Hôm nay,  

Những Tiểu Bang Quyết Định

30/10/201200:00:00(Xem: 10504)
...33% dân gốc Việt theo Cộng Hòa và 30% theo Dân Chủ...

Thăm dò dư luận mới nhất cho thấy một cuộc bầu tổng thống thật hấp dẫn, với hai ứng viên ngang ngửa nhau, hơn thua chừng vài điểm, trong sai biệt xác xuất thống kê. Bất kể mọi hò hét của cả hai bên, các chuyên gia chính trường đều nhận định hy vọng của TT Obama, khởi đi khá chắc chắn, càng ngày càng lung lay vì bất ngờ gặp hàng loạt tin xấu và biến chuyển bất lợi, nhất là sau cuộc tranh luận đầu tiên với TĐ Romney, đi đến tình trạng chẳng ai dám quả quyết kết quả trước, ngoại trừ những thành phần “bảo hoàng hơn vua”, nhắm mắt tin tưởng vào gà nhà.

Những thăm dò chung cho cả nước cho thấy TĐ Romney đang thắng thế chút xíu, thực ra không có ý nghiã gì nhiều. Chế độ bầu cử tổng thống của Liên Bang Hoa Kỳ không tùy thuộc đa số cử tri của cả nước, mà tùy thuộc đa số cử tri của từng tiểu bang. Một ứng viên có nhiều phiếu hơn trên cả nước, vẫn có thể thua vì ít phiếu tiểu bang hơn. Mỗi tiểu bang, tùy lớn nhỏ được chỉ định một số cử tri đoàn nhất định. Những người này được chỉ định tùy theo kết quả đầu phiếu của tiểu bang ngày 6 tháng 11. Ví dụ Cali có 55 phiếu cử tri đoàn, ai có đa số phiếu cử tri Cali sẽ lãnh được hết 55 phiếu của Cali. Sau đó các cử tri đoàn của 50 tiểu bang và hạt Columbia (District of Columbia, tức là vùng thủ đô) họp lại ngày 17 tháng 12 tại Hoa Thịnh Đốn để chính thức bầu tổng thống.

Ứng viên nào đạt được con số mầu nhiệm 270 phiếu cử tri đoàn sẽ đắc cử. Điều lý thú là có thể có trường hợp cả hai bên đều có đúng 269 phiếu, tức là huề. Trường hợp này, hạ viện sẽ bỏ phiếu, mỗi dân biểu một phiếu, và TĐ Romney sẽ nhiều hy vọng đắc cử vì Hạ Viện có lẽ sẽ vẫn do Cộng Hòa nắm đa số.

Trên thực tế, người ta có thể biết trước khá chắn chắn kết quả tại 40 tiểu bang, như tại Cali, chắc chắn TT Obama sẽ thắng, hay Texas là đất của TĐ Romney. Vấn đề là có khoảng một chục tiểu bang xôi đậu mà Mỹ gọi là swing states, có thể ngả qua bất cứ bên nào. Cả hai bên đều nổ lực chiến thắng tại những nơi này.

Bài này sẽ duyệt qua tình trạng hiện nay tại các tiểu bang xôi đậu chính để ta có một khái niệm. Tối ngày bầu cử, ta chỉ cần coi trên truyền hình kết quả tại vài tiểu bang này thôi. Theo diễn đàn Real Clear Politics tổng kết từ cả chục cơ quan thăm dò, đó là các tiểu bang Florida, Ohio, Michigan, Wisconsin, Virginia, Nevada, Iowa, và Colorado. Cũng cần ghi nhận danh sách các tiểu bang xôi đậu không đồng nhất, tùy cơ quan thăm dò, cũng như tùy thời điểm. Ví dụ như trước cuộc tranh luận đầu, Michigan được ghi nhận chắc chắn theo TT Obama, bây giờ ngang ngửa. North Carolina trước đây là ngang ngửa, bây giờ theo TĐ Romney. New Hampshire và Pennsylvania có thể coi như đứng về phiá TT Obama tuy hậu thuẫn đã rớt mạnh.

