Nhắc lại chuyến viếng thăm nước Pháp
Hôm 12 đến 15 tháng 9/2008, Giáo hoàng Benoit XVI lần đầu tiên đến thăm viếng nước Pháp từ khi Ngài được đắc cử vào chức vụ lãnh đạo Vatican. Một số khá đông dân Paris nồng nhiệt chào mừng giáo hoàng trên đường Ngài đi ngang qua. Một cô đầm trẻ trong đám đông phát biểu cảm tưởng, với sự cố gắng vượt qua mặc cảm bản thân: “Thật vậy ngày nay mặc dầu không gặp phải sự chống đối trực diện nhưng không quá hiển nhiên để bày tỏ mình là công giáo và biểu hiện những giá trị công giáo”.
Cô nói tiếp, ”Ít ra, nhờ có Giáo hoàng đến mới có được sự tập hợp đông đảo này để nhắc nhở cho nhũng người công giáo là họ không cô đơn. Hơn nữa, Benoit XVI còn đem lại cho chúng ta một lý tưởng cao đẹp trong một thế giới ngày nay không có gì để giúp nâng chúng ta lên tầm cao”.
Một người đàn ông trung niên nói ra suy nghĩ của mình “Benoit XVI đến đây để đem lại cho Giáo hội cái “dung nhan” đã bị đánh mất từ những năm 70”. Đúng cái "dung nhan của Trưởng Nự Giáo hội " đã bị đánh mất bởi biến cố hổn loạn tháng 5/68 do phe tả ở Pháp xách động và làm bùng nổ thành một phong trào quần chúng rộng lớn kéo dài cả tháng đã xóa đi gần như sạch cái trật tự củ của xã hội pháp xây dựng từ lâu đời trên nền tảng văn hóa thiên chúa giáo để ngày nay, khi chánh phủ muốn thiết lập đạo đức học đường mà không biết phải lấy đạo đức nào.
Một điều mới lạ rất đáng để ý là khi Giáo hoàng tới thăm viếng chánh thức nuớc Pháp, nước công giáo, nhà thờ Đức Bà ở Paris và nhiều nhà thờ khác đã không kéo chuông chào mừng Ngài như truyền thống đã có!
Tại Chủng viện Bernadins (Collège des Bernadins)
Một buổi trưa trong ba ngày thăm viếng nước Pháp, Giáo hoàng Benoit XVI tới Chủng viện Bernadins tọa lạc trong khu phố La-tin, Quận V Paris, nói chuyện trước 700 trí thức khoa bảng và nghệ sĩ. Chủng viện Bernadins vừa mới trùng tu sau một thời gian dài hoang phế để nay biến thành " nơi gặp gở văn hóa và giảng dạy thần học ". Và nơi đây, từ năm 2009, còn là trụ sở Hàn lâm viện Công giáo.
Trước một cử tọa rất chọn lọc, Giáo hoàng bênh vực quan điểm của Ngài vế nền văn hóa âu châu và nền văn hóa nhơn bản.
Trước giảng đường mênh mong, khi Ngài nói chuyện, người ta có cảm tưởng chính Giáo sư Ratzinger đang giảng bài cho sinh viên hơn là một vị Giáo chủ đang thuyết pháp. Bài nói chuyện là một bản văn dài 4 trang giấy bằng pháp văn do chính Ngài biên soạn.
Qua bài nói chuyện, người ta thấy thấp thoáng con người của Ngài với một cá tánh sâu sắc. Ngài là một học giả uyên bác, một trí thức hoàn toàn tây phương thường bị ám ảnh bởi ngày mai của nền văn hóa âu châu và nhơn bản, và một hoài vọng về đời sống tu viện thời thanh niên mà ngày nay, Ngài muốn đem tới cho Vatican.
Phải chăng vì nơi Ngài nói chuyện, Chủng viện có lịch sử từ thế kỷ XIII, đã cho Ngài cái nguồn cảm hứng ấy khi tưởng tượng nơi đây đã đón nhận chủng sinh Paris ăn ở tu học để trở thành chức sắc công giáo.
Khi đề cập tới tu sĩ, Giáo hoàng Benoit XVI nói " Tu sĩ không có tham vọng sáng tạo ra một nền văn hóa mới.... Mục tiêu thật sự của tu sĩ là tìm kiếm Thượng Đế... Đằng sau cái tạm bợ, tu sĩ tìm kiếm cái vỉnh cửu. Và con đường mà tu sĩ mượn là tìm hiểu Lời dạy trong Thánh kinh " .
