“Tôi chót sinh ra làm dân nhược tiểu, nỗi tủi hờn căm bừng trên tay, nỗi nhục nhằn chĩu nặng đôi vai…” (Nỗi Buồn Nhược Tiểu - Nhạc & Lời: Nguyễn Đức Quang).
Vào tối Thứ Bảy ngày 31/03/2012, bạn bè, người thân, những người yêu mến cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã tụ họp về hội trường báo Người Việt để dự đêm nhạc tưởng nhớ lại người đàn anh du ca đã ra đi tròn một năm.
Có những người bạn du ca tự khắp nơi đổ về. Đến từ xa nhất là vợ chồng anh chị Nguyễn Quyết Thắng, du ca Ban Mê Thuộc, từ Hoà Lan về theo “tiếng chim gọi đàn”, như lời anh Thắng nói. Gần hơn một chút là những người du ca từ Bắc, Nam Cali cũng có mặt để góp lời…
Gần như toàn bộ đêm nhạc hôm đó là nhạc Nguyễn Đức Quang. Có một số người cho rằng dù anh Quang sáng tác được nhiều thể loại, nhưng dấu ấn lớn nhất của anh là thể nhạc du ca, hát trong các sinh hoạt cộng đồng, hát trong những trại hè sinh viên, hát trong những đêm lửa trại hướng đạo… Bạn bè, thế hệ đàn em của anh Quang đã cố gắng tái tạo lại không khí hào hùng của những sinh hoạt đó... Ấy vậy mà khi nghe lại những ca khúc ấy ở Little Saigon, một nơi chốn bình yên cách quê hương Việt Nam gần nửa vòng trái đất, không ít người đã có một cảm giác buồn buồn…
Vì những trăn trở của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang về quê hương Việt nam cách đây nửa thế kỷ hình như vẫn còn nguyên…
“Chuyện Việt Nam đã mấy mươi năm, mấy trăm năm hay đã hơn ngàn năm, mấy ngàn năm chưa thấy vẻ vang, trên đường đi vẫn đầy bóng tối tăm…” (Chuyện Quê Ta)
Hơn bao giờ hết, những người còn quan tâm tới Việt Nam đều nhận ra rằng tình hình Việt Nam hiện nay về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội… không mấy sáng sủa.
“Cho đồng bào tôi ở khắp bốn phương trời
Hát những bài ca tôi đòi đã mòn hơi…
…Đêm đêm đi dạy vá vay thêm, hay mang xe đèo kiếm cơm ăn
Thân trâu kéo cày, bên lũ hưởng nhàn…” (Cho Đồng Bào Tôi)
Nếu không biết đây là những lời hát đã viết cách đây gần nửa thế kỷ, nhiều người sẽ nghĩ rằng đây chính là lời miêu tả chân thực cho xã hội Việt Nam hiện tại! Không buồn sao được, khi mà chúng ta cứ phải nhìn quê nhà ì ạch, không thoát ra khỏi những bế tắc của 50 năm trước!