Đối với các tỷ lệ thăm dò, nên ghi nhận sai biệt xác xuất thường là 4%, nghiã là nếu tỷ lệ thắng thua dưới mức 4% thì không có ý nghiã gì nhiều, coi như hai bên ngang ngửa, thắng thua tùy số cử tri thực sự đi bầu, và số trời. Một cơn bão tuyết lớn ập vào Denver ngày bầu có thể sẽ khiến dân da màu, gốc Mễ, và sinh viên tại đây gặp trở ngại không đi bầu cho TT Obama và ông có thể mất Colorado.

Nhìn sơ qua danh sách, ta thấy ngay bốn tiểu bang then chốt là Florida, Ohio, Michigan và Virginia. Ai thắng ba trong bốn tiểu bang này sẽ vào Tòa Bạch Ốc. Nếu chỉ thắng hai thì sẽ cần thắng thêm vài tiểu bang xôi đậu nhỏ nữa.

OHIO (18 phiếu cử tri đoàn):

Năm nay, Ohio đã trở thành tiểu bang quan trọng nhất, quyết định kết quả cuộc bầu. Khối cử tri lao động da trắng đông đảo là miếng mồi ngon mà cả hai bên đang tìm mọi cách để câu. Đây là một trong những tiểu bang kỹ nghệ lớn nhất Mỹ, có một điểm hết sức đặc biệt: trong nửa thế kỷ qua, muốn đắc cử tổng thống, phải thắng Ohio. Hai lần bầu cho TT Bush. Năm 2008, TT Obama thắng với 4 điểm. Năm 2010, bầu thống đốc và một nghị sĩ Cộng Hòa. Nói cách khác, có khuynh hướng bỏ Dân Chủ từ hai năm qua vì tỷ lệ thất nghiệp rất cao tại đây. Trước tranh luận, TT Obama thắng với 9% theo CBS, sau tranh luận, theo Rasmussen, hai bên huề. Phần lớn là do đổi ý của mấy bà Mỹ trắng, lo cho đời sống khó khăn và các ông chồng thất nghiệp lâu quá, nhưng không còn sợ “ác quỷ” Romney nữa sau khi theo dõi tranh luận đầu. Sau đó, PTT Biden trong cuộc tranh luận với DB Ryan, nhấn mạnh “chúng ta không muốn thấy xe tăng M1”. Ông Biden quên mất xe tăng M1 được sản xuất tại Ohio, mang việc làm đến cho cả ngàn nhân công Ohio. Lời tuyên bố của PTT Biden đã làm mất thêm không ít phiếu cho phe mình.

FLORIDA (29):

Tiểu bang xôi đậu lớn nhất, cũng là tiêu biểu nhất vì có đủ thành phần cử tri: bảo thủ phiá Bắc, cấp tiến phía Nam, cao niên vùng trung tâm. Tầm quan trọng của Florida đã được Cộng Hòa nhấn mạnh khi đại hội đảng được tổ chức tại Tampa. Thống đốc là Cộng Hoà, trong khi nghị sĩ Marco Rubio gốc Cuba là ngôi sao mới nổi của Cộng Hòa, là người giới thiệu và đề cử TĐ Romney tại đại hội đảng Cộng Hòa. Miền Nam có cộng đồng Do Thái giáo rất lớn và rất mạnh. Phần lớn khối này theo Dân Chủ, nhưng quan hệ Obama-Do Thái ngày càng căng thẳng, một số không nhỏ sẽ bỏ Dân Chủ. Thành phố lớn nhất, Miami, cũng là đất của dân tỵ nạn Cuba, chia làm hai khối, giới trẻ ủng hộ TT Obama, giới lớn tuổi ủng hộ Cộng Hòa. Florida hai lần bầu cho Bush khít nút. Năm 2008, TT Obama thắng với 2%. Trước cuộc tranh luận, TT Obama thắng với trung bình 3%. Thăm dò sau tranh luận của Rasmussen cho thấy TĐ Romney thắng 5%, và báo Miami Herald cho TĐ Romney thắng 7%, đều lớn hơn sai biệt xác xuất. Cuộc tranh luận đầu đã trấn an được những lo sợ của người cao niên đối với hình ảnh “ác quỷ” Romney. Hai báo quan trọng, Orlando Sentinel (vùng trung Florida của khối cao niên) và Sun Sentinel (vùng nam Florida, của khối Do Thái), đã hậu thuẫn TĐ Romney, sau khi đã ủng hộ TNS Obama năm 2008. Florida là sinh tử đối với TĐ Romney: thua tại đây là coi như xong.

VIRGINIA (13):

Tiểu bang này thực sự chia làm hai vùng, phiá nam theo Cộng Hòa, phiá bắc, giáp ranh với thủ đô Hoa Thịnh Đốn thường theo đảng cầm quyền, vì là vùng công chức liên bang cư ngụ. Đảng Dân Chủ đang nắm quyền, do đó một số rất lớn công chức phe Dân Chủ đang sống tại đây. TT Bush thắng Virginia hai lần, nhưng năm 2008, Obama hơn McCain 6%. Cuối năm 2009, gây sóng gió khi bất ngờ bầu cho ông Cộng Hoà McDonnell làm thống đốc. Hai thượng nghị sĩ tiểu bang đều là Dân Chủ, trong đó có ông Jim Webb là cựu chiến binh Việt Nam có vợ gốc Việt tỵ nạn. Ông Webb lần này không ra tranh cử lại. Trước tranh luận đầu, TT Obama +5%, bây giờ theo Rasmussen, Romney thắng Obama 3%. TĐ Romney có nhiều hy vọng cuối cùng sẽ thắng. Báo Washington Post tại DC đã chính thức hậu thuẫn cho TT Obama dĩ nhiên, nhưng cũng kèm theo một danh sách dài những thiếu sót và sai lầm của ông.

MICHIGAN (16):

Đây là thủ phủ ngành sản xuất xe Mỹ, thành đồng của các nghiệp đoàn theo Dân Chủ. TT Obama đã thắng lớn với khác biệt hơn 16% năm 2008. Việc TT Obama khoe công đã cứu kỹ nghệ sản xuất xe hơi Mỹ đã có tác dụng lớn tại đây, nhưng không bảo đảm TT Obama sẽ thắng. Năm 2010, Michigan bầu Cộng Hòa làm thống đốc. Từ trước đến gần đây, không ai nghĩ TĐ Romney có chút hy vọng nào tại đây, mặc dù bố của ông là George Romney, đã từng là một thống đốc được cảm tình rất mạnh của dân Michigan. Trước tranh luận, TT Obama thắng với 10%. Sau tranh luận, theo Rasmussen, hai bên huề, khiến Michigan thành tiểu bang xôi đậu quan trọng. Báo Detroit News đã chính thức hậu thuẫn TĐ Romney.


WISCONSIN (10):

Đây cũng là một trong những thành đồng Dân Chủ, nơi mà sức mạnh của các nghiệp đoàn rất đáng kể. Nhưng gần đây, đã chuyển hướng khi bầu cho TĐ Cộng Hòa Scott Walker, là người đã ra một loạt luật bất lợi cho nghiệp đoàn, khiến họ kiếm đủ chữ ký đòi bầu lại thống đốc. Chiến thắng sau đó của TĐ Walker đã giảm ảnh hưởng của nghiệp đoàn rất nhiều. Đã vậy, việc lựa chọn dân biểu Paul Ryan của Wisconsin ra tranh cử phó tổng thống đã biến tiểu bang này thành ngang ngửa. Wisconsin đã bầu cho ứng viên tổng thống Dân Chủ từ hơn 20 năm qua. Trước tranh luận, TT Obama thắng với trung bình 8%. Bây giờ hai bên huề theo Rasmussen.

COLORADO (9):

Tiểu bang xôi đậu nằm trong ổ các tiểu bang bảo thủ theo Cộng Hòa trong vùng tây bắc Mỹ. Phần lớn nhờ vùng Denver-Aurora là nơi tập trung khá nhiều trường đại học, có khoảng hơn 20% dân gốc Nam Mỹ, và hơn 16% dân da mầu, là các khối hậu thuẫn TT Obama rất mạnh. Colorado gần đây thiên về phiá Dân Chủ mặc dù trước đây đã hai lần bầu cho TT Bush. Tầm quan trọng của Denver đã được khẳng định khi đảng Dân Chủ tổ chức đại hội tấn phong TNS Obama năm 2008 tại đây, cũng là nơi tổ chức cuộc tranh luận đầu giữa TT Obama và TĐ Romney đầu tháng vừa qua. Năm 2008, Obama thắng với 9 điểm. Trước tranh luận, TT Obama dẫn với 4%, bây giờ thì TĐ Romney đang thắng với 4%, theo Rasmussen.