Theo Giáo hoàng, "thế hệ chúng ta đương đầu với hai cực, đó là sự độc đoán chủ quan và sự cuồng tín toàn thống. Nếu văn hoá âu châu ngày nay hiểu sự tự do như là một sự thiếu vắng hoàn toàn những mối liên hệ, điều đó sẽ bất hạnh và sẽ thuận lợi cho sự cuồn tín và sự độc đoán. Nên nhớ Thánh kinh cần sự diển dịch, cần có cộng đồng nơi Thánh kinh ra đời và tồn tại. Sự suy nghĩ, sự đối chiếu với những diển dịch khác nhau đem lại nhiều ý nghĩa khác nhau để sau cùng định hình rỏ nét nến văn hóa tây phương. Thiếu vắng những mối liên hệ và độc đoán, cả hai không phải là tự do, mà là sự hủy diệt văn hóa".
Ngài kết luận "Một nền văn hóa thuần thực hữu sẽ cho vấn đề liên quan tới Thượng Đế là chủ quan, là không khoa học, điều đó sẽ là sự đầu hàng lý trí và không tránh khỏi trở thành thất bại của chủ thuyết nhơn bản. Điều gì đã xây dựng nên nền văn hóa âu châu, sự tìm kiếm Thượng Đế và lắng nghe Thượng Đế, tới ngày nay vẫn còn là cơ sở của mọi nền văn hóa đích thực ".
Tình trạng suy thoái
Cái khó của Giáo hội ngày nay là phải chấn hưng tình trạng xã hội âu châu.Trước đây Pháp là nước theo công giáo mà ngày nay cộng đồng giáo dân ngày càng sút giảm, về niềm tin và số người đi đạo. Giáo hội Pháp ngày càng bị mất ảnh hưởng liên tục Từ nhiều thập niên qua, sự suy giảm trở thành nghiêm trọng đối với một quốc gia như nước Pháp đã từng là nơi phát xuất chế độ thực dân và sự bành trướng công giáo suốt trong thời gian dài. Số tín đồ đi nhà thờ ít nhứt một chủ nhựt trong tháng nay chỉ còn không quá 5% trong 65% người pháp khai có đạo. Do đó, nhiều nơi thờ tự ngày nay hoang vắng phải đóng cửa, nhứt là ở vùng quê hay ở những thành phố nhỏ. Những nét tiêu biểu của hiện tượng khủng hoảng công giáo là số trẻ con đi học giáo lý quá sa sút đến thảm hại: chỉ còn 20% trẻ con từ 8 đến 11 tuổi đến lớp giáo lý. Theo ông Denis Pelletier, sử gia về công giáo, thì sự “âu châu tục hóa” ngày nay đã ảnh hưởng mạnh đến các nước gốc công giáo ở Âu châu. Nhưng nước Pháp bị ảnh hưởng nặng hơn vì Pháp bị chi phối bởi luật ngày 5 tháng 9 năm 1905 tách Nhà thờ ra khỏi Nhà nước và dân chúng có xu hướng tự do phê phán công giáo và Giáo hội mạnh mẻ.
Đón tiếp giáo hoàng tại Điện Elysée ngày 12 tháng 9, T.T.Sarkozy trong bài diển văn có câu “Giá trị con người là trung tâm điểm của bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, kết quả của sự hội tụ đặc biệt giửa kinh nghiệm của con người, những truyền thống lớn của triết học và tôn giáo của nhân loại và cả sự diển tiến của lý trí”. Đọc diển văn trước 700 đại trí thức pháp nhân lễ khánh thành Học viện Bernadins, Giáo hoàng Benoit XVI nhấn mạnh như để đáp lời T.T. Sarkozy “Một nền văn hóa thuần thực hữu sẽ không tránh khỏi dẩn đến sự đầu hàng lý trí”.
Tiếp xúc với giới chức công giáo Paris, Giáo hoàng Benoit XVI không bỏ lở cơ hội nhắc nhở “Giáo hội phải duy trì cứng rắng luật tắc không cho phép ly dị. Và không thể chấp nhận những sáng kiến làm lễ cưới cho những đám cưới không chánh đáng”.
