Căn cứ vào tác phẩm nổi tiếng Un Jour De La Vie De LAmerique do nhà xuất bản Robert Laffont tại Pháp ấn hành, tổng hợp từ bài viết của hơn 200 ký giả ngoại quốc và trên 250.000 tấm ảnh độc đáo vô cùng giá trị. Nhờ vậy chúng ta mới có cơ hội hiểu được phần nào về Một đất nước trong một lục địa có lảnh thổ rộng lớn tới 9.629.091 km2 (chỉ thua Nga, Canada, Trung Cộng) với tổng sản lượng quốc gia gấp trăm ngàn lần nhiều nước khác trên thế giới. Hiện dân số Mỹ hơn 300 triệụ người, đông nhất vẫn là da trắng (chiếm 77% ), da đen (12 %), gốc La Tin như Y Pha Nho, Bồ Đào Nha (8%).. còn lại là thiểu số người gốc Châu Á, Polynésien và Da Đỏ. Có hơn 73,5% người Mỹ sống tại các đô thị lớn nhỏ. Los Angeles nằm trong tiểu bang California, là một trong những siêu đô thị hiện nay của Hoa Kỳ, xuất phát từ cái tên do người Mễ đặt El Pueblo De Nuestra Senora Le Reina De Los Angeles De Porcianculal , hiện có trên 12 triệu dân nói lẫn lộn tiếng Tây Ban Nha và Anh Ngữ. Trong khi đó New York lại là thành phố lớn nhất của Mỹ, cũng là đô thị có nhiều người Do Thái sinh sống nhất trên thế giới, sử dụng tiếng Yiddish (Israel), loại cổ ngữ chỉ còn xài ở Trung Đông mà thôi.
Toàn quốc có 15.132 phi trường lớn nhỏ, trong đó Chicago và Dallas Fort Worth được coi là lớn nhất thế giới, cứ 14 giây là có một phi cơ hạ hay cất cánh nhưng có điều kỳ lạ là người Mỹ không thích xuất ngoại bằng máy bay, nên trung bình hằng năm có chừng 15 triệu người ra nước ngoài. Về phương tiện giao thông, Hoa Kỳ đứng đầu thế giới với 6 triệu cây số xa lộ, 150 triệu xe ô tô đủ loại và 30 triệu xe vận tải hạng nặng, xuôi ngược khắp nước hàng ngày, qua vận tốc ấn định từ 88-105 km/giờ.
Kỹ nghệ sản xuất xe hơi của Mỹ vẫn đứng đầu thế giới cho dù mọi người xài cả xe Nhật lẫn Châu Âu. Thủ đô ô tô của Mỹ là Detroit thuộc tiểu bang Michigan nằm kế Ngủ Đại Hồ. Một người di dân Pháp tên Antoine De La Mothe Cadillac đã lập ra thành phố này. Vì vậy để tưởng nhớ tới ông, các công ty sản xuất xe hơi của Mỹ, mới đặt tên cho một loại xe đắt tiền nhất do Hoa Kỳ chế tạo là Cadillac .Tới nay ba đại công ty Géneral Motors, Ford và Chryslev vẫn đứng đầu cả nước và thế giới về mức sản xuất xe, qua sự hổ trợ của nhiều công ty nhỏ. Ngoài ra Hoa Kỳ còn là cường quốc dẫn đầu thế giới về điện nguyên tử, máy bay, máy điện toán, thuốc lá, bắp, thịt bò, than đá..
Tuy người Mỹ sống rất thực tế nhưng hầu hết đều tham gia các công tác từ thiện với số tiền góp và tậng phẩm hằng năm gần 100 tỷ mỹ kim. Tóm lại không có ai dám nói rằng mình biết hết chuyện nước Mỹ vì đời sống ở đây gần như thay đổi từng giây từng phút, khó lòng dự đoán được. Tóm lại, người Mỹ không cần biết tới đời tư của bất cứ cá nhân nào khi họ dấn thân vào con đường chính trị, miễn sao các cấp lãnh đạo, mang cho dân chúng có đủ cơm ăn áo mặc, đất nước thanh bình, uy tín của Hoa Kỳ được tôn trong khắp thế giới là đủ rồi.
Ngoài các vấn đề trên, đối với người Mỹ cho dù là người địa phương hay di dân, trong thâm tâm bất cứ ai cũng đều mang một sự hãnh diện với thế giới, qua các công trình kiến tạo của tiền nhân gần 300 năm lập quốc : phố xá khang trang, nhà cửa đồ sộ, thư viện đầy ắp báo chí sách vở, chợ búa sạch ngon, bến tàu phi trường tấp nập rộn rịp về cảnh sắc lẩn tình người. Nói chung, dù dân tộc Hoa Kỳ chỉ mới lập quốc nhưng hầu hết đều có lễ nghĩa đạo đức, lương thiện và chan hòa tình thương (trong đó sự cưu mang hơn 3 triệu người VN Tị Nạn Cộng Sản, từ tháng 5-1975 tới nay),không biên giới )nên đã nhanh chóng thu phục được nhân tâm và đứng đầu thế giới về mọi mặt.
Lễ Tạ Ơn hàng năm được tổ chức trọng thể vào ngày Thứ Năm cuối tháng 11, không ngoài mục đích cám ơn tất cả những người đã khai sinh và xây dựng Hiệp Chũng Quốc, trở thành một quốc gia vô địch trên thế giới ngày nay.
1-CÁM ƠN NHỮNG NGƯỜI ĐẦU TIÊN ĐÃ TÌM RA CHÂU MỸ :
Trong lần kỷ niệm 500 năm, đánh dấu ngày Christophe Colomb đã tìm ra Châu Mỹ hay Tân Lục Địa. Dịp này đã có nhiều học giả, sử gia, nhà khoa học và khảo cổ khắp thế giới đưa ra thắc mắc Phải chăng Colomb là người đầu tiên đã tìm ra Tân Lục Địa hay ông chỉ là người đầu tiên tổ chức cuộc họp báo để hợp thức hóa sự có mặt của Châu Mỹ trên bản đồ thế giới ?
Christophe Colomb hay Columbus có gia thế bình thường, cha làm thợ dệt tại Gêne (Tây Ban Nha). Là một vĩ nhân của thế giới nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh vì sự đố kỵ của thế nhân nên lúc đương thời, đến nổi đã không lưu lại được một bức chân dung nào của nhà thám hiểm. Điều này đã chứng minh tại sao những bức chân dung của Colomb hiện đang lưu hành không đồng nhất và ít giống ông vì các họa sĩ của thế kỷ XVI đã vẽ bằng phương pháp Identikit , tức là dựa theo lời kể của những người quen biết, trong đó có con trai nhà thàm hiểm là Ferdinand. Đại để thì lúc sinh thời Colomb có nước da và tóc màu đỏ, mắt xanh, cao lớn trên 1,65m.
