền, như thực tế đã minh chứng.

Thái độ thách thức công khai này tuy thế, trong trường kỳ, sẽ không mang lại toàn thắng cho xu hướng kiên trì tiêu diệt nhân quyền. Tiếp tục khinh miệt nhân quyền rút lại chỉ là đi cho hết quá trình chuyển hóa độc tài thành dân chủ, hướng tiến tất yếu của thời đại mà thôi. Trong vận động này của lịch sử, kinh nghiệm phi nhân quyền ở Việt Nam đã và đang bổ sung cho nhân loại những kiến thức mới về luật học cũng như về chính trị học liên quan đến việc thực hiện nhân quyền ở khắp địa cầu, nhưng trước hết ở những còn chưa chấm dứt được chuyên chế.

III.Nhân quyền: những quyền con người được công nhận và bảo đảm
Nhân quyền không phải là một danh từ chỉ mang những hàm nghĩa mơ hồ để gọi tên quyền của con người, mà là một tổng thể bao gồm một số quyền được liệt kê rõ ràng, long trọng công nhận, với sự bảo đảm phải được tôn trọng trên khắp không gian địa cầu và không thể bị tiêu diệt trong dòng thời gian. Thế kỷ này được coi là thời đại của nhân quyền. Khi nói rằng nhân loại bây giờ đã bước sang cuộc sống trong một nền văn hóa nhân quyền, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã phản ánh những thành quả của một ý thức sắc bén về nhân quyền, thể hiện thành một toàn bộ quy phạm pháp lý thành văn, có uy lực cưỡng hành đối với quốc tế cũng như đối với các quốc gia.

Trên bình diện quốc tế, những quy phạm này đã được pháp điển hóa thành một văn kiện mang tên là Hiến Chương Quốc Tế về Nhân Quyền gồm có 5 văn bản pháp lý quốc tế, đó là Bản Tuyên Ngôn Thế Giới về Nhân Quyền 1948, Công Ước Quốc Tế về các quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa 1966 và Công Ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính tri 1966 với hai Hiệp Định Thư phụ đính. Có thể nói rằng, xuất phát từ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc 1945, còn gọi là Hiến Chương Cựu Kim Sơn, Hiến Chương Quốc Tế về Nhân Quyền là nền móng trên đó đã được dựng lên cả một hệ thống trên hơn 50 văn bản quy định và điều hành nhân quyền cho cả nhân loại. Nó là nơi quy chiếu để thực hiện nhân quyền ở trên cõi đời này.

Dưới đây, một số đặc tính của nhân quyền, rút ra từ Hiến Chương nói trên, sẽ được tóm lược để nhận diện các nhân quyền đã được luật quốc tế chính thức công nhận và quy định, lấy đó làm cơ sở xem xét quan hệ giữa nhà cầm quyền và người dân mà nhận định về hiện tượng vi phạm nhân quyền. Nhưng xin đừng quên rằng không phải Hiến Chương này là tất cả các văn bản quốc tế về nhân quyền mà tổng số lên tới trên 50 như đã nói ở trên. Ở đây chỉ đề cập tới Hiến Chương Quốc Tế về Nhân Quyền vì văn bản này được coi như là cốt lõi của nhân quyền trên thế giới.

Hãy tạm tóm lược, qua hai trọng điểm, nội dung của Hiến Chương Quốc Tế về Nhân Quyền.

