Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Ðề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ.
Sau khi bị giam giữ một năm sáu tháng ở nhà tù tiểu bang, anh Nguyễn Ðức được chuyển đến một nhà tù liên bang ở tiểu bang Arizona, là một trong những "nhà tù của sở di trú". Ông chánh án di trú ở đây nói rằng vì anh đã phạm tội hai lần nên anh khó có thể được tại ngoại hoặc được ra tranh cãi thành công tại tòa. Cuối cùng, anh Ðức quyết định tự nguyện xin được trục xuất về Việt Nam sau khi ở nhà tù liên bang 5 tháng trời.
Anh Đức và hai người Việt bị trục xuất khác được ba viên chức của chính phủ liên bang áp tải cùng bay sang phi trường quốc tế San Francisco và lại chuyển tiếp sang một phi cơ thương mại cùng bay sang Nhật, rồi cùng hạ cánh xuống phi trường Tân Sơn Nhất, Việt Nam. Tại phi trường này, các viên chức chính phủ Hoa Kỳ đã chuyển giao anh Ðức và hai người khác cho các nhân viên nhà nước Việt Nam. Các nhân viên này đưa cho anh Ðức một tờ giấy ghi sẵn yêu cầu anh phải trình diện hai tháng một lần và một tờ giấy xin tạm trú tạm vắng. Ðây là những giấy tờ cần thiết để sau này anh có thể hợp lệ xin Hộ Khẩu và thẻ Chứng Minh Nhân Dân trong tương lai.
Sau ba lần trình diện phòng công an và phải viết những bản báo cáo kể lại chi tiết tất cả sinh hoạt cá nhân trong những tháng qua, anh Ðức được miễn trình diện phòng công an. Nhưng thay vào đó, công an đã đến tận nhà anh để kiểm tra đời sống của anh mỗi năm một lần. Mọi việc rồi cũng trôi qua đời sống của anh nhanh chóng. Nhưng vì một vài lý do nào đó, hai người cùng bị trục xuất đã không hề liên lạc với anh dù anh đã trao đổi với họ số điện thoại và địa chỉ tại phi trường.
Tháng Bảy năm 2011, anh Ðức lấy vợ và vợ anh hiện đang chuẩn bị sinh đứa con đầu tiên. Anh Ðức cũng đã kể cho vợ anh nghe những lầm lỡ của anh đã đẩy anh vào bóng tối của nhà giam như thế nào. Cuối cùng là bị trục xuất về lại quê hương Việt Nam. Vợ anh chia sẻ những bước gãy đổ trong cuộc đời của anh và tin rằng trời đất đã định phận cho mọi người. Và anh Ðức gánh nhận nghiệp quả của mình và cố gắng vươn tới tương lai. Anh mới 32 tuổi và tương lai còn rất dài trước mặt. Anh nguyện rằng nếu có cơ hội được chọn lựa, anh rất mong được sống vượt qua những lầm lỗi và trở thành một người có ích cho xã hội.
Thỉnh thoảng anh Ðức liên lạc với một số bạn tù xưa, những người từng sống chung với anh ở "nhà tù sở di trú", những người vẫn bị giam giữ ở tiểu bang Arizona và đang cố gắng đạt thắng lợi biện hộ với tòa di trú. Có vào khoảng 6.000 người Việt đang chờ bị trục xuất và những người này nhập cảnh Hoa Kỳ sau ngày 12 tháng Bảy năm 1995. Cho đến nay vẫn chưa có tin tức chính xác nào cho biết đã có bao nhiêu người Việt đã bị trục xuất trong nhóm đầu tiên. Nhóm thứ hai, những người nhập cảnh Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng Bảy năm 1995, cũng sẽ trải qua thủ tục trục xuất sau khi nhóm thứ nhất bị hồi hương về Việt Nam.
Anh Nguyễn Ðức cho biết, từ đáy lòng, anh rất mong muốn một ngày nào đó có thể đưa cả gia đình anh trở lại sống trọn đời trên nước Mỹ, nơi của cơ hội vươn lên với những ước mơ và tràn đầy hy vọng. Anh đang có một hồ sơ bảo lãnh. Khi hồ sơ đến ngày đáo hạn, anh sẽ có thể nộp đơn xin chiếu khán di dân và đơn xin miễn trừ (những việc lỗi lẫm cũ) của anh. Nếu mọi việc diễn tiến tốt đẹp, anh sẽ được tái đoàn tụ với cha và anh chị em ruột của anh tại Hoa Kỳ.
Hỏi Đáp Di Trú
Hỏi: Những người phạm tội bị sở di trú câu lưu như anh Nguyễn Đức, nếu không tình nguyện trở về Việt Nam, thì phải đối phó ra sao với sở di trú?
Đáp: Có một số chọn phương cách nhờ luật sư xin đóng tiền thế chân tại ngoại để tiến hành thủ tục biện hộ trước tòa án di trú. Nếu thủ tục này bị từ chối, luật sư của đương sự có thể tiến hành thủ tục tranh tụng trong khi đương sự vẫn bị giam giử trong tù. Một số khác chọn cách thỏa thuận bị trục xuất để tại ngoại trình diện theo một định kỳ nào đó với sở di trú, trong lúc chờ thủ tục trục xuất về Việt Nam.
Hỏi: Có phải những người bị trục xuất về Việt Nam sẽ không có cơ hội xin trở lại Hoa Kỳ không?
Đáp: Tùy theo tội trạng và điều kiện có hợp lệ để xin thủ tục miễn gỉam hay không. Nói một cách khác, một người đã từng bị trục xuất, tức đã từ bỏ mọi quyền hạn tranh tụng trước tòa án Mỹ, hoặc đã không đạt thắng lợi trong những phiên tòa biện hộ, thì sẽ có ít cơ hội thành công xin trở lại Hoa Kỳ.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Sau khi bị giam giữ một năm sáu tháng ở nhà tù tiểu bang, anh Nguyễn Ðức được chuyển đến một nhà tù liên bang ở tiểu bang Arizona, là một trong những "nhà tù của sở di trú". Ông chánh án di trú ở đây nói rằng vì anh đã phạm tội hai lần nên anh khó có thể được tại ngoại hoặc được ra tranh cãi thành công tại tòa. Cuối cùng, anh Ðức quyết định tự nguyện xin được trục xuất về Việt Nam sau khi ở nhà tù liên bang 5 tháng trời.
Anh Đức và hai người Việt bị trục xuất khác được ba viên chức của chính phủ liên bang áp tải cùng bay sang phi trường quốc tế San Francisco và lại chuyển tiếp sang một phi cơ thương mại cùng bay sang Nhật, rồi cùng hạ cánh xuống phi trường Tân Sơn Nhất, Việt Nam. Tại phi trường này, các viên chức chính phủ Hoa Kỳ đã chuyển giao anh Ðức và hai người khác cho các nhân viên nhà nước Việt Nam. Các nhân viên này đưa cho anh Ðức một tờ giấy ghi sẵn yêu cầu anh phải trình diện hai tháng một lần và một tờ giấy xin tạm trú tạm vắng. Ðây là những giấy tờ cần thiết để sau này anh có thể hợp lệ xin Hộ Khẩu và thẻ Chứng Minh Nhân Dân trong tương lai.
Sau ba lần trình diện phòng công an và phải viết những bản báo cáo kể lại chi tiết tất cả sinh hoạt cá nhân trong những tháng qua, anh Ðức được miễn trình diện phòng công an. Nhưng thay vào đó, công an đã đến tận nhà anh để kiểm tra đời sống của anh mỗi năm một lần. Mọi việc rồi cũng trôi qua đời sống của anh nhanh chóng. Nhưng vì một vài lý do nào đó, hai người cùng bị trục xuất đã không hề liên lạc với anh dù anh đã trao đổi với họ số điện thoại và địa chỉ tại phi trường.
