Một thời kẻ sĩ được ưa chuộng -- những thời từ rất xa xưa, cho tới cả gần đây. Tuy rằng, kẻ sĩ luôn luôn là người có vấn đề với nhà vua, vì kẻ mù chữ thì không bao giờ dám đặt vấn đề với vua, vì vua là thay mặt cho ý trời.
Có thật vua là mệnh trời không, thì cũng tùy nền văn hóa và thời kỳ dị biệt tác động. Nhưng chuyện bất kỳ anh học trò nào ôm lều chõng đi thi, là được làng xã quý trọng kinh khủng lắm. Như thể rằng, từ anh học trò nghèo nhảy lên một bước Trạng Nguyên dễ như chơi, là sau đó sẽ về làng vinh quy bái tổ...
Thời xa xưa đó, thi đậu Trạng nguyên, cử nhân, bảng nhãn, thám hoa... tất nhiên là ra làm quan. Thời này không dễ như thế, vì phải qua từng cấp đảng bộ ở phường, lên quận, lên thành... không cần chữ mà chỉ cần vâng lời, nhịn nhục là đủ. Chữ không ích lợi bao nhiêu.
Thời xưa dù có thi rớt, về làng cũ làm anh thầy đồ, dạy chữ cho trẻ em cũng được quy1ý trọng. Thời naà học xong cử nhân, tìm việc đi dạy cũng mệt nhọc, nếu không có đảng cơ cấu hay thiếu tiền lót đường.
Báo Lao Động có bài viết tưạ đề “Tấm bằng đại học trôi về đâu?” nêu lên những hình ảnh quan ngại:
“Cử nhân đi làm công nhân, thất nghiệp hoặc làm lao động thời vụ, lao động phổ thông đang trở thành một hiện tượng không hiếm. Trong khi đó, tại các trường nghề, dù “bảo chứng” cho học viên sau tốt nghiệp sẽ có công việc ổn định thì vẫn phải “dài cổ” ngóng chờ đầu vào…
Nghịch lý đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đang rất cần sự vào cuộc hiệu quả hơn của các cơ quan chức năng, đồng thời cũng không thể loại trừ những thay đổi tự thân từ phía người học…
...Song song với những con số từ nguồn của các đơn vị thuộc hệ thống đào tạo nguồn nhân lực công bố, còn có một số thống kê khác, vẻ như sát thực hơn. Trong đó, con số cập nhật nhất là do Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) thực hiện trong tháng 8.2012. Khảo sát trên gần 4.000 doanh nghiệp với nhu cầu tuyển dụng gần 31.000 lao động, từ đó đưa ra con số: 60% số chỗ làm việc đều yêu cầu có trình độ và kinh nghiệm một năm trở lên. Cũng qua khảo sát này, đưa ra một tỉ lệ: Chỉ khoảng 50% số SV mới ra trường tìm được việc làm trong năm đầu tiên...”
Có nghĩa là phân nửa số cử nhân thất nghiệp?
Phân nửa sẽ trở thành những anh thầy đồ về làng mở lớp dạy trẻ em? Có muốn làm như thế, làng xã cũng không cho vậy.
Như thế, hoang phí biết bao nhiêu là bộ óc đã mài giũa, và làm phí cả tiền của, tài nguyên của cả nước, của dân tộc vậy.
Có thật vua là mệnh trời không, thì cũng tùy nền văn hóa và thời kỳ dị biệt tác động. Nhưng chuyện bất kỳ anh học trò nào ôm lều chõng đi thi, là được làng xã quý trọng kinh khủng lắm. Như thể rằng, từ anh học trò nghèo nhảy lên một bước Trạng Nguyên dễ như chơi, là sau đó sẽ về làng vinh quy bái tổ...
Thời xa xưa đó, thi đậu Trạng nguyên, cử nhân, bảng nhãn, thám hoa... tất nhiên là ra làm quan. Thời này không dễ như thế, vì phải qua từng cấp đảng bộ ở phường, lên quận, lên thành... không cần chữ mà chỉ cần vâng lời, nhịn nhục là đủ. Chữ không ích lợi bao nhiêu.
Thời xưa dù có thi rớt, về làng cũ làm anh thầy đồ, dạy chữ cho trẻ em cũng được quy1ý trọng. Thời naà học xong cử nhân, tìm việc đi dạy cũng mệt nhọc, nếu không có đảng cơ cấu hay thiếu tiền lót đường.
Báo Lao Động có bài viết tưạ đề “Tấm bằng đại học trôi về đâu?” nêu lên những hình ảnh quan ngại:
“Cử nhân đi làm công nhân, thất nghiệp hoặc làm lao động thời vụ, lao động phổ thông đang trở thành một hiện tượng không hiếm. Trong khi đó, tại các trường nghề, dù “bảo chứng” cho học viên sau tốt nghiệp sẽ có công việc ổn định thì vẫn phải “dài cổ” ngóng chờ đầu vào…
Nghịch lý đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đang rất cần sự vào cuộc hiệu quả hơn của các cơ quan chức năng, đồng thời cũng không thể loại trừ những thay đổi tự thân từ phía người học…
...Song song với những con số từ nguồn của các đơn vị thuộc hệ thống đào tạo nguồn nhân lực công bố, còn có một số thống kê khác, vẻ như sát thực hơn. Trong đó, con số cập nhật nhất là do Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) thực hiện trong tháng 8.2012. Khảo sát trên gần 4.000 doanh nghiệp với nhu cầu tuyển dụng gần 31.000 lao động, từ đó đưa ra con số: 60% số chỗ làm việc đều yêu cầu có trình độ và kinh nghiệm một năm trở lên. Cũng qua khảo sát này, đưa ra một tỉ lệ: Chỉ khoảng 50% số SV mới ra trường tìm được việc làm trong năm đầu tiên...”
Có nghĩa là phân nửa số cử nhân thất nghiệp?
Phân nửa sẽ trở thành những anh thầy đồ về làng mở lớp dạy trẻ em? Có muốn làm như thế, làng xã cũng không cho vậy.
Như thế, hoang phí biết bao nhiêu là bộ óc đã mài giũa, và làm phí cả tiền của, tài nguyên của cả nước, của dân tộc vậy.
Gửi ý kiến của bạn