Từ nhiều thập niên qua, rât nhiều học giả đã tìm đủ mọi cách phủ nhận công trình thám hiểm của Colomb nhưng tới nay cũng chỉ là những giả thuyết hoang đường, khó lòng đánh đổ được một sự thật đã được cả thế giới công nhận và ngưởng mộ. Nhưng dù gì chăng nữa, thì công trình thám hiểm của Christophe cũng đã đi vào lịch sử và tâm khảm của mọi người, trong đó có Hiệp Chủng Quốc và các quốc gia thuộc Châu Mỹ. Ngoài ra từ những khai quật được do các nhà khảo cổ tìm thấy gần đây, dựa theo niên lịch khảo sát, có thể xác định họ đã tới đây trước Colmb, gồm những ngư dân Nhật, nhà sư Hui Sen, hoàng tử Madoc, Bjarni, Leif và người Do Thái. Nhưng chính Colmb lại là người đầu tiên đã công bố sự hiện hữu của Tân Lục Địa Châu Mỹ cho cả thế giới biết.
2-CÁM ƠN NHỮNG NGƯỜI ĐÃ TRANH ĐẤU CHO NỀN ĐỘC LẬP HOA KY :
Sau thời gian dài chiến đấu đẳm máu với thực dân Anh. Cuối cùng 13 Tiểu Bang trong Liên Hiệp Anh ly khai, cũng đã dành được Độc Lập cho xứ sở, mà ngày nay chúng ta trang trọng đón mừng hằng năm. Đó là ngày 4-7-1776, lần đầu tiên BẢNG TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN được công bố trước quốc dân đồng bào..
Cũng từ đó, ách nô lệ của Anh tại đây chấm dứt. Để tạo nên niềm tự hào của một dân tộc có độc lập và tự do thật sự, năm 1789 Webster Noah là người đầu tiên ấn hành quyển Tự Điển Tiếng Mỹ, nói lên ngôn ngữ riêng của dân tộc mình. Cùng lúc Benjamin Franklin cũng đã phát minh ra những mẫu tự đơn giản. Nhận thức được tương lai của đất nước, sẽ mở rộng bờ cỏi và đón nhận nhiều sắc dân tới lập nghiệp tại Hiệp Chũng Quốc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Bởi vậy Noah Webster càng chú trọng rất nhiều tới ngôn ngữ học bằng cách phát hành nhiều loại sách giáo khoa, giảng dạy về ngữ pháp, chính tả.. tới nay vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm trong dời sống người Mỹ.
Sau này có M.Guffey hợp tác với Noah, đã bộc lộ tinh thần ái quốc và đạo đức, qua các tác phẩm được phổ biến, làm cho mọi người cảm động và càng ý thức rõ hơn bổn phận trách nhiệm của một công dân đối với xã hội và quốc gia của mình. Tuy ngày nay theo bánh xe văn minh của nhân loại, những công trình của các bậc tiền nhân đã bị lỗi thời với thời gian nhưng tên tuổi của ông vẫn còn nguyên vẹn. Thật vậy, đối với lịch sử Hoa Kỳ, chính Noah Webster đã có công tạo nên Ngôn Ngữ riêng cho người Mỹ, dù nó có nguồn gốc từ tiếng Anh mà thật sự không phải là tiếng Anh nguyên thủy. Trường hợp này cũng tương tự như Ngôn ngữ Việt Nam, có nguồn gốc từ Hán Tự và La Tinh nhưng không phải là chữ Hán hay La Tinh gốc.
Cùng với chiều hướng Độc Lập trên, Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ là Washington đã phát biểu Hiệp Chũng Quốc bắt nguồn từ 13 thuộc địa của Anh nhưng Nay Là Quốc Gia Độc Lập. Vậy tai sao chúng ta cần gì phải quay về với Châu Âu hay Luân Đôn để bắt chước họ ? qua đợi chờ xin xõ phê chuẩn. Trong đó, sự học hỏi trên, xét cho cùng, cũng chỉ là sự quê mùa, lỗi thời .Hởi ôi nếu các nhà lãnh đạo VN bao đời, có được một phần tư tưởng độc lập như TT Mỹ, thì chắc chắn đất nước chúng ta ngày nay đâu phải đắm chìm trong vũng bùn ô nhục tồi tệ và thua kém nhân loại.
Để đổi lấy nền Độc lập cho đất nước Hoa Kỳ ngày nay, nhiều đại biểu của 13 Tiểu Bang ly khai đã gục ngả trước súng đạn của thực dân Anh. Thomas Jefferson được đề cử soạn thảo Bảng Tuyên Ngôn Nhân Quyền cho Hiệp Chũng Quốc, trong lúc cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn giữa Anh-Mỹ. Thế rồi sau ba ngày tranh luận gay gắt, giữa các đại biểu trong phòng họp, cuối cùng hội nghị cũng đã bỏ phiếu, thông qua và chấp thuận Bảng Tuyên Ngôn Độc Lập trên, vào ngày 2-7-1776.
Điều bi thảm mà tới nay con cháu ít ai biết tới. Đó là vào ngày 4-7-1776 công bố nền độc lập của Hoa Kỳ, được diễn ra trong thầm lặng, chết chóc, máu lệ khổ đau. Bởi thực dân Anh đâu có để yên cho những người chủ xướng, nên ra tay triệt hạ tất cả ai lúc đó dám nói tói Độc Lập cho Hoa Kỳ. Theo sử liệu, có 56 người đã ký vào Bảng Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Độc Lập Mỹ. Tất cả đều là sĩ phu trí thức đương thời, biết trước hậu quả về hành động của mình nhưng bất chấp mạng sống cá nhân8 và gia đình, chấp nhận hy sinh cho đại nghĩa dân tộc, đất nước.. Trong số này có Francis Hopkinson quê New Jersey là một tài hoa hiếm có. Ông chính là tác giả của Lá Quốc Kỳ Mỹ được lưu hành và tồn tại tới ngày nay. Tóm lại tất cả những người trong cuộc đều có gia đình, lớn tuổi nhất là Benjamin Franklin (70 tuổi) và ba người chỉ mới 20 tuổi.
Ngay khi phát giác được Bảng Tuyên Ngôn Độc Lập, Thực dân Anh lồng lộn điên cuồng, ra lệnh truy tìm và hạ sát những người có tên trong đó. Ngoài ra còn treo giá 500 Bảng Anh cho ai chỉ điểm, phát giác họ. Cuối cùng Anh tuyên bố Treo Cổ Tất Cả. Do sự khủng bố trên, nên hầu hết những người liên hệ tới Bảng Tuyên Ngôn, lớp chết, lớp ở tù. Nhiều người bị thương tật khốn khổ vì sự tra tấn đánh đập dã man của kẻ thù, khiến cho nhà tan cửa nát, gia đình ly tán. Trong số ít ỏi sống sót sau này,hai người đã trở thành Tổng Thống Mỹ là John Adams và Thomas Jefferson.
