HANOI -- Trong khi kinh tế Việt Nam gặp nhiều suy giảm nguy hiểm -- báo Pháp Luật TP ghi lời Tiến Sĩ Vũ Thành Tự Anh nói rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ đang bị suy kiệt -- thì bản tin RFI hôm Thứ Hai cho biết Trung Quốc đang xem các mỏ dầu Biển Đông là tài sản độc chiếm của nhà nứơc Bắc Kinh.
Báo PLTP giới thiệu rằng Tiến Sĩ Vũ Thành Tự Anh là iám đốc nghiên cứu Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright tại TP.SG, đã nói về kinh tế VN với nhiều nỗi lo:
“......nguồn gốc của sự thịnh vượng nằm ở doanh nghiệp (DN). Thế nhưng DN hai khu vực lớn nhất là DNNN cụ thể là các tập đoàn công ty và FDI lại không liên quan gì nhiều đến nền tảng kinh tế trong nước. Khu vực Nhà nước lớn mạnh phụ thuộc vào mấy thứ: các nguồn khai thác tài nguyên như Petro Việt Nam, hay Than Khoáng sản; hai là phụ thuộc vào vị thế độc quyền như Telecom, Đường sắt Việt Nam, Vietnam Air... Vị thế này họ không tự có mà do Nhà nước ban phát; ba là do nguồn trợ cấp rất hào phóng liên quan đến đất đai, tín dụng, đầu tư và thể chế. Khu vực DN đầu tư nước ngoài có tiếng là năng động theo nghĩa họ đóng góp 60% trên tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Nhưng thực tế họ không dính dáng gì nhiều tới DN trong nước. Cụ thể các nhà cung ứng đa số không phải DN trong nước. Thành ra DN trong nước chỉ cung cấp những thứ đơn giản như các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, sản phẩm gia công truyền thống. Trong khi thị trường trong nước cung cấp cho họ giá đất rẻ, công nhân rẻ và thậm chí chi phí môi trường rất thấp. Nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng cái này xuất khẩu. Còn lại tính kết nối với DN trong nước thấp. Không những thế nghĩa vụ đóng thuế của một số DN khu vực này được giảm đi nhiều nhờ hoạt động chuyển giá hay những thiếu sót và khe hở trong quản lý của nước ta.
Hai đối tượng khu vực DN lớn hoặc được thừa hưởng vị thế độc quyền từ tài nguyên, hoặc dựa vào nguồn lực bên ngoài xuất khẩu - nhập khẩu chứ không kết nối hữu cơ và hiệu ứng lan tỏa trong nền kinh tế nội địa. Nên dù chúng ta có thành tích nhất định về xuất khẩu nhưng nền tảng trong nước vẫn không phát triển. Trong khi đó phần lớn DN trong nước là DN vừa và nhỏ và chủ yếu là DN nhỏ. Và nhóm này đáng lẽ là tiên phong thì thui chột ý chí, không có động cơ để đầu tư phát triển, nhất là họ đang bị suy kiệt bởi lãi suất cao, bất ổn kinh tế vĩ mô và bất ổn trong điều hành chính sách...”
Trong khi đó, viễn ảnh dầu khí VN cơ nguy mất trắng Biển Đông.
Bản tin RFI ghi nhận:
“Với tựa đề «Trung Quốc quyết định xem nguồn dầu hỏa ở biển Hoa nam là của họ» báo mạng OilPrice.com nhận định: «Vào lúc công luận Tây phương tập trung sự chú ý vào bắc Á với vụ thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên và cuộc tranh chấp Nhật-Trung tại Senkaku/Điếu ngư thì xa hơn về phương nam, vùng biển Đông Nam Á cũng đang dậy sóng ngầm. Mặc dù có bản Tuyên bố ứng xử tại biển Đông, nhưng Trung Quốc vẫn khẳng định chủ quyền qua cái gọi là bản đồ cổ» với đường ranh 9 đoạn.
Chính sách biển của đảng Cộng sản Trung Quốc không phải chỉ để làm bá chủ đường giao thông trên mặt biển và chiếm đoạt nguồn hải sản trong lòng biển mà còn nhằm tóm thâu toàn bộ tài nguyên dầu khí dưới đáy biển. Chính để thực hiện mưu đồ chủ nhân ông này, Trung Quốc từ nhiều thập niên qua, sau khi chiếm đoạt Hoàng Sa, đã ngang nhiên tranh giành chủ quyền tại quần đảo Trường Sa gồm 750 đảo lớn nhỏ, bãi đá ngầm và nhiều lần va chạm với Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei...”