IOWA (8):

Tiểu bang “Mỹ ruộng” tiêu biểu với canh nông là đầu máy kinh tế, gồm Mỹ trắng 96%, không có dân gốc Nam Mỹ, và 2% dân da đen. Nhưng lại cực kỳ quan trọng đối với TT Obama. Đầu năm 2008, Iowa, là tiểu bang có bầu sơ bộ đầu tiên, đã chọn TNS Obama, đưa đến thất bại bất ngờ thật đau cho bà Hillary Clinton. Chiến thắng của ông Obama đã tung tên tuổi của ông lên trang nhất tất cả các báo, đưa đến chiến thắng cuối cùng.

Chiến thắng của ông Obama khi đó cũng đã tốn khá nhiều giấy mực vì ông bị tố đã mánh mung, thủ đoạn để hạ bà Hillary, chẳng hạn như cho cả ngàn sinh viên tại tiểu bang hàng xóm gà nhà Illinois qua ghi tên học trá hình tại các trường đại học cộng đồng –community colleges- để có dịp tham gia hội thảo bầu sơ bộ trong nội bộ đảng Dân Chủ tại Iowa.

Từ hơn hai chục năm qua, bầu tổng thống Dân Chủ, ngoại trừ năm 2004 bầu cho TT Bush. Năm 2008, TNS Obama hạ McCain với hơn 10 điểm. Trước tranh luận, TT Obama thắng với hơn 4%, bây giờ vẫn dẫn trước, nhưng chỉ với 2%.

NEVADA (6):

Tiểu bang nhà của TNS Harry Reid, lãnh tụ khối đa số Dân Chủ tại Thượng Viện, nổi tiếng với thủ đô cờ bạc Las Vegas. Nevada được tiếng là “thính mũi” nhất, đã bầu cho tổng thống đắc cử liên tục từ năm 1912, chỉ hụt một lần duy nhất khi bầu cho ông Cộng Hòa Jerry Ford, bị thua ông Jimmy Carter. Hơn 20% dân là gốc Nam Mỹ, phần lớn phục dịch trong các khách sạn, nhà hàng và sòng bài, đều nằm trong các nghiệp đoàn ủng hộ TT Obama rất mạnh. Chưa kể khá nhiều di dân ở lậu. Đây cũng là tiểu bang với số dân khá lớn theo đạo Mormon, đạo của TĐ Romney, khoảng gần 12%. TT Obama đắc cử với hơn 10 điểm năm 2008. Trước tranh luận, TT Obama dẩn đầu với 6%, bây giờ vẫn thắng nhưng với 2% thôi.

Năm 2008, tất cả các tiểu bang trên đều bỏ phiếu cho TT Obama, nhưng tỷ lệ hậu thuẫn ông hiện nay đều giảm toàn diện. Các tiểu bang kỹ nghệ then chốt vùng Đại Hồ bị ảnh hưởng nặng của nạn thất nghiệp. Thành phần lao động da trắng đang bỏ đảng Dân Chủ để đặt hy vọng vào TĐ Romney. Khủng hoảng địa ốc vẫn còn nặng, và gần bốn năm sau, hàng ngàn nhà vẫn bị ngân hàng xiết, giá nhà vẫn chưa ngoi lên được bằng mức nợ. Nhất là tại Florida và Nevada.

Điểm đáng chú ý nhất là những tỷ lệ trước và sau cuộc tranh luận đầu giữa TT Obama và TĐ Romney cho thấy tranh luận đã là một đại họa thực sự cho tổng thống, khi các tỷ lệ hậu thuẫn đều rớt mạnh khắp nơi.