Cái giá độc lập của Hoa Kỳ là thế đó, mà những người khai sinh ra nó, phải đổi bằng mạng sống, máu lệ đem về. Cho nên các thế hệ sau ai nấy đều vô cùng cảm kích và trang trọng noi theo truyền thống yêu nước của tổ tiên mọi thời. Đó là kết quả của quốc gia Hoa Kỳ ngày nay, một miền đất tạp chũng nhất trên thế giới,lại là đệ nhất siêu cường, một xứ sở tự do cá nhân nhưng ai cũng biết dừng lại trước giới hạn của mình, đối với quyền lợi chung của Tổ Quốc. Cho nên đừng phân biệt Dân Chủ hay Cộng Hoà, Tất cả tuy hai mà một vì ai cũng chỉ biết có quyền lợi của dân tộc và đất nước Hoa Kỳ mà thôi.
3-CAM ƠN NHỮNG NGƯỜI ĐÀU TIÊN ĐÃ KHAI SINH RA NƯỚC MỸ
Hoa Kỳ là một vùng đất liên lục địa (chưa kể Alaska và Hawaii), trải rộng từ bờ Thái Bình Dương đến tận Đại Tây Dương, với một diện tích hình chữ nhật là 7.812.000 km2. Để đến được miền đất hứa, các nhà thám hiểm Tây Ban Nha,Bồ Đào Nha, Ý, Anh, Pháp, Hà Lan đã mất hơn một thế kỷ tìm kiếm. Họ cũng như Kha Luân Bố đều hướng về con đường tới Ấn Độ. Thậm chí khi đã đặt chân lên vùng đất Châu Mỹ La Tinh cũng vẫn tưởng đó là lục địa Ấn Độ.
Nhưng cuối cùng sự lầm lẫn phần nào được sáng tỏ khi nhũng người Tây Ban Nha đầu tiên đặt chân lên mãnh đất Hiệp Chũng Quốc sau này vào năm 1513, kế tiếp là nhóm người Anh đổ bộ vào bờ biển Virginia năm 1607. Từ đó danh từ Tân Thế Giới và người bản địa Da Đỏ chính thức ra đời. Hiện các nhà nghiên cứu đều xác nhận người Da Đỏ thật sự không phải là chủ nhân ông của Châu Mỹ. Họ đến từ Đông Á hơn 25.000 năm về trước bằng cách lội qua eo biển Behring, tới Bắc Mỹ rồi lần hồi thiên cư xuống Trung và Nam Mỹ. Giống dân này có chung nguồn gốc với người Mông Cổ và Tây Bá Lợi Á. Người Da Đỏ tại Hoa Kỳ phân thành nhiều nhóm khác biệt theo nghề nghiệp như làm nông, săn bắn, làm biển..
Khoảng năm 1600, tính chung người Da Đỏ khắp Hiệp Chũng Quốc chùng 200.000, thuộc 100 bộ lạc, nói những ngôn ngữ có nguồn gốc Algonquine. Riêng tại 13 tiểu bang đầu tiên, người Da Đỏ dộ 110.000 người. Nguyên nhân sự thưa thớt trên vì các bộ lạc thường đánh nhau khốc liệt, lại chết vì bệnh tật, dịch, truyền nhiễm gây tử vong cho trẻ con rất cao. Sự chung đụng càng lúc càng làm cho người Âu thêm cãm kích trước những phong tục, tập quán và nghi lễ của người Da Đỏ. Đối với những người Hoa Kỳ đầu tiên trên vùng đất mới, chính họ cũng đã nhiều lần bị đói, cho nên đã hiểu rõ vũ điệu “ Busk “ ma 2 bộ lạc Creek và nhiều bộ lạc trình diễn, để mừng ngày “ Bắp Non Đã Ăn Được “. Điều này đối với người Da Đỏ lúc đó hay bây giờ, vừa là một king nghiệm cũng là “ mõt nghi thức tạ ơn “ thần linh đã giúp cho họ có sự sống. Đây cũng là khởi đầu cho sự phát sinh lễ Thanksgiving, tại nơi sinh sống của kiều dân vùng Tân Anh Cát Lợi vào năm 1621. Cũng từ đó lễ này trở thành một nghi thức mang tính chất tôn giáo, chính trị, đạo đức và xã hội..trong đời sống của Hiệp Chũng Quốc.
Liên quan tới ngày lễ trên, còn có Gà Tây hay Gà Lôi (Turkey hay Dinde), được các nhà thám hiểm từ tân thế giới ( Châu Mỹ) mang vào Âu Châu từ thế kỷ XVI. Năm 1521 Hernan Cortes chiếm Mễ tây Cơ và lấy giống gà này mang về Tây ban Nha. Người Pháp gọi gà mái tây là Poule dInde hay là Dinde, còn gà trống là Dindon vì lúc đó Âu Châu lầm tưởng Tân thế giới là Ấn Độ. Tại Pháp, gà mái tây lần đầu được đưa vào bàn tiệc cưới của vua Charles XIX vào năm 1570. Từ đó, gà tây được coi như món ăn của Hoàng gia và giới thượng lưu, trong các ngày lễ, yến tiệc và đặc biệt là bửa ăn tối đêm Noel.
Ngày nay gà tây là món ăn thông dụng, nhất là tại Hoa Kỳ. Gà tây còn được dùng trong lễ Tạ ơn theo truyền thuyết vào năm 1621 khi linh mục Pilgrim, đi tàu Mayflower tới vùng Tân Anh Cát Lợi. Trong đêm tổ chức Lễ tạ ơn, thổ dân tại đây đã tặng ông một con gà tây. Tập tục này được giữ tói ngày nay và trở thành món ăn truyền thống, không thể thiếu được trong bữa tiệc đêm Noel.
Theo các nguồn sử liệu, thì chính nhà thám hiểm Martin Frobished khi đặt chân tới được Tân Thế Giới (Hoa Kỳ) vào năm 1578, đã tổ chức lễ Thanksgiving để “ Tạ Ơn “ các đấng thần linh, giúp đỡ, bảo vệ chính ông và đoàn thám hiểm trong suốc cuộc hành trình đầy nguy hiểm trên biển sóng.
Tiếp đó vào ngày 26/11/1620, một nhóm người Âu di dân chừng 102 người, đã đáp thuyền buồm Mayflower tới được vùng bờ biển Playmouth Rock (Massachusetts). Đúng ra thì cuộc hành trình trên được dành cho nhóm Hành Hương Thanh Giáo Pilgrims, từ Âu Châu sang Hoa Kỳ. Họ là những tín đồ sùng đạo Tin Lành, bị hoàng đế Anh Jacques đệ I đuổi ra khỏi quê hương mình. Đó là nhóm Pilgrim Father hay Pères Pèlerins. Đầu tiên nhóm này tới Leyde (Hà Lan) nhưng không may Âu Châu lẫn Anh Quôc lúc đó đang có chiến tranh tôn giáo, làm lung lay nền quân chủ của cả Pháp lẫn Anh. Nghe theo lời khuyến khích của nữ hoàng Anh Virginia, nhóm trên quyết tâm tìm đường tới Mỹ với hoài bão được sống trọn vẹn bằng niềm tin của mình.
