Hiện nay có những ý kiến khác nhau trong xã hội đối với vấn đề quan trọng là có nên góp ý kiến hay không trong việc bổ sung, xây dựng hiến pháp mới.
Một số anh chị em dân chủ và trí thức cho rằng ban lãnh đạo đảng Cộng sản, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản và Ban Chấp hành Trung ương không có mảy may thiện chí trong vấn đề này. Họ nhân dịp này chỉ để củng cố vai trò lãnh đạo độc tôn, duy nhất, mang tính độc quyền của đảng Cộng sản khi uy tín của đảng đã xuống thấp nhất, khi lãnh đạo của đảng bị đông đảo nhân dân đánh giá không có tâm, không ngang tầm, hư hỏng, bị lòng tham không đáy làm cho đà suy thoái không sao ngăn chặn nổi. Người dân, kể cả đảng viên, tuyệt vọng. Một số anh chị em nhận ra âm mưu thâm độc này của lãnh đạo, không muốn chui vào chiếc bẫy giăng sẵn, vô tình tham gia góp sức cho một vở kịch nhạt nhẽo có hại, do đó các bạn kêu gọi tẩy chay không tham gia vào một trò hề rẻ tiền.
Ý kiến của các bạn này không sai. Trò bịp của lãnh đạo đang phơi bày rất rõ. Họ giật dây cho Ban dự thảo của Quốc hội do họ điều khiển đưa vội ra một Bản dự thảo nói là có hàng trăm điều sửa chữa bổ sung, nhưng toàn là những thay đổi tiểu tiết, rất thứ yếu. Thay đổi lớn nhất và rõ ràng nhất là ở 2 điểm không hề có trong cả 4 hiến pháp trước – Hiến pháp 1946,1959,1980 và 1992 - ghi rõ trong Dự thảo: “Các lực lượng vũ trang nhân dân (ý nói Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân) tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ quốc và nhân dân (chú ý đặt đảng ở vị trí đầu tiên, rồi mới đến tổ quốc và nhân dân sau cùng) và “và có trách nhiệm bảo vệ đảng, nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa (đảng cũng được đặt trước nhà nước và nhân dân”.
Đây là thay đổi cốt lõi nhất, khi Bộ Chính trị nhận ra tình hình lâm nguy của đảng, đảng bị dân ghét và khinh, bị không ít tướng lĩnh, sỹ quan chiến sỹ và cựu chiến binh phê phán rất nghiêm khắc, lại thấy trong Mùa Xuân Bắc Phi, quân đội Tunisia, Ai Cập đã dứt khoát ngả hẳn về phía nhân dân, cùng nhân dân lật đổ chính quyền độc tài tham nhũng. Bộ Chính trị ở Hà Nội đã giật mình hoảng sợ, liền dùng việc sửa Hiến pháp để buộc chặt các lực lượng vũ trang vào cỗ xe có thể sắp lâm nguy của mình.
Trong khi họ ép phải thay đổi điểm cốt lõi trên, họ lại đóng chặt cửa, tuyệt đối cấm không được đụng đến 4 vấn đề: bỏ Điều 4, bỏ vai trò lãnh đạo duy nhất độc quyền của đảng Cộng sản, chủ trương tam quyền phân lập, và phi chính trị hóa quân đội, theo nghĩa quân đội không phải của một đảng nào, cũng không theo một chủ thuyết chính trị nào.
Thay mặt cho Bộ Chính trị, ngày 25/2 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn chụp mũ một cách xấc xược 72 trí thức đưa ra tuyên bố về Hiến pháp và hơn 6 ngàn người tán đồng, có lập trường xóa bỏ 4 điều trên, là “những kẻ suy thoái về chính trị, tư tưởng và đạo đức, cần phải xử lý”.
Riêng về quân đội, tôi thấy có lẽ không nên dùng khái niệm “phi chính trị hóa”, e không chuẩn. Vì quân đội là một công cụ chính trị của nhân dân, phải luôn luôn trau dồi lập trường chính trị vững chắc vì dân. Cái tên gọi Quân đội Nhân dân nói lên tất cả rồi. Bài hát chính thức của Quân đội mở ra từ câu đầu “Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh, anh em ơi vì nhân dân quên mình…” cho đến câu cuối “Thề diệt hết đế quốc kia, đoàn Vệ Quốc quên mình vì nhân dân” đã nói rõ điều dó.