Hôm Giáo hoàng Benoit XVI thăm viếng Pháp, có không ít người thiên chúa giáo tỏ bày quan điểm rất cộng hòa “Trước một Giáo hoàng, cho đến ngày nay, người ta cúi đầu, đôi lúc theo ý nghĩa đen của từ ngữ, thường theo nghĩa bóng. Điều này còn xảy ra thì nay là lúc cần phải được thay đổi. Tại nước Pháp cộng hòa và «lương” (không phải giáo) của chúng ta, đây là thời điểm để chúng ta nói “Thế là đủ rồi!”
Những người theo xu hướng này còn phê phán thêm về con số dân chúng biểu tình và đón tiếp Giáo hoàng được phổ biến là thiếu tính khách quan nên kém thuyết phục. Ban tổ chức đưa ra con số lại không phù hợp với một nguồn thông tin khác. Nhưng vì đó là con số người nghênh đón Giáo hoàng nên chỉ có thông tin của Ban tổ chức là được công bố. Nhưng phải chăng con số giáo dân chào mừng Giáo hoàng do Giáo hội đưa ra mà không được phép cải chánh ? Phải chăng vì đó là cơ chế công giáo la-mã ? Giáo hội chỉ có MỘT. Khi nói tới Giáo hội không cần phải nói thêm mới rỏ, như Giáo hội Paris, Giáo hội Bordeaux, Giáo hội Lyon,..
Về Giáo hội công giáo, nếu chỉ nói “Giáo hội.» không cần chỉ định thêm Giáo hội nào, thì không khác nào quả quyết trên đất Pháp 347 cơ sở thuộc Hội đồng giáo hoàng kia không hề hiện hữu vậy. Làm như chúng ta đang sống ở thế kỷ XVI, chớ không phải thế kỷ XXI với nước Pháp “Tự do, bình đẳng, hữu nghị và “lương”.
Thực tế cho thấy trên thế giới có 80% không phải công giáo và có đến 95% người pháp ngày nay không đi lễ ở nhà thờ công giáo.
Người Pháp Tin lành ở Pháp xác định “Không phải đường nào cũng dẫn về la-mã.“
Theo nhà nghiên cứu về công giáo của Trường Cao Đẳng Xã hội học ở Paris, ông Denis Pelletier, thì những giá trị về truyền thống công giáo hảy còn hiện diện và còn tiếng nói, nhưng ở bên ngoài những cơ sở giáo hội, trên những địa hạt như về vấn đề phá thai, vấn đề đồng tính luyến ái và được phép kết hôn, vấn đế đạo lý về khoa học, … Điểm nổi bật là có đến 2 triệu trẻ con theo học trường công giáo và còn 30 000 ghi tên trong danh sách chờ đợi ở mỗi kỳ nhập học. Nhưng trong số học sinh các trường công giáo, chỉ có 12% phụ huynh chọn trường theo đức tin tôn giáo. Phần còn lại, họ cho con đi học trường công giáo vì đó là trường tư, không bị nạn thầy cô biểu tình, đình công liên tục nên dạy đến cuối năm không đủ chương trình và, mặt khác, tránh được phần nào tệ nạn học sinh du đảng ảnh hưởng đến con em mình.
Lời của Người trước khi ra đi
Trước khi chính thức thoái vị vào tối ngày 28/02/2013, ngày 27/02/2013, Giáo hoàng Benoit XVI có buổi nói chuyện cuối cùng với hàng trăm ngàn giáo dân của Ngài tại Công trường Vatican. Giáo dân vỗ tay hoan nghênh liên tục, giương các lá cờ của đủ mọi quốc gia và các biểu ngữ với hai chữ “cám ơn” viết bằng đủ mọi thứ tiếng.
Ngài nhắc lại thời gian 8 năm Ngài lãnh đạo Giáo hội Công giáo hoàn vũ có " những lúc không dễ dàng, những lúc sóng gió, như trong toàn bộ lịch sử của Giáo hội và Chúa thì có vẻ như ngủ quên.” Nhưng Ngài biết rằng Chúa sẽ không để con thuyền Giáo hội bị đắm, mà sẽ dẫn đắt Giáo hội, luôn trợ lực cho Giáo hội, kể cả trong những lúc khó khăn.
Sau lời dặn dò cuối cùng này, Giáo hoàng Benoit XVI kêu gọi 1,2 tỷ tín đồ Công giáo toàn cầu hãy cầu nguyện cho các vị hồng y sẽ tham gia bầu người kế nhiệm Ngài vào tuần tới.
