Hôm nay,  

Phương Nam, Ánh Sao Nơi Cuối Trời, Tháng 4-1975, Phần 4: Cát Bụi Đường Xa

26/03/201200:00:00(Xem: 11758)
Cựu MX Lâm Tài Thạnh TĐ 9 TQLC

(Tự truyện 20 ngày là tù binh và vượt thoát từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu từ 30/3/1975 đến 18/4/1975)

.- Tiếp tục cuộc trường chinh bộ hành: N+6, 9 /4 / 1975 .

Tiếng chim hót trên cành cây, tiếng lá cây dừa chạm nhau kêu xào xạc mỗi khi có cơn gió thổi qua, xen lẩn tiếng động cơ các loại xe cơ giới hạng nặng ngoài đường Quốc lộ 1 khiến chúng tôi giật mình tỉnh dậy. Tôi cuốn vội tấm nylon, xếp nhỏ gọn, dấu trong bụng phía trước. Chúng tôi cẩn thận đi lần ra sát mé lộ, núp sau các thân cây dừa, trông thấy hàng đoàn dài, các loại xe Molotova chở quân chánh quy Bắc việt, xe kéo các loại súng pháo binh, hỏa tiển Sam phòng không có cả chiến xa Tôi nói nhỏ với Quan: phải chi có vài đợt B 52 thì hay biết mấy !!!

Đoàn xe chạy kéo dài cả tiếng đổng hồ. Chúng tôi trở vào căn nhà vắng chủ, rửa mặt, xong đi vòng quanh sân phía sau nhà, đến các gốc cây dừa, lượm mỗi người 2 quả dừa khô, dùng các cục đá có đầu nhọn, đập tách phần vỏ dừa, xong khoét lổ xỏ dây dừa cột lại, đeo trên vai (giống như các khinh binh trong khẩu đội súng cối 60 / 81 ly mang mấy quả đạn khi đi hành quân) rồi ca bài "lên đường" tiếp tục cuộc "bộ trình" với hy vọng sẽ đón được xe xin quá giang .

Đi mãi, đi mãi, đi mãi mà chẳng thấy có bóng dáng xe dân sự nào chạy qua, Tôi đoán có lẻ hôm nay bọn chúng " cấm đường " dân chúng, để cho các đoàn xe quân sự ưu tiên đi qua vì trong suốt đoạn đường đi, rất nhiều đoàn xe của Bắc việt di chuyển, trong đó có cả các loại xe quân đội cũ của VNCH, trên xe toàn là bọn lính "con nít" 16 - 17 tuổi, chúng chỉ chỏ, bàn tán xem rất là "đáng ghét" khiến tôi ao ước những điều "không tưởng": phải chi có máy bay oanh kích, phải chi "quân ta một lòng cố thủ" thì dễ gì có một chung cuộc "dễ dàng" như Tôi vừa thấy (Cuộc triệt thoái cao nguyên đã tai hại cho sự sống còn của Nam Việt Nam, nhưng sự tan rã tại miền Trung còn tai hại nhiều hơn nữa. Tại cao nguyên, ít ra cũng còn có các trận đánh lớn của cộng quân vào Ban Mê Thuột bằng một lực lượng quá mạnh, so với lực lượng của quân trú phòng. Nhưng tại miền Trung, rõ ràng là phía VNCH tự gây ra sự "sụp đổ tinh thần" rồi đi tới "chủ bại" và "tan rã" (Trích trong: Cái chết của Nam Việt Nam. Tác giả Phạm kim Vinh Trang 317, giòng 1 - 8).

