Hôm nay,  

Luật Súng Hoa Kỳ: Thách Đố Trong Năm Mới

22/01/201300:00:00(Xem: 6251)
...Dường như có những thỏa thuận ngầm trong các cuộc tranh cử tổng thống, các ứng viên hiếm khi nào đối chất lẫn nhau về luật súng tại Hoa Kỳ. Trong khi các đề tài về kinh tế, ngoại giao, quân sự, y tế, giáo dục cho đến các vấn đề xã hội như đồng tính, phá thai đều sôi nổi giữa hai bên bênh-chống, luật súng vẫn là một vấn đề cấm kỵ và "bình yên", dù những vụ sát nhân hàng loạt đã liên tục xảy ra các năm qua. Nhưng từ sau vụ thảm sát các em học trò bé nhỏ và các cô giáo tại Connecticut, đề tài súng lại được người dân, chính khách, các tổ chức chống súng đạn và giới truyền thông bày tỏ thái độ phản đối mạnh mẽ hơn. Chính phủ Obama xem ra đang phải đối diện thêm một bài toán của thế kỷ, dù đang phải nỗ lực để vực lại nền kinh tế Hoa Kỳ...

Với nước Mỹ, bên cạnh những văn hoá và giá trị đặc trưng của riêng mình, các nhà xã hội học, sử học còn đưa ra một loại văn hóa khác, là "văn hóa súng" (gun culture) gần gũi và quen thuộc với người dân Mỹ trong hàng thế kỷ qua. Dựa vào tu chánh án thứ hai trong hiến pháp Hoa Kỳ, người dân có quyền giữ và mang vũ khí mà không bị xâm phạm (the right of the people to keep and bear arms shall not be infringed). Cho dù súng đạn là một vấn đề gây tranh cãi nhiều trong xã hội và gắn liền với chính trị Hoa Kỳ từ nhiều năm qua, luật súng đã là một thứ "taboo" khó chạm vào, một phần vì hiến pháp như đã dẫn, và phần quan trọng hơn là, một giới tài phiệt đầy thế lực và giàu có trong kỹ nghệ súng đã có những ảnh hưởng khá lớn, lại được hậu thuẫn từ đảng Cộng Hoà, là đảng chống đối mạnh mẽ luật kiểm soát súng, để ngăn cản bất cứ luật kiểm soát hay giới hạn súng nào đưa ra.

Nhìn lại một dạng "văn hoá súng" trong truyền thống dân Mỹ, có lẽ phải quay ngược lại với lịch sử nước Mỹ, trở về thời kỳ giành độc lập, việc tụ tập các nhóm dân quân để tự vệ cùng những thói quen, sở thích săn bắn trong việc mưu sinh khi nước Mỹ chưa được đô thị hóa. Tại các trang trại, mỗi gia đình đều làm chủ nhiều khẩu súng và tích trữ đạn dược, vừa trong mục đích tự vệ, vừa để săn thú tìm thực phẩm. Súng là một biểu tượng của uy lực và nam tính, nên việc trang bị súng trở thành một thói quen đại chúng, đặc biệt tại miền Nam và Tây Hoa Kỳ. Từ nửa cuối thế kỷ 19, hình ảnh những "cowboy" cưỡi ngựa, bắn súng, chống lại thổ dân da đỏ là biểu tượng của một loại anh hùng nghĩa hiệp, về sau được tiểu thuyết hóa và điện ảnh tôn vinh, càng tạo cho người dân một cái nhìn thán phục, nên "văn hóa súng" ngày càng ăn sâu vào các thế hệ tiếp nối. Sở hữu súng trở thành một điều bình thường nếu nhìn theo khía cạnh văn hoá và truyền thống này. Tuy nhiên, một xã hội phát triển, đi kèm các vấn đề xã hội và bạo lực gia tăng, vấn đề súng ngày càng được nhìn khác đi.

Theo số liệu của tổ chức Small Arms Survey, dân Mỹ hiện đang sở hữu khoảng 270 triệu khẩu súng các loại, một tỉ lệ cao nhất thế giới tính theo đầu người, khi trung bình mỗi 10 người dân có đến gần 9 khẩu súng (số liệu 2007). Và cũng theo các số liệu đã được đưa ra như một hệ lụy tất yếu, nước Mỹ cũng là quốc gia phát triển có khoảng 100,000 người bị bắn mỗi năm và số người dân sự thiệt mạng vì súng đạn cao nhất thế giới. Súng không còn là vũ khí tự vệ, hay sử dụng trong săn bắn thể thao mà đã trở thành thứ vũ khí sát hại nguy hiểm cho xã hội. Nhất là luật cho mang súng nơi công cộng (concealed weapon) hay thậm chí tại tiểu bang Vermont, chỉ cần 16 tuổi đã được phép sở hữu súng trong khi tuổi uống bia rượu đến 21. Súng nổ trên đường phố, chốn công cộng, cho đến học đường như đã từng xảy ra trong quá khứ và vụ trường tiểu học Sandy Hook làm bàng hoàng người dân vừa qua. Cái chết của 20 thiên thần bé nhỏ cùng những câu chuyện về các cô giáo được xem là những người hùng, khi đã chống trả hay lấy thân che đạn cho học trò của mình, còn làm nhiều người ứa lệ khi nghĩ về nó. Không những chỉ những cá nhân, các tổ chức ủng hộ luật kiểm soát súng lên tiếng mạnh mẽ từ đôi tuần qua, mà các công ty, tổ chức thuộc về súng đạn cũng im lặng, hay đưa ra các thông cáo chung, xoa dịu sự phẫn nộ của người dân.

