Hôm nay,  

Lịch Sử Năng Lượng Nguyên Tử Của Iran

07/02/201300:00:00(Xem: 4541)
Lời Phi Lộ- Theo điện báo VoatiếngViệt, tại Hội nghị An Ninh Thế Giới, Munich-Đức, vào ngày 2-2-2013, Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden, lên tiếng kêu gọi:

“Đề nghị đưa ra từ 4 năm nay về việc thương thuyết trực tiếp giữa Iran và Nhóm Liên Lạc Quốc Tế-P5+1- vẫn còn hiệu lực nếu những nhà lãnh đạo hàng đầu của Iran sẵn sàng cho những cuộc đàm phán nghiêm túc không cần phải diễn ra trong vòng bí mật..”

Phải chăng đó là thông điệp của Hoa Kỳ kêu gọi thế giới hãy nổ lực giải quyết những vấn đề bất ổn có khả năng phương hại đến nền an ninh thế giới còn tù đọng trong cộng đồng nhân loại bằng tất cả thiên chí và phương tiện hòa bình: Thương lượng, đàm phán công khai và cởi mở, trên tinh thần bình đẳng mọi bên cùng có lợi.

Để soi sáng lời kêu gọi trên của Phó Tổng thống Hoa kỳ, Joe Biden, chúng tôi xin sơ lược Lịch Sử Năng Lượng Nguyên Tử của Iran và những vấn đề tự thân của nó đã gây nên những xung đột cũng như nhũng hỗ trợ từ thế giới bên ngoài…

Đào Như

Feb-6-2013

Phải công bình mà nói, thoạt tiên, sự lan tràn vũ khí hạt nhân trên thế giới đều có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Điều đó cũng dễ hiểu vì Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới đắc thủ công nghệ vũ khí hạt nhân. Phần lớn Hoa Kỳ chủ động trong vấn đề này. Nhưng đôi khi Hoa kỳ cũng bị động, như trường hợp Klaus Fuchs, nhà bác học nguyên tử của Viện Nguyên Tử Năng Hoa Kỳ ở Los Alamo, vào những năm 1947-48, Fuchs đã lén lút trao thông tin về công nghê hạt nhân của Hoa Kỳ cho Liên Xô, (tên Nga trước 1991) tăng thêm tốc độ hoàn thành cuộc thử nghiệm bom hạt nhân đầu tiên của Liên Xô, Joe-1/First Lightning, vào tháng 8 năm 1949 tại Kazakhastan. Mười năm sau đó, 1959, chính Klaus Fuchs, sau khị được thả tù, ngụ cư ở Dresden, đông Bá linh, đã chỉ dạy cho nhà vật lý của Trung Quốc tại Dresden, Đông Đức, về công nghệ hạt nhân của Hoa Kỳ, đã đóng góp công sức không phải là nhỏ cho việc thử nghiệm thành công bom nguyên tử của Trung Quốc 5 năm sau đó, tháng 10 năm 1964 tại Lop Nur.

Phần lớn các quốc gia khác như Ấn Độ, Pakistan và nhất là Iran đắc thủ công nghệ hạt nhân từ Hoa Kỳ theo một quá trình hoàn toàn khác hẳn với Liên Xô và Trung Quốc.

1950s-
Những lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của Iran là do Hoa Kỳ tự nguyện viện trợ dưới thời Tổng thống Eisenhower. Vào thời điểm ấy, Hoa Kỳ xem Iran như một đồng minh chí cốt (vital ally) cũng chỉ vì lợi ích của Hoa Kỳ. Hoa kỳ đang cần khối vàng-đen-loãng, dầu hỏa, của Iran.