Về mặt tinh thần, văn kiện quốc tế này đã thổi vào đời sống nhân loại một luồng sinh khí mới, gọi dậy trong đó những sức bật mới về nhân quyền, đúc kết được tất cả những kinh nghiệm của cuộc tranh đấu cải thiện thân phận con người, trải qua các thời đại từ thượng cổ đến nay và đã làm đột xuất một ý thức nhân quyền mới, chưa từng thấy trong lịch sử loài người. Từ nay, sau cuộc khai phá của Hiến Chương Quốc Tế về Nhân Quyền, con người đã đổi khác, vì nó đã tự nhận được ra rằng, mọi người sinh ra, bất cứ ở đâu, đều bình đẳng về phẩm giá và quyền lợi, đương nhiên được hưởng các quyền và tự do nêu trong bản Tuyên Ngôn Thế Giới về Nhân Quyền 1948, mà không phải chịu bất kỳ một phân biệt đối xử nào vì lý do chủng tộc, màu da, giới tính nam hay nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, ý kiến chính trị hay các ý kiến khác, nguồn gốc giống nòi hay nguồn gốc xã hội v.v…Nói cách khác, con người có một nhân phẩm mới, phổ biến và vĩnh hằng. Hiến Chương Quốc Tế về Nhân Quyền đã giải phóng con người ra khỏi mọi quy chế chính trị do một đảng hay một chính quyền áp đặt lên nó. Vì vậy mà luật quốc tế về nhân quyền đã được tách ra khỏi luật quốc tế tổng quát, nghĩa là khỏi ảnh hưởng của cộng đồng liên quốc gia, tức là khỏi ảnh hưởng của mọi quốc gia, kể cả quốc gia mà con người đó thống thuộc. Hơn thế nữa, luật quốc tế về nhân quyền ra đời còn mang tham vọng bảo vệ người dân chống lại sự khống chế của nhà cầm quyền. Nếu ngày nay còn tồn tại tình trạng một chính quyền quốc gia nào đó vẫn giam hãm con người trong hệ thống quyền lực riêng của chính quyền nàyï thì đó chính là một hiên tượng vi phạm nhân quyền, không văn minh vì phản tiến hóa.

Về mặt văn tự, 149 điều khoản của 5 văn bản họp thành Hiến Chương Quốc tế về Nhân Quyền đã làm cho các tinh thần về nhân quyền nói trên trở thành hiện thực. 29 nhân quyền đủ loại mà bản Tuyên Ngôn Thế Giới về Nhân Quyền 1948 đã đề ra và xác lập, đã được hai Công Ước Quốc Tế về Nhân Quyền 1966 chuyển thành những quyền khách quan, nghĩa là có thật ở trên đời này, vì chúng không tùy thuộc vào bất cứ ai, bất cứ một chính quyền nào. Hiến Chương Quốc Tế về Nhân Quyền không phải đã đẻ ra các nhân quyền ấy mà chỉ tuyên cáo cho mọi người biết là chúng đã hiện hữu cùng lúc với loài người khi sinh ra đơiø. Nay chỉ cần sắp xếp lại cho thành hệ thống, rồi đặt ra các quy phạm pháp lý quốc tế về nhân quyền để bất cứ ai, bất cứ ở đâu, nhất là những người cầm quyền trong một nước, cũng đều có nghĩa vụ phải tôn trọng. Đồng thời còn để cho mỗi người có cách sử dụng nhân quyền của mình và bảo vệ chúng nếu bị vi phạm.

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, kể từ khi văn bản gốc về nhân quyền là bản Tuyên NgônThế Giới về Nhân Quyền 1948, ra đời. Ngày nay nhân quyền đã trở thành đối tượng nghiên cứu chuyên ngành của luật học, với đầy đủ đặc tính của một khoa học xã hội. Các lý thuyết gia về nhân quyền đã đưa ra nhiều cách phân loại nhân quyền. Người ta thường kể ra ba đời nhân quyền, phân biệt nhân quyền thực với nhân quyền ảo, chia ra nhân quyền cá nhân và nhân quyền tập thể, đồng hóa nhân quyền với quyền tự do v.v…Nói chung, đứng về phương diện lý thuyết mà xét, quả thực nhân loại bây giờ đã tích lũy được cả một kho tàng tư tuởng phong phú về nhân quyền. Nhưng nhân quyền không phải chỉ thuần tư tưởng mà phải là những khả thế thực thi chúng ở trong đời sống thực tại hàng ngày. Bởi vậy ở những nơi chúng được sử dụng, tức là các xã hội dưới quyền cai trị của các chính quyền, đã nảy sinh ra nhiều vấn đề nhân quyền gai góc tưởng như không thể giải quyết nổi.