Theo các tài liệu lưu trữ, thì chiếc thuyền buồm Mayflower có trọng tải 180 tấn. Ngày rời Hà Lan là tháng 9-1620, lúc đó con tàu đang trong tình trạng hư hỏng và rất nguy hiễm vì nước đá lạnh phủ ngập sàn tàu, sau đó lại thêm một trận hỏa hoạn, nên hành khách trên tàu bị cấm nấu nướng, chỉ được ăn các thức ăn lạnh, khiến nhiều người mắc bệnh. Nhưng cuối cùng sau 65 ngày vượt biển gian khổ, con tàu trên cũng cặp bến tại Cap Cod là một vùng đất lúc đó chưa có người Âu nào đặt chân tới. Họ đã vượt qua 2750 hải lý, tuy biết lạc địa điểm nhưng nhóm người trên quyết địng rời tàu vào ngày 11-12-1620 lên bờ và tới tạm cư tại Plymouth Rock, sống chung hòa bình với bộ tộc Da Đỏ láng giềng Narrangganset và Wampanoag.
Thời tiết khắc nghiệt, dói lạnh và bệnh tật đã cướp mất 46 sinh mạng trong số 102 người di dân, chỉ trong 6 tháng đầu tiên. Những người sống sót nhờ gà rừng, chim cút, trĩ, vịt nước săn bắn được và bắp của người Da Đỏ giúp, tiếp theo là sự trúng mùa vào năm 1621. Đó là lý do người đại diện nhóm William Bradford đã tổ chức lễ Thanksgiving đầu tiên để “Tạ Ơn Trời“ vào tháng 11-1621. Dịp này gần 100 người Da Đỏ đã giúp Họ sống còn,..được mời tham dự với tư cách là những ân nhân.
- Nguồn gốc ;ễ Tạ Ơn :
Như nhiều lễ hội khác tại Âu Châu, Ngày Tạ Ơn phát nguồn từ thời thượng cổ qua nhiều lý do khác nhau nhưng tựu trung không ngoài ý nghĩa “ chúc mừng thành công “. Đây là truyền thống của nhiều dân tộc trên thế giới, mong muốn có một ngày đặc biệt trong năm để mọi người cùng hướng về Trời Đất, Những Vị Anh Hùng, Những Ân Nhân “Cám Ơn Họ“ đã giúp cho dân tộc, quốc gia mình. Tại Cổ Hy Lam, hằng năm đều có tổ chức Thanksgiving để Tạ Ơn Nữ Thần Demeter giúp họ trúng mùa bắp. Người La Mã thì tổ chức Hội Chợ Cerelia sau mùa gặt chính.Còn Do Thái thì tổ chức Lễ Mãn Mùa Gặt Hái Sukkoth sau khi thu hoạch.. Trước khi phát hiện ra Gà Tây tại Tân Thế Giới, người xưa đã dùng cái Sừng Dê làm biểu tượng chính trong cuộc lễ.với quan niệm sừng dê sẽ đem lại sự phồn thịnh cho mọi người.
Hiện có tám nước tổ chức lễ Thanksgiving hàng năm là Á Căn Đình, Ba Tây, Gia Nã Đại, Nhật Bản, Nam Hàn, Libéria, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ.
-Lễ Tạ Ơn Tại Hoa Kỳ:
Hoa Kỳ đã cử hành ngày Thanksgiving đầu tiên tại miền đông bắc vào năm 1578 do nhà thám hiểm Martin Frobished củ xướng. Kế tiếp là nhóm di dân trên tàu Mayflower tại Plymouth Rock tổ chức Lễ Tạ Ơn Trời Đất đã cho họ sống sót vào tháng 11-1621. Từ đó lễ này được cử hành khắp Hoa Kỳ nhưng không đồng nhất vì có sự khác biệt phong tục tập quán giữa các nhóm di dân Âu Châu.
Ngày 4 tháng 7 năm 1789, 13 tiểu bang ly khai sau thời gian chiến đấu đẵm máu chống thực dân Anh, đã giành được độc lập cho Hoa Kỳ. Chính vị tổng thống đầu tiên của Mỹ là George Washington đã chọn ngày 26 tháng 11 hằng năm là ngày lễ Thanksgiving cho toàn quốc. Từ năm 1830 Hoa Kỳ đã bắt đầu chia rẽ vì vấn đề nô lệ, mở đầu cho cuộc nội chiến Nam Bắc. Chính tổng thống Abraham Lincoln trong ngày lễ Thanksgiving năm 1863, đã đề cao “ công ơn mở nước của nhóm di dân Hoa Kỳ đầu tiên trên tàu Mayflower “. Ông cũng xác định thời gian cử hành lễ là ngày Thứ Năm cuối cùng của tháng 11 hàng năm. Thế chiến II bùng nổ, Hoa Kỳ đang trong thời kỳ chiến tranh. Dịp này quốc hội đã biểu quyết chấp thuận ngày Thanksgiving năm 1940 dành “ Cám ơn những chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ đất nước. Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là Franklin Roosevelt đã chọn ngay Thứ Năm của Tuần thứ tư tháng 11 làm ngày lễ. Quyết định này được thi hành đến ngày nay.
Riêng Gia Nã Đại mừng lễ Thanksgiving vào ngày Thứ Hai của tuần lễ thứ hai của tháng Mười với ý nghĩa cũng giống như Hiệp Chũng Quốc.
Theo những tài liệu còn lưu trữ, thì những người Hoa Kỳ đầu tiên mừng lễ Tạ Ơn tới ba ngày nhưng họ ăn uống rất giản dị vì lúc đó thực phẩm rất khan hiếm (kể cả Gà Tây), nên trong bữa tiệc thường được thay thế bằng gà rừng, chim trĩ, vịt trời. Ngoài ra cũng không có khoai tây, bánh nướng vì không có bột mì.
Ngày nay lễ Tạ Ơn cũng là dịp để cho gia đình đoàn tụ và trong bữa tiệc thực đơn chính vẫn là món Gà Tây truyền thống, mà những di dân đầu tiên trên tàu Mayffower được thưởng thức do những người bạn Da Đỏ tạng vào năm 1620. Ngoài ra cũng không thể thiếu món Bí Đỏ (thực phẩm đã cứu đói những người di dân trong mùa lạnh kinh khủng đầu tiên khi tới Mỹ)
Năm 2000 nhân loại bước vào thiên niên kỷ mới. Dịp này Liên Hiệp Quốc trong ngày đầu năm Dương Lịch 1-1 đã tuyên bố “ Đây là năm quốc tế Thanksgiving.
