Mỗi buổi sáng, tôi thấy các phụ huynh dẫn các con em của họ đến trường. Các em phấn khởi đi học, đeo trên vai là những backpacks (ba lô) lớn và đầy đồ trong đó. Là một bác sĩ Chiropractic, và khi thấy như vậy, tôi nghĩ đến cột xương sống và tự hỏi: Đeo ba lô nặng sẽ ảnh hưỡng đến sự phát triển xương sống của các em không? Sau khi tìm tòi, tôi viết vài điểm quan trọng trong bài đây, với hy vọng sẽ giúp các bậc phu huynh chú ý đến vấn đề đeo ba lô nói riêng và sức khỏe của các con em của họ nói chung.
Nếu xử dụng ba lô đúng thì không gây tai hại, nhưng nếu đeo ba lô quá nặng một bên vai, dần dần có thể dẫn đến đau đầu, nhức cổ, vai và đau lưng. Theo tạp chí y tế Spine (tháng 5 năm 2003, Vol. 28), trong số 1,122 người đeo ba lô, thì có 74% số người đó khai bị đau lưng, cử động của họ bị hạn chế làm họ than đau cơ thể.
Các nhà nghiên cứu đồng ý là một em trẻ không nên đeo ba lô nặng hơn 10 phần trăm sức nặng của em đó, vì nếu quá 10 phần trăm, thì sẽ làm em bị đau cổ và lưng.Nếu đeo ba lô nặng hơn 15 phần trăm sức nặng của cơ thể, thì em có thể bị đau lưng, cổ, vai và nhức đầu thường xuyên hơn.Nếu em đó đã bị bệnh vẹo cột xương sống (Scoliosis), thì sự đau nhức lại trầm trọng hơn.Do đó, một đứa trẻ nặng 60- pounds thì hạn chế chỉ được đeo ba lô không hơn 9 lbs. Nếu nặng 80 pounds thì chỉ được đeo nặng 12 lbs thôi, và nếu em nặng 100 pounds thì chỉ được đeo ba lô không nặng qúa 15 lbs.
Tôi vẫn thường nói với bệnh nhân tôi là tạo hóa cho chúng ta một cơ thể thật màu nhiệm.Cơ thể chúng ta uyển chuyển và thay đổi theo với các sự thay đổi sức nặng vào cơ thể.Khi đeo ba lô qua nặng, thì sức nặng đó có thể làm cho xương sống lưng thay đổi bất thường. Nếu đeo ba lô một bên vai thì cơ bắp bên vai đeo ba lô cứng, sưng lên, để bù đắp cho trọng lượng không đồng đều ở vai.Cột xương sống nghiên về phía vai đối diện, ép vào lưng giữa, các xương sườn, và lưng dưới nhiều hơn bên kia.Qua thời gian, sự mất cân bằng này có thể làm căng cơ bắp, cơ bắp bị co thắt, và gây ra đau lưng.Đeo ba lô quá nặng cũng có thể dẫn đến làm cho vai bị lệch ra khỏi trọng tâm sức hút (center of gravity), và làm cho người đó phải nghiên về phía trước.Sự thăng bằng của họ cũng bị giảm.Do đó cách đeo ba lô đúng nhất là phải đeo ba lô với cả hai vai và ba lô phải vừa chạm đúng đến lưng, không cao hay thấp hơn lưng.
Các bậc phụ huynh cần để ý và nên chỉ cho con em của họ cách thức bỏ các đồ trong ba lô và cách thức đeo ba lô cho đúng cách.Khi bỏ đồ vào ba lô, thì các vật nặng vào trước, để ở phía dưới để trọng lượng được phân phối đồng đều.
Bác sĩ Claudia Anrig, D.C., chuyên gia về nha Chỉnh Hình Nhi Khoa đề nghị rằng khi mua một ba lô,cha mẹ nên chọn phẩm chất hơn là theo thời trang. Dưới đây là một vài đề nghị của bà:
1) Ba lô phải vừa khổ thước của đứa trẻ (không quá dài hay quá ngắn).
2) Dây đeo ba lọ phải to khổ, phải được đệm dầy, và có thể điều chỉnh dây đeo cho thích hợp trên vị trí của vai.
3) Ba lô mà có dây đeo ở hông hoặc thắt lưng thì tốt hơn vì sẽ bảo vệ được khu vực thắt lưng.
Bà cũng cho biết thêm là ba lô mà có bánh xe thì mặc dù các ba lô đó được kéo đi, tuy nhiên bà nhấn mạnh rằng các trè em cũng phải khiên lên xe hay khiên xuống xe, hoặc kéo lên kéo xuống cầu thang. Do đó khi cột xương sống của các em đang phát triển thì các cữ động như khi các em khiên lên hoặc xuống cầu thang, hoặc lấy ba lô từ ghế sau của xe có thể ảnh hưỡng đến cột xương sống, nếu vô ý.
Tôi đề nghị các bậc phụ huynh hãy để mắt vào cách thức con em mình khi xách ba lô và chỉ các em cách thức đeo cho đúng. Như vậy các con em của chúng ta sẽ tránh bị đau phiền sau này?
References:
1. John J. Triano, DC, PhD “Backpacks and Back Pain in Children” Accessed www.spine-health.com
2. Claudia Anrig, DC, “The Backpack Dilemma”
3. The Spine Journal, May 2003, Vol. 28
Bác sĩ Nguyễn Xuân Thuyên hành nghề chiropractic được 25 năm. Mọi thắc mắc, xin gởi về chiro.wellness@yahoo.com hoặc 7891 Westminster Blvd, Westminster, CA 92683.
Nếu xử dụng ba lô đúng thì không gây tai hại, nhưng nếu đeo ba lô quá nặng một bên vai, dần dần có thể dẫn đến đau đầu, nhức cổ, vai và đau lưng. Theo tạp chí y tế Spine (tháng 5 năm 2003, Vol. 28), trong số 1,122 người đeo ba lô, thì có 74% số người đó khai bị đau lưng, cử động của họ bị hạn chế làm họ than đau cơ thể.
Các nhà nghiên cứu đồng ý là một em trẻ không nên đeo ba lô nặng hơn 10 phần trăm sức nặng của em đó, vì nếu quá 10 phần trăm, thì sẽ làm em bị đau cổ và lưng.Nếu đeo ba lô nặng hơn 15 phần trăm sức nặng của cơ thể, thì em có thể bị đau lưng, cổ, vai và nhức đầu thường xuyên hơn.Nếu em đó đã bị bệnh vẹo cột xương sống (Scoliosis), thì sự đau nhức lại trầm trọng hơn.Do đó, một đứa trẻ nặng 60- pounds thì hạn chế chỉ được đeo ba lô không hơn 9 lbs. Nếu nặng 80 pounds thì chỉ được đeo nặng 12 lbs thôi, và nếu em nặng 100 pounds thì chỉ được đeo ba lô không nặng qúa 15 lbs.
Tôi vẫn thường nói với bệnh nhân tôi là tạo hóa cho chúng ta một cơ thể thật màu nhiệm.Cơ thể chúng ta uyển chuyển và thay đổi theo với các sự thay đổi sức nặng vào cơ thể.Khi đeo ba lô qua nặng, thì sức nặng đó có thể làm cho xương sống lưng thay đổi bất thường. Nếu đeo ba lô một bên vai thì cơ bắp bên vai đeo ba lô cứng, sưng lên, để bù đắp cho trọng lượng không đồng đều ở vai.Cột xương sống nghiên về phía vai đối diện, ép vào lưng giữa, các xương sườn, và lưng dưới nhiều hơn bên kia.Qua thời gian, sự mất cân bằng này có thể làm căng cơ bắp, cơ bắp bị co thắt, và gây ra đau lưng.Đeo ba lô quá nặng cũng có thể dẫn đến làm cho vai bị lệch ra khỏi trọng tâm sức hút (center of gravity), và làm cho người đó phải nghiên về phía trước.Sự thăng bằng của họ cũng bị giảm.Do đó cách đeo ba lô đúng nhất là phải đeo ba lô với cả hai vai và ba lô phải vừa chạm đúng đến lưng, không cao hay thấp hơn lưng.
Các bậc phụ huynh cần để ý và nên chỉ cho con em của họ cách thức bỏ các đồ trong ba lô và cách thức đeo ba lô cho đúng cách.Khi bỏ đồ vào ba lô, thì các vật nặng vào trước, để ở phía dưới để trọng lượng được phân phối đồng đều.
Bác sĩ Claudia Anrig, D.C., chuyên gia về nha Chỉnh Hình Nhi Khoa đề nghị rằng khi mua một ba lô,cha mẹ nên chọn phẩm chất hơn là theo thời trang. Dưới đây là một vài đề nghị của bà:
1) Ba lô phải vừa khổ thước của đứa trẻ (không quá dài hay quá ngắn).
2) Dây đeo ba lọ phải to khổ, phải được đệm dầy, và có thể điều chỉnh dây đeo cho thích hợp trên vị trí của vai.
3) Ba lô mà có dây đeo ở hông hoặc thắt lưng thì tốt hơn vì sẽ bảo vệ được khu vực thắt lưng.
Bà cũng cho biết thêm là ba lô mà có bánh xe thì mặc dù các ba lô đó được kéo đi, tuy nhiên bà nhấn mạnh rằng các trè em cũng phải khiên lên xe hay khiên xuống xe, hoặc kéo lên kéo xuống cầu thang. Do đó khi cột xương sống của các em đang phát triển thì các cữ động như khi các em khiên lên hoặc xuống cầu thang, hoặc lấy ba lô từ ghế sau của xe có thể ảnh hưỡng đến cột xương sống, nếu vô ý.
Tôi đề nghị các bậc phụ huynh hãy để mắt vào cách thức con em mình khi xách ba lô và chỉ các em cách thức đeo cho đúng. Như vậy các con em của chúng ta sẽ tránh bị đau phiền sau này?
References:
1. John J. Triano, DC, PhD “Backpacks and Back Pain in Children” Accessed www.spine-health.com
2. Claudia Anrig, DC, “The Backpack Dilemma”
3. The Spine Journal, May 2003, Vol. 28
Bác sĩ Nguyễn Xuân Thuyên hành nghề chiropractic được 25 năm. Mọi thắc mắc, xin gởi về chiro.wellness@yahoo.com hoặc 7891 Westminster Blvd, Westminster, CA 92683.
Gửi ý kiến của bạn