Các nhà nghiên cứu về nhân văn nói rằng loài người có bản năng nói chuyện và phán xét, mặc cho việc đó có thể làm tổn thương người khác. Theo Robin Dunbar, nhà nghiên cứu các loài thú thuộc trường Đại học Oxford cho biết: “Loài khỉ xem việc chải lông cho nhau như làm một cách thắt chặt mối liên hệ với xã hội cùng giống. Loài người chúng ta tiến hóa hơn, và chúng ta xem việc “ngồi lê đôi mách” là chất keo kết dính trong xã giao với những người chung quanh.”
Theo các nghiên cứu, việc “buôn dưa lê” giúp thiết lập mối liên kết giữa các cá nhân, khiến chúng ta có cảm giác được tôn trọng. Tuy nhiên trong nhiều chuyện ngồi lê đôi mách nầy, người ta không coi trọng sự thật hay tính chính xác của thông tin, nhất là khi thông tin liên quan đến người thứ ba.
Nhà tâm lý học Jennifer Bosson thuộc trường ĐH South Florida nói: “Là tâm lý thường tình, khi hai người “nói xấu” một người thứ ba, họ cảm thấy thân thiết hơn.”
Nếu bạn tự hỏi: Tôi cảm thấy như mình nói quá nhiều. Tôi lắng nghe khi bạn bè thảo luận về các vấn đề của họ, nhưng khi bắt đầu câu chuyện, tôi lại nói về chính mình. Tôi cảm thấy như thế này làm phiền bạn bè của tôi, nhưng làm thế nào khác để tôi nói chuyện với họ về những gì đang xảy ra trong cuộc sống của tôi? Tôi bị chứng nói nhiều ? Có hướng dẫn nào cho tôi có thể làm theo để tránh “đa ngôn”?
-Vâng, bạn đang có thói quen nói nhiều. Nhưng nhờ đó mà bạn bắt gặp chính mình.
Hướng dẫn
1- Hãy lắng nghe và nhìn thẳng vào mắt người đối diện lúc bạn nói chuyện, bạn sẽ biết hay cảm nhận mình có thể ngưng lại lúc nào.
2- Đặt câu hỏi để gợi ra nhiều thông tin hơn, hoặc chỉ đơn giản nói "Hay đó… phải không?"
3- Diễn giải những gì họ đang nói về một vài lần để giúp mình nghe tốt hơn.
4: Chờ cho đến khi bạn được hỏi về minh.
5- Hãy xem như người thứ ba mà bạn đề cập tới, đang ngồi phía trước bạn, nhờ đó, bạn sẽ cẩn thận lời nói về họ hơn.
6- Và sau cùng, càng nói ít về cá nhân mình càng tốt.
Chúc bạn thành công.
Minh Nga
Theo các nghiên cứu, việc “buôn dưa lê” giúp thiết lập mối liên kết giữa các cá nhân, khiến chúng ta có cảm giác được tôn trọng. Tuy nhiên trong nhiều chuyện ngồi lê đôi mách nầy, người ta không coi trọng sự thật hay tính chính xác của thông tin, nhất là khi thông tin liên quan đến người thứ ba.
Nhà tâm lý học Jennifer Bosson thuộc trường ĐH South Florida nói: “Là tâm lý thường tình, khi hai người “nói xấu” một người thứ ba, họ cảm thấy thân thiết hơn.”
Nếu bạn tự hỏi: Tôi cảm thấy như mình nói quá nhiều. Tôi lắng nghe khi bạn bè thảo luận về các vấn đề của họ, nhưng khi bắt đầu câu chuyện, tôi lại nói về chính mình. Tôi cảm thấy như thế này làm phiền bạn bè của tôi, nhưng làm thế nào khác để tôi nói chuyện với họ về những gì đang xảy ra trong cuộc sống của tôi? Tôi bị chứng nói nhiều ? Có hướng dẫn nào cho tôi có thể làm theo để tránh “đa ngôn”?
-Vâng, bạn đang có thói quen nói nhiều. Nhưng nhờ đó mà bạn bắt gặp chính mình.
Hướng dẫn
1- Hãy lắng nghe và nhìn thẳng vào mắt người đối diện lúc bạn nói chuyện, bạn sẽ biết hay cảm nhận mình có thể ngưng lại lúc nào.
2- Đặt câu hỏi để gợi ra nhiều thông tin hơn, hoặc chỉ đơn giản nói "Hay đó… phải không?"
3- Diễn giải những gì họ đang nói về một vài lần để giúp mình nghe tốt hơn.
4: Chờ cho đến khi bạn được hỏi về minh.
5- Hãy xem như người thứ ba mà bạn đề cập tới, đang ngồi phía trước bạn, nhờ đó, bạn sẽ cẩn thận lời nói về họ hơn.
6- Và sau cùng, càng nói ít về cá nhân mình càng tốt.
Chúc bạn thành công.
Minh Nga
Gửi ý kiến của bạn