Cuối năm rồi, Hồng Y Maria Martini, Cựu Tổng Giám mục Milan, Ý, trước khi qua đời, Ngài có trả lời nhựt bao ý Corriere della Sera phỏng vấn Ngài lần cuối: " Gìáo Hội công giáo Vatican đã 200 năm không còn hợp thời ".
Ngài giải thích nhà thờ “lớn và trống rỗng” trong khi tệ quan liêu của Giáo hội ngày càng tăng và những nghi thức trở nên khoa trương. Ông cáo buộc Giáo hội thất bại không theo kịp thời đại.
Hồng y Martini nói vụ tai tiếng lạm dụng tình dục trẻ em, vụ khủng hoảng giáo hội tại Vatican gần đây bắt buộc Giáo hội phải biến cải bằng cách nhận những sai lầm và tiến hành một cuộc thay đổi cơ bản, bắt đầu với Giáo hoàng và các Giám mục..."
Có ai nghĩ là Giáo hoàng Benoit XVI lại là người rất mê Harry Potter và biết cả Tweeter nữa ? Chuyện thật chớ không phải nói cho vui.
Thật vậy, trên tờ báo của Vatican, Osservatore Romano, Ngài khen truyện phim cuối cùng rất có giá trị vì nêu lên tấm gương cho tuổi trẻ và nhơn loại nói chung.
Trong vài hôm nữa Ngài sẽ có người kế vị. Sẽ là Giáo hoàng thứ 112 theo Thánh Malachie và thứ 266 theo lịch sử Giáo hội.
Phía Việt nam có không ít giáo dân phê bình Giáo hội Vatican đã thỏa hiệp với Hà nội trong vụ đưa Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt trong đêm phải lên máy bay đi dưỡng bịnh.
Người kế vị Ngài sẽ tiếp tục đường lối của Ngài hay sẽ có hường đi mới cho phù hợp với những diển tiến không ngừng của xã hội để làm giảm bớt những xung đột gay gắt giửa Giáo hội và đời sống thế tục hầu khôi phục trọn vẹn niềm tin công giáo?
Nguyễn thị Cỏ May
Hôm 12 đến 15 tháng 9/2008, Giáo hoàng Benoit XVI lần đầu tiên đến thăm viếng nước Pháp từ khi Ngài được đắc cử vào chức vụ lãnh đạo Vatican. Một số khá đông dân Paris nồng nhiệt chào mừng giáo hoàng trên đường Ngài đi ngang qua. Một cô đầm trẻ trong đám đông phát biểu cảm tưởng, với sự cố gắng vượt qua mặc cảm bản thân: “Thật vậy ngày nay mặc dầu không gặp phải sự chống đối trực diện nhưng không quá hiển nhiên để bày tỏ mình là công giáo và biểu hiện những giá trị công giáo”.
Cô nói tiếp, ”Ít ra, nhờ có Giáo hoàng đến mới có được sự tập hợp đông đảo này để nhắc nhở cho nhũng người công giáo là họ không cô đơn. Hơn nữa, Benoit XVI còn đem lại cho chúng ta một lý tưởng cao đẹp trong một thế giới ngày nay không có gì để giúp nâng chúng ta lên tầm cao”.
Một người đàn ông trung niên nói ra suy nghĩ của mình “Benoit XVI đến đây để đem lại cho Giáo hội cái “dung nhan” đã bị đánh mất từ những năm 70”. Đúng cái "dung nhan của Trưởng Nự Giáo hội " đã bị đánh mất bởi biến cố hổn loạn tháng 5/68 do phe tả ở Pháp xách động và làm bùng nổ thành một phong trào quần chúng rộng lớn kéo dài cả tháng đã xóa đi gần như sạch cái trật tự củ của xã hội pháp xây dựng từ lâu đời trên nền tảng văn hóa thiên chúa giáo để ngày nay, khi chánh phủ muốn thiết lập đạo đức học đường mà không biết phải lấy đạo đức nào.
Một điều mới lạ rất đáng để ý là khi Giáo hoàng tới thăm viếng chánh thức nuớc Pháp, nước công giáo, nhà thờ Đức Bà ở Paris và nhiều nhà thờ khác đã không kéo chuông chào mừng Ngài như truyền thống đã có!
