HANOI -- Kinh tế Việt Nam trong năm 2013 sẽ còn thê thảm hơn so với năm 2012, theo nhận định của PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khi trả lời phỏng vấn của Tiền Phong.
GS Thiên đưa ra lời tiên đoán đầu năm cho trọn năm 2013: “...doanh nghiệp còn chết nhiều nữa. Kéo theo vấn đề thu nhập giảm sút, mất công ăn việc làm. Đó là chưa kể vấn đề lòng tin suy giảm.”
Trong khi đó, thông tấn TTXVN vẽ ra chân trời maù hồng: GDP đầu người Việt Nam có thể tới 3.000 USD vào năm 2020...
Trong khi đó, thông tấn VEF viết theo tn từ báo Đầu Tư, ghi nhận lời ông Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt giai đoạn 1985 - 1994, nói: “...dường như tình hình đang khó hơn rất nhiều, nhất là khi lợi ích đang chi phối khá nhiều các quyết định chính sách.” Đặc biệt ông Tuấn nói các nhóm lợi ích đang chi phối chính sách kinh tế VN.
Báo Tiền Phong qua bài tựa đề “Cơ hội nói thật và làm thật,” có vẻ như ám chỉ rằng trước giờ nhà nước chỉ “nói dối và làm gian lận.”
Báo naỳ ghi lời PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam về kinh tế năm 2013.
Ông Thiên nói:
“Giờ là lúc có triển vọng nhất do tình hình kinh tế cũng đã xuống gần đến đáy rồi. Theo quy luật rồi cũng phải đi lên, miễn là chúng ta đừng để “ngất” quá lâu ở đáy. Chính phủ đang tập trung giải tỏa nhưng chưa biết thế nào. Tái cơ cấu là phải làm triệt để...
Năm 2011 tôi đã nói đấy là năm còn khó hơn năm 2008, thời điểm khủng hoảng tác động đến Việt Nam. Còn cụ thể hơn thì nó còn khó hơn cả so với năm 1986, thời điểm thực hiện Đổi Mới.
Nhiều người phản ứng làm gì đến mức so sánh dữ dội thế. Tôi bảo lạm phát giờ 20%, thấp hơn mức lạm phát tới 700% năm 1986 nhưng nay tình hình khó khăn rất khác so với trước đây.
Thứ nhất, lạm phát hiện nay là lạm phát thị trường trong bối cảnh mở cửa hội nhập. Có những biến số mà Việt Nam không thể kiểm soát được. Cái nữa là nay sướng quen rồi. Mô hình tăng trưởng dựa vào vốn quen rồi. Giờ bỏ vốn ra là chết.
Năm 2012, tôi cũng mang tiếng bi quan khi nói tình hình sẽ khó hơn cả năm 2011. Thực tế ai cũng thấy tình hình khó khăn thật, đến mức Chính phủ phải nhận khuyết điểm. Cái khó này cũng buộc người ta phải nhìn ra những vấn đề đang phải đối mặt.
Còn 2013, thì lại tiếp tục khó hơn nữa. Với tình hình vốn như thế này thì doanh nghiệp còn chết nhiều nữa. Kéo theo vấn đề thu nhập giảm sút, mất công ăn việc làm. Đó là chưa kể vấn đề lòng tin suy giảm.”
...Cơ hội lớn nhất hiện nay là nói thật và làm thật, vì có muốn che giấu cũng không được. Tất cả bệnh tật đã lộ ra rồi. Vấn đề còn lại là xử lý từng căn bệnh ra sao, cái nào trước, cái nào sau. Tuy nhiên, đến nay chưa có con số nợ xấu chính xác của toàn quốc gia. Nợ xấu của ngân hàng theo báo cáo mới nhất là 400.000 tỷ đồng.”
Con số 400.000 tỷ đồng VN này là gần 20 tỷ đôla.
Trong khi đó, thông tấn TTXVN ghi nhận về Đề án nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia thì chính phủ VN hy vọng sẽ có “GDP đầu người Việt Nam 3.000 USD vào năm 2020...”
Tuy nhiên, nói thì năm nào cũng nói y hệt như nhau về “Công khai, minh bạch giá các hàng hóa, dịch vụ, đi đôi với các giải pháp hỗ trợ hợp lý cho sản xuất gặp khó khăn và thực hiệc chính sách an sinh xã hội trong từng giai đoạn...” Năm nào cũng lặp laị như thế. Nhưng làm thì tiền bạc sứt mẽ, trôi tuột như ra biển, ra sông...
Đặc biệt VEF ghi theo báo Đầu Tư đã có bản tin tựa đề “Nhà nước rút lui để đột phá,” trong đó ghi nhận lời “ông Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lí cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt giai đoạn 1985 - 1994, cảm thấy tiếc nuối khi nói về những điểm đột phá của nền kinh tế Việt Nam...
Hiện tại, nền kinh tế Việt Nam cũng được cho là "tới hạn" và buộc phải thay đổi. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, so với những khó khăn mà nền kinh tế Việt Nam đã trải qua, dường như tình hình đang khó hơn rất nhiều, nhất là khi lợi ích đang chi phối khá nhiều các quyết định chính sách.
Song, nếu lại đi chậm, vụt mất cơ hội tái cơ cấu trong năm 2013-2014 để sẵn sàng bước vào năm 2015 hội nhập đầy đủ, thì kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức sống còn hơn.”
GS Thiên đưa ra lời tiên đoán đầu năm cho trọn năm 2013: “...doanh nghiệp còn chết nhiều nữa. Kéo theo vấn đề thu nhập giảm sút, mất công ăn việc làm. Đó là chưa kể vấn đề lòng tin suy giảm.”
Trong khi đó, thông tấn TTXVN vẽ ra chân trời maù hồng: GDP đầu người Việt Nam có thể tới 3.000 USD vào năm 2020...
Trong khi đó, thông tấn VEF viết theo tn từ báo Đầu Tư, ghi nhận lời ông Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt giai đoạn 1985 - 1994, nói: “...dường như tình hình đang khó hơn rất nhiều, nhất là khi lợi ích đang chi phối khá nhiều các quyết định chính sách.” Đặc biệt ông Tuấn nói các nhóm lợi ích đang chi phối chính sách kinh tế VN.
Báo Tiền Phong qua bài tựa đề “Cơ hội nói thật và làm thật,” có vẻ như ám chỉ rằng trước giờ nhà nước chỉ “nói dối và làm gian lận.”
Báo naỳ ghi lời PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam về kinh tế năm 2013.
Ông Thiên nói:
“Giờ là lúc có triển vọng nhất do tình hình kinh tế cũng đã xuống gần đến đáy rồi. Theo quy luật rồi cũng phải đi lên, miễn là chúng ta đừng để “ngất” quá lâu ở đáy. Chính phủ đang tập trung giải tỏa nhưng chưa biết thế nào. Tái cơ cấu là phải làm triệt để...
Năm 2011 tôi đã nói đấy là năm còn khó hơn năm 2008, thời điểm khủng hoảng tác động đến Việt Nam. Còn cụ thể hơn thì nó còn khó hơn cả so với năm 1986, thời điểm thực hiện Đổi Mới.
Nhiều người phản ứng làm gì đến mức so sánh dữ dội thế. Tôi bảo lạm phát giờ 20%, thấp hơn mức lạm phát tới 700% năm 1986 nhưng nay tình hình khó khăn rất khác so với trước đây.
Thứ nhất, lạm phát hiện nay là lạm phát thị trường trong bối cảnh mở cửa hội nhập. Có những biến số mà Việt Nam không thể kiểm soát được. Cái nữa là nay sướng quen rồi. Mô hình tăng trưởng dựa vào vốn quen rồi. Giờ bỏ vốn ra là chết.
Năm 2012, tôi cũng mang tiếng bi quan khi nói tình hình sẽ khó hơn cả năm 2011. Thực tế ai cũng thấy tình hình khó khăn thật, đến mức Chính phủ phải nhận khuyết điểm. Cái khó này cũng buộc người ta phải nhìn ra những vấn đề đang phải đối mặt.
Còn 2013, thì lại tiếp tục khó hơn nữa. Với tình hình vốn như thế này thì doanh nghiệp còn chết nhiều nữa. Kéo theo vấn đề thu nhập giảm sút, mất công ăn việc làm. Đó là chưa kể vấn đề lòng tin suy giảm.”
...Cơ hội lớn nhất hiện nay là nói thật và làm thật, vì có muốn che giấu cũng không được. Tất cả bệnh tật đã lộ ra rồi. Vấn đề còn lại là xử lý từng căn bệnh ra sao, cái nào trước, cái nào sau. Tuy nhiên, đến nay chưa có con số nợ xấu chính xác của toàn quốc gia. Nợ xấu của ngân hàng theo báo cáo mới nhất là 400.000 tỷ đồng.”
Con số 400.000 tỷ đồng VN này là gần 20 tỷ đôla.
Trong khi đó, thông tấn TTXVN ghi nhận về Đề án nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia thì chính phủ VN hy vọng sẽ có “GDP đầu người Việt Nam 3.000 USD vào năm 2020...”
Tuy nhiên, nói thì năm nào cũng nói y hệt như nhau về “Công khai, minh bạch giá các hàng hóa, dịch vụ, đi đôi với các giải pháp hỗ trợ hợp lý cho sản xuất gặp khó khăn và thực hiệc chính sách an sinh xã hội trong từng giai đoạn...” Năm nào cũng lặp laị như thế. Nhưng làm thì tiền bạc sứt mẽ, trôi tuột như ra biển, ra sông...
Đặc biệt VEF ghi theo báo Đầu Tư đã có bản tin tựa đề “Nhà nước rút lui để đột phá,” trong đó ghi nhận lời “ông Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lí cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt giai đoạn 1985 - 1994, cảm thấy tiếc nuối khi nói về những điểm đột phá của nền kinh tế Việt Nam...
Hiện tại, nền kinh tế Việt Nam cũng được cho là "tới hạn" và buộc phải thay đổi. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, so với những khó khăn mà nền kinh tế Việt Nam đã trải qua, dường như tình hình đang khó hơn rất nhiều, nhất là khi lợi ích đang chi phối khá nhiều các quyết định chính sách.
Song, nếu lại đi chậm, vụt mất cơ hội tái cơ cấu trong năm 2013-2014 để sẵn sàng bước vào năm 2015 hội nhập đầy đủ, thì kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức sống còn hơn.”
Ý kiến bạn đọc
14/02/201319:50:16
Diễm Hồng
Khách
Nói thật làm việc thật nếu như Việt Nam làm được thì nhân dân sẽ tốt. Qua các giai đoạn nói mười nhưng chỉ làm bằng cái miệng. Thật sự tinh thần thực hiện kế hoạch đề ra và giải quyết vấn đề chưa đến nơi đến chốn. Bởi vậy Việt Nam càng ngày có nhiều viên chức nhà nước tham nhũng, càng tham nhũng thì nhân dân càng khó khăn.Tệ nạn xã hội càng nhiều, các gia đình có con bỏ học giữa chừng để đi vào con đường phạm tội, kể cả con của viên chức nhà nước.