Lời người giới thiệu: Sau đây là tóm tắt bài viết của Robert Skidelsky, điểm cuốn tiểu sử Marx, của Francis Wheen (Karl Marx: Một cuộc đời, A Life, nhà xb Norton, 431 trang, $27 USD), trên tờ Điểm Sách Nữu Ước NYRB số đề ngày 16 tháng 11, 2000. Skidelsky là Giáo sư môn Kinh tế Chính trị tại [Đại học] Warwick University, Anh quốc. Nhan đề bài giới thiệu, mượn từ câu thơ của Vũ Hoàng Chương trong bài Nguyện Cầu), thay vì "What's Left of Marx", của Skidelsky.
Jennifer Tran
"Tất cả... những nhất vật có tầm quan trọng lớn lao trong lịch sử thế giới, thường xuất hiện, như đã từng xuất hiện, hai lần, một lần như bi kịch, lần thứ hai, như trò hề."
K. Marx (The 18th Brumaire of Louis Bonaparte).
"Lịch sử chấm dứt, có vẻ như không phải với chủ nghĩa xã hội, mà là chủ nghĩa tư bản"
Robert Skidelsky
Khi Karl Marx mới 24 tuổi, một người đương thời đã viết về ông: "Hãy tưởng tượng Rousseau, Voltaire, Holbach, Lessing, Heine và Hegel bị thẩy vào lò cừ, và trở thành một người, thì đó là Dr. Marx". Marx không phải là một trong những con người trẻ tuổi, thông minh sáng láng đó, những người đã thất bại không sống đúng như lời hứa hẹn của họ về cuộc đời. Ông sản xuất ra một hệ tư tưởng mãnh liệt nhất, hài hoà nhất, chưa từng có người nào nghĩ ra nổi, nhằm giải thích quá khứ của con người, nghiên cứu hiện tại, và trù tính tương lai cho nó.
Cái mà lò cừ sản xuất ra, là một lý thuyết biện chứng, về những lớp lang, giai đoạn của lịch sử, một lý thuyết duy vật lịch sử (trong đó cuộc đấu tranh giai cấp thay thế cuộc đấu tranh tư tưởng trong cuộc tiến hoá của nhân loại, của Hegel), một phê bình kinh tế và đạo đức nền văn minh tư bản (qua những chủ đề về bóc lột và tha hoá), một chứng minh mang tính kinh tế, rằng chủ nghĩa tư bản sắp sửa xụm, (do những mâu thuẫn nội tại của nó), một lời kêu gọi hãy "làm cách mạng", và một lời tiên đoán (một lời đoan chắc), rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ là giai đoạn kế tiếp - và là sau cùng - của lịch sử. Hệ tư tuởng của ông được khai triển rất kỹ càng, tuy không hoàn tất, ở trong cuốn sách vĩ đại "Tư Bản Luận", trong đó, lý thuyết đấu tranh giai cấp được gắn liền với những vấn đề kinh tế kiếm lợi nhuận, theo một đường lối làm sao cho chủ nghĩa tư bản sụp đổ đem đến sự thay thế cho nó, là chủ nghĩa xã hội. Kể từ khi Marx mất vào năm 1883, chủ nghĩa Marx sụp đổ, như là một hệ thống. Cái gì còn lại, là những tản mạn không nối kết lại được với nhau, của một đồ án (design) đã một thời [được coi là] hài hoà (coherent).
Cái ít nhất bị bỏ đi đầu tiên, từ hệ tư tưỏng đó, trong thế giới phát triển hiện nay, là lời tiên đoán chủ nghĩa tư bản sẽ nổ tung; thay vì vậy, là sự sụp đổ của một phương án mang tính chính trị cách mạng. Chủ nghĩa tư bản đã trải qua những giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, nhưng - may mắn thay - nó "thất bại" trong việc sản xuất ra một sự nghèo đói mang tính tập thể, cho những khối lượng lớn lao những con người. Nói rõ hơn, nó có thể tự sắp xếp, tái tạo mà chẳng cần tới những tự-mâu thuẫn đưa đến tự huỷ diệt. Ngoài điều này ra, sự đăng quang, thế tất thắng của chủ nghĩa cộng sản đã ngày một lu mờ, do những biện pháp kinh tế vừa mang tính khủng bố, vừa vô hiệu quả, tại những quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản, như ở Nga, và Trung Quốc. Tính năng nổ của chủ nghĩa tư bản, cùng với sự yếu ớt, ù lì thụ động của Liên Bang Xô Viết đã là cái giá mà lý thuyết về lịch sử của Marx phải trả: Chẳng hề có chuyện gọi là biện chứng trong chủ nghĩa tư bản, từ đó đẻ ra chuyện, chủ nghĩa xã hội sẽ thay thế nó.
(còn tiếp).
JT