Trên bình diện quốc gia, người ta mới thực sự có cơ hội để nhận định rõ về giá trị của nhân quyền, đúng hơn, của những nhân quyền, rất cao đẹp mà luật quốc tế đã đề xuất. Nơi đây, luật quốc tế phải hội nhập được một cách nhuần nhuyễn vào luật quốc gia thì những nhân quyền lý thuyết nói trên mới có cơ thành nhân quyền thực tế. Nhưng mặc dù thế kỷ mới có đem lại những hy vọng mới về nhân quyền, ở dăm ba nơi trên địa cầu, trong đó có nước Việt Nam, nhân quyền vẫn bị khinh miệt tới một mức độ tồi tệ gợi nhớ lại những chế độ đã bị lịch sử đào thải. Nhân quyền ở những nơi này đã trở thành phi nhân quyền. Do đó mối quan tâm hàng đầu trong địa hạt nhân quyền là làm sao đặt lại, dưới ánh sáng của nhân quyền học quốc tế, và trên cơ sở thực tại xã hội, vấn đề vi phạm nhân quyền.

IV. Về những lời chỉ trích nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền
Ở một nước đang phải đổi mới chế độ, để chuyển hóa chuyên chế thành dân chủ, như nước Việt Nam, thì tất nhiên đầy dẫy những lời chỉ trích chính quyền vi phạm nhân quyền. Dưới đây, sẽ không có một thiên khảo cứu đầy đủ về tất cả những lời chỉ trích ấy, mà chỉ là sự khảo sátù một số trường hợp, được lựa chọn vì tính cách vừa thời sự vừa tiêu biểu của chúng, để tìm cơ sở thực tế mà đi tới kết luận có, hay không có, vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Có hai hướng khảo sát, một mặt, khách quan nhận biết chính sách nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam, mặt khác, thẩm lượng mức độ tôn trọng nhân quyền qua một số sự kiện đã làm hiện rõ, trong thực tế hàng ngày, chính sách nhân quyền mà nhà cầm quyền Hà Nội đang theo đuổi.ø.

Mỗi khi bị chỉ trích đàn áp nhân quyền, nhà cầm quyền Hà Nội lập tức viện dẫn Hiến Pháp và pháp luật hiện hành, để chống cãi rằng không có đàn áp nhân quyền mà chỉ có áp dụng pháp luật. Điều này tất nhiên phải dẫn tới lời chỉ trích rằng, Hiến Pháp và pháp luật ấy, là bình phong che dấu đàn áp nhân quyền. Hay nói một cách tổng quát, Hiến Pháp và pháp luật ấy là nguồn gốc của một chính sách nhân quyền mà thực chất là đàn áp. Nếu được diễn tả theo ngôn ngữ của luật học, lời chỉ trích này phải được hiểu như là sự trách cứ
Nhà cầm quyền Hà Nội đã có nhiều hành vi trái luật quốc tế về nhân quyền.

Thứ nhất, như bản văn bản này đã chỉ ra, Hiến Pháp 1992 đã dành cả một chương, chương V với 32 điều, để quy định lại tất các nhân quyền mà Hiến Chương Quốc Tế về Nhân Quyền đã xác lập. Tức là nội dung của Hiến Chương Quốc Tế về Nhân Quyền này, mà nhà cầm quyền Hà Nội có nghĩa vụ phải hội nhập một cách trung thực vào luật quốc gia, đã bị họ xào xáo lại, để trở thành một nội dung mới, trái ngược hẳn với nội dung của nguyên bản. Tất cả những nhân quyền tự nhiên con người sinh ra đã có, mà Hiến Chương đã tuyên cáo và bố trí thành hệ thống, đều biến mất để nhường chỗ cho những nhân quyền mới, nay đổi thành quyền của "công dân" nghĩa là không phải quyền của con người, của mỗi người riêng biệt nữa, mà là của con người của chế độ, hoàn toàn do (trích dẫn) "Hiến pháp và luật" (hết trích dẫn) quy định, như người ta đọc thấy nơi điều 50 của Hiến Pháp 1992. Chế độ ban cho quyền nào, nhiều hay ít, giả hay thực, tạm thời hay vĩnh viễn, v.v…tất cả đều tùy thuộc vào chế độ và đều phải chịu điều kiện của chế độ gọi là (trích dẫn) "nghĩa vụ" (hết trích dẫn). Người dân nếu cúi đầu cam chịu thân phận công dân này thì được để yên, nếu không biết an phận mà lại lên tiếng đòi những nhân quyền của Hiến Chương quốc tế thì bị truy tố và trừng trị như là những thường phạm có hành vi trái luật.