Tại Chủng viện Bernadins (Collège des Bernadins)
Một buổi trưa trong ba ngày thăm viếng nước Pháp, Giáo hoàng Benoit XVI tới Chủng viện Bernadins tọa lạc trong khu phố La-tin, Quận V Paris, nói chuyện trước 700 trí thức khoa bảng và nghệ sĩ. Chủng viện Bernadins vừa mới trùng tu sau một thời gian dài hoang phế để nay biến thành " nơi gặp gở văn hóa và giảng dạy thần học ". Và nơi đây, từ năm 2009, còn là trụ sở Hàn lâm viện Công giáo.
Trước một cử tọa rất chọn lọc, Giáo hoàng bênh vực quan điểm của Ngài vế nền văn hóa âu châu và nền văn hóa nhơn bản.
Trước giảng đường mênh mong, khi Ngài nói chuyện, người ta có cảm tưởng chính Giáo sư Ratzinger đang giảng bài cho sinh viên hơn là một vị Giáo chủ đang thuyết pháp. Bài nói chuyện là một bản văn dài 4 trang giấy bằng pháp văn do chính Ngài biên soạn.
Qua bài nói chuyện, người ta thấy thấp thoáng con người của Ngài với một cá tánh sâu sắc. Ngài là một học giả uyên bác, một trí thức hoàn toàn tây phương thường bị ám ảnh bởi ngày mai của nền văn hóa âu châu và nhơn bản, và một hoài vọng về đời sống tu viện thời thanh niên mà ngày nay, Ngài muốn đem tới cho Vatican.
Phải chăng vì nơi Ngài nói chuyện, Chủng viện có lịch sử từ thế kỷ XIII, đã cho Ngài cái nguồn cảm hứng ấy khi tưởng tượng nơi đây đã đón nhận chủng sinh Paris ăn ở tu học để trở thành chức sắc công giáo.
Khi đề cập tới tu sĩ, Giáo hoàng Benoit XVI nói " Tu sĩ không có tham vọng sáng tạo ra một nền văn hóa mới.... Mục tiêu thật sự của tu sĩ là tìm kiếm Thượng Đế... Đằng sau cái tạm bợ, tu sĩ tìm kiếm cái vỉnh cửu. Và con đường mà tu sĩ mượn là tìm hiểu Lời dạy trong Thánh kinh " .
Theo Giáo hoàng, "thế hệ chúng ta đương đầu với hai cực, đó là sự độc đoán chủ quan và sự cuồng tín toàn thống. Nếu văn hoá âu châu ngày nay hiểu sự tự do như là một sự thiếu vắng hoàn toàn những mối liên hệ, điều đó sẽ bất hạnh và sẽ thuận lợi cho sự cuồn tín và sự độc đoán. Nên nhớ Thánh kinh cần sự diển dịch, cần có cộng đồng nơi Thánh kinh ra đời và tồn tại. Sự suy nghĩ, sự đối chiếu với những diển dịch khác nhau đem lại nhiều ý nghĩa khác nhau để sau cùng định hình rỏ nét nến văn hóa tây phương. Thiếu vắng những mối liên hệ và độc đoán, cả hai không phải là tự do, mà là sự hủy diệt văn hóa".
Ngài kết luận "Một nền văn hóa thuần thực hữu sẽ cho vấn đề liên quan tới Thượng Đế là chủ quan, là không khoa học, điều đó sẽ là sự đầu hàng lý trí và không tránh khỏi trở thành thất bại của chủ thuyết nhơn bản. Điều gì đã xây dựng nên nền văn hóa âu châu, sự tìm kiếm Thượng Đế và lắng nghe Thượng Đế, tới ngày nay vẫn còn là cơ sở của mọi nền văn hóa đích thực ".
Tình trạng suy thoái
Cái khó của Giáo hội ngày nay là phải chấn hưng tình trạng xã hội âu châu.Trước đây Pháp là nước theo công giáo mà ngày nay cộng đồng giáo dân ngày càng sút giảm, về niềm tin và số người đi đạo. Giáo hội Pháp ngày càng bị mất ảnh hưởng liên tục Từ nhiều thập niên qua, sự suy giảm trở thành nghiêm trọng đối với một quốc gia như nước Pháp đã từng là nơi phát xuất chế độ thực dân và sự bành trướng công giáo suốt trong thời gian dài. Số tín đồ đi nhà thờ ít nhứt một chủ nhựt trong tháng nay chỉ còn không quá 5% trong 65% người pháp khai có đạo. Do đó, nhiều nơi thờ tự ngày nay hoang vắng phải đóng cửa, nhứt là ở vùng quê hay ở những thành phố nhỏ. Những nét tiêu biểu của hiện tượng khủng hoảng công giáo là số trẻ con đi học giáo lý quá sa sút đến thảm hại: chỉ còn 20% trẻ con từ 8 đến 11 tuổi đến lớp giáo lý. Theo ông Denis Pelletier, sử gia về công giáo, thì sự “âu châu tục hóa” ngày nay đã ảnh hưởng mạnh đến các nước gốc công giáo ở Âu châu. Nhưng nước Pháp bị ảnh hưởng nặng hơn vì Pháp bị chi phối bởi luật ngày 5 tháng 9 năm 1905 tách Nhà thờ ra khỏi Nhà nước và dân chúng có xu hướng tự do phê phán công giáo và Giáo hội mạnh mẻ.
Đón tiếp giáo hoàng tại Điện Elysée ngày 12 tháng 9, T.T.Sarkozy trong bài diển văn có câu “Giá trị con người là trung tâm điểm của bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, kết quả của sự hội tụ đặc biệt giửa kinh nghiệm của con người, những truyền thống lớn của triết học và tôn giáo của nhân loại và cả sự diển tiến của lý trí”. Đọc diển văn trước 700 đại trí thức pháp nhân lễ khánh thành Học viện Bernadins, Giáo hoàng Benoit XVI nhấn mạnh như để đáp lời T.T. Sarkozy “Một nền văn hóa thuần thực hữu sẽ không tránh khỏi dẩn đến sự đầu hàng lý trí”.
Tiếp xúc với giới chức công giáo Paris, Giáo hoàng Benoit XVI không bỏ lở cơ hội nhắc nhở “Giáo hội phải duy trì cứng rắng luật tắc không cho phép ly dị. Và không thể chấp nhận những sáng kiến làm lễ cưới cho những đám cưới không chánh đáng”.
Hôm Giáo hoàng Benoit XVI thăm viếng Pháp, có không ít người thiên chúa giáo tỏ bày quan điểm rất cộng hòa “Trước một Giáo hoàng, cho đến ngày nay, người ta cúi đầu, đôi lúc theo ý nghĩa đen của từ ngữ, thường theo nghĩa bóng. Điều này còn xảy ra thì nay là lúc cần phải được thay đổi. Tại nước Pháp cộng hòa và «lương” (không phải giáo) của chúng ta, đây là thời điểm để chúng ta nói “Thế là đủ rồi!”
Những người theo xu hướng này còn phê phán thêm về con số dân chúng biểu tình và đón tiếp Giáo hoàng được phổ biến là thiếu tính khách quan nên kém thuyết phục. Ban tổ chức đưa ra con số lại không phù hợp với một nguồn thông tin khác. Nhưng vì đó là con số người nghênh đón Giáo hoàng nên chỉ có thông tin của Ban tổ chức là được công bố. Nhưng phải chăng con số giáo dân chào mừng Giáo hoàng do Giáo hội đưa ra mà không được phép cải chánh ? Phải chăng vì đó là cơ chế công giáo la-mã ? Giáo hội chỉ có MỘT. Khi nói tới Giáo hội không cần phải nói thêm mới rỏ, như Giáo hội Paris, Giáo hội Bordeaux, Giáo hội Lyon,..
Về Giáo hội công giáo, nếu chỉ nói “Giáo hội.» không cần chỉ định thêm Giáo hội nào, thì không khác nào quả quyết trên đất Pháp 347 cơ sở thuộc Hội đồng giáo hoàng kia không hề hiện hữu vậy. Làm như chúng ta đang sống ở thế kỷ XVI, chớ không phải thế kỷ XXI với nước Pháp “Tự do, bình đẳng, hữu nghị và “lương”.
Thực tế cho thấy trên thế giới có 80% không phải công giáo và có đến 95% người pháp ngày nay không đi lễ ở nhà thờ công giáo.