Báo PLTP giới thiệu rằng Tiến Sĩ Vũ Thành Tự Anh là iám đốc nghiên cứu Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright tại TP.SG, đã nói về kinh tế VN với nhiều nỗi lo:
“......nguồn gốc của sự thịnh vượng nằm ở doanh nghiệp (DN). Thế nhưng DN hai khu vực lớn nhất là DNNN cụ thể là các tập đoàn công ty và FDI lại không liên quan gì nhiều đến nền tảng kinh tế trong nước. Khu vực Nhà nước lớn mạnh phụ thuộc vào mấy thứ: các nguồn khai thác tài nguyên như Petro Việt Nam, hay Than Khoáng sản; hai là phụ thuộc vào vị thế độc quyền như Telecom, Đường sắt Việt Nam, Vietnam Air... Vị thế này họ không tự có mà do Nhà nước ban phát; ba là do nguồn trợ cấp rất hào phóng liên quan đến đất đai, tín dụng, đầu tư và thể chế. Khu vực DN đầu tư nước ngoài có tiếng là năng động theo nghĩa họ đóng góp 60% trên tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Nhưng thực tế họ không dính dáng gì nhiều tới DN trong nước. Cụ thể các nhà cung ứng đa số không phải DN trong nước. Thành ra DN trong nước chỉ cung cấp những thứ đơn giản như các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, sản phẩm gia công truyền thống. Trong khi thị trường trong nước cung cấp cho họ giá đất rẻ, công nhân rẻ và thậm chí chi phí môi trường rất thấp. Nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng cái này xuất khẩu. Còn lại tính kết nối với DN trong nước thấp. Không những thế nghĩa vụ đóng thuế của một số DN khu vực này được giảm đi nhiều nhờ hoạt động chuyển giá hay những thiếu sót và khe hở trong quản lý của nước ta.
Hai đối tượng khu vực DN lớn hoặc được thừa hưởng vị thế độc quyền từ tài nguyên, hoặc dựa vào nguồn lực bên ngoài xuất khẩu - nhập khẩu chứ không kết nối hữu cơ và hiệu ứng lan tỏa trong nền kinh tế nội địa. Nên dù chúng ta có thành tích nhất định về xuất khẩu nhưng nền tảng trong nước vẫn không phát triển. Trong khi đó phần lớn DN trong nước là DN vừa và nhỏ và chủ yếu là DN nhỏ. Và nhóm này đáng lẽ là tiên phong thì thui chột ý chí, không có động cơ để đầu tư phát triển, nhất là họ đang bị suy kiệt bởi lãi suất cao, bất ổn kinh tế vĩ mô và bất ổn trong điều hành chính sách...”
Trong khi đó, viễn ảnh dầu khí VN cơ nguy mất trắng Biển Đông.
Bản tin RFI ghi nhận:
“Với tựa đề «Trung Quốc quyết định xem nguồn dầu hỏa ở biển Hoa nam là của họ» báo mạng OilPrice.com nhận định: «Vào lúc công luận Tây phương tập trung sự chú ý vào bắc Á với vụ thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên và cuộc tranh chấp Nhật-Trung tại Senkaku/Điếu ngư thì xa hơn về phương nam, vùng biển Đông Nam Á cũng đang dậy sóng ngầm. Mặc dù có bản Tuyên bố ứng xử tại biển Đông, nhưng Trung Quốc vẫn khẳng định chủ quyền qua cái gọi là bản đồ cổ» với đường ranh 9 đoạn.
Chính sách biển của đảng Cộng sản Trung Quốc không phải chỉ để làm bá chủ đường giao thông trên mặt biển và chiếm đoạt nguồn hải sản trong lòng biển mà còn nhằm tóm thâu toàn bộ tài nguyên dầu khí dưới đáy biển. Chính để thực hiện mưu đồ chủ nhân ông này, Trung Quốc từ nhiều thập niên qua, sau khi chiếm đoạt Hoàng Sa, đã ngang nhiên tranh giành chủ quyền tại quần đảo Trường Sa gồm 750 đảo lớn nhỏ, bãi đá ngầm và nhiều lần va chạm với Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei...”
Gửi ý kiến của bạn