Sau nhiều giờ đi bộ với các chặng nghỉ "giải lao" bằng nước và cơm dừa khô, chúng tôi tới được Quận Bồng Sơn Tam Quan khoảng 4 giờ chiều, nơi đây đang có một phiên họp chợ trể, trong túi Tôi còn chút ít tiền, nên Tôi rũ Quan ghé lại một quán nhỏ bên đường, chúng tôi mua vài bánh tráng nướng, bánh có nhưn dừa trộn đường cùng một chai nước ngọt không có nước đá. Sau khi trả tiền, Tôi hỏi thăm chủ quán xem trong khu trong khu vực gần đây có Chùa hay Am nhỏ của Phật giáo hay không, theo sự hướng dẩn của chủ quán, chúng tôi đi bộ khoảng thêm 2 cây số thì đến một ngôi chùa nhỏ. Trên đường đi, dấu vết chiến tranh còn để lại ở khắp mọi nơi với các nhà cửa, công sự phòng thủ bị phá hũy tan hoang; "Ngắm cảnh sinh tình" khiến Tôi nhớ lại thời gian nầy của 10 năm về trước (8 / 4 /1965) cũng ở tại Ấp Phụng dư Xã Tam quan Quận Bồng sơn nầy, Tiểu Đoàn 2 TQLC đã một chiến công "lừng lẩy" với gần 150 VC bỏ xác, 10 tên bị bắt sống, hơn 100 vũ khí bị tịch thu, khi thiệt hại của Tiểu Đoàn 2 là không đáng kể. Trong trận nầy Tôi là Trung đội trưởng Trung đội vũ khí nặng của ĐĐ1 với vị ĐĐT là NT Tr / Úy Phạm Nhã. Tôi được ân thưởng huy chương bạc (Sư đoàn) đầu tiên trong binh nghiệp (Xem: Một thời để nhớ ĐĐ 1 TĐ 2 Trâu điên 1964 - 1972 DSST 2010).

Một thời gian sau đó, cũng tại Xã Hoài Ân Tam Quan, ĐĐ1 / TĐ2 cũng tạo một chiến thắng vừa phải, khi ĐĐ1 hoạt động riêng lẻ, làm tiền đồn cho TĐ2, vị trí đóng quân bị tấn công bởi một TĐ địa phương Việt Cộng, ĐĐ1 giữ vững khu vực phòng thủ, loại khỏi vòng chiến 45 VC và 30 vũ khí bị tịch thu. Lúc bấy giờ ĐĐT là Tr/ Úy Trần kim Hoàng (K 17 VB) Tôi là Trung đội Trưởng Trung dội 16 (Tr đội 3. Xem: Một thời để nhớ ĐSST 2010) .

Khi vào đến sân chùa nhìn thấy có treo 2 lá cờ, một của cái gọi là MTGPMN bên cạnh là cờ biểu trưng cho Phật giáo, Tôi và Quan vội vả quay bước trở ra, thì gặp ngay một vị sư già, chặn chúng tôi lại và hỏi: các thí chủ có cần nhà chùa giúp gì hay không. Tôi còn đang ú ớ, thì vị sư già nói tiếp: các thí chủ đừng ngại, gặp thế thời thì phải thế thôi. Nghe nói như vậy Tôi và Quan mới an tâm ngỏ ý xin tá túc qua đêm nhưng chúng tôi chỉ nói là dân hồi cư chứ không tỏ lộ thân phận. Chúng tôi được vị sư già, dẩn đi vòng bên hông vào chùa, phía sau hậu liêu, chỉ cho một chiếc giường ngũ, đủ rộng cho hai người, dặn dò vài câu, sau đó bỏ đi. Tôi ra dấu cho Quan kín đáo theo sau, xem động tỉnh. Quan trở lui, cho biết vị sư già đi xuống bếp, khoảng 30 phút sau, chúng tôi có được buổi cơm nóng thí thực của đức Quan âm bồ tát qua vị sư già. Sáng hôm sau trước khi từ giả vị sư giàđể lên đường, Tôi và Quan có xin phép lên chính điện để thắp nhang cầu nguyện và tạ ơn các Đức Phật từ bi đã độ trì, gia hộ cho chúng tôi may mắn tồn tại, sống sót cho đến lúc này. Lại thêm một buổi cơm chay nóng, no bụng, dù chỉ có rau luộc, nước tương .Vị sư già tiển chúng tôi ra đến tận đường QL, niệm câu "A di đà Phật" sau khi chúc 2 thí chủ lên đường may mắn .

***.- Họa vô đơn chí: N+7, 10 / 4 / 1975. Rời nhà chùa chúng tôi tