Không để cho quan khách đủ thời gian lấy lại nhịp tim đập, võ sư Trần Phương lại giới thiệu một bài quyền khác do võ sư Philip biểu diễn. Chàng võ sinh đẹp trai, cao gầy vóc dáng thư sinh với đôi kiến cận, đã gây ngạc nhiên với các đường côn mãnh liệt và hiểm hóc. Ra chiêu dài, thu chiêu ngắn, kèm theo song phi cước. Võ su Philip đã triển khái đẹp đẻ các nét uy mãnh của bài quyền độc đáo này
Sau đó là phần nói chuyện của giáo sư Hà Huyền Thanh – đương kiêm Chủ tịch Tổng hội Phát triển Võ thuật Thế giới. Ông nói về những kỷ niệm gắn bó với môn phái Kiến An, với thầy Nguyễn Lâm. Ông nói về tinh thần thượng võ, và tài năng, trí tuệ cũng như đạo đức cần có của võ sinh, cho một tương lai của nền võ học Việt Nam mai sau. Đặc biệt phần phát biểu cảm tưởng của võ sư Hồ Đại Lượng . Ông nói về kinh nghiệm bản thân đã hấp thụ được từ võ sư chưởng môn Nguyễn Lâm qua triết lý của hai chữ - "Nhẫn và Khiêm" . Nhẫn là nhẫn nại, nhẫn nhục chịu đựng gian khổ để mong đạt được mục đích tối hậu . Khiêm là khiêm tốn, khiêm nhường, không khoe khoan tự kiêu, để tiếp tục học hỏi phát huy. Và đặc sắc nhất là những câu thơ mà cựu Đại tá Pháo binh Đặng Nguyên Phả đã đọc để tặng cho võ ư Nguyễn lâm và môn phái Kienando . Những câu thơ nói về sự dấn thân, phát huy tinh hoa của dân tộc của môn phái, và các thành quả đã đạt được . Võ sư Nguyễn Lâm cũng đã ứng khẩu dịch các câu thơ này ra Anh ngữ cho các quan khách thưởng lảm .
Tiếp theo là một pha biểu diễn tuyệt đẹp của các võ sư Kienando. Gồm Hồng Ngọc Đại Nghĩa, Andrew, Vivian, Alan và Tommy Ngô. Nam quyền Bắc cước, là câu truyền tụng trong giới võ lâm. Bắc phái sở trường về đòn đá chân. Nam phái chuyên về quyền tay. Riêng Kienando tổng hợp các tinh hoa của nghệ thuật chiến đấu, nên quyền cước đều được chuyên chú tập luyện. Các võ sư nói trên đã biểu diễn các chiêu cước khác nhau. Từ một Bàng Long cước (đá ngang) mạnh mẽ. Một Câu Liêm cước (đá móc câu) đẹp mắt. Một Kim Tiêu cước (đá thẳng) độc địa. Một Song Phi cước đẹp như rồng bay. Một Phi Lôi cước (đá bay ngược) đầy tính bất ngờ, có sức công phá khủng khiếp do Đại Nghĩa với tốc độ sấm bay, và một Phi Long cước (đá bay ngang) tuyệt vời mà võ sư Lý Tiểu Long (con rồng nhỏ màn bạc Hồng Kông) đã vang tiếng một thời qua các bộ phim võ thuật. Các võ sư, võ sinh thi triển cước thật gọn gàng, thần tốc và đầy sức dũng mảnh. Quan khách vỗ tay ầm ĩ thán phục. Đây có thể nói là một trong các phần biểu diễn đẹp mắt nhất hôm nay.
“Phương Dực quyền” do bốnvõ sinh biểu diễn. Đây là các đòn cùi chỏ nổi tiếng của môn võ Tây Sơn Bình Định. Sở trường với các đòn đánh chỏ, lên gối, giựt gót. Các đường võ gia truyền này đã từng đánh tan tác quân nhà Thanh mấy trăm năm trước.
Hai võ sinh, đã thi triển bài quyền “Lưỡng Tiết côn” khiến ta nhớ lại hình ảnh của một “Lý tam cước” Lý Tiểu Long, con rồng nhỏ màn bạc Hồng Kông của những năm 1970, khi trước với côn nhị khúc. Đây là một binh khí phổ cập, độc đáo của dân quê khi xưa dùng chống lại bọn thảo khấu, thổ phỉ.
Trong sự chờ đợi của khán giả, màn song đấu tự do được bắt đầu với hai võ sinh bé tí (khoảng 6, 7 tuổi) . Haii em còn mang đai tím, nhưng đã có kỹ thuật vững vàng do các võ sư truyền dạy. Hai em vận dụng quyền cước tổng hợp và tạo nên các pha gây cấn với những tiếng kêu bôm-bốp mạnh mẽ của găng tay đấm vào giáp trụ (bảo vệ thân thể). Giữa một hiệp đầu, trong khi hai em ngồi nghĩ xã hơi (có cả các đàn anh, chị võ sư xoa bóp và cho nước… như một võ đài thật sự. Thì võ sư Trần Phương lại cho bắt đầu một một màn biểu diễn khác. Bốn võ sinh biểu diễn bài “Tứ Trụ quyền” thật nhịp nhàng và đẹp mắt. Rồi năm võ sinh khác trong bài “Phượng Dực quyền” thật dũng mảnh, cương nhu hòa hợp trong bài quyền này .
Màn song đấu tự do mà mọi người mong đợi đã đến. Hai huấn luyện viên (võ sĩ hạng trung nếu tính theo võ đài quốc tế, 140 -150 pound). Hai võ si đã giao đấu thật dữ dội và tuyệt đẳng (như hai võ sĩ trong chương trình Ultimate Fighting Championship (UFC). Nhưng có quy cũ, và kỷ luật hơn, vì không có màn ôm nhau đánh đô vật).
Luôn luôn trong các cuộc biểu diễn võ thuật, màn thi triển ngạnh công là phần độc đáo và lý thú nhất. Võ sư Philip Nguyễn đã biểu diễn công phá, đá chẻ gót bể ba tấm gỗ dày, và phi thân đá gẩy một chồng ván trên cao. Đồng thời thi triển tuyệt chiêu Phi Long cước bay qua chướng ngại vật để đá gẩy đôi 3 tấm ván dày.
Không kém phần lợi hại, một võ sư kienando dùng tay không chặt gẩy 3 tấm ván dày chồng lên nhau. Rồi dùng cùi chỏ đánh tan một chồng ván khác. Mọi người trầm trồ thán phục. Không thiếu kẻ thè lưỡi, lắc đầu, kinh ngạc trước sức mạnh và cứng rắn của đôi tay trần của hai võ sư mảnh khảnh đó. Tất cả kết quả là do sự khổ luyện dưới sự hướng dẫn của các võ sư huấn luyện viên, và đích thân từ võ sư chưởng môn Nguyễn Lâm.
Phần thăng đai bắt đầu cho các võ sinh cấp thấp và dần lên cao. Các phụ huynh học sinh đã được mời lên để tận tay trao bằng cấp và phong đai mới cho các con em của mình. Các quan khách hiện diện cũng được mời trao bằng và phong đai cho các võ sinh các cấp. Một hình ảnh gây xúc cảm là bốn võ sinh sau khi được thăng ngạch, đã đọc những lời tuyên thệ trung thành với môn phái thật cảm đông.
Trời muộn chiều, nhưng mặt trời vẫn chưa đem đi hết sức nóng của một cuối tuần hè. Võ sư chưởng môn Nguyễn Lâm mời quan khách liên hoan một buổi tiệc nho nhỏ nhưng đầy tình thân đồng hương. Khách xa, khách gần cùng ngồi gần lại với nhau, tay dĩa thức ăn tay ly nước ngọt, trò chuyện không dứt.
Mỗi năm một lần, ngày lễ hôi truyền thống của Kienando như kéo mọi người lại gần với nhau thêm. Bỏ qua những tỵ hiềm, đố kỵ trong đời sống vất vả nơi đây, người Việt đồng hương cùng ngồi lại nhau cho tình thân thêm gắn bỏ, cởi mở. Và cùng lo cho một tương lai của thế hệ trẻ Việt nam nơi hải ngoại được thấm nhuần đạo lý, văn hóa và tinh hoa nghệ thuật của giòng giống Việt Nam.
Bốn mươi năm đã trôi qua trong lịch sử nước nhà dân tộc. Bốn mươi năm tiếng sóng Sầm Sơn, Kiên An, vẫn vang dội đến hải ngoại ngày nay. Từ một vị võ sư trẻ tuổi, cương nghị, nay là một lão chưởng môn uy nghi, đạo mạo - Võ sư Nguyễn Lâm đã có một cơ đồ võ thuật vững chắc trong tay, qua các vị phó chưởng môn, và qua các đại đồ tài năng, nhiệt huyết nơi hải ngoại, và một võ đường đầy ắp những võ sinh với tuổi trẻ, thông minh, tài lực...chắc chắn sẽ đưa võ phái Kienando thêm tên tuổi, vang danh bốn bể trong tương lai về sau.
Link xem thêm hình ảnh buổi lễ Kiando 7/15/2012:
http://s1135.photobucket.com/albums/m626/charliele92/kienando%207_15_2012/?albumview=slideshowHè tháng bảy, 2012
Phong Vũ