Nhân dân ta không cho bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào tước đoạt công cụ sắc bén nhất là quân đôị của nhân dân để thực hiện mưu đồ đen tối đảng phái riêng của họ.Đây là lập trường chính trị kiên định của quân đội nhân dân và của nhân dân ta.
Có một hồi bộ máy tuyên truyền của Bộ Chính trị đề ra khẩu hiệu Quân đội Nhân dân “trung với đảng hiếu với dân”, nay đã buộc phải đổi lại là “trung với nước, hiếu với dân”.
Đối với việc tẩy chay hay không tẩy chay việc góp ý kiến vào bản Dự thảo Hiến pháp, đó là quyền tự do của người công dân, ai cũng phải tôn trọng. Nhưng cần nhấn mạnh rằng không phải cứ tham gia cách này hay cách khác là chui vào bẫy của lãnh đạo ranh ma. Mỗi người cần luôn tỉnh táo với mọi thủ đoạn từ tinh vi đến vụng dại của chinh quyền độc đảng, và tham gia chủ động bằng tài trí của mình, không thể bỏ trống trận địa cho đối phương tung hoành.
Sáng kiến của 72 trí thức được trên 6 ngàn người ký tên đồng thuận là một trận thử lửa đầu tiên thắng lớn. Sáng kiến soạn một Dự thảo Hiến pháp để trình làng là một tuyệt chiêu, được 80% bạn đọc trên mạng đồng tình, trong khi dự thảo của Quốc hội chỉ đạt có 3%. Việc một số cán bộ và sinh viên khoa Luật lên tiếng là rất tích cực. Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đương đầu đàng hoàng bình đẳng với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được báo chí quốc tế sớm biết rõ là một nét son của tình hình.
Có bạn cho rằng một cuộc Cách mạng Hiến pháp – nhân việc bổ sung, xây dựng Hiến pháp mới và qua việc thi hành Hiến pháp mới - đã khởi đầu. Đó là một mong muốn đẹp, với điều kiện là tất cả anh chị em đã dấn thân sát cánh chung lòng đấu tranh bền bỉ thông minh, vì đối phương rất lúng túng, và ý dân đang được chúng ta thức tỉnh chính là ý trời vậy.
Bùi Tín
(Nguồn VOA)
Một số anh chị em dân chủ và trí thức cho rằng ban lãnh đạo đảng Cộng sản, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản và Ban Chấp hành Trung ương không có mảy may thiện chí trong vấn đề này. Họ nhân dịp này chỉ để củng cố vai trò lãnh đạo độc tôn, duy nhất, mang tính độc quyền của đảng Cộng sản khi uy tín của đảng đã xuống thấp nhất, khi lãnh đạo của đảng bị đông đảo nhân dân đánh giá không có tâm, không ngang tầm, hư hỏng, bị lòng tham không đáy làm cho đà suy thoái không sao ngăn chặn nổi. Người dân, kể cả đảng viên, tuyệt vọng. Một số anh chị em nhận ra âm mưu thâm độc này của lãnh đạo, không muốn chui vào chiếc bẫy giăng sẵn, vô tình tham gia góp sức cho một vở kịch nhạt nhẽo có hại, do đó các bạn kêu gọi tẩy chay không tham gia vào một trò hề rẻ tiền.
Ý kiến của các bạn này không sai. Trò bịp của lãnh đạo đang phơi bày rất rõ. Họ giật dây cho Ban dự thảo của Quốc hội do họ điều khiển đưa vội ra một Bản dự thảo nói là có hàng trăm điều sửa chữa bổ sung, nhưng toàn là những thay đổi tiểu tiết, rất thứ yếu. Thay đổi lớn nhất và rõ ràng nhất là ở 2 điểm không hề có trong cả 4 hiến pháp trước – Hiến pháp 1946,1959,1980 và 1992 - ghi rõ trong Dự thảo: “Các lực lượng vũ trang nhân dân (ý nói Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân) tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ quốc và nhân dân (chú ý đặt đảng ở vị trí đầu tiên, rồi mới đến tổ quốc và nhân dân sau cùng) và “và có trách nhiệm bảo vệ đảng, nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa (đảng cũng được đặt trước nhà nước và nhân dân”.