Thứ hai, nhà cầm quyền Hà Nội quy định lại nhân quyền theo chủ trương, đường lối do Đảng Cộäng Sản đưa ra, tôn xưng là (trích dẫn) "chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh" (hết trích dẫn) và biến chủ trương, đường lối riêng này thành chế định chung của cả xã hội, bằng cách ghi vào đạo luật cao nhất trong nước là Hiến Pháp - điều 4 của Hiến Pháp 1992 - để đặt cả xã hội dưới độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, người lãnh đạo tự phong, tự lưu nhiệm tại chức trên nửa thế kỷ nay.

Thứ ba, xã hội được biểu tượng hóa thành Tổ Quốc nhưng lại là Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa, tức là Tổ Quốc riêng của những ai đã theo, hay không theo cũng bắt buộc phải theo, chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Cả thế giới ngày nay đều biết rằng, căn cứ vào những gì chính bản thân Các Mác đã viết ra trên giấy trắng mực đen, chủ nghĩa Mác - Lê-nin không công nhận những nhân quyền của con người nói chung như đã được ghi trong Hiến Chương Quốc Tế về Nhân Quyền.

Một chính sách nhân quyền dựa trên những nền tảng phi nhân quyền như vậy không thể nào không đưa tới tình trạng nhân quyền bị đàn áp bằng pháp luật hiện nay ở Việt Nam, như trong các vụ Bùi Minh Quốc, Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Quế Dương, Trần Khuê, nếu chỉ kể những vụ mới nhất, không nhắc tới những vụ đã cũ như các vụ Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Văn Lý, Lê Quang Liêm, v.v…Đó là những biện pháp đàn áp mạnh để trừng trị và gọi là để "chống tội phạm". Còn có những biện pháp đàn áp nhẹ,ï nhưng tinh vi hơn, gọi là "đấu tranh phòng ngừa tội phạm" như theo dõi, hăm dọa, bao vây, bôi nhọ, hạ nhục công khai trên báo hoặc trong những cuộc họp quần chúng có sắp đặt sẵn kiểu đấu tố, để sách nhiễu, cô lập hóa, trù dập những người bị xếp vào loại "lực lượng thù nghịch" âm mưu "diễn biến hòa bình" đe dọa chế độ, tịch thu hết mọi nhân quyền mà những người đúng lẽ ra, theo luật quốc tế về nhân quyền, đã phải được hưởng.

Đề cao những khẩu hiệu "độc lập", "dân tộc tự quyết", "truyền thống văn hóa", nhà cầm quyền Hà Nội chỉ nhằm tự cho mình quyền tạo ra một không gian nhân quyền hạn chế, đình hoãn, trong khi phải mở rộng nó ra để hội nhập, bằng hành động chứ không bằng lời nói suông, vào cộng đồng nhân loại văn minh. Độc lập không phải là cô lập trong chuyên chế, nghèo túng, lạc hậu mà phải là liên lập để hòa nhịp sống được với các môi trường bên ngoài, dĩ nhiên trong tự do, dân chủ, tiến bộ. Quyền dân tộc tự quyết, sau chiến thắng của phong trào giải thực, đã trở thành quyền của toàn dân được tự mình quyết định số phận của mình, thông qua khả thế được hành sử những quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đã được xác lập trong Hiến Chương Quốc Tế về Nhân Quyền. Sau hết, nói truyền thống văn hóa không có nghĩa là quay trở lại với nếp sống chuyên chế ngày xưa. Trái lại, phải đổi mới thật sự và mau lẹ để triển khai nền văn hóa nhân nghĩa cổ truyền, biến nó thành nền văn hóa nhân quyền mà Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan không ngừng cổ võ.

