PARIS - 1 ngày sau khi 1 tuần báo châm biếm trụ sở Paris đăng hí họa lấy đề tài tiên tri Muhammad, chính phủ Pháp quyết định xiết chặt an ninh với các sứ quán, lãnh sự quán, trung tâm văn hoá và trường học tại các nước có dân số đáng kể theo Hồi Giáo.
Chỉ mấy giờ sau khi tuần báo Charlie Hebdo phát hành, Bộ ngoại giao Pháp loan báo các phái bộ Pháp tại 20 nước tạm đóng cửa. Tại Tunisia và Ai Cập, lệnh đóng cửa thi hành sớm hơn - các trường học quốc tế dùng tiếng Pháp loan báo nghỉ cho đến ngày Thứ Hai.
Trong tuần qua, đã có khoảng 30 người thiệt mạng vì phản ứng bạo động của tín đồ Hồi Giáo tiếp theo phim "Innocence of Muslims" mà người Hồi Giáo thấy là xúc phạm tiên tri Muhammad.
Ngoại trưởng Laurent Fabius trả lời phỏng vấn cho hay ông tôn trọng quyền phát biểu ý kiến, ông thấy không có điểm gì khiêu khích, và nhấn mạnh: chính phủ Pháp không khuyến khích phổ biến những biếm họa, và ông hô hào lý do để vuợt qua.
Trong khi đó, biên tập viên Stephane Charbonnier của tuần báo nói nhà xuất bản không chịu trách nhiệm về quyết định đóng cửa các cơ sở ngoại giao và trường học - ông nhấn mạnh: quan điểm trong biếm họa đuợc bày tỏ theo luật của Pháp, giới hạn duy nhất là luật của Pháp và tuần báo bán ra trong nước. Ông nói thêm "Điều duy nhất đe dọa báo chí là tự kiểm duyệt.”
Thực tế đã đưa tới sự gia tăng những hô hào ra luật quốc tế để kết tội báng bổ tôn giáo. Không lâu sau khi đoàn biểu tình tấn công toà ĐS Hoa Kỳ tại Tunis tuần qua, lãnh tụ Rachid của phong trào Hồi Giáo Ennada (Tunisia) cũng đã nói tới chủ đề luật quốc tế quy tội báng bổ và yêu cầu LHQ làm việc này.
Theo ngoại trưởng Fabius, cần tránh các hình thức khiêu khích, nhưng việc đề phòng cũng là bất trắc, và nhấn mạnh: cá nhân phải đuợc bảo vệ.
Cố vấn pháp luật Clive Baldwin của Human Rights Watch phát biểu: đã có thảo luận vấn đề này tại LHQ từ hơn 1 thập niên mà không đi tới đâu, sau cùng tất cả quốc gia đồng ý không xét tới nữa. Tại cơ sở nghiên cứu Freedom House (New York), phó chủ tịch Arch Puddington cho rằng: cuộc nổi dậy tiếp theo "muà xuân Arap" thúc đẩy cuộc vận động luật quốc tế chống lại xúc phạm tín ngưỡng. Ông này nhắc nhở "vấn đề nền tảng là định nghĩa những yếu tố tạo thành báng bổ". Ông Baldwin cũng lưu ý "Nên nhớ rằng luật về xúc phạm sẽ đuợc xử dụng bởi phe có quyền chống lại những người vô quyền".
Chỉ mấy giờ sau khi tuần báo Charlie Hebdo phát hành, Bộ ngoại giao Pháp loan báo các phái bộ Pháp tại 20 nước tạm đóng cửa. Tại Tunisia và Ai Cập, lệnh đóng cửa thi hành sớm hơn - các trường học quốc tế dùng tiếng Pháp loan báo nghỉ cho đến ngày Thứ Hai.
Trong tuần qua, đã có khoảng 30 người thiệt mạng vì phản ứng bạo động của tín đồ Hồi Giáo tiếp theo phim "Innocence of Muslims" mà người Hồi Giáo thấy là xúc phạm tiên tri Muhammad.
Ngoại trưởng Laurent Fabius trả lời phỏng vấn cho hay ông tôn trọng quyền phát biểu ý kiến, ông thấy không có điểm gì khiêu khích, và nhấn mạnh: chính phủ Pháp không khuyến khích phổ biến những biếm họa, và ông hô hào lý do để vuợt qua.
Trong khi đó, biên tập viên Stephane Charbonnier của tuần báo nói nhà xuất bản không chịu trách nhiệm về quyết định đóng cửa các cơ sở ngoại giao và trường học - ông nhấn mạnh: quan điểm trong biếm họa đuợc bày tỏ theo luật của Pháp, giới hạn duy nhất là luật của Pháp và tuần báo bán ra trong nước. Ông nói thêm "Điều duy nhất đe dọa báo chí là tự kiểm duyệt.”
Thực tế đã đưa tới sự gia tăng những hô hào ra luật quốc tế để kết tội báng bổ tôn giáo. Không lâu sau khi đoàn biểu tình tấn công toà ĐS Hoa Kỳ tại Tunis tuần qua, lãnh tụ Rachid của phong trào Hồi Giáo Ennada (Tunisia) cũng đã nói tới chủ đề luật quốc tế quy tội báng bổ và yêu cầu LHQ làm việc này.
Theo ngoại trưởng Fabius, cần tránh các hình thức khiêu khích, nhưng việc đề phòng cũng là bất trắc, và nhấn mạnh: cá nhân phải đuợc bảo vệ.
Cố vấn pháp luật Clive Baldwin của Human Rights Watch phát biểu: đã có thảo luận vấn đề này tại LHQ từ hơn 1 thập niên mà không đi tới đâu, sau cùng tất cả quốc gia đồng ý không xét tới nữa. Tại cơ sở nghiên cứu Freedom House (New York), phó chủ tịch Arch Puddington cho rằng: cuộc nổi dậy tiếp theo "muà xuân Arap" thúc đẩy cuộc vận động luật quốc tế chống lại xúc phạm tín ngưỡng. Ông này nhắc nhở "vấn đề nền tảng là định nghĩa những yếu tố tạo thành báng bổ". Ông Baldwin cũng lưu ý "Nên nhớ rằng luật về xúc phạm sẽ đuợc xử dụng bởi phe có quyền chống lại những người vô quyền".
Gửi ý kiến của bạn