Tháng Bảy năm 2011, anh Ðức lấy vợ và vợ anh hiện đang chuẩn bị sinh đứa con đầu tiên. Anh Ðức cũng đã kể cho vợ anh nghe những lầm lỡ của anh đã đẩy anh vào bóng tối của nhà giam như thế nào. Cuối cùng là bị trục xuất về lại quê hương Việt Nam. Vợ anh chia sẻ những bước gãy đổ trong cuộc đời của anh và tin rằng trời đất đã định phận cho mọi người. Và anh Ðức gánh nhận nghiệp quả của mình và cố gắng vươn tới tương lai. Anh mới 32 tuổi và tương lai còn rất dài trước mặt. Anh nguyện rằng nếu có cơ hội được chọn lựa, anh rất mong được sống vượt qua những lầm lỗi và trở thành một người có ích cho xã hội.
Thỉnh thoảng anh Ðức liên lạc với một số bạn tù xưa, những người từng sống chung với anh ở "nhà tù sở di trú", những người vẫn bị giam giữ ở tiểu bang Arizona và đang cố gắng đạt thắng lợi biện hộ với tòa di trú. Có vào khoảng 6.000 người Việt đang chờ bị trục xuất và những người này nhập cảnh Hoa Kỳ sau ngày 12 tháng Bảy năm 1995. Cho đến nay vẫn chưa có tin tức chính xác nào cho biết đã có bao nhiêu người Việt đã bị trục xuất trong nhóm đầu tiên. Nhóm thứ hai, những người nhập cảnh Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng Bảy năm 1995, cũng sẽ trải qua thủ tục trục xuất sau khi nhóm thứ nhất bị hồi hương về Việt Nam.
Anh Nguyễn Ðức cho biết, từ đáy lòng, anh rất mong muốn một ngày nào đó có thể đưa cả gia đình anh trở lại sống trọn đời trên nước Mỹ, nơi của cơ hội vươn lên với những ước mơ và tràn đầy hy vọng. Anh đang có một hồ sơ bảo lãnh. Khi hồ sơ đến ngày đáo hạn, anh sẽ có thể nộp đơn xin chiếu khán di dân và đơn xin miễn trừ (những việc lỗi lẫm cũ) của anh. Nếu mọi việc diễn tiến tốt đẹp, anh sẽ được tái đoàn tụ với cha và anh chị em ruột của anh tại Hoa Kỳ.
Hỏi Đáp Di Trú
Hỏi: Những người phạm tội bị sở di trú câu lưu như anh Nguyễn Đức, nếu không tình nguyện trở về Việt Nam, thì phải đối phó ra sao với sở di trú?
Đáp: Có một số chọn phương cách nhờ luật sư xin đóng tiền thế chân tại ngoại để tiến hành thủ tục biện hộ trước tòa án di trú. Nếu thủ tục này bị từ chối, luật sư của đương sự có thể tiến hành thủ tục tranh tụng trong khi đương sự vẫn bị giam giử trong tù. Một số khác chọn cách thỏa thuận bị trục xuất để tại ngoại trình diện theo một định kỳ nào đó với sở di trú, trong lúc chờ thủ tục trục xuất về Việt Nam.
Hỏi: Có phải những người bị trục xuất về Việt Nam sẽ không có cơ hội xin trở lại Hoa Kỳ không?
Đáp: Tùy theo tội trạng và điều kiện có hợp lệ để xin thủ tục miễn gỉam hay không. Nói một cách khác, một người đã từng bị trục xuất, tức đã từ bỏ mọi quyền hạn tranh tụng trước tòa án Mỹ, hoặc đã không đạt thắng lợi trong những phiên tòa biện hộ, thì sẽ có ít cơ hội thành công xin trở lại Hoa Kỳ.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Gửi ý kiến của bạn