Người Việt tị nạn CS chúng ta may mắn được sống hạnh phúc trên đất Mỹ, với đầy đủ các quyền lợi đã qui định từ Bản Tuyên Ngôn Độc Lập và Nhân Quyền, mà đâu mấy ai hiểu rõ là Tiền Nhân đã đổi lấy nó bằng máu và mạng sống trước bạo lực. Bởi vậy để đền đáp phần nào tấm lòng nhân đạo mà Hoa Kỳ đã rộng mở, chúng ta phải biết nhập gia tuỳ tục , làm tốt bổn phận công dân và cố gắng phát huy truyền thống tinh hoa của Dân Tộc Việt, để không hổ danh là con Hồng Cháu Lạc dù đã có quốc tịch Mỹ hay đang sống tạm nơi xứ người.
Cũng đừng quên cám ơn mọi người đã cho chúng ta cuộc sống an bình và hạnh phúc hôm nay.
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy
Tháng 11-2012
MƯỜNG GIANG
Toàn quốc có 15.132 phi trường lớn nhỏ, trong đó Chicago và Dallas Fort Worth được coi là lớn nhất thế giới, cứ 14 giây là có một phi cơ hạ hay cất cánh nhưng có điều kỳ lạ là người Mỹ không thích xuất ngoại bằng máy bay, nên trung bình hằng năm có chừng 15 triệu người ra nước ngoài. Về phương tiện giao thông, Hoa Kỳ đứng đầu thế giới với 6 triệu cây số xa lộ, 150 triệu xe ô tô đủ loại và 30 triệu xe vận tải hạng nặng, xuôi ngược khắp nước hàng ngày, qua vận tốc ấn định từ 88-105 km/giờ.
Kỹ nghệ sản xuất xe hơi của Mỹ vẫn đứng đầu thế giới cho dù mọi người xài cả xe Nhật lẫn Châu Âu. Thủ đô ô tô của Mỹ là Detroit thuộc tiểu bang Michigan nằm kế Ngủ Đại Hồ. Một người di dân Pháp tên Antoine De La Mothe Cadillac đã lập ra thành phố này. Vì vậy để tưởng nhớ tới ông, các công ty sản xuất xe hơi của Mỹ, mới đặt tên cho một loại xe đắt tiền nhất do Hoa Kỳ chế tạo là Cadillac .Tới nay ba đại công ty Géneral Motors, Ford và Chryslev vẫn đứng đầu cả nước và thế giới về mức sản xuất xe, qua sự hổ trợ của nhiều công ty nhỏ. Ngoài ra Hoa Kỳ còn là cường quốc dẫn đầu thế giới về điện nguyên tử, máy bay, máy điện toán, thuốc lá, bắp, thịt bò, than đá..
Tuy người Mỹ sống rất thực tế nhưng hầu hết đều tham gia các công tác từ thiện với số tiền góp và tậng phẩm hằng năm gần 100 tỷ mỹ kim. Tóm lại không có ai dám nói rằng mình biết hết chuyện nước Mỹ vì đời sống ở đây gần như thay đổi từng giây từng phút, khó lòng dự đoán được. Tóm lại, người Mỹ không cần biết tới đời tư của bất cứ cá nhân nào khi họ dấn thân vào con đường chính trị, miễn sao các cấp lãnh đạo, mang cho dân chúng có đủ cơm ăn áo mặc, đất nước thanh bình, uy tín của Hoa Kỳ được tôn trong khắp thế giới là đủ rồi.
Ngoài các vấn đề trên, đối với người Mỹ cho dù là người địa phương hay di dân, trong thâm tâm bất cứ ai cũng đều mang một sự hãnh diện với thế giới, qua các công trình kiến tạo của tiền nhân gần 300 năm lập quốc : phố xá khang trang, nhà cửa đồ sộ, thư viện đầy ắp báo chí sách vở, chợ búa sạch ngon, bến tàu phi trường tấp nập rộn rịp về cảnh sắc lẩn tình người. Nói chung, dù dân tộc Hoa Kỳ chỉ mới lập quốc nhưng hầu hết đều có lễ nghĩa đạo đức, lương thiện và chan hòa tình thương (trong đó sự cưu mang hơn 3 triệu người VN Tị Nạn Cộng Sản, từ tháng 5-1975 tới nay),không biên giới )nên đã nhanh chóng thu phục được nhân tâm và đứng đầu thế giới về mọi mặt.
Lễ Tạ Ơn hàng năm được tổ chức trọng thể vào ngày Thứ Năm cuối tháng 11, không ngoài mục đích cám ơn tất cả những người đã khai sinh và xây dựng Hiệp Chũng Quốc, trở thành một quốc gia vô địch trên thế giới ngày nay.
1-CÁM ƠN NHỮNG NGƯỜI ĐẦU TIÊN ĐÃ TÌM RA CHÂU MỸ :
Trong lần kỷ niệm 500 năm, đánh dấu ngày Christophe Colomb đã tìm ra Châu Mỹ hay Tân Lục Địa. Dịp này đã có nhiều học giả, sử gia, nhà khoa học và khảo cổ khắp thế giới đưa ra thắc mắc Phải chăng Colomb là người đầu tiên đã tìm ra Tân Lục Địa hay ông chỉ là người đầu tiên tổ chức cuộc họp báo để hợp thức hóa sự có mặt của Châu Mỹ trên bản đồ thế giới ?
Christophe Colomb hay Columbus có gia thế bình thường, cha làm thợ dệt tại Gêne (Tây Ban Nha). Là một vĩ nhân của thế giới nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh vì sự đố kỵ của thế nhân nên lúc đương thời, đến nổi đã không lưu lại được một bức chân dung nào của nhà thám hiểm. Điều này đã chứng minh tại sao những bức chân dung của Colomb hiện đang lưu hành không đồng nhất và ít giống ông vì các họa sĩ của thế kỷ XVI đã vẽ bằng phương pháp Identikit , tức là dựa theo lời kể của những người quen biết, trong đó có con trai nhà thàm hiểm là Ferdinand. Đại để thì lúc sinh thời Colomb có nước da và tóc màu đỏ, mắt xanh, cao lớn trên 1,65m.
Từ nhiều thập niên qua, rât nhiều học giả đã tìm đủ mọi cách phủ nhận công trình thám hiểm của Colomb nhưng tới nay cũng chỉ là những giả thuyết hoang đường, khó lòng đánh đổ được một sự thật đã được cả thế giới công nhận và ngưởng mộ. Nhưng dù gì chăng nữa, thì công trình thám hiểm của Christophe cũng đã đi vào lịch sử và tâm khảm của mọi người, trong đó có Hiệp Chủng Quốc và các quốc gia thuộc Châu Mỹ. Ngoài ra từ những khai quật được do các nhà khảo cổ tìm thấy gần đây, dựa theo niên lịch khảo sát, có thể xác định họ đã tới đây trước Colmb, gồm những ngư dân Nhật, nhà sư Hui Sen, hoàng tử Madoc, Bjarni, Leif và người Do Thái. Nhưng chính Colmb lại là người đầu tiên đã công bố sự hiện hữu của Tân Lục Địa Châu Mỹ cho cả thế giới biết.