1970s-
Nhưng viện trợ của Hoa Kỳ với tốc độ cầm chừng không thỏa mãn nhu cầu của Iran. Và lúc đó có một nguồn tinrỉ tai khắp mọi nơi nhất là tại Trung Đông, Do Thái vừa đắc thủ vũ khí hạt nhân với sự “đồng lõa” của Chính phủ Hoa kỳ, dưới thời Richard Nixon, hồi năm 1968. Iran liền quyết tâm tìm đến nguồn giúp đở của các quốc gia Tây phương khác: Đức và Pháp. Đức và Pháp đã nhiệt tình nhảy vào tăng cường xây dựng công nghệ hạt nhân cho Iran. Cũng như Hoa Kỳ, nhiệt tình của Pháp và Đức được nung nấu bằng sư khát khao khối dầu lửa khổng lồ của Iran.

1979-
Cuộc cách mạng lịch sử của Teheran năm 1979, từ chế độ Vương quyền, Iran chuyển sang chế độ Thần quyền-Các Shah bị lật đổ, Giáo chủ Ayatollah Khomeini lên nắm chính quyền-chấm dứt sự họp tác nguyên tử năng của Mỹ, Pháp, và Đức.

1988-
Sau chiến tranh với Iraq, Iran thấy cần thiết phát triển công nghệ hạt nhân vì thế các lò phản ứng hạt nhân của Iran được lịnh bắt đầu hoạt động lại.

1991-
Trong Cuộc Chiến Vùng Vịnh, LHQ đã phá vỡ kế hoạch của Iraq trong việc chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt. Từ lúc ấy, vì ý thức được giấc mơ vũ khí hạt nhân của Iraq, Iran cố gắng tối đa phát triển nhanh khả năng hạt nhân của mình để phòng bị cho tương lai.

1995-
Iran tìm đến Nga và ký nhiều thỏa ước nguyên tử với Nga. Đây là giai đoạn có tính bứt phá phát triển công nghệ nguyên tử của Iran…
Và sau đó là những va chạm với Tây phương và Mỹ.

2002-
August: Dân Iran, tị nạn chính trị ở hải ngoại, tố cáo Iran đang làm giàu Uranium tại Natanz
Dec: Hoa Kỳ tố cáo Iran vi phạm hiệp định nguyên tử với Mỹ. Và tố cáo Iran đang theo đuổi truy tìm công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân

2003-
February: Cơ Quan Nguyên Tử Năng, Internal Atomic Energy Agency, IAEA, của LHQ đến Iran để thanh tra Trung tâm Nguyên tử Năng tại Natanz và Arak
June: Cơ quan IAEA trong bản phúc trình tố cáo Iran không chịu ký vào bản Qui Chế Cấm Tràn Lan và Phát Triển Vũ Khí Hạt Nhân- Nuclear Non Proliferation Treaty- NPT-.

2004- 
Nov: Iran hứa với đại diện Âu Châu Thống Nhất-EU-sẽ ngưng hoạt động của các nhà máy nguyên tử năng

2005-
Sept 2: Cơ quan IAEA tố cáo Iran lại xây nhà máy nguyên tử mới tại Isfahan

2006-
Jan10: Iran phá hủy dấu hiệu niêm phong của IAEA tại nhà máy Natanz và mở cửa nhà máy này tái hoạt động.

Feb 4: IAEA cảnh báo khả năng nguyên tử của Iran với HĐBA-LHQ

Feb 5: Iran hoàn toàn từ chối không chấp nhận sự thanh tra của IAEA.

April 11: Iran tuyên bố đã tinh luyện được uranium dưới nồng độ thắp (low enriched uranium),
Và cơ quan IAEA cảnh báo: đó là một bước tiến mới nguy hiểm của Iran cho nền an ninh thế giới

June 5: Javier Solana đại diện EU trao cho Iran một gói hồ sơ khích lệ-Package of incentives-Iran sẽ được đãi ngộ cao quý và được những quyền lợi to lớn nếu Iran ngưng làm giàu và tinh luyện uranium-

Aug 31: IAEA tố cáo Iran vẫn tiếp tục làm giàu và tinh luyện uranium

Dec 23: HBA-LHQ quyết định cấm vận Iran và ra thời hạn Iran trong 60 ngày Iran phải ngưng làm giàu và tinh luyện uranium.
Iran cực lực phản đối và cho đó là điều lệ ngang ngược không hợp pháp lý (illegal)

