Hôm nay,  

Đêm Ngắm Sao Trời

07/07/201200:00:00(Xem: 10102)
Cuối tuần qua chúng tôi đi cắm trại. Cùng với hơn chục gia đình bạn bè quen biết. Tất cả chừng 50 người lớn bé.

Lake Don Pedro cách San Jose 130 dặm. Đi qua ngả Manteca và Oakdale theo xa lộ 120 và 108 là tiện hơn cả. Qua những thị xã nhỏ, với nhiều vườn cây trái hai bên vì thế quãng đường từ San Francisco hay San Jose lên đây tốn gần 3 giờ lái xe.

Quanh hồ là vùng đá và đất đỏ. Triệu triệu năm trước nước ngập cao đến chục mét hơn mực nước hiện nay. Bên đường, dấu tích của thời gian còn in rõ một vạch ngang trên những ngọn đồi. Có lẽ trước đây nơi này là vùng đồng bằng phì nhiêu sau kỉ nguyên băng tan. Nay chỉ còn những đồng cỏ, trơ đá.

Con đường quanh co này, có chỗ lên xuống bồng bềnh mà tôi đã lái xe qua nhiều lần để lên công viên quốc gia Yosemite hay khu trượt tuyết Dodge Ridge. Hai chục năm về trước, lần đầu tiên đi qua vào một tối mùa đông, trời lại mù sương nên tâm trạng cũng hơi lo không biết bao giờ đến nơi. May là đường không giốc và khúc khuỷu như đường lên Lake Tahoe. Qua Sonora mới yên lòng vì đây là một thị trấn nhỏ, có đèn cửa hàng, cây xăng, khách sạn.

Mùa hè quanh đây toàn cỏ khô. Nếu đi qua vào lúc chớm xuân sau một mùa đông nhiều mưa sẽ thấy thấp thoáng hoa dại mọc trên những cánh đồng. Một phong cảnh thật dễ thương.
buivanphu_20120706_camping_h01_dungleu
Chuẩn bị lều ngủ qua đêm.
Khi còn cách Sonora chừng 15 dặm, rẽ phải vào liên tỉnh lộ J.59, đi chừng 10 dặm đường là tới bờ hồ Don Pedro.

Đi qua những con đường hoang vắng được trải nhựa, hai bên không có gì và thỉnh thoảng thấy dấu chỉ cho biết đó là khu vực dành cho người da đỏ, tôi thường thắc mắc việc mở đường xuyên suốt thế này có nhằm mục tiêu kinh tế hay là chính sách chung của Hoa Kỳ để giúp người da đỏ, là những cư dân nguyên thủy sống lâu đời nhất trên phần đất này, tiếp cận với đời sống văn minh.
Lake Don Pedro mới được các bạn lo tổ chức biết đến. Hồ rộng, nước trong và việc chơi thuyền không bị giới hạn như một vài hồ gần San Jose mà chúng tôi đã đến chơi. Chuyến đi cắm trại này đoàn mang theo một thuyền lớn, chở được 12 người, một thuyền mũi nhọn cao tốc chở được 4 người và 3 jetski.

Đi cắm trại là dịp để xa thành phố, được gần với thiên nhiên hơn, tạo cho con em cơ hội học hỏi ít nhiều kỷ năng sống ngoài trời. Trong đoàn, có nhiều em đã được cha mẹ cho tham gia sinh hoạt hướng đạo với các đoàn Chi Lăng, Ra Khơi, Bách Việt mà nhiều gia đình ở San Jose đã biết, vì thế việc dựng trại các em đã nhuần nhuyễn. Đến nơi, dựng lều, ổn định chỗ ngủ chỉ trong chừng nửa giờ. Em nào ít tham gia sinh hoạt thì có dịp học hỏi lẫn nhau.

Với kỹ thuật vẽ kiểu, làm mẫu từ công ti Mỹ, với may gia công từ Trung Quốc, ngày nay sắm một bộ đồ nghề đi trại không phải là khó. Lều, nệm hơi, thêm vài chiếc ghế nữa giá tổng cộng chưa tới 100 đô-la, đủ cho gia đình bốn người có nơi ngủ về đêm, có ghế ngồi chơi ban ngày.

Đồ ăn thức uống không thiếu. Bếp ga xách tay, bếp lớn cũng có và những nơi cắm trại đều có chỗ để nướng BBQ nên tha hồ nấu nướng.
buivanphu_20120706_camping_h02_luatrai
Đêm về vui chơi quanh bếp lửa.
Buổi tối đầu tiên không nấu gì nhiều, chỉ có bánh mì kẹp thịt làm sẵn và mì gói. Một gia đình đã đi trại nhiều lần mang theo vài chục vịt lộn, luộc ngay tại chỗ cho người lớn nhâm nhi. Với margarita.


Đã đi picnic cũng như tham gia sinh hoạt trại nhiều lần với các nhóm bạn khác nhau, tôi quan sát thấy có những món nhậu mà người Việt, dù đã sống xa quê hương mấy chục năm cũng không thể thiếu. Như vịt lộn, bê thui. Đi đâu cũng mang theo với đầy đủ rau răm, muối tiêu, tương hay nước mắm gừng.

Hột vịt lộn là đồ nhậu mà người Mỹ nếu được mời sẽ lắc đầu từ chối ngay. Còn chúng tôi, không chỉ người lớn nhậu món này, một số trẻ em sinh ra ở Mỹ cũng thích thưởng thức như cha mẹ. Đúng là mọi thứ đều đến từ gia đình. Các em sẽ thích hamburger, hot dog là điều thường tình vì đời sống xã hội Mỹ như thế, nhưng nếu được cha mẹ cho ăn cơm, phở, những món canh, món xào hay món nhậu Việt thì dần các em cũng sẽ quen. Tôi biết một gia đình thích ăn bún bò Huế có tiết heo trong đó. Một em nhỏ lên năm, không muốn ăn và hỏi đó là gì, bà nội trả lời: “sô-cô-la”. Thế là cháu ăn ngay và khen ngon. Đến giờ vẫn thích ăn.
buivanphu_20120706_camping_h03_luotsong
Ban ngày lướt sóng.
Ăn vịt lộn, uống margarita là một tổng hợp mới với tôi, vì trước giờ chỉ nhậu món này với bia là tới bến. Tôi hỏi các bạn, người Phi hay người Việt ăn vịt lộn (balut) là thường, còn người Mễ có nhậu món này không? Hỏi thế vì mới đây đi chơi Little Saigon ở Quận Cam, thấy bảng hiệu Vịt lộn Long An treo cao gần khu Phước Lộc Thọ và có ghi cả tiếng Mễ. Các bạn cho biết người Mễ ở California ngày nay đã biết món này, có người cũng nhậu tới bến không thua gì người Việt.

Sau cơm tối là lửa trại. Đám trẻ con thích ăn marshmallow cắm que nướng với sô-cô-la, kẹp bánh qui. Gần đến ngày Lễ Độc lập nên mang pháo bông ra đốt. Người lớn ngồi kể chuyện cho nhau nghe. Vui buồn quê người, chuyện quê nhà. Khuya mới vào lều ngủ.

Đêm thật yên tĩnh. Trăng lên từ chiều đang sắp tàn ở hướng tây. Chùm đại hùng tinh hiện rõ trên bầu trời.

Mọi người đang ngủ bỗng bị đánh thức dậy bởi tiếng la khóc: “Con muốn về ngủ với mẹ.”
buivanphu_20120706_camping_h04_banhmivitlon
Ăn tối có bánh mì, có hột vịt lộn để nhậu.
Bé gái lên tám hồi tối ngồi vui đùa với các chú cô. Em mang những câu đố học được từ trường ở Việt Nam ra thử người lớn, có bạn trêu chọc em là “Cháu ngoan Bác Hồ” nhưng em ngoay ngoảy phản đối. Nghe em đố vui, kể chuyện đã cho chúng tôi những trận cười vui suốt buổi tối. Nhưng cả đêm em không ngủ mà la khóc đòi về với mẹ.

Dịp hè em được mẹ cho đi theo qua Mỹ để tham gia summer camp. Ban ngày đi học, đi tham quan nhiều nơi, nhưng tối vẫn về với mẹ. Em chưa một lần xa gia đình, hôm nay theo chú đi trại lần đầu. Đêm về nhớ mẹ la khóc suốt đêm làm nhiều người mất ngủ. Không ai dỗ được.

Tôi tỉnh giấc. Tìm đèn pin đi tiểu. Trăng đã tàn để lại trên bầu trời hằng hà sa số ánh sao lấp lánh.
buivanphu_20120706_camping_h05_thitkhoduagia
Cơm trại không thiếu thức ăn Việt như thịt kho dưa giá.
Ngày còn bé đi học, nghe thày cô nói sao trên trời như cát dưới biển là điều khó tin. Sống ở thành phố lung linh ánh điện chẳng bao giờ thấy được bầu trời nhiều sao như đêm nay.

Tôi chăm chăm ngó trời, ngó những ngôi sao cách xa trái đất có đến nhiều triệu năm ánh sáng. Vũ trụ bao la, không cùng và con người quả thực là một sinh vật vô cùng bé nhỏ trong chốn càn khôn.

© 2012 Buivanphu.wordpress.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.