Riêng đối với cộng đồng tỵ nạn Việt thì theo tổ chức National Asian American Survey, 33% dân gốc Việt theo Cộng Hòa và 30% theo Dân Chủ. Năm 2008, ước lượng 50% cử tri gốc Việt bầu cho Obama (tỷ lệ thấp nhất trong các cộng động gốc Á), 48% bầu cho McCain, cao nhất, có thể vì liên hệ của McCain với cuộc chiến tại VN.

Năm nay, thăm dò cho thấy 24% ủng hộ Obama, 21% hậu thuẫn Romney, và 55% không có ý kiến hoặc chưa lựa chọn. Con số chưa quyết định 55% này phản ánh sự lo ngại đối với Obama nhưng vẫn dè dặt đối với Romney.

Trong tất cả các cộng đồng gốc Á, tỷ lệ coi TT Obama như “làm được việc” (job approval) thấp nhất với dân Phi (45%) và dân Việt (52%). Chỉ có 20% dân ta có quan điểm thuận lợi (favorability) với TT Obama, thấp nhất trong tất cả các cộng đồng gốc Á.

Cuộc thăm dò được thực hiện cuối tháng 9 vừa qua, với 425 người gốc Việt, không ghi rõ sinh sống ở đâu, do hai giáo sư đại học Princeton và Berkeley thực hiện.

Phần lớn dân gốc Việt tập trung tại Cali và Texas, nơi mà tiếng nói của chúng ta rất yếu. Dù hơn nửa triệu dân tỵ nạn từ San Jose tới San Diego, có bầu cho Cộng Hòa hết thì TT Obama vẫn thắng tại Cali. Ngược lại, dù mấy trăm ngàn dân tỵ nạn tại Texas từ Dallas xuống Houston có bầu hết cho TT Obama thì TĐ Romney vẫn thắng tại đây. Tuy nhiên, trong các khu tập trung như Bolsa, San Jose, và Bellaire tại Houston, tiếng nói của dân tỵ nạn cực kỳ quan trọng trong các cuộc bầu dân biểu, nghị sĩ cũng như các trách nhiệm địa phương khác. Tại Cali chẳng hạn, những người không ủng hộ TT Obama vẫn có thể bầu dân biểu, nghị sĩ Cộng Hòa để kéo tay TT Obama lại, hay tại Texas, những người ủng hộ TT Obama vẫn có thể bầu cho dân biểu, nghị sĩ Dân Chủ để giúp ông.

Nhưng tại hai tiểu bang xôi đậu, Florida và Virginia, dân tỵ nạn có ảnh hưởng lớn, khi hai bên hơn thua nhau khít nút. Chẳng hạn như năm 2000, TT Bush đắc cử với hơn 500 phiếu tại Florida trong khi cộng đồng Việt có hơn 50.000 người sống tại đây. Đây là hai tiểu bang mà lá phiếu của dân tỵ nạn sẽ có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng trong cuộc bầu tổng thống. Các tổ chức cộng đồng Việt cần tích cực vận động đồng hương đi bầu để chúng ta có tiếng nói xứng đáng hơn. (28-10-12)

Trả lời góp ý của độc giả:

Có một độc giả góp ý lo sợ ông Romney là “nhà giàu” không thể “hiểu được hoàn cảnh của các phó thường dân như chúng ta”, và khuyên kẻ viết này “suy nghĩ cho kỹ trước khi bênh vực một cách mù quáng” ông Romney. Trong lịch sử cận đại 100 năm nay của Mỹ, tất cả ứng viên tổng thống và phó của cả hai đảng đều là triệu phú, kể cả TT Obama (5,5 triệu đô, lợi tức năm 2009). Người duy nhất không phải triệu phú là TT Truman. Xuất thân nghèo nhất là mấy ông Cộng Hòa Eisenhower, Nixon, Reagan. Giàu nhất là các ông Roosevelt, Stevenson, Kennedy, Johnson, Kerry, Gore, Edwards, đều trong đảng “bênh nhà nghèo” Dân Chủ. Các ông còn lại đều thuộc hàng “trung lưu cao”, như luật sư, địa chủ, nghị sĩ, thống đốc, chưa ai xuống đến mức “phó thường dân như chúng ta”.

