Nếu không ai viết (tạp ghi) về Lô Răng, thì "ta" sẽ viết, vậy!
Bởi vì, theo một nghĩa nào đó, cá nhân người viết là mộr "truyền nhân" của trường phái văn chương, cứ gọi đại bằng cái tên là "Tạp Ghi", và thay vì coi đây thuộc dòng hậu-hiện đại, cứ "nghiêm túc" gọi bằng cái tên "hậu-75".
Bởi vì, người viết "cũ" này, đã "tái" khởi nghiệp bằng mục Tạp Ghi trên tờ Văn Học, Cali, của Nguyễn Mộng Giác.
Lại nói thêm về cái ác ở trong trại cải tạo.
Trong một bài viết về ba nhà văn miền bắc, "Mỗi trường hợp mỗi khác", (đã đăng trên VBOL) Jennifer Trần coi Nguyễn Huy Thiệp là người nhìn ra nguyên nhân cuộc chiến, từ một cái ác "bị bỏ quên ở chuồng heo", dựa theo, [mặc khải từ] cách đọc truyện ngắn Y Sĩ Đồng Quê của Kafka, của nhà văn Do Thái Amoz Oz. Phan Huyền Thư, trong bài viết Xin Tằm Hãy Thương Tơ (đã đăng trên VBOL), lại coi đây chỉ là "sự dung tục của cái ác", nảy từ tâm lý "cá mè một lứa" của cư dân của một miền đất, theo đó, sở dĩ chủ nghĩa tập thể xã hội chủ nghĩa ăn dầm ở dề tại miền đất này là vì tâm lý cá mè một lứa, "có thể, tao hơn một thằng nào đó, nhưng vĩnh viễn không thể xẩy ra trường hợp, có một thằng hơn tao"!
Tôi không biết, PHT đã từng đọc Arendt, nhưng đây chính là phát giác của nhà văn, triết gia gốc Do Thái này, khi theo dõi vụ án xử Eichmann ở Jerusalem, vào năm 1961, bà đã nổi tiếng [vì đã] khám phá ra 'sự dung tục của cái ác', (the banality of evil). Thay vì coi Eichmann là một con quỉ bài Do Thái, bà coi đây là một tên vô đạo, nhưng còn là một tên thư lại dung tục một cách khủng khiếp. Eichmann của bà ít quan tâm tới chuyện ý thức hệ Nazi, nhưng lại lo đến xón đái ra được, về chuyện làm sao cho chuyến tầu chở con thịt đến lò thiêu, chạy đúng giờ đúng giấc."
(còn tiếp)
NQT
(demthu.lonestar.org/~tinvan/unicode/index.html)
Lại nói về cái ác.