Đây là thay đổi cốt lõi nhất, khi Bộ Chính trị nhận ra tình hình lâm nguy của đảng, đảng bị dân ghét và khinh, bị không ít tướng lĩnh, sỹ quan chiến sỹ và cựu chiến binh phê phán rất nghiêm khắc, lại thấy trong Mùa Xuân Bắc Phi, quân đội Tunisia, Ai Cập đã dứt khoát ngả hẳn về phía nhân dân, cùng nhân dân lật đổ chính quyền độc tài tham nhũng. Bộ Chính trị ở Hà Nội đã giật mình hoảng sợ, liền dùng việc sửa Hiến pháp để buộc chặt các lực lượng vũ trang vào cỗ xe có thể sắp lâm nguy của mình.
Trong khi họ ép phải thay đổi điểm cốt lõi trên, họ lại đóng chặt cửa, tuyệt đối cấm không được đụng đến 4 vấn đề: bỏ Điều 4, bỏ vai trò lãnh đạo duy nhất độc quyền của đảng Cộng sản, chủ trương tam quyền phân lập, và phi chính trị hóa quân đội, theo nghĩa quân đội không phải của một đảng nào, cũng không theo một chủ thuyết chính trị nào.
Thay mặt cho Bộ Chính trị, ngày 25/2 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn chụp mũ một cách xấc xược 72 trí thức đưa ra tuyên bố về Hiến pháp và hơn 6 ngàn người tán đồng, có lập trường xóa bỏ 4 điều trên, là “những kẻ suy thoái về chính trị, tư tưởng và đạo đức, cần phải xử lý”.
Riêng về quân đội, tôi thấy có lẽ không nên dùng khái niệm “phi chính trị hóa”, e không chuẩn. Vì quân đội là một công cụ chính trị của nhân dân, phải luôn luôn trau dồi lập trường chính trị vững chắc vì dân. Cái tên gọi Quân đội Nhân dân nói lên tất cả rồi. Bài hát chính thức của Quân đội mở ra từ câu đầu “Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh, anh em ơi vì nhân dân quên mình…” cho đến câu cuối “Thề diệt hết đế quốc kia, đoàn Vệ Quốc quên mình vì nhân dân” đã nói rõ điều dó.
Nhân dân ta không cho bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào tước đoạt công cụ sắc bén nhất là quân đôị của nhân dân để thực hiện mưu đồ đen tối đảng phái riêng của họ.Đây là lập trường chính trị kiên định của quân đội nhân dân và của nhân dân ta.
Có một hồi bộ máy tuyên truyền của Bộ Chính trị đề ra khẩu hiệu Quân đội Nhân dân “trung với đảng hiếu với dân”, nay đã buộc phải đổi lại là “trung với nước, hiếu với dân”.
Đối với việc tẩy chay hay không tẩy chay việc góp ý kiến vào bản Dự thảo Hiến pháp, đó là quyền tự do của người công dân, ai cũng phải tôn trọng. Nhưng cần nhấn mạnh rằng không phải cứ tham gia cách này hay cách khác là chui vào bẫy của lãnh đạo ranh ma. Mỗi người cần luôn tỉnh táo với mọi thủ đoạn từ tinh vi đến vụng dại của chinh quyền độc đảng, và tham gia chủ động bằng tài trí của mình, không thể bỏ trống trận địa cho đối phương tung hoành.
Sáng kiến của 72 trí thức được trên 6 ngàn người ký tên đồng thuận là một trận thử lửa đầu tiên thắng lớn. Sáng kiến soạn một Dự thảo Hiến pháp để trình làng là một tuyệt chiêu, được 80% bạn đọc trên mạng đồng tình, trong khi dự thảo của Quốc hội chỉ đạt có 3%. Việc một số cán bộ và sinh viên khoa Luật lên tiếng là rất tích cực. Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đương đầu đàng hoàng bình đẳng với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được báo chí quốc tế sớm biết rõ là một nét son của tình hình.
Có bạn cho rằng một cuộc Cách mạng Hiến pháp – nhân việc bổ sung, xây dựng Hiến pháp mới và qua việc thi hành Hiến pháp mới - đã khởi đầu. Đó là một mong muốn đẹp, với điều kiện là tất cả anh chị em đã dấn thân sát cánh chung lòng đấu tranh bền bỉ thông minh, vì đối phương rất lúng túng, và ý dân đang được chúng ta thức tỉnh chính là ý trời vậy.
Bùi Tín
(Nguồn VOA)
Gửi ý kiến của bạn