2-CÁM ƠN NHỮNG NGƯỜI ĐÃ TRANH ĐẤU CHO NỀN ĐỘC LẬP HOA KY :
Sau thời gian dài chiến đấu đẳm máu với thực dân Anh. Cuối cùng 13 Tiểu Bang trong Liên Hiệp Anh ly khai, cũng đã dành được Độc Lập cho xứ sở, mà ngày nay chúng ta trang trọng đón mừng hằng năm. Đó là ngày 4-7-1776, lần đầu tiên BẢNG TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN được công bố trước quốc dân đồng bào..
Cũng từ đó, ách nô lệ của Anh tại đây chấm dứt. Để tạo nên niềm tự hào của một dân tộc có độc lập và tự do thật sự, năm 1789 Webster Noah là người đầu tiên ấn hành quyển Tự Điển Tiếng Mỹ, nói lên ngôn ngữ riêng của dân tộc mình. Cùng lúc Benjamin Franklin cũng đã phát minh ra những mẫu tự đơn giản. Nhận thức được tương lai của đất nước, sẽ mở rộng bờ cỏi và đón nhận nhiều sắc dân tới lập nghiệp tại Hiệp Chũng Quốc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Bởi vậy Noah Webster càng chú trọng rất nhiều tới ngôn ngữ học bằng cách phát hành nhiều loại sách giáo khoa, giảng dạy về ngữ pháp, chính tả.. tới nay vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm trong dời sống người Mỹ.
Sau này có M.Guffey hợp tác với Noah, đã bộc lộ tinh thần ái quốc và đạo đức, qua các tác phẩm được phổ biến, làm cho mọi người cảm động và càng ý thức rõ hơn bổn phận trách nhiệm của một công dân đối với xã hội và quốc gia của mình. Tuy ngày nay theo bánh xe văn minh của nhân loại, những công trình của các bậc tiền nhân đã bị lỗi thời với thời gian nhưng tên tuổi của ông vẫn còn nguyên vẹn. Thật vậy, đối với lịch sử Hoa Kỳ, chính Noah Webster đã có công tạo nên Ngôn Ngữ riêng cho người Mỹ, dù nó có nguồn gốc từ tiếng Anh mà thật sự không phải là tiếng Anh nguyên thủy. Trường hợp này cũng tương tự như Ngôn ngữ Việt Nam, có nguồn gốc từ Hán Tự và La Tinh nhưng không phải là chữ Hán hay La Tinh gốc.
Cùng với chiều hướng Độc Lập trên, Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ là Washington đã phát biểu Hiệp Chũng Quốc bắt nguồn từ 13 thuộc địa của Anh nhưng Nay Là Quốc Gia Độc Lập. Vậy tai sao chúng ta cần gì phải quay về với Châu Âu hay Luân Đôn để bắt chước họ ? qua đợi chờ xin xõ phê chuẩn. Trong đó, sự học hỏi trên, xét cho cùng, cũng chỉ là sự quê mùa, lỗi thời .Hởi ôi nếu các nhà lãnh đạo VN bao đời, có được một phần tư tưởng độc lập như TT Mỹ, thì chắc chắn đất nước chúng ta ngày nay đâu phải đắm chìm trong vũng bùn ô nhục tồi tệ và thua kém nhân loại.
Để đổi lấy nền Độc lập cho đất nước Hoa Kỳ ngày nay, nhiều đại biểu của 13 Tiểu Bang ly khai đã gục ngả trước súng đạn của thực dân Anh. Thomas Jefferson được đề cử soạn thảo Bảng Tuyên Ngôn Nhân Quyền cho Hiệp Chũng Quốc, trong lúc cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn giữa Anh-Mỹ. Thế rồi sau ba ngày tranh luận gay gắt, giữa các đại biểu trong phòng họp, cuối cùng hội nghị cũng đã bỏ phiếu, thông qua và chấp thuận Bảng Tuyên Ngôn Độc Lập trên, vào ngày 2-7-1776.
Điều bi thảm mà tới nay con cháu ít ai biết tới. Đó là vào ngày 4-7-1776 công bố nền độc lập của Hoa Kỳ, được diễn ra trong thầm lặng, chết chóc, máu lệ khổ đau. Bởi thực dân Anh đâu có để yên cho những người chủ xướng, nên ra tay triệt hạ tất cả ai lúc đó dám nói tói Độc Lập cho Hoa Kỳ. Theo sử liệu, có 56 người đã ký vào Bảng Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Độc Lập Mỹ. Tất cả đều là sĩ phu trí thức đương thời, biết trước hậu quả về hành động của mình nhưng bất chấp mạng sống cá nhân8 và gia đình, chấp nhận hy sinh cho đại nghĩa dân tộc, đất nước.. Trong số này có Francis Hopkinson quê New Jersey là một tài hoa hiếm có. Ông chính là tác giả của Lá Quốc Kỳ Mỹ được lưu hành và tồn tại tới ngày nay. Tóm lại tất cả những người trong cuộc đều có gia đình, lớn tuổi nhất là Benjamin Franklin (70 tuổi) và ba người chỉ mới 20 tuổi.
Ngay khi phát giác được Bảng Tuyên Ngôn Độc Lập, Thực dân Anh lồng lộn điên cuồng, ra lệnh truy tìm và hạ sát những người có tên trong đó. Ngoài ra còn treo giá 500 Bảng Anh cho ai chỉ điểm, phát giác họ. Cuối cùng Anh tuyên bố Treo Cổ Tất Cả. Do sự khủng bố trên, nên hầu hết những người liên hệ tới Bảng Tuyên Ngôn, lớp chết, lớp ở tù. Nhiều người bị thương tật khốn khổ vì sự tra tấn đánh đập dã man của kẻ thù, khiến cho nhà tan cửa nát, gia đình ly tán. Trong số ít ỏi sống sót sau này,hai người đã trở thành Tổng Thống Mỹ là John Adams và Thomas Jefferson.
Cái giá độc lập của Hoa Kỳ là thế đó, mà những người khai sinh ra nó, phải đổi bằng mạng sống, máu lệ đem về. Cho nên các thế hệ sau ai nấy đều vô cùng cảm kích và trang trọng noi theo truyền thống yêu nước của tổ tiên mọi thời. Đó là kết quả của quốc gia Hoa Kỳ ngày nay, một miền đất tạp chũng nhất trên thế giới,lại là đệ nhất siêu cường, một xứ sở tự do cá nhân nhưng ai cũng biết dừng lại trước giới hạn của mình, đối với quyền lợi chung của Tổ Quốc. Cho nên đừng phân biệt Dân Chủ hay Cộng Hoà, Tất cả tuy hai mà một vì ai cũng chỉ biết có quyền lợi của dân tộc và đất nước Hoa Kỳ mà thôi.
