Theo BBC ngày 10/4/2012, “Các hãng thông tấn (Phi Luật Tân) hôm nay trích lời Phó Đô Đốc Alexander Pama, Tư Lệnh Hải Quân Philippines cho biết cuộc đá banh vui vẻ trên Đảo Song Tử Tây thuộc Quần Đảo Trường Sa là một phần của thỏa thuận rộng hơn ký với Việt Nam vào Tháng 10/2011. Theo thỏa thuận này, Hải Quân Việt Nam và Philippines sẽ có các bước đi nhằm xây dựng niềm tin và chia xẻ tin tức giúp họ ứng phó tốt hơn trước các vụ va chạm trên biển trung quanh vùng Trường Sa.”
Cũng theo BBC, Thiết Tá Bito-onon của Hải Quân Phi Luật Tân - Thị Trưởng Đảo Thị Tứ một đảo nhỏ với ít cư dân, đã nói với hãng thông tấn AP qua điện thoại rằng, “Thật tốt nếu họ đá bóng, sau rồi ăn cùng bàn… còn hơn là không có gì liên lạc với nhau.” Xin lưu ý Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay) do Việt Nam trấn giữ chỉ cách Đảo Pag-asa (Thị Tứ) do Phi Luật Tân trấn giữ vài cây số. Tin này cũng được Đài VOA loan đi cùng ngày dưới tiêu đề “Hà Nội-Manila thử nghiệm ngoại giao bóng đá ở Trường Sa.”
Như thế là sau một thời gian dài dò dẫm, thử thách, Việt Nam và Phi Luật Tân đã biết tương nhượng và liên kết với nhau trong thế trận đối đầu với tham vọng bành trướng của Trung Hoa tại Biển Đông. Chuyện đá bóng giao hữu hôm nay thật ra chỉ là kết quả của những hoạt động ngoại giao - từ chuyến viếng thăm Việt Nam vào ngày13/09/2010 của Tổng Thống Aquino III và chuyến viếng thăm Phi Luật Tân của Ô. Trương Tấn Sang vào ngày 26/10/2011 đã cùng Tổng Thống Phi kêu gọi thành lập một khu vực hòa bình tại Biển Đông và đồng ý phương thức đối thoại đa phương để giả quyết những tranh chấp Biển Đông. Ngày 13/3/2012 Phó Đô đốc Alexander P. Pama, Tư Lệnh Hải Quân Philippines đã tới thăm Việt Nam. Mới đây nhất Ô. Nguyễn Tấn Dũng trong Hội Nghị ASEAN lần thứ 20 tại Campuchia, dù chịu áp lực nặng nề của Hoa Lục, đã công khai tuyên bố ủng hộ lập trường của Phi Luật Tân giải quyết đa phương “Thống nhất quan điểm trong nội bộ ASEAN trước rồi mới thương thảo với Hoa Lục”. Đây là lập trường chiến lược để duy trì sức mạnh đoàn kết của Đông Nam Á trước âm mưu xé lẻ ASEAN. Trong trận đồ này, Phi Luật Tân nhờ ở xa và có Hoa Kỳ đứng cạnh cho nên đã “mạnh miệng”, còn Việt Nam thì thận trọng, dò dẫm từng bước.
Trong bài Thế Chân Vạc Mới Tại Á Châu phổ biến Tháng 10/2012 tôi đã viết, “Năm xưa Thời Xuân Thu Chiến Quốc - liên minh sáu nước tan vỡ và bị Tần tiêu diệt là vì liên minh này không có điểm tựa. Giả dụ, lúc bấy giờ có một cường quốc sức mạnh tương đương với Tần hỗ trợ thì Liên Minh Lục Quốc vững như bàn thạch. Ngày nay cũng thế, dù liên minh ASEAN có đoàn kết và quyết tâm như thế nào đi nữa, nếu đứng một mình, sớm muộn gì cũng tan như bọt nước dưới áp lực của Hoa Lục. Muốn sống còn, Liên Minh ASEAN cần một điểm tựa, nói khác đi liên minh ASEAN phải được đặt vào thế chân vạc.” Điểm tựa cho ASEAN trong giai đoạn này mà cả thế giới đều thấy rõ là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu và trong tương lai sẽ có Ấn Độ.