2007-
March 24: HDBA-LHQ chấp thuận kế hoạch cấm vận Iran Kinh tế và Vũ Khí

Apr 18: IAEA tố cáo Iran xây dựng nhà nguyên tử máy ngầm dưới đất

May 23: IAEA tố cáo Iran vẫn tiếp tục làm giàu và tinh luyện uranium

Aug 21: IAEA cho hay Iran đồng ý trả lời một số câu hỏi của LHQ về vũ khí hạt nhân của Iran

Oct 20: Saeedi Jalili lên thay thế Ali Larijani (ông này về hưu) trong chức năng Chủ tịch Cơ Quan Nguyên Tử Năng của Iran.

Oct 24: Hoa Kỳ lại ra lệnh cấm vận Iran và tố cáo Quân-Đội-Cách-Mạng Iran đang sử dụng vũ khí giết người hàng loạt

Nov 2nd:Anh, Pháp, Đức, Nga, Hoa Kỳ và Trung Quốc-“Nhóm 6”(gồm có:5thành viên thường trực HĐBA/LHQ và Đức còn được gọi là Nhóm Quốc tế P5+1) đồng ý đến vòng đàm phán lần thứ 3

Nov 15: IAEA báo cáo Iran có những bước tiến đáng kể trong minh bạch hóa hồ sơ hạt nhân. Nhưng họ vẫn chưa biết được Iran có ý đồ chế tạo vũ khí hạt nhân hay không?

Nov 30: Trong buổi họp tại London, đại diện EU tỏ ý thất vọng trong việc đàm phán vớì Iran về hồ sơ hạt nhân

Dec 1st: Trong buổi họp tại Paris, các cường quốc châu Âu lại không nhất trí về phương cách trừng phạt Iran.

Dec 3rd: Nguồn tin tình báo Hoa Kỳ cho hay là Iran đã ngưng ý đồ chế tạo vũ khí hạt nhân từ năm 2003.

2008-

Mar 3rd: HDBA đồng ý áp dụng biện pháp cấm vận lần thứ ba để trừng phạt Iran

May 14: Ngoại trưởng Nga tuyên bố vấn đề đàm phán với Iran sẽ do Nhóm 6 đảm nhận. Hoa Kỳ phù nhận vì cho rằng biện pháp chế tài Iran của HDBA đã được LHQ công nhận

May 16: IAEA tố cáo Iran đang xây dựng phi đạn có mang đầu đạn nguyên tử

une 1st: Phản ứng lại lời tố cáo trên của IAEA, Teheran tuyên bố sẽ giới hạn việc tiếp xúc với IAEA.

June 14: Solana, đại diện EU lại có mặt tại Teheran, đưa ra những hứa hẹn về kinh tế và những vấn đề khác nữa nếu Teheran từ bỏ hồ sơ hạt nhân.

July 10: Iran phóng thử nghiệm thành công 9 phi đạn missles trong vùng Vịnh

July 19: Iran gạt bỏ chuyện ngưng làm giàu uranium tại hội nghị Geneva trước mặt Đại sứ Mỹ

Aug 2nd: Đã quá thời hạn đợi chờ Iran đáp lại những đề nghị của Nhóm 6.

Sept 12: IAEA lại tố cáo Iran ngăn cản không cho họ được tìm hiểu Iran có ý đồ chế tạo bom hạt nhân hay không?

2009-

Feb 5: Nga tuyên bố đang xây dựng lò phản ứng hạt nhân cho Iran, ở Bushehr, sẽ hoàn tất cuối năm 2009.

Feb 19: IAEA chứng minh rằng Iran hiện có rất nhiều uranium ở nồng độ thắp-low enriched uranium- Các nhà bác học nguyên tử Iran dự tính biến số lượng uranium này thành uranium với nồng đô cao-high enriched uranium-để tăng cường nguyên tử năng của Iran.

Mar 20: Tân Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama kêu gọi Iran đàm thoại trên căn bản bình đẳng và kính trọng lẫn nhau.

Teheran chấp nhận lời đề nghị rất thận trọng và chờ đợi những bước tiến cụ thể.

Apr 9: Tổng thống Iran, Ahmadinajad, tuyên bố Iran nắm được kỹ thuật tinh luyện hạt nhân-Nuclear Fuel Cycle- và sẽ có những thử nghiệm mới nữa. Và Teheran cũng cho hay vừa mới khánh thành nhà máy hạt nhân mới ở Isharan.


June 5: IAEA báo cáo hiện Iran có tới 7231 máy ly tâm để làm giàu uranium

June 12: Ahmadinajad tái đắc cử Tổng thống Iran.

Aug 21: Iran cho phép phái bộ IAEAvào thanh tra trung tâm Nước Nặng ARAK và trung tâm nguyên tử làm giàu uranium, Natanz. Kết quả cuộc thanh tra là phái bộ IAEA nhất trí là không có sự tăng trưởng số lượng uranium từ hồi cuối tháng 5.

Aug 28: IAEA báo cáo Iran đã giảm thiểu làm giàu uranium. Nhưng Iran đã tăng cường số máy ly tâm uranium hơn 1000 máy. Như vậy hiện tại Iran có hơn 8231 máy ly tâm uranium.

Sep 9: Iran từ chối gói đàm phán của “Nhóm 6”

Sept17: Ahmadinajad, Tổng thống Iran, tuyên bố Iran không bao giờ từ bỏ kế hoạch nguyên tử của Iran để làm vừa lòng các nước Tây phương.

Sept25: Tổ chức IAEA báo cáo Iran đã nói với họ là trung tâm nguyên tử năng làm giàu uranium thứ hai vừa được xây dựng ở Qom. Tổng thống Obama nói: Các quốc gia Anh, Pháp và Đức vừa xác nhận tin tình báo cho hay là trung tâm này đã được xây dựng thầm kín và hoạt động nhiều năm rồi.

Sept. 29: Iran thử nghiệm thành công nhiều phi đạn chiến lược tầm gần và tầm xa-ballistic missles

Sept 30: Iran tuyên bố sẽ không đàm phán với bất cứ ai về quyền phát triển khả năng hạt nhân của Iran.

Oct 1st: Cuộc đàm phán giữa Iran và Nhóm 6 nước tại Geneva- Switzerland. Đồng thời cũng có tin là cuộc đàm phán song phương giữa Hoa Kỳ và Iran tại Geneva cùng ngày.

Tổng thống Obama tuyên bố các cuộc đàm phán này là những diễn tiến tích cực (construc- tive beginning).

Vài ngày sau, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, Bà Hillary Clinton, tuyên bố cuộc hội đàm phán với Iran hôm Oct 1st tương đối thành công và đạt được 3 thỏa thuận:

1- Iran đồng ý với Nhóm 6 một thời lượng đủ để cho Nhóm 6 theo dõi và thẩm định những cam kết của Iran.

2- Iran cho phép IAEA mang những thanh Uranium tinh chế của Iran ra nước ngoài để chế biến. (vì IAEA nghi là những thanh uranium mà Iran hiện có, có thể là những thanh uranium thuôc loại high enriched uranium, có thể chế tạo vũ khí hạt nhân. Nếu quả như vậy thì những thanh Uranium này của Iran cần phải được cải tạo chế biến trở lại low enriched uranium chỉ có thể cung cấp năng lương phụng sự hoà bình- Đây là chú thích thêm của tác giả- ĐN)

3- Cho phép IAEA thực hiện cưộc thanh tra những cơ sở hạt nhân của Iran.

Sáng ngày 5/Oct bộ Ngoại giao Nga tiết lộ: Nhóm 6 cũng đạt một thỏa thuận trong buổi đàm phán vừa rồi tại Geneva hôm Oct 1st, là sẽ giúp Iran tinh luyện uranium hiệu năng hơn, bằng cách tăng cường công nghệ hạt nhân của các lò phản ứng hạt nhân của Iran. Nhưng cũng có tin là đề xuất này chưa được chung quyết.

Thật bất ngờ, vào ngày 27-11-09 Cơ Quan Năng Lương Nguyên Tử Quốc Tế -IAEA-và 35 quốc gia (Nation Board của LHQ) vừa thông qua nghị quyết lên án Iran đã phát triển trái phép những cơ sở làm giàu uranium. Nghị quyết này được thông qua với tỷ lệ bỏ phiếu 25/3và 6 phiếu trắng. Theo phúc trình của George Jahn/AP, nghị quyết này ra chỉ thị Iran phải ngưng ngay những công trình xây dựng nhà máy phản ứng hạt nhân mới và chấm dứt việc làm giàu uranium mà Nhóm 6 gọi là sự làm giàu uranium trái phép. Nghĩa là không được họ cho phép. Liền sau đó Nhóm 6 đưa ra các phát biểu chống đối Iran dữ dội:

- Kêu gọi thế giới hãy đồng thuận với tổ chức IAEA lên án hoạt đông hạt nhân của Iran chỉ vì họ nghi ngờ Iran đang cố gắng tinh luyên uranium chế tạo vũ khí hạt nhân.

- Thủ tướng Anh, Gordon Brown, cảnh cáo các cường quốc chính sẽ theo đuổi biện pháp chế tài Iran nếu Iran làm ngơ trước chỉ thị trên

- Israel nhiệt tình hơn hết, đòi hỏi trừng phạt Iran, nếu Iran chống đối chỉ thị trên, mặc dầu Israel không nói rõ trừng phạt bằng cách gì? Bằng quân sự, đánh bom? Bằng cấm vận kinh tế?

- Nga dịu dàng hơn với Iran, kêu gọi Iran đáp ứng chỉ thị trên bằng thái độ nghiêm túc và toàn diện.

- Trong khi đó đại sứ Mỹ bên cạnh tổ chức IAEA, ông Glyn Davies, tuyên bố: Thế giới đã mất nhẫn nại với Iran. Nhưng ông lại xác quyết Nghị quyết 27-11-2009 của nhóm 6-LHQ- không hề hàm chứa nội dung trừng phạt Iran. Đại sứ Glyn Davies nói thêm rằng: Tôi hy vọng nghị quyết này sẽ tạo thêm cơ hội cho tiến triển ngoại giao. Như vậy, theo Tổng thống Barack Obama vấn đề Iran, trước sau như một, chỉ giải quyết bằng thương thảo, hòa đàm, trong tinh thần bình đẳng.

Vào giờ chót có tin cho hay, ông Ali Ashar Soltanieth, đại diện Iran, hôm thứ sáu, nhún vai khi phát biểu tại LHQ:“ Không một nghị quyết nào của Hội Đồng Cố Vấn của HĐBA-LHQ…Không một cuộc cấm vận nào, và cũng không một cuộc tấn công quân sự nào mà có thể làm chương trình làm giàu uranium phụng sự hòa bình của Iran phải ngưng lại dù cho chỉ một giây- Neither The Board Of Governors, nor those of the United Nations Securit\y Council…Neither saction nor the threat of military attacks can interrupt peaceful nuclear activities in Iran even a second…”

Trong văn thư chính thức gửi đến ông ElBaradei, Chủ tịch IAEA, đại diện Iran, ông Soltanieth cảnh cáo: Trong tương lai, Iran sẽ giới hạn sự thanh sát của IAEA vì IAEA đã cho tiết lộ ra ngoài những tin tức mà Iran gọi là những tiết lộ thầm kín của Iran trong những dịp thanh sát của IAEA. Những tiết lộ bí mật này có nguy hại đến an ninh bảo mật cho cả nước Iran.

Ali Akbar Dareini phóng viên của AP cho hay hôm thứ bảy 28-11-2009, tại LHQ một nhà lập pháp bảo thủ của Iran đã lên tiếng cảnh cáo là Iran có thể rút tên ra khỏi thỏa ước Chống Lan Tràn Vũ Khí Hạt Nhân-Nuclear Non Proliferation Treaty-NPT- vì sự áp đặt kiểm soát quá khắt khe và thái quá của LHQ trên cơ chế khả năng nguyên tử của Iran. Thế giới đang lo lắng nếu chuyện này thật sự xảy ra thì Iran có thể đang trên đường tìm hiểu công nghệ vũ khí hạt nhân. Để trấn an thế giới, một nhà lập pháp của Iran, ông Hussein Ebrahimi, nói rằng quốc hội Iran sẽ thảo luận lại vấn đề này với đại diện của IAEA vào chủ nhật 29-11-2009.

Qua những những sư kiện này, ta thấy rõ ràng Iran luôn luôn chủ động trong các vòng đàm phán về năng lượng hạt nhân với Nhóm 6 vì Iran nắm chắc trong tay các con bài chủ chốt, các nước Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Đức, Trung Quốc. Do vậy, những cuộc đàm phán về nguyên tử Iran như một kịch bản không hồi kết thúc, và cũng vì tư tưởng chống đối Iran phát triển năng lượng hạt nhân của Nhóm 6 đều ngầm chứa những tư duy mâu thuẫn và những xung đột lợi ích quốc gia. Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga và ngay cả Trung Quốc, trong quá khứ xa xưa hay trong hiện tại đều có quan hệ sâu đậm với Iran trong những chiều hướng lợi nhuận khác nhau. Các quốc gia này vẫn còn xung đột lợi ích mà họ sở đắc tại Iran. Trung Quốc đang đầu tư cả 100 tỷ usd khai thác dầu hỏa Iran. Nga đang giúp đỡ Iran xây dựng những nhà máy phản ứng hạt nhân tiên tiến, hợp tác khai thác dầu hỏa Iran và cùng Iran định giá dầu hỏa trên thế giới, một vấn đề sinh tử của các nước công nghệ mạnh. Mỹ, Anh, Pháp, Đức làm sao yên tâm đứng ngoài được, trong khi Trung Quốc, Nga, Nhật và cả Ấn Độ nữa hì hục làm ăn khai thác nguồn dầu lửa vô tận của Iran. Thật tình mà nói, Anh, Pháp, Mỹ, Đức, không ít thì nhiều, ai cũng muốn trở lại làm ăn với Iran.

Do vậy, không ai ngạc nhiên khi nghe thấy đại sứ Mỹ bên cạnh tổ chức IAEA, Glen Davies, luôn luôn xác quyết với Iran và thế giới: Nghị quyết hôm 27-11-2009 của LHQ không hàm chứa nội dung trừng phạt Iran. Cùng thời khoản đó, Tổng thống Obama, với ông, vấn đề năng lượng hạt nhân Iran, trước sau như một, chỉ được giải quyết bằng thương lượng đàm phán hòa bình trong tinh thần bình đẳng, mọi bên đều có lợi. Tổng thống Obama đã thay đổi tầm nhìn của Mỹ vào thế giới-một thế giới Toàn Cầu Hóa-một thế giới cộng sinh không có kẻ thù, không còn trục ma quỷ, chỉ có đối tác, công bằng và bình đẳng cạnh tranh làm ăn, cùng nhau hưởng lợi. Tất cả nhân loại cùng chung trên một chiếc thuyền, chấp nhận chung một số mệnh.

Tất cả ý tưởng này được nhắc lại, gói ghém trọn vẹn trong lời phát biểu của của Phó Tổng Tổng thống Hoa kỳ, Joe Biden, hôm 2-2-2013 tại Hội nghị An Ninh Thế Giới tại Munich, Đức. Đây là thời cơ thuận lợi cho cả Iran lẫn nhóm 6, họ có cơ hội ngồi lại với nhau, với tất cả thiện chí, bằng những phương tiện hòa bình, đàm phán, giải quyết cho bằng được những mâu thuẫn chính trị, những xung đột vì lợi ích kinh tế, cùng nhau hợp tác xây dựng một nền hòa bình bền vững, một nền kinh tế phồn vinh, cho chính họ và nhân loại./.

Đào Như
Oak park, IL.USA
Feb-6-2013
thetrongdao2000@yahoo.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.