3-CAM ƠN NHỮNG NGƯỜI ĐÀU TIÊN ĐÃ KHAI SINH RA NƯỚC MỸ
Hoa Kỳ là một vùng đất liên lục địa (chưa kể Alaska và Hawaii), trải rộng từ bờ Thái Bình Dương đến tận Đại Tây Dương, với một diện tích hình chữ nhật là 7.812.000 km2. Để đến được miền đất hứa, các nhà thám hiểm Tây Ban Nha,Bồ Đào Nha, Ý, Anh, Pháp, Hà Lan đã mất hơn một thế kỷ tìm kiếm. Họ cũng như Kha Luân Bố đều hướng về con đường tới Ấn Độ. Thậm chí khi đã đặt chân lên vùng đất Châu Mỹ La Tinh cũng vẫn tưởng đó là lục địa Ấn Độ.
Nhưng cuối cùng sự lầm lẫn phần nào được sáng tỏ khi nhũng người Tây Ban Nha đầu tiên đặt chân lên mãnh đất Hiệp Chũng Quốc sau này vào năm 1513, kế tiếp là nhóm người Anh đổ bộ vào bờ biển Virginia năm 1607. Từ đó danh từ Tân Thế Giới và người bản địa Da Đỏ chính thức ra đời. Hiện các nhà nghiên cứu đều xác nhận người Da Đỏ thật sự không phải là chủ nhân ông của Châu Mỹ. Họ đến từ Đông Á hơn 25.000 năm về trước bằng cách lội qua eo biển Behring, tới Bắc Mỹ rồi lần hồi thiên cư xuống Trung và Nam Mỹ. Giống dân này có chung nguồn gốc với người Mông Cổ và Tây Bá Lợi Á. Người Da Đỏ tại Hoa Kỳ phân thành nhiều nhóm khác biệt theo nghề nghiệp như làm nông, săn bắn, làm biển..
Khoảng năm 1600, tính chung người Da Đỏ khắp Hiệp Chũng Quốc chùng 200.000, thuộc 100 bộ lạc, nói những ngôn ngữ có nguồn gốc Algonquine. Riêng tại 13 tiểu bang đầu tiên, người Da Đỏ dộ 110.000 người. Nguyên nhân sự thưa thớt trên vì các bộ lạc thường đánh nhau khốc liệt, lại chết vì bệnh tật, dịch, truyền nhiễm gây tử vong cho trẻ con rất cao. Sự chung đụng càng lúc càng làm cho người Âu thêm cãm kích trước những phong tục, tập quán và nghi lễ của người Da Đỏ. Đối với những người Hoa Kỳ đầu tiên trên vùng đất mới, chính họ cũng đã nhiều lần bị đói, cho nên đã hiểu rõ vũ điệu “ Busk “ ma 2 bộ lạc Creek và nhiều bộ lạc trình diễn, để mừng ngày “ Bắp Non Đã Ăn Được “. Điều này đối với người Da Đỏ lúc đó hay bây giờ, vừa là một king nghiệm cũng là “ mõt nghi thức tạ ơn “ thần linh đã giúp cho họ có sự sống. Đây cũng là khởi đầu cho sự phát sinh lễ Thanksgiving, tại nơi sinh sống của kiều dân vùng Tân Anh Cát Lợi vào năm 1621. Cũng từ đó lễ này trở thành một nghi thức mang tính chất tôn giáo, chính trị, đạo đức và xã hội..trong đời sống của Hiệp Chũng Quốc.
Liên quan tới ngày lễ trên, còn có Gà Tây hay Gà Lôi (Turkey hay Dinde), được các nhà thám hiểm từ tân thế giới ( Châu Mỹ) mang vào Âu Châu từ thế kỷ XVI. Năm 1521 Hernan Cortes chiếm Mễ tây Cơ và lấy giống gà này mang về Tây ban Nha. Người Pháp gọi gà mái tây là Poule dInde hay là Dinde, còn gà trống là Dindon vì lúc đó Âu Châu lầm tưởng Tân thế giới là Ấn Độ. Tại Pháp, gà mái tây lần đầu được đưa vào bàn tiệc cưới của vua Charles XIX vào năm 1570. Từ đó, gà tây được coi như món ăn của Hoàng gia và giới thượng lưu, trong các ngày lễ, yến tiệc và đặc biệt là bửa ăn tối đêm Noel.
Ngày nay gà tây là món ăn thông dụng, nhất là tại Hoa Kỳ. Gà tây còn được dùng trong lễ Tạ ơn theo truyền thuyết vào năm 1621 khi linh mục Pilgrim, đi tàu Mayflower tới vùng Tân Anh Cát Lợi. Trong đêm tổ chức Lễ tạ ơn, thổ dân tại đây đã tặng ông một con gà tây. Tập tục này được giữ tói ngày nay và trở thành món ăn truyền thống, không thể thiếu được trong bữa tiệc đêm Noel.
Theo các nguồn sử liệu, thì chính nhà thám hiểm Martin Frobished khi đặt chân tới được Tân Thế Giới (Hoa Kỳ) vào năm 1578, đã tổ chức lễ Thanksgiving để “ Tạ Ơn “ các đấng thần linh, giúp đỡ, bảo vệ chính ông và đoàn thám hiểm trong suốc cuộc hành trình đầy nguy hiểm trên biển sóng.
Tiếp đó vào ngày 26/11/1620, một nhóm người Âu di dân chừng 102 người, đã đáp thuyền buồm Mayflower tới được vùng bờ biển Playmouth Rock (Massachusetts). Đúng ra thì cuộc hành trình trên được dành cho nhóm Hành Hương Thanh Giáo Pilgrims, từ Âu Châu sang Hoa Kỳ. Họ là những tín đồ sùng đạo Tin Lành, bị hoàng đế Anh Jacques đệ I đuổi ra khỏi quê hương mình. Đó là nhóm Pilgrim Father hay Pères Pèlerins. Đầu tiên nhóm này tới Leyde (Hà Lan) nhưng không may Âu Châu lẫn Anh Quôc lúc đó đang có chiến tranh tôn giáo, làm lung lay nền quân chủ của cả Pháp lẫn Anh. Nghe theo lời khuyến khích của nữ hoàng Anh Virginia, nhóm trên quyết tâm tìm đường tới Mỹ với hoài bão được sống trọn vẹn bằng niềm tin của mình.
Theo các tài liệu lưu trữ, thì chiếc thuyền buồm Mayflower có trọng tải 180 tấn. Ngày rời Hà Lan là tháng 9-1620, lúc đó con tàu đang trong tình trạng hư hỏng và rất nguy hiễm vì nước đá lạnh phủ ngập sàn tàu, sau đó lại thêm một trận hỏa hoạn, nên hành khách trên tàu bị cấm nấu nướng, chỉ được ăn các thức ăn lạnh, khiến nhiều người mắc bệnh. Nhưng cuối cùng sau 65 ngày vượt biển gian khổ, con tàu trên cũng cặp bến tại Cap Cod là một vùng đất lúc đó chưa có người Âu nào đặt chân tới. Họ đã vượt qua 2750 hải lý, tuy biết lạc địa điểm nhưng nhóm người trên quyết địng rời tàu vào ngày 11-12-1620 lên bờ và tới tạm cư tại Plymouth Rock, sống chung hòa bình với bộ tộc Da Đỏ láng giềng Narrangganset và Wampanoag.