“…Hãy đứng dậy hỡi anh này, hãy đứng dậy hỡi em này
Bao người con Việt Nam, cùng tay cầm tay, dựng xây đất nước…”
Còn bây giờ ở Việt Nam, có mấy ai dám kêu gọi như vậy khi sơn hà nguy biến? Có nhiều người liên tưởng tới nhạc sĩ Việt Khang và ca khúc “ Việt Nam Tôi Đâu”. Ca khúc này mới đây trở thành một hiện tượng trong cộng đồng chúng ta, không phải vì giá trị âm nhạc của nó, mà bởi vì tinh thần can đảm của người nhạc sĩ, dám nhận diện và nói lên thân phận nhược tiểu của đất nước mình, bất chấp hậu quả chắc chắn sẽ đến là tù tội. Nếu còn sống, hẳn anh Quang sẽ có nhiều đồng cảm dành cho Việt Khang…
Hùng ca chính là đóng góp lớn nhất của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang cho nền âm nhạc Miền Nam Việt Nam trước 1975. Đã nửa thế kỷ rồi, mà mỗi khi nghe lại bài hát Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, hầu như ai cũng cảm thấy lòng yêu nước dâng trào: “…Còn Việt Nam, triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng…”. Hỏi ai trong chúng ta không cảm thấy hào khí ngất trời khi cùng hát bài Đường Việt Nam:
“… Nhưng càng mưa dông càng vươn tới
Bước chân hùng còn đi rất hăng
Đi dựng lấy huy hoàng, giống da vàng này là vua đấu tranh…”
Nhưng cũng chính những bản hùng ca đó lại làm chúng ta ngậm ngùi. Những ngọn lửa trong trái tim của thế hệ anh Nguyễn Đức Quang đã không thể đem lại mùa xuân cho dân tộc. Và giờ đây, khi Việt Nam đang cần hơn bao giờ hết những trái tim yêu nước, ngọn lửa trong những lời ca của người nghệ sĩ vẫn không thể bừng sáng lên trong thế hệ trẻ tại quê nhà. Nếu những bài hát đó chỉ được hát ở đây, ở một Little Saigon bình yên này, thì đó chỉ là sự hoài niệm. Những người cần ngồi cùng nhau hát bài Về Với Mẹ Cha “Từ Nam Quan Cà Mau, từ non cao rừng sâu, gặp nhau do non nước xây cầu…” phải là những thanh niên Việt Nam, chứ không phải là những mái đầu sương điểm ở chốn quê người…
Những lời hát cho thân phận Việt Nam vẫn đúng… Những hoài bão lớn lao cho dân tộc vẫn còn nguyên và chưa thực hiện được… Như vậy thì lời kêu gọi đoàn kết lại vẫn còn có giá trị. Và có ai đó, xin hãy chuyển lời kêu gọi này của Nguyễn Đức Quang về đến quê nhà:
“…Đường Việt Nam mời những bước chân rời, sát nhau lại vì đường vẫn còn xa…” (Đường Việt Nam)
Dân Việt
Vào tối Thứ Bảy ngày 31/03/2012, bạn bè, người thân, những người yêu mến cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã tụ họp về hội trường báo Người Việt để dự đêm nhạc tưởng nhớ lại người đàn anh du ca đã ra đi tròn một năm.
Có những người bạn du ca tự khắp nơi đổ về. Đến từ xa nhất là vợ chồng anh chị Nguyễn Quyết Thắng, du ca Ban Mê Thuộc, từ Hoà Lan về theo “tiếng chim gọi đàn”, như lời anh Thắng nói. Gần hơn một chút là những người du ca từ Bắc, Nam Cali cũng có mặt để góp lời…
Gần như toàn bộ đêm nhạc hôm đó là nhạc Nguyễn Đức Quang. Có một số người cho rằng dù anh Quang sáng tác được nhiều thể loại, nhưng dấu ấn lớn nhất của anh là thể nhạc du ca, hát trong các sinh hoạt cộng đồng, hát trong những trại hè sinh viên, hát trong những đêm lửa trại hướng đạo… Bạn bè, thế hệ đàn em của anh Quang đã cố gắng tái tạo lại không khí hào hùng của những sinh hoạt đó... Ấy vậy mà khi nghe lại những ca khúc ấy ở Little Saigon, một nơi chốn bình yên cách quê hương Việt Nam gần nửa vòng trái đất, không ít người đã có một cảm giác buồn buồn…
Vì những trăn trở của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang về quê hương Việt nam cách đây nửa thế kỷ hình như vẫn còn nguyên…
“Chuyện Việt Nam đã mấy mươi năm, mấy trăm năm hay đã hơn ngàn năm, mấy ngàn năm chưa thấy vẻ vang, trên đường đi vẫn đầy bóng tối tăm…” (Chuyện Quê Ta)
Hơn bao giờ hết, những người còn quan tâm tới Việt Nam đều nhận ra rằng tình hình Việt Nam hiện nay về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội… không mấy sáng sủa.
“Cho đồng bào tôi ở khắp bốn phương trời
Hát những bài ca tôi đòi đã mòn hơi…
…Đêm đêm đi dạy vá vay thêm, hay mang xe đèo kiếm cơm ăn
Thân trâu kéo cày, bên lũ hưởng nhàn…” (Cho Đồng Bào Tôi)
Nếu không biết đây là những lời hát đã viết cách đây gần nửa thế kỷ, nhiều người sẽ nghĩ rằng đây chính là lời miêu tả chân thực cho xã hội Việt Nam hiện tại! Không buồn sao được, khi mà chúng ta cứ phải nhìn quê nhà ì ạch, không thoát ra khỏi những bế tắc của 50 năm trước!
Hợp ca Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ trong đêm nhạc kỷ niệm giỗ đầu nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang.
Khi viết ca khúc Nỗi Buồn Nhược Tiểu vào năm 1964, chắc nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đang nhìn quê hương chia cắt, bom đạn một cách bi ai. Nhưng chắc anh Quang lúc đó không thể ngờ rằng, vẫn có những nỗi buồn còn ray rứt hơn là việc làm con dân của một quốc gia nhược tiểu. Đó là nỗi buồn của những người dân nước chậm tiến mà lại còn không có quyền nhận ra nỗi nhục này, để mà gào to lên cho thỏa nỗi tủi hờn! Ở cuối bài hát, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang vẫn còn đủ niềm tin để kêu gọi đồng bào đừng bỏ cuộc, mà hãy góp tay vào để vực dậy non sông:“…Hãy đứng dậy hỡi anh này, hãy đứng dậy hỡi em này
Bao người con Việt Nam, cùng tay cầm tay, dựng xây đất nước…”
Còn bây giờ ở Việt Nam, có mấy ai dám kêu gọi như vậy khi sơn hà nguy biến? Có nhiều người liên tưởng tới nhạc sĩ Việt Khang và ca khúc “ Việt Nam Tôi Đâu”. Ca khúc này mới đây trở thành một hiện tượng trong cộng đồng chúng ta, không phải vì giá trị âm nhạc của nó, mà bởi vì tinh thần can đảm của người nhạc sĩ, dám nhận diện và nói lên thân phận nhược tiểu của đất nước mình, bất chấp hậu quả chắc chắn sẽ đến là tù tội. Nếu còn sống, hẳn anh Quang sẽ có nhiều đồng cảm dành cho Việt Khang…
Hùng ca chính là đóng góp lớn nhất của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang cho nền âm nhạc Miền Nam Việt Nam trước 1975. Đã nửa thế kỷ rồi, mà mỗi khi nghe lại bài hát Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, hầu như ai cũng cảm thấy lòng yêu nước dâng trào: “…Còn Việt Nam, triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng…”. Hỏi ai trong chúng ta không cảm thấy hào khí ngất trời khi cùng hát bài Đường Việt Nam:
“… Nhưng càng mưa dông càng vươn tới
Bước chân hùng còn đi rất hăng
Đi dựng lấy huy hoàng, giống da vàng này là vua đấu tranh…”
Nhưng cũng chính những bản hùng ca đó lại làm chúng ta ngậm ngùi. Những ngọn lửa trong trái tim của thế hệ anh Nguyễn Đức Quang đã không thể đem lại mùa xuân cho dân tộc. Và giờ đây, khi Việt Nam đang cần hơn bao giờ hết những trái tim yêu nước, ngọn lửa trong những lời ca của người nghệ sĩ vẫn không thể bừng sáng lên trong thế hệ trẻ tại quê nhà. Nếu những bài hát đó chỉ được hát ở đây, ở một Little Saigon bình yên này, thì đó chỉ là sự hoài niệm. Những người cần ngồi cùng nhau hát bài Về Với Mẹ Cha “Từ Nam Quan Cà Mau, từ non cao rừng sâu, gặp nhau do non nước xây cầu…” phải là những thanh niên Việt Nam, chứ không phải là những mái đầu sương điểm ở chốn quê người…
Những lời hát cho thân phận Việt Nam vẫn đúng… Những hoài bão lớn lao cho dân tộc vẫn còn nguyên và chưa thực hiện được… Như vậy thì lời kêu gọi đoàn kết lại vẫn còn có giá trị. Và có ai đó, xin hãy chuyển lời kêu gọi này của Nguyễn Đức Quang về đến quê nhà:
“…Đường Việt Nam mời những bước chân rời, sát nhau lại vì đường vẫn còn xa…” (Đường Việt Nam)
Dân Việt
Gửi ý kiến của bạn