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
31/10/201216:44:13
Khách
Tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn:
-Maryland: 10 phiếu cử tri đoàn, dân số gốc Việt 26,000 trong số gần 6 triệu; ngả theo Dân Chủ
-Washington DC: 3 phiếu cử tri đoàn: 2,000/650,000; ngả theo Dân Chủ
-Virginia: 13 phiếu cử tri đoàn, 56,000/7,600,000: chưa biết ra sao, số phiếu Gốc Việt được vận động ráo riết,
giáo sư (Tâm Việt) Mguyễn Ngọc Bích cho Cộng Hoà
bác sĩ giáo sư y khoa đại học Quân Y Nguyễn Thể-Bình cho Dân Chủ
Sau ngày thứ ba Nov 6th, 2012 thì "định mệnh đã an bài"
31/10/201216:05:33
Khách
Làm tt 4 năm khiến đất nước nợ thêm 6 ức đôla ( 6 ngàn tỉ hay 6,000,000,000,000 ) mà không cần biết ai phải trả !!! ; tài sản khi nhậm chức khoảng 8 trăm ngàn đôla sau 4 năm "chợt" thành 13 triệu đôla!!! chia chác nhau ăn hút bằng thủ đoạn rót vào những loại "hố không đáy" như Solyndra rồi "tiền lại quả" chui trở vào túi obama! hay hoang phí tiền thuế dân đi du lịch rồi thêm vào cha mẹ anh chị em con cháu!!! Đối ngoại thì dân Mỹ cứ bị giết đều đều, ngoại trưởng ra ngoài thì ăn trứng thối,cà chua, giày dép... Bọn nâng bi thổi kèn lúc nhúc nhờ được cho ăn chửi bới mọi người!!! Khi nói đến bọn "sâu bọ lên làm người" cứ ngỡ chỉ có việt cộng nào ngờ nơi đây cũng lắm!!! Nhân đây xin cảm ơn đảng Cộng Hoà đã cho chúng tôi cuộc sống tốt đẹp nơi đây khi đã biểu quyết tiếp nhận những thuyền nhân tỵ nạn vào năm 1975 và tiếp tục cho đến sau này dù đảng dân chủ như joe biden và đồng bọn chống phá quyết định này cũng như phỉ nhổ, bôi nhọ, nhục mạ người Việt tỵ nạn lúc đó.
30/10/201221:25:08
Khách
xin hoi ong le cac ong ngheo thi co that long cho dan cho nuoc khong? va cac ong ngheo co ham tien khong?
ong da thay vi khi ong Obama da lam cho nuoc my 4 nam qua hay la mot tay noi lao chuyen nghiep va choi do
30/10/201219:52:14
Khách
Câu trả lời về những tổng thống xuất thân giàu nghèo của ông là một sự nguỵ biện trơ tráo.
Ông viết:
"Xuất thân nghèo nhất là mấy ông Cộng Hòa Eisenhower, Nixon, Reagan. "
Dùng chữ "Xuất thân nghèo ..." ông lấp liếm chuyện sau này họ làm ăn khá, hay thu nhập khá hơn, chứ nói kiểu này thì tại sao ông không kể rõ Lyndon Johnson, Bill Clinton, John Edwards, John Kerry, Obama đều xuất thân nghèo cả. Sau đó mói lập được sự nghiệp.
Trong số "5.5 triệu đô lợi tức năm 2009" của Obama, ông cũng không nói rõ đó là thu nhập từ 2 cuốn sách Dreams From My Father and The Audacity of Hope.
Ông không trả lời những xuất thân "đẻ bọc điều" của Bush "con", và Romney, cả 2 ông này, đều là quí tử cả.
Ông cũng lờ luôn những lời lẽ khinh miệt của Mitt Romney khi nói đến thành phần 47% trong đó hầu hết là đám dân tị nạn thuộc thế hệ thứ nhất của chúng ta.
Còn chuyện xuất thân nhà giàu, nhà nghèo thì không có quan trọng bằng chính sách quốc gia và xã hội của các ông chính trị gia trên.
Quan điểm cực kỳ bảo thủ của ông qua các bài viết làm người đọc tưởng ông là một anh red neck, christian ở miền Nam hay là một triệu phú. Ông khó có thể là cả hai.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.