Orange County, CA- Trong những ngày qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã quang lâm và thuyết giảng cho cư dân vùng Nam California. Đặc biệt hôm Thứ Sáu 20-4-2012, tại thành phố Long Beach, Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Lou Correa, với tư cách đại diện cho toàn thể cử tri của ông tại Quận Cam, nhất là cho những người dân đã từng chịu áp bức, tù đày dưới chế độ Cộng Sản, đã hân hạnh được đến viếng thăm và kính dâng lên Ngài bản nghị quyết Tán Dương Công Đức của Thượng Viện California trong buổi sáng Thứ Sáu 20- 4-2012.
Với sự ngưỡng mộ trước công đức cao dày của Đức Đạt Lai Lạt Ma từ bao lâu nay, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa phát biểu- “Tôi rất xúc động và hãnh diện khi được có dịp viếng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma, một biểu tượng cho đạo đức cao cả, tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, bền bĩ cho quyền tự do của người dân Tây Tạng và nền hoà bình cho mọi người trên toàn thế giới. Đây là một cơ hội rất quý báu để chúng ta bày tỏ niềm kính phục, yêu mến đối với Ngài và lắng nghe những lời huấn từ tốt đẹp của Ngài cho con đường đấu tranh bảo vệ nhân quyền và tự do dân chủ của chúng ta hiện nay.”
Sau buổi viếng thăm riêng vào đầu giờ buổi sáng, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa cùng tham dự buổi họp của Đức Đạt Lai Lạt Ma dành cho giới truyền thông báo chí của Quận Cam, bao gồm hơn 50 tờ báo, đài truyền hình và đài truyền thanh. Trong buổi này, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa sẽ đại diện Thượng Viện California kính trao lên Đức Đạt Lai Lạt Ma bản nghị quyết tôn vinh công đức lớn lao của Ngài. Bản tôn vinh này do Thượng Nghị Sĩ Lou Correa soạn thảo, đệ trình và đã được Quốc Hội đồng thuận thông qua.
Sau đây là bản dịch nguyên văn nghị quyết tôn vinh công đức Đức Đạt Lai Lạt Ma:
NGHỊ QUYẾT TÁN DƯƠNG CÔNG ĐỨC
Do Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, địa hạt 34, kính gửi đến:
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
XÉT RẰNG, Ngài sinh tại Taktser, Amdo, miền Đông Bắc Tây Tạng, tên là Lhamo Dhondup, nay được mọi người biết đến là Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã được sinh ra trong một gia đình nông dân, và ngay từ năm 2 tuổi, ngài đã được nhận biết là sự tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13, Thubten Gyatso; và
XÉT RẰNG, năm 6 tuổi, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bắt đầu chương trình tu học của ngài bao gồm những môn luận lý, nghệ thuật và văn hóa của người Tây Tạng, tiếng Phạn, Y khoa và Triết Học Phật Giáo; và
XÉT RẰNG, Vào năm 1954, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viếng thăm Bắc Kinh để nói chuyện hòa bình với Mao Trạch Đông và rồi sau đó bị ép phải thoát đi lưu vong trong suốt thời kỳ đất nước Tây Tạng bị đàn áp ở Lhasa bởi quân đội Trung quốc; và
XÉT RẰNG, Vào năm 1959, ở tuổi 23, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dự kỳ thi cuối cùng của ông tại Chùa Jokhang Temple ở Lhasa và đã đậu với hạng danh dự và đã được cấp bằng the Geshe Lharampa, mức bằng cao nhất tương đương với bằng tiến sĩ Triết học Phật Giáo; và
XÉT RẰNG, Từ khi có sự xâm lăng của quân đội Trung Quốc, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kháng nghị lên Liên Hiệp Quốc bao gồm những vấn đề về Tây Tạng, và Hội Đồng Thường Trực Liên Hiệp quốc đã chọn ba giải pháp về vấn đề Tây Tạng vào năm 1959, 1961 và năm 1965; và
XÉT RẰNG, Vào năm 1963 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã soạn thảo một hiến pháp dân chủ cho Tây Tạng, sau đó có tên “The Charter of Tebetans in Exile”- Hiến chương của người Tây Tạng lưu vong- đề cao tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp, và tự do đi lại; và
XÉT RẰNG, Vào năm 1987, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề nghị Bản Kế Hoạch Hòa Bình 5 Điểm cho Tây Tạng là bước đầu tiên tiến tới một giải pháp hòa bình nhấn mạnh 5 điểm cơ bản cho tình trạng đang xấu đi tại Tây Tạng, bao gồm việc chuyển đổi toàn thể Tây Tạng thành một khu vực hòa bình, hủy bỏ chính sách di chuyển dân số Trung Quốc vào làm đe dọa sự sống còn của người dân Tây Tạng, tôn trọng quyền con người cơ bản và tự do dân chủ của người dân Tây Tạng; giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên của Tây Tạng và hủy bỏ việc Trung Quốc sử dụng Tây Tạng cho việc sản xuất vủ khí nguyên tử và nơi làm kho thải rác nguyên tử hạt nhân; và bắt đầu các cuộc đàm phán hệ trọng về tương lai của Tây Tạng và các mối quan hệ giữa người dân Tây Tạng với dân chúng Trung Quốc; và
XÉT RẰNG, Những đóng góp quan trọng của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tạo nên sự an toàn và phát triển cho cộng đồng quốc tế được xem là vô giá và Ngài đã nhận trên 84 giải thưởng, tiến sĩ danh dự, và những giải thưởng khác. Ngài được xem là người mang đến thông điệp hòa bình, bất bạo động, sự cảm thông liên tôn giáo trên thế giới, trách nhiệm toàn cầu, và lòng từ bi; vì thế, hôm nay
NGHỊ QUYẾT BỞI THƯỢNG NGHỊ SĨ LOU CORREA, rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma được tán dương do những nỗ lực trong suốt đời của Ngài cho hòa bình thế giới và đang cải thiện tình trạng cho con người của cộng đồng thế giới, và đã truyền đạt những mong muốn chân thành tốt nhất để tiếp tục thành công trong việc theo đuổi nền hòa bình thế giới.
Ngày 21 tháng 4 năm 2012
Thượng Nghị Sĩ Lou Correa
Tiểu bang California - Địa Hạt thứ 34
(Thượng Nghị Sĩ Lou Correa đại diện cho hơn 900,000 cư dân trong địa hạt 34 bao gồm các thành phố Anaheim, Buena Park, Fullerton, Garden Grove, Santa Ana, Stanton và Westminster.)
Với sự ngưỡng mộ trước công đức cao dày của Đức Đạt Lai Lạt Ma từ bao lâu nay, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa phát biểu- “Tôi rất xúc động và hãnh diện khi được có dịp viếng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma, một biểu tượng cho đạo đức cao cả, tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, bền bĩ cho quyền tự do của người dân Tây Tạng và nền hoà bình cho mọi người trên toàn thế giới. Đây là một cơ hội rất quý báu để chúng ta bày tỏ niềm kính phục, yêu mến đối với Ngài và lắng nghe những lời huấn từ tốt đẹp của Ngài cho con đường đấu tranh bảo vệ nhân quyền và tự do dân chủ của chúng ta hiện nay.”
Sau buổi viếng thăm riêng vào đầu giờ buổi sáng, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa cùng tham dự buổi họp của Đức Đạt Lai Lạt Ma dành cho giới truyền thông báo chí của Quận Cam, bao gồm hơn 50 tờ báo, đài truyền hình và đài truyền thanh. Trong buổi này, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa sẽ đại diện Thượng Viện California kính trao lên Đức Đạt Lai Lạt Ma bản nghị quyết tôn vinh công đức lớn lao của Ngài. Bản tôn vinh này do Thượng Nghị Sĩ Lou Correa soạn thảo, đệ trình và đã được Quốc Hội đồng thuận thông qua.
Sau đây là bản dịch nguyên văn nghị quyết tôn vinh công đức Đức Đạt Lai Lạt Ma:
NGHỊ QUYẾT TÁN DƯƠNG CÔNG ĐỨC
Do Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, địa hạt 34, kính gửi đến:
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
XÉT RẰNG, Ngài sinh tại Taktser, Amdo, miền Đông Bắc Tây Tạng, tên là Lhamo Dhondup, nay được mọi người biết đến là Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã được sinh ra trong một gia đình nông dân, và ngay từ năm 2 tuổi, ngài đã được nhận biết là sự tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13, Thubten Gyatso; và
XÉT RẰNG, năm 6 tuổi, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bắt đầu chương trình tu học của ngài bao gồm những môn luận lý, nghệ thuật và văn hóa của người Tây Tạng, tiếng Phạn, Y khoa và Triết Học Phật Giáo; và
XÉT RẰNG, Vào năm 1954, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viếng thăm Bắc Kinh để nói chuyện hòa bình với Mao Trạch Đông và rồi sau đó bị ép phải thoát đi lưu vong trong suốt thời kỳ đất nước Tây Tạng bị đàn áp ở Lhasa bởi quân đội Trung quốc; và
XÉT RẰNG, Vào năm 1959, ở tuổi 23, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dự kỳ thi cuối cùng của ông tại Chùa Jokhang Temple ở Lhasa và đã đậu với hạng danh dự và đã được cấp bằng the Geshe Lharampa, mức bằng cao nhất tương đương với bằng tiến sĩ Triết học Phật Giáo; và
XÉT RẰNG, Từ khi có sự xâm lăng của quân đội Trung Quốc, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kháng nghị lên Liên Hiệp Quốc bao gồm những vấn đề về Tây Tạng, và Hội Đồng Thường Trực Liên Hiệp quốc đã chọn ba giải pháp về vấn đề Tây Tạng vào năm 1959, 1961 và năm 1965; và
XÉT RẰNG, Vào năm 1963 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã soạn thảo một hiến pháp dân chủ cho Tây Tạng, sau đó có tên “The Charter of Tebetans in Exile”- Hiến chương của người Tây Tạng lưu vong- đề cao tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp, và tự do đi lại; và
XÉT RẰNG, Vào năm 1987, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề nghị Bản Kế Hoạch Hòa Bình 5 Điểm cho Tây Tạng là bước đầu tiên tiến tới một giải pháp hòa bình nhấn mạnh 5 điểm cơ bản cho tình trạng đang xấu đi tại Tây Tạng, bao gồm việc chuyển đổi toàn thể Tây Tạng thành một khu vực hòa bình, hủy bỏ chính sách di chuyển dân số Trung Quốc vào làm đe dọa sự sống còn của người dân Tây Tạng, tôn trọng quyền con người cơ bản và tự do dân chủ của người dân Tây Tạng; giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên của Tây Tạng và hủy bỏ việc Trung Quốc sử dụng Tây Tạng cho việc sản xuất vủ khí nguyên tử và nơi làm kho thải rác nguyên tử hạt nhân; và bắt đầu các cuộc đàm phán hệ trọng về tương lai của Tây Tạng và các mối quan hệ giữa người dân Tây Tạng với dân chúng Trung Quốc; và
XÉT RẰNG, Những đóng góp quan trọng của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tạo nên sự an toàn và phát triển cho cộng đồng quốc tế được xem là vô giá và Ngài đã nhận trên 84 giải thưởng, tiến sĩ danh dự, và những giải thưởng khác. Ngài được xem là người mang đến thông điệp hòa bình, bất bạo động, sự cảm thông liên tôn giáo trên thế giới, trách nhiệm toàn cầu, và lòng từ bi; vì thế, hôm nay
NGHỊ QUYẾT BỞI THƯỢNG NGHỊ SĨ LOU CORREA, rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma được tán dương do những nỗ lực trong suốt đời của Ngài cho hòa bình thế giới và đang cải thiện tình trạng cho con người của cộng đồng thế giới, và đã truyền đạt những mong muốn chân thành tốt nhất để tiếp tục thành công trong việc theo đuổi nền hòa bình thế giới.
Ngày 21 tháng 4 năm 2012
Thượng Nghị Sĩ Lou Correa
Tiểu bang California - Địa Hạt thứ 34
(Thượng Nghị Sĩ Lou Correa đại diện cho hơn 900,000 cư dân trong địa hạt 34 bao gồm các thành phố Anaheim, Buena Park, Fullerton, Garden Grove, Santa Ana, Stanton và Westminster.)
Gửi ý kiến của bạn