Thời tiết khắc nghiệt, dói lạnh và bệnh tật đã cướp mất 46 sinh mạng trong số 102 người di dân, chỉ trong 6 tháng đầu tiên. Những người sống sót nhờ gà rừng, chim cút, trĩ, vịt nước săn bắn được và bắp của người Da Đỏ giúp, tiếp theo là sự trúng mùa vào năm 1621. Đó là lý do người đại diện nhóm William Bradford đã tổ chức lễ Thanksgiving đầu tiên để “Tạ Ơn Trời“ vào tháng 11-1621. Dịp này gần 100 người Da Đỏ đã giúp Họ sống còn,..được mời tham dự với tư cách là những ân nhân.
- Nguồn gốc ;ễ Tạ Ơn :
Như nhiều lễ hội khác tại Âu Châu, Ngày Tạ Ơn phát nguồn từ thời thượng cổ qua nhiều lý do khác nhau nhưng tựu trung không ngoài ý nghĩa “ chúc mừng thành công “. Đây là truyền thống của nhiều dân tộc trên thế giới, mong muốn có một ngày đặc biệt trong năm để mọi người cùng hướng về Trời Đất, Những Vị Anh Hùng, Những Ân Nhân “Cám Ơn Họ“ đã giúp cho dân tộc, quốc gia mình. Tại Cổ Hy Lam, hằng năm đều có tổ chức Thanksgiving để Tạ Ơn Nữ Thần Demeter giúp họ trúng mùa bắp. Người La Mã thì tổ chức Hội Chợ Cerelia sau mùa gặt chính.Còn Do Thái thì tổ chức Lễ Mãn Mùa Gặt Hái Sukkoth sau khi thu hoạch.. Trước khi phát hiện ra Gà Tây tại Tân Thế Giới, người xưa đã dùng cái Sừng Dê làm biểu tượng chính trong cuộc lễ.với quan niệm sừng dê sẽ đem lại sự phồn thịnh cho mọi người.
Hiện có tám nước tổ chức lễ Thanksgiving hàng năm là Á Căn Đình, Ba Tây, Gia Nã Đại, Nhật Bản, Nam Hàn, Libéria, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ.
-Lễ Tạ Ơn Tại Hoa Kỳ:
Hoa Kỳ đã cử hành ngày Thanksgiving đầu tiên tại miền đông bắc vào năm 1578 do nhà thám hiểm Martin Frobished củ xướng. Kế tiếp là nhóm di dân trên tàu Mayflower tại Plymouth Rock tổ chức Lễ Tạ Ơn Trời Đất đã cho họ sống sót vào tháng 11-1621. Từ đó lễ này được cử hành khắp Hoa Kỳ nhưng không đồng nhất vì có sự khác biệt phong tục tập quán giữa các nhóm di dân Âu Châu.
Ngày 4 tháng 7 năm 1789, 13 tiểu bang ly khai sau thời gian chiến đấu đẵm máu chống thực dân Anh, đã giành được độc lập cho Hoa Kỳ. Chính vị tổng thống đầu tiên của Mỹ là George Washington đã chọn ngày 26 tháng 11 hằng năm là ngày lễ Thanksgiving cho toàn quốc. Từ năm 1830 Hoa Kỳ đã bắt đầu chia rẽ vì vấn đề nô lệ, mở đầu cho cuộc nội chiến Nam Bắc. Chính tổng thống Abraham Lincoln trong ngày lễ Thanksgiving năm 1863, đã đề cao “ công ơn mở nước của nhóm di dân Hoa Kỳ đầu tiên trên tàu Mayflower “. Ông cũng xác định thời gian cử hành lễ là ngày Thứ Năm cuối cùng của tháng 11 hàng năm. Thế chiến II bùng nổ, Hoa Kỳ đang trong thời kỳ chiến tranh. Dịp này quốc hội đã biểu quyết chấp thuận ngày Thanksgiving năm 1940 dành “ Cám ơn những chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ đất nước. Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là Franklin Roosevelt đã chọn ngay Thứ Năm của Tuần thứ tư tháng 11 làm ngày lễ. Quyết định này được thi hành đến ngày nay.
Riêng Gia Nã Đại mừng lễ Thanksgiving vào ngày Thứ Hai của tuần lễ thứ hai của tháng Mười với ý nghĩa cũng giống như Hiệp Chũng Quốc.
Theo những tài liệu còn lưu trữ, thì những người Hoa Kỳ đầu tiên mừng lễ Tạ Ơn tới ba ngày nhưng họ ăn uống rất giản dị vì lúc đó thực phẩm rất khan hiếm (kể cả Gà Tây), nên trong bữa tiệc thường được thay thế bằng gà rừng, chim trĩ, vịt trời. Ngoài ra cũng không có khoai tây, bánh nướng vì không có bột mì.
Ngày nay lễ Tạ Ơn cũng là dịp để cho gia đình đoàn tụ và trong bữa tiệc thực đơn chính vẫn là món Gà Tây truyền thống, mà những di dân đầu tiên trên tàu Mayffower được thưởng thức do những người bạn Da Đỏ tạng vào năm 1620. Ngoài ra cũng không thể thiếu món Bí Đỏ (thực phẩm đã cứu đói những người di dân trong mùa lạnh kinh khủng đầu tiên khi tới Mỹ)
Năm 2000 nhân loại bước vào thiên niên kỷ mới. Dịp này Liên Hiệp Quốc trong ngày đầu năm Dương Lịch 1-1 đã tuyên bố “ Đây là năm quốc tế Thanksgiving.
Người Việt tị nạn CS chúng ta may mắn được sống hạnh phúc trên đất Mỹ, với đầy đủ các quyền lợi đã qui định từ Bản Tuyên Ngôn Độc Lập và Nhân Quyền, mà đâu mấy ai hiểu rõ là Tiền Nhân đã đổi lấy nó bằng máu và mạng sống trước bạo lực. Bởi vậy để đền đáp phần nào tấm lòng nhân đạo mà Hoa Kỳ đã rộng mở, chúng ta phải biết nhập gia tuỳ tục , làm tốt bổn phận công dân và cố gắng phát huy truyền thống tinh hoa của Dân Tộc Việt, để không hổ danh là con Hồng Cháu Lạc dù đã có quốc tịch Mỹ hay đang sống tạm nơi xứ người.
Cũng đừng quên cám ơn mọi người đã cho chúng ta cuộc sống an bình và hạnh phúc hôm nay.
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy
Tháng 11-2012
MƯỜNG GIANG
Gửi ý kiến của bạn