Người Pháp Tin lành ở Pháp xác định “Không phải đường nào cũng dẫn về la-mã.“
Theo nhà nghiên cứu về công giáo của Trường Cao Đẳng Xã hội học ở Paris, ông Denis Pelletier, thì những giá trị về truyền thống công giáo hảy còn hiện diện và còn tiếng nói, nhưng ở bên ngoài những cơ sở giáo hội, trên những địa hạt như về vấn đề phá thai, vấn đề đồng tính luyến ái và được phép kết hôn, vấn đế đạo lý về khoa học, … Điểm nổi bật là có đến 2 triệu trẻ con theo học trường công giáo và còn 30 000 ghi tên trong danh sách chờ đợi ở mỗi kỳ nhập học. Nhưng trong số học sinh các trường công giáo, chỉ có 12% phụ huynh chọn trường theo đức tin tôn giáo. Phần còn lại, họ cho con đi học trường công giáo vì đó là trường tư, không bị nạn thầy cô biểu tình, đình công liên tục nên dạy đến cuối năm không đủ chương trình và, mặt khác, tránh được phần nào tệ nạn học sinh du đảng ảnh hưởng đến con em mình.
Lời của Người trước khi ra đi
Trước khi chính thức thoái vị vào tối ngày 28/02/2013, ngày 27/02/2013, Giáo hoàng Benoit XVI có buổi nói chuyện cuối cùng với hàng trăm ngàn giáo dân của Ngài tại Công trường Vatican. Giáo dân vỗ tay hoan nghênh liên tục, giương các lá cờ của đủ mọi quốc gia và các biểu ngữ với hai chữ “cám ơn” viết bằng đủ mọi thứ tiếng.
Ngài nhắc lại thời gian 8 năm Ngài lãnh đạo Giáo hội Công giáo hoàn vũ có " những lúc không dễ dàng, những lúc sóng gió, như trong toàn bộ lịch sử của Giáo hội và Chúa thì có vẻ như ngủ quên.” Nhưng Ngài biết rằng Chúa sẽ không để con thuyền Giáo hội bị đắm, mà sẽ dẫn đắt Giáo hội, luôn trợ lực cho Giáo hội, kể cả trong những lúc khó khăn.
Sau lời dặn dò cuối cùng này, Giáo hoàng Benoit XVI kêu gọi 1,2 tỷ tín đồ Công giáo toàn cầu hãy cầu nguyện cho các vị hồng y sẽ tham gia bầu người kế nhiệm Ngài vào tuần tới.
Cuối năm rồi, Hồng Y Maria Martini, Cựu Tổng Giám mục Milan, Ý, trước khi qua đời, Ngài có trả lời nhựt bao ý Corriere della Sera phỏng vấn Ngài lần cuối: " Gìáo Hội công giáo Vatican đã 200 năm không còn hợp thời ".
Ngài giải thích nhà thờ “lớn và trống rỗng” trong khi tệ quan liêu của Giáo hội ngày càng tăng và những nghi thức trở nên khoa trương. Ông cáo buộc Giáo hội thất bại không theo kịp thời đại.
Hồng y Martini nói vụ tai tiếng lạm dụng tình dục trẻ em, vụ khủng hoảng giáo hội tại Vatican gần đây bắt buộc Giáo hội phải biến cải bằng cách nhận những sai lầm và tiến hành một cuộc thay đổi cơ bản, bắt đầu với Giáo hoàng và các Giám mục..."
Có ai nghĩ là Giáo hoàng Benoit XVI lại là người rất mê Harry Potter và biết cả Tweeter nữa ? Chuyện thật chớ không phải nói cho vui.
Thật vậy, trên tờ báo của Vatican, Osservatore Romano, Ngài khen truyện phim cuối cùng rất có giá trị vì nêu lên tấm gương cho tuổi trẻ và nhơn loại nói chung.
Trong vài hôm nữa Ngài sẽ có người kế vị. Sẽ là Giáo hoàng thứ 112 theo Thánh Malachie và thứ 266 theo lịch sử Giáo hội.
Phía Việt nam có không ít giáo dân phê bình Giáo hội Vatican đã thỏa hiệp với Hà nội trong vụ đưa Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt trong đêm phải lên máy bay đi dưỡng bịnh.
Người kế vị Ngài sẽ tiếp tục đường lối của Ngài hay sẽ có hường đi mới cho phù hợp với những diển tiến không ngừng của xã hội để làm giảm bớt những xung đột gay gắt giửa Giáo hội và đời sống thế tục hầu khôi phục trọn vẹn niềm tin công giáo?
Nguyễn thị Cỏ May
Gửi ý kiến của bạn