Chắc chắn Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu, Ấn Độ, Singapore rất vui mừng trước diễn tiến này. Còn thái độ của Hoa Lục sẽ ra sao? Phản đối chăng? Nếu người ta tập trận chung mà mình phản đối thì còn có lý. Đằng này người ta đá bóng giao hữu với nhau thì có gì để phản đối? Nếu Hoa Lục làm thế thì dưới con mắt của thế giới, Hoa Lục đã cư xử không đúng với địa vị của một nước lớn. Hành động đó cũng sẽ “rất trẻ con” và đuối lý như chuyện Hoa Lục phản đối Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh Khánh Hòa cử sáu vị sư ra trụ trì và làm Phật sự tại Trường Sa mới đây. Theo tôi nghĩ, Hoa Lục sẽ giữ yên lặng nhưng âm thầm mưu tính.
Tình hình Biển Đông hiện nay giống như một mặt hồ gợn sóng lăn tăn nhưng phía dưới cuồn cuộn những con sóng ngầm do Hoa Lục không từ bỏ tham vọng bá chủ Á Châu. Cái nút thắt khó gỡ của Hoa Lục là dùng sức mạnh cướp đảo, lấn biển của người ta rồi hô hoán lên là có tranh chấp rồi dùng sử liệu từ thời “Tam Hoàng, Ngũ Để” chứng minh chủ quyền của mình qua Đường Lưỡi Bò. Chính vì tính cách bất hợp pháp và phi lý của việc công bố chủ quyền cho nên Hoa Lục sợ hoặc né tránh không nói tới Công Ước Luật Biển 1982. Mà muốn phớt lờ Công Ước 1982 thì không gì tốt hơn là thương thảo song phương. Trong cuộc đàm phán tay đôi giữa Hoa Lục với bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào - trong tình thế hiện tại - nổi bật lên hình ảnh của con sư tử “ngồi họp” với con nai- chúng ta cũng đã biết kết quả như thế nào. Các quốc gia Đông Nam Á hiểu rõ chiến lược này - bởi vì sự thương thảo song phương khiến ASEAN xung đột quyền lợi, nghi kỵ và chia rẽ nhau rồi đi tới tan vỡ. Chúng ta nên nhớ, cho dù một thỏa hiệp hòa bình được Hoa Lục và quốc tế công nhận tại Biển Đông, tổ chức ASEAN vẫn cần tồn tại cho đến khi nào trái đất xụp đổ tan tành hoặc nước Tàu chia năm, xẻ bảy.
Thái độ ứng xử của Hoa Lục trên Biển Đông ngày hôm nay cho thấy tất cả những hoạt động ngoại giao chỉ là “đầu môi trót lưỡi”, để lừa nhau hoặc mua thời gian. Nhưng thời gian đã không còn đứng về phía Hoa Lục. Nếu kéo dài, liên minh Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu và Ấn Độ hoàn chỉnh, Việt Nam và Phi Luật Tân mạnh lên… lúc đó sẽ khó cho Hoa Lục. Liệu Hoa Lục có thể liều lĩnh động thủ ngay bây giờ để chiếm thượng phong không? Nếu động thủ thì Hoa Lục đánh ai trước? Theo tôi nghĩ nếu Hoa Lục tấn công Phi Luật Tân thì bất quả chỉ lấn chiếm Đảo Thị Tứ chứ không thể tấn công Palawan hoặc những hòn đảo khác. Thế nhưng ở vào giai đoạn này, tấn công Đảo Thị Tứ đồng nghĩa với tấn công Phi Luật Tân và chắc chắn Hoa Kỳ sẽ can thiệp. Nếu không can thiệp và để mất Đảo Thị Tứ thì vai trò của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á hay Á Châu là thừa - có cũng như không. So sánh lực lượng hiện tại trên biển, nếu Hoa Kỳ can thiệp, chắc chắn Hoa Lục sẽ thất bại. Do đó Hoa Lục sẽ lựa chọn mục tiêu dễ hơn là Việt Nam. Đánh Việt Nam để thôn tính nốt phần còn lại của Quần Đảo Trường Sa có điểm lợi là Hoa Kỳ không có lý do để can thiệp. Bất quá Hoa Kỳ, Đông Nam Á và thế giới chỉ lên án, phản đối rồi đưa ra Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Rồi thì thủ tục nhì nhằng tại đây sẽ kéo dài, đủ thời giờ cho Hoa Lục đồn trú hằng ngàn quân…khi đó muốn “bứng” đi cũng khó và ai sẽ là lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc để đảm nhiệm công tác này? Chính vì thế mà không phải bỗng dưng mới đây BBC đã có cuộc phỏng vấn ba học giả nghiên cứu về xem Hoa Lục có thể tấn công chớp nhoáng để chiếm các đảo còn lại ở Biển Đông không?