Câu hỏi được đặt ra để giải đáp là chính sách nhân quyền hiện nay của nhà cầm quyền Hà Nội thăng tiến hay vi phạm nhân quyền"

V. Vi phạm hay không vi phạm"
Việc đối chiếu các quan điểm về nhân quyền của hai bên, một bên là nhà cầm quyền cộng sản ở Việt Nam và, bên khác, những người ở trong cũng như ø ở ngoài nước đòi chấm dứt đàn áp của chuyên chế, đã cho thấy rằng chưa có đối thoại, mà chỉ có những độc thoại trái ngược nhau về nhân quyền tại nước này. Nhưng giải quyết vấn đề nhân quyền không phải chỉ lo khẩu chiến, điều qua tiếng lại, xem ai thắng ai trên lý luận, mà phải mở ra những cuộc đối thoại nghiêm chỉnh, tìm hiểu để làm sáng tỏ thêm sự thật, trên cơ sở luật quốc tế, về hiện tình nhân quyền ở Việt Nam, làm sao chấm dứt được những nghịch cảnh người lương thiện, yêu nước, yêu dân chủ bị bỏ tù, như luật gia Lê Chí Quang và cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn, hay những trí thức, nhân sĩ tôn giáo, văn hóa khả kính bị bắt giữ, sách nhiễu, trù dập như qúy hoà thượng Thích Huyên Quang, Thích Quảng Độ, ký giả Nguyễn Vũ Bình, bác sỹ Phạm Hồng Sơn, tài tử điện ảnh Đôn Dương, cựu đại tá Phạm Quế Dương, nhà xã hội học Trần Khuê, v.v…

Đúng ra, sự thật này cũng đã được rất nhiều người, rất nhiều lần, ở rất nhiều nơi, kể cả ở trong nước, phân tích trước dư luận. Nhưng dường như không có được tác động nào khả dĩ thay đổi chính sách về nhân quyền của nhà cầm quyền Hà Nội mà thái độ rất quan liêu, cửa quyền đối với người Việt Nam, rất thiếu nghiêm chỉnh, bất cần phải trái, đối với người ngoại quốc.

Thiết tưởng đã đến lúc nhà cầm quyền Hà Nội nên từ bỏ thái độ ngược ngạo này để giải trình trước dư luận quốc tế tình trạng thiếu hụt trầm trọng nhân quyền ở Việt Nam, nếu quả thật họ tin rằng họ có những lý do xác đáng, biện minh được cho việc đến ngày hôm nay, sau gần 20 năm đổi mới, tình trạng thiếu hụt ấy vẫn chưa được cải thiện.

Cho đến khi có sự giải trình này của Hà Nội, căn cứ vào những nhận định có uy tín lớn của những nhân sĩ, trí thức, tu sĩ ở trong nước, căn cứ vào những phúc trình, khuyến cáo chính xác, vô tư, xây dựng, của Quốc Hội, của Bộ Ngoại Giao Koa Kỳ, của các tổ chức phi chính phủ quốc tế tranh đấu cho nhân quyền, như Aân Xá Quốc Tế, Quan Sát Nhân Quyền, Ký Giả Không Biên Giới, Uûy Ban Bảo Vệ Ký Giả v.v…, , và nhất là, quy chiếu các quy phạm của luật quốc tế về nhân quyền, dư luận chung, ngay từ bây giờ, đã có thể đưa ra lời kết luận tổng quát như sau:

Nhà cầm quyền Hà Nội không có thành tâm, thiện ý (bonne foi, bona fide) trong việc họ phải thi hành những nghĩa vụ pháp lý, xuất phát từ sự tự nguyện tham gia của họ vào hai công ước quốc tế về nhân quyền. Những nghĩa vụ này là những nghĩa vụ "phải làm" và những nghĩa vụ "cấm không được làm". Hai nghĩa vụ chính quyền Hà Nội phải làm từ năm 1982, nhưng đến nay vẫn không làm, là, thứ nhất, hội nhập trung thực các quy phạm quốc tế vào luật quốc gia và, thứ hai, bảo đảm cho mọi con người, dưới quyền cai trị của Hà Nội, được hưởng tất cả những nhân quyền ghi trong các công ước mà không bị phân biệt đối xử, đồng thời nếu bất cứ ai, nếu thấy nhân quyền mình bị vi phạm thì có đầy đủ khả thế để khiếu kiện có hiệu quả. Những việc cấm không được làm là không tôn trọng, không bảo đảm thực thi những quyền ghi trong hai công ước, thì nhà cầm quyền Hà Nội lại ra sức làm. Chẳng những vậy, Hà Nội còn nại ra những trở ngại mơ hồ, vu vơ, vô căn cứ, đại loại như lực lượng thù địch, diễn biến hòa bình, truyền thống văn hóa v.v… để tri tình duy trì tình trạng nhân quyền giả dạng bề ngoài, nhưng bên trong đã bị biến đổi thành phi nhân quyền và thể chế hóa thành pháp luật có nhãn hiệu Nhà nước pháp quyền để che dấu sự thật. Và sự thật ấy, dưới ánh sáng của luật quốc tế về nhân quyền không là gì khác hơn một loạt hành động phi pháp (breaches) của nhà cầm quyền Hà Nội cấu thành tình trạng vi phạm nhân quyền có hệ thống, có quy mô lớn và liên tục.

Chính vì vậy mà suốt hai thập niên qua - ở đây chỉ kể từ khi Hà Nội tham gia hai Công ước quốc tế về nhân quyền - liên tiếp đã xảy ra những vụ bắt giữ, cầm tù, xét xử độc đoán, hoàn toàn trái ngược lại với tinh thần cũng như văn tự luật quốc tế về nhân quyền, khiến cho những người dân chủ Việt Nam, nhiều luồng dư luận quốc tế đã phải nhiều lần lên tiếng nghiêm khắc tố cáo.

Sự việc đã rõ ra như vậy, tốt hơn hết là hãy hướng về tương lai, một lần với thành tâm thiện ý, nhìn thẳng vào sự thật mà cải thiên tình trạng thiếu hụt nhân quyền ngày càng trầm trọng ở Việt Nam. Về điểm này, cần lưu ý một điều là đừng nên hoàn toàn trông chờ luật quốc tế chấm dứt nạn chuyên chế ở Việt Nam. Mặt yếu nhất của luật quốc tế chính là thiếu chế tài có tổ chức ở trung ương để xử lý những hành động vi phạm nhân quyền của các quốc gia. Tòa Án Hình Sự Quốc Tế đã thành hình và sắp bắt đầu hoạt động nhưng trong tương lai gần, chắc chắn không giúp được gì để giải quyết những tranh chấp nhân quyền ở Việt Nam. Ngoài ra cũng không có một tòa án quốc tế nào khác để thụ lý và phân xử những tranh chấp này. Nhất là Việt Nam lại ở vào một vùng yếu kém hàng đầu trên thế giới về khả năng bảo vệ nhân quyền bằng tòa án.

Vậy chỉ còn hai con đường. Một là nhà cầm quyền Hà Nội, ý thức được trách nhiệm cũng như quyền lợi của mình, thay đổi chính sách cố hữu đàn áp nhân quyền bằng chính sách đổi mới thăng tiến nhân quyền. Để làm việc này, Hà Nội chỉ cần áp dụng, với thành tâm thiện ý, luật quốc tế về nhân quyền, mọi khó khăn chắc chắn sẽ được cả nhân dân Việt Nam lẫn cộng đồng quốc tế tiếp tay khắc phục. Hai là nếu nhà cầm quyền Hà Nội cứ kiên trì trong chủ trương phi nhân quyền hóa luật quốc tế về nhân quyền, thì cuộc đấu tranh cho sự áp dụng đúng đắn của luật quốc tế này sẽ tiếp tục và gia tăng cường độ.

Nhưng người ta vẫn hy vọng và mong muốn chính Hà Nội chịu trách nhiệm chấm dứt nạn vi phạm nhân quyền ở Việt Nam hơn là phải đi tới ngã ngũ bằng tranh chấp đối đầu./.

Trần Thanh Hiệp

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.