Như Hiệp Hội Súng Quốc Gia-National Rifle Association (NRA), một tổ chức được coi có quyền lực chính trị được xem là mạnh mẽ nhất Hoa Kỳ, khi tạo liên minh chính trị với đảng Cộng Hòa và các tổ chức, công ty vũ khí khác. Theo Washington Post thì cứ năm dân biểu quốc hội được NRA hậu thuẫn thì có bốn người đắc cử hay tái đắc cử. NRA từng hăm dọa các chính khách rằng, không cần biết với lý do gì, nếu có gan ủng hộ chuyện kiểm soát súng thì sẽ "biết tay" họ (If you dare to restrict gun rights, we'll come after you). Sau vụ Sandy Hook, NRA đã im lặng suốt bốn ngày và trang facebook của mình được đưa vào trạng thái ngưng hoạt động, NRA đưa ra thông cáo chia buồn cùng các gia đình nạn nhân cũng như cam kết sẽ "đưa ra các đóng góp ý nghĩa để ngăn chặn sự việc tái diễn", dù không nói bằng cách nào. Sau đó trong cuộc họp báo, NRA cho rằng cứ đưa súng cho người tốt thì sẽ tốt thôi, khi ngụ ý để thầy cô giáo mang súng vào trường học. Và hiện nay đang mở chiến dịch tấn công mạnh mẽ vào TT Obama dù luật kiểm soát súng chưa được chính thức công bố. Thật khó mà chối từ một nguồn lợi béo bở. Theo IBIS World thì kỹ nghệ súng tại Hoa Kỳ là một kỹ nghệ hốt bạc rất mạnh, khi tổng thu năm nay vào khoảng 11.7 tỉ đô la và lợi nhuận xấp xỉ một tỉ đô la, khi bán ra khoảng 6 triệu khẩu súng trong năm, cao gấp đôi so với một thập niên trước, không kể thêm vài triệu khẩu súng được xuất cảng sang các quốc gia khác. Như Texas, nơi mệnh danh "thiên đàng súng", số tiệm bán súng nhiều gấp năm lần số tiệm McDonald's. Một số lý giải cho rằng, kinh tế khủng hoảng làm gia tăng trộm cướp nên đã làm con số súng tiêu thụ được gia tăng. Cách nào chăng nữa thì, người dân Mỹ ngày càng "vũ trang" không thua kém quân đội.

Thái độ của công chúng Mỹ được phân chia ngang ngửa trong vấn đề kiểm soát súng. Theo thăm dò của Pew Research Center thì có 49% dân Mỹ cho rằng cần bảo vệ quyền sở hữu súng của người dân, so với tỉ lệ 45% cho rằng cần có luật kiểm soát súng. Và nếu chỉ có 27% người theo đảng Dân Chủ ủng hộ việc cho tự do mang súng thì có đến 72% người đảng Cộng Hòa ủng hộ việc này. Nên sau các vụ bắn người hàng loạt thì một bên lên án súng, một bên lại... đi mua súng. Số người mua súng sau vụ bắn người tại Colorado tăng vọt và chỉ ngay ngày Thứ Bảy tiếp sau vụ bắn tại Connecticut, một số tiệm tại các tiểu bang được ghi nhận đã có đến vài trăm người xếp hàng mua súng. Giới ủng hộ súng lý luận rằng nếu kiểm soát súng thì chỉ có người tốt bị thiệt vì không còn phương tiện tự vệ trước kẻ xấu, trong khi giới đòi kiểm soát súng cho rằng súng là nguyên nhân gia tăng các vấn đề bạo lực, hay một người rất bình thường nhưng vì có súng trong tay nên khi quẫn trí hay giận dữ có thể gây ra chuyện. Giới sinh viên học sinh đi học vẫn thường được cho đề tài luận văn rằng "Súng giết người hay người giết người?" (Guns kill people or people kill people?) , nhằm tìm hiểu một thái độ về súng của giới trẻ.

TT Obama được xem là có thái độ ủng hộ việc kiểm soát súng, nhưng chưa bao giờ có những hành động hay chính sách cụ thể nào. Trong khi đã và đang đối đầu với các chính sách về y tế quốc gia và thuế, đi thêm một bước nữa về vấn đề súng là thêm một gánh nặng đối đầu. Dù vậy, Obama cũng đã cho rằng sự phức tạp về vấn đề kiểm soát súng không thể lấy làm lý do để không làm gì và đã đến lúc phải hành động. Ông đã bổ nhiệm Phó TT Biden đứng đầu nhóm hành động để đối thoại cùng quốc hội và tìm một giải pháp chung về vấn đề súng. Ông cho rằng không chỉ một đạo luật nào đó có thể ngăn chận được tình trạng bạo lực mà còn cần đi kèm theo các vấn đề tâm lý, giáo dục, đạo đức trong xã hội. Nếu chỉ năm đầu tiên sau đắc cử, TT Bill Clinton đã mạnh tay với luật súng khi đưa ra luật đợi năm ngày trong khi FBI kiểm tra hồ sơ nhân thân và sau đó thành công với luật cấm bán súng sát thương hàng loạt như AK-47, AR-15, Uzi... có hiệu lực 10 năm (đã hết hiêu lực năm 2004 do sự vận động của NRA), thì bước vào năm mới này, liệu chính phủ Obama có thể tái lập được việc tương tự? Câu trả lời sẽ có kết quả chỉ trong đôi tuần tới đây. Bằng không, chắc chắn rằng những vụ giết người hàng loạt này khó lòng kiểm soát nổi.

Đinh Yên Thảo

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.