Trong ba cuộc phỏng vấn này thì Tiến Sĩ Mark Valencia thuộc National Bureau of Asian Research của Hoa Kỳ nói rằng Trung Quốc sẽ không tấn công Phi Luật Tân vì Hiệp Định Manila có thể đưa Hoa Kỳ can dự xung đột. Nhưng “Nếu công ty dầu hỏa Ấn Độ hay các nước khác tiến hành khoan dầu cho Việt Nam trong vùng mà Trung Quốc xem là của mình, và Việt Nam lại hỗ trợ bằng quân sự, nó có thể dẫn đến một cuộc tấn công nhanh gọn (chớp nhoáng).”
Còn Tiến Sĩ Nicholas Khoo thuộc Đại Học Otago New Zealand thì cho rằng Hoa Lục có thể hy sinh mục tiêu đối ngoại xây dựng từ năm 1990 cho lợi ích của Trung Quốc ” nhưng tính toán của Trung Quốc trong vân đề này không hoàn toàn đơn giản như vậy.”
Nếu tiến hành tấn công chóp nhoáng để chiếm nốt phần còn lại của Quần Đảo Trường Sa do Việt Nam trấn giữ, theo các nhà quân sự, Hoa Lục không thể dùng không quân vì đường bay quá xa -800km tính từ Đảo Hải Nam- ngoài tầm hoạt động của máy bay tiêm kích, trong khi Hàng Không Mẫu Hạm Thi Lang chưa đưa vào hoạt động. Chắc chắn Hoa Lục sẽ phải xử dụng một hạm đội hùng hậu với khu trục hạm, hộ tống hạm, tàu ngầm và tàu độ bộ chở trực thăng. Nhưng với sự di chuyển của một lực lương hải quân hùng hậu như thế, chắc chắn không qua nổi các đài Rada cảnh bảo của Đông Nam Á, của Việt Nam, máy bay thám thính không người lái và vệ tinh Hoa Kỳ. Do không có sự hiện diện của không quân vả lại cuộc tấn công mất yếu tố bất ngờ, hạm đội của Hoa Lục dù hùng mạnh thế nào đi nữa cũng sẽ bị chận đánh. Với khả năng phòng thủ hiện tại của Việt Nam mạnh nhất Đông Nam Á, chưa chắc ”mèo nào cắn mỉu nào.”
Sự hình thành liên minh Việt-Phi khiến Phi Luật Tân như ”hổ mọc thêm cánh” nhưng lại đẩy Việt Nam vào thê “ngàn cân treo sợi tóc”. Nhưng trước tình hình này, thà chấp nhận như vậy còn hơn là vừa phải đối phó với Hoa Lục lại vừa tranh chấp với Phi Luật Tân. Có một kẻ thù vẫn tốt hơn là có hai kẻ thù cùng lúc.
Dù muốn dù không, sức mạnh nội tại của Việt Nam và hành động cương quyết của Hoa Kỳ sẽ quyết định vận mệnh của Biển Đông. Theo tôi nghĩ, Hoa Kỳ cần phải triển khai lực lượng hải quân nhanh và mạnh hơn nữa tại Phi Luật Tân trước khi Hàng Không Mẫu Hạm Thi Lang của Hoa Lục được đưa vào hoạt động - hình như cuối năm nay.
Sau biến cố này, để củng cố chủ quyền của một quốc gia trên biển đảo…ngoài việc đóng quân, cho dân cư trú, khai thác tài nguyên, tổ chức du lịch, v.v… có lẽ thế giới sẽ có thêm một phương thức vui vui khác nữa là …mời đội bóng nước khác tới đấu giao hữu. Rồi sau đó hai đội sẽ ngồi vào bàn ăn cơm chung, uống bia …giữa khoảng trời nước mênh mông mà nghe sóng vỗ. Kể ra cũng thú vị. Nghe nói bia San Miguel của Phi Luật Tân rất ngon.
Đào Văn Bình
(11 Tháng Tư, 2012)
Cũng theo BBC, Thiết Tá Bito-onon của Hải Quân Phi Luật Tân - Thị Trưởng Đảo Thị Tứ một đảo nhỏ với ít cư dân, đã nói với hãng thông tấn AP qua điện thoại rằng, “Thật tốt nếu họ đá bóng, sau rồi ăn cùng bàn… còn hơn là không có gì liên lạc với nhau.” Xin lưu ý Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay) do Việt Nam trấn giữ chỉ cách Đảo Pag-asa (Thị Tứ) do Phi Luật Tân trấn giữ vài cây số. Tin này cũng được Đài VOA loan đi cùng ngày dưới tiêu đề “Hà Nội-Manila thử nghiệm ngoại giao bóng đá ở Trường Sa.”
Như thế là sau một thời gian dài dò dẫm, thử thách, Việt Nam và Phi Luật Tân đã biết tương nhượng và liên kết với nhau trong thế trận đối đầu với tham vọng bành trướng của Trung Hoa tại Biển Đông. Chuyện đá bóng giao hữu hôm nay thật ra chỉ là kết quả của những hoạt động ngoại giao - từ chuyến viếng thăm Việt Nam vào ngày13/09/2010 của Tổng Thống Aquino III và chuyến viếng thăm Phi Luật Tân của Ô. Trương Tấn Sang vào ngày 26/10/2011 đã cùng Tổng Thống Phi kêu gọi thành lập một khu vực hòa bình tại Biển Đông và đồng ý phương thức đối thoại đa phương để giả quyết những tranh chấp Biển Đông. Ngày 13/3/2012 Phó Đô đốc Alexander P. Pama, Tư Lệnh Hải Quân Philippines đã tới thăm Việt Nam. Mới đây nhất Ô. Nguyễn Tấn Dũng trong Hội Nghị ASEAN lần thứ 20 tại Campuchia, dù chịu áp lực nặng nề của Hoa Lục, đã công khai tuyên bố ủng hộ lập trường của Phi Luật Tân giải quyết đa phương “Thống nhất quan điểm trong nội bộ ASEAN trước rồi mới thương thảo với Hoa Lục”. Đây là lập trường chiến lược để duy trì sức mạnh đoàn kết của Đông Nam Á trước âm mưu xé lẻ ASEAN. Trong trận đồ này, Phi Luật Tân nhờ ở xa và có Hoa Kỳ đứng cạnh cho nên đã “mạnh miệng”, còn Việt Nam thì thận trọng, dò dẫm từng bước.
Trong bài Thế Chân Vạc Mới Tại Á Châu phổ biến Tháng 10/2012 tôi đã viết, “Năm xưa Thời Xuân Thu Chiến Quốc - liên minh sáu nước tan vỡ và bị Tần tiêu diệt là vì liên minh này không có điểm tựa. Giả dụ, lúc bấy giờ có một cường quốc sức mạnh tương đương với Tần hỗ trợ thì Liên Minh Lục Quốc vững như bàn thạch. Ngày nay cũng thế, dù liên minh ASEAN có đoàn kết và quyết tâm như thế nào đi nữa, nếu đứng một mình, sớm muộn gì cũng tan như bọt nước dưới áp lực của Hoa Lục. Muốn sống còn, Liên Minh ASEAN cần một điểm tựa, nói khác đi liên minh ASEAN phải được đặt vào thế chân vạc.” Điểm tựa cho ASEAN trong giai đoạn này mà cả thế giới đều thấy rõ là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu và trong tương lai sẽ có Ấn Độ.
Chắc chắn Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu, Ấn Độ, Singapore rất vui mừng trước diễn tiến này. Còn thái độ của Hoa Lục sẽ ra sao? Phản đối chăng? Nếu người ta tập trận chung mà mình phản đối thì còn có lý. Đằng này người ta đá bóng giao hữu với nhau thì có gì để phản đối? Nếu Hoa Lục làm thế thì dưới con mắt của thế giới, Hoa Lục đã cư xử không đúng với địa vị của một nước lớn. Hành động đó cũng sẽ “rất trẻ con” và đuối lý như chuyện Hoa Lục phản đối Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh Khánh Hòa cử sáu vị sư ra trụ trì và làm Phật sự tại Trường Sa mới đây. Theo tôi nghĩ, Hoa Lục sẽ giữ yên lặng nhưng âm thầm mưu tính.
Tình hình Biển Đông hiện nay giống như một mặt hồ gợn sóng lăn tăn nhưng phía dưới cuồn cuộn những con sóng ngầm do Hoa Lục không từ bỏ tham vọng bá chủ Á Châu. Cái nút thắt khó gỡ của Hoa Lục là dùng sức mạnh cướp đảo, lấn biển của người ta rồi hô hoán lên là có tranh chấp rồi dùng sử liệu từ thời “Tam Hoàng, Ngũ Để” chứng minh chủ quyền của mình qua Đường Lưỡi Bò. Chính vì tính cách bất hợp pháp và phi lý của việc công bố chủ quyền cho nên Hoa Lục sợ hoặc né tránh không nói tới Công Ước Luật Biển 1982. Mà muốn phớt lờ Công Ước 1982 thì không gì tốt hơn là thương thảo song phương. Trong cuộc đàm phán tay đôi giữa Hoa Lục với bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào - trong tình thế hiện tại - nổi bật lên hình ảnh của con sư tử “ngồi họp” với con nai- chúng ta cũng đã biết kết quả như thế nào. Các quốc gia Đông Nam Á hiểu rõ chiến lược này - bởi vì sự thương thảo song phương khiến ASEAN xung đột quyền lợi, nghi kỵ và chia rẽ nhau rồi đi tới tan vỡ. Chúng ta nên nhớ, cho dù một thỏa hiệp hòa bình được Hoa Lục và quốc tế công nhận tại Biển Đông, tổ chức ASEAN vẫn cần tồn tại cho đến khi nào trái đất xụp đổ tan tành hoặc nước Tàu chia năm, xẻ bảy.
Thái độ ứng xử của Hoa Lục trên Biển Đông ngày hôm nay cho thấy tất cả những hoạt động ngoại giao chỉ là “đầu môi trót lưỡi”, để lừa nhau hoặc mua thời gian. Nhưng thời gian đã không còn đứng về phía Hoa Lục. Nếu kéo dài, liên minh Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu và Ấn Độ hoàn chỉnh, Việt Nam và Phi Luật Tân mạnh lên… lúc đó sẽ khó cho Hoa Lục. Liệu Hoa Lục có thể liều lĩnh động thủ ngay bây giờ để chiếm thượng phong không? Nếu động thủ thì Hoa Lục đánh ai trước? Theo tôi nghĩ nếu Hoa Lục tấn công Phi Luật Tân thì bất quả chỉ lấn chiếm Đảo Thị Tứ chứ không thể tấn công Palawan hoặc những hòn đảo khác. Thế nhưng ở vào giai đoạn này, tấn công Đảo Thị Tứ đồng nghĩa với tấn công Phi Luật Tân và chắc chắn Hoa Kỳ sẽ can thiệp. Nếu không can thiệp và để mất Đảo Thị Tứ thì vai trò của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á hay Á Châu là thừa - có cũng như không. So sánh lực lượng hiện tại trên biển, nếu Hoa Kỳ can thiệp, chắc chắn Hoa Lục sẽ thất bại. Do đó Hoa Lục sẽ lựa chọn mục tiêu dễ hơn là Việt Nam. Đánh Việt Nam để thôn tính nốt phần còn lại của Quần Đảo Trường Sa có điểm lợi là Hoa Kỳ không có lý do để can thiệp. Bất quá Hoa Kỳ, Đông Nam Á và thế giới chỉ lên án, phản đối rồi đưa ra Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Rồi thì thủ tục nhì nhằng tại đây sẽ kéo dài, đủ thời giờ cho Hoa Lục đồn trú hằng ngàn quân…khi đó muốn “bứng” đi cũng khó và ai sẽ là lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc để đảm nhiệm công tác này? Chính vì thế mà không phải bỗng dưng mới đây BBC đã có cuộc phỏng vấn ba học giả nghiên cứu về xem Hoa Lục có thể tấn công chớp nhoáng để chiếm các đảo còn lại ở Biển Đông không?
Trong ba cuộc phỏng vấn này thì Tiến Sĩ Mark Valencia thuộc National Bureau of Asian Research của Hoa Kỳ nói rằng Trung Quốc sẽ không tấn công Phi Luật Tân vì Hiệp Định Manila có thể đưa Hoa Kỳ can dự xung đột. Nhưng “Nếu công ty dầu hỏa Ấn Độ hay các nước khác tiến hành khoan dầu cho Việt Nam trong vùng mà Trung Quốc xem là của mình, và Việt Nam lại hỗ trợ bằng quân sự, nó có thể dẫn đến một cuộc tấn công nhanh gọn (chớp nhoáng).”
Còn Tiến Sĩ Nicholas Khoo thuộc Đại Học Otago New Zealand thì cho rằng Hoa Lục có thể hy sinh mục tiêu đối ngoại xây dựng từ năm 1990 cho lợi ích của Trung Quốc ” nhưng tính toán của Trung Quốc trong vân đề này không hoàn toàn đơn giản như vậy.”
Nếu tiến hành tấn công chóp nhoáng để chiếm nốt phần còn lại của Quần Đảo Trường Sa do Việt Nam trấn giữ, theo các nhà quân sự, Hoa Lục không thể dùng không quân vì đường bay quá xa -800km tính từ Đảo Hải Nam- ngoài tầm hoạt động của máy bay tiêm kích, trong khi Hàng Không Mẫu Hạm Thi Lang chưa đưa vào hoạt động. Chắc chắn Hoa Lục sẽ phải xử dụng một hạm đội hùng hậu với khu trục hạm, hộ tống hạm, tàu ngầm và tàu độ bộ chở trực thăng. Nhưng với sự di chuyển của một lực lương hải quân hùng hậu như thế, chắc chắn không qua nổi các đài Rada cảnh bảo của Đông Nam Á, của Việt Nam, máy bay thám thính không người lái và vệ tinh Hoa Kỳ. Do không có sự hiện diện của không quân vả lại cuộc tấn công mất yếu tố bất ngờ, hạm đội của Hoa Lục dù hùng mạnh thế nào đi nữa cũng sẽ bị chận đánh. Với khả năng phòng thủ hiện tại của Việt Nam mạnh nhất Đông Nam Á, chưa chắc ”mèo nào cắn mỉu nào.”
Sự hình thành liên minh Việt-Phi khiến Phi Luật Tân như ”hổ mọc thêm cánh” nhưng lại đẩy Việt Nam vào thê “ngàn cân treo sợi tóc”. Nhưng trước tình hình này, thà chấp nhận như vậy còn hơn là vừa phải đối phó với Hoa Lục lại vừa tranh chấp với Phi Luật Tân. Có một kẻ thù vẫn tốt hơn là có hai kẻ thù cùng lúc.
Dù muốn dù không, sức mạnh nội tại của Việt Nam và hành động cương quyết của Hoa Kỳ sẽ quyết định vận mệnh của Biển Đông. Theo tôi nghĩ, Hoa Kỳ cần phải triển khai lực lượng hải quân nhanh và mạnh hơn nữa tại Phi Luật Tân trước khi Hàng Không Mẫu Hạm Thi Lang của Hoa Lục được đưa vào hoạt động - hình như cuối năm nay.
Sau biến cố này, để củng cố chủ quyền của một quốc gia trên biển đảo…ngoài việc đóng quân, cho dân cư trú, khai thác tài nguyên, tổ chức du lịch, v.v… có lẽ thế giới sẽ có thêm một phương thức vui vui khác nữa là …mời đội bóng nước khác tới đấu giao hữu. Rồi sau đó hai đội sẽ ngồi vào bàn ăn cơm chung, uống bia …giữa khoảng trời nước mênh mông mà nghe sóng vỗ. Kể ra cũng thú vị. Nghe nói bia San Miguel của Phi Luật Tân rất ngon.
Đào Văn Bình
(11 Tháng Tư, 2012)
Cảm ơn QV quảng bá chìa khoá đánh dấu trên đây, nhưng tôi không biết cách nào bắt đầu hệ thống
đánh dấu. Xin chỉ tiếp theo Email của tôi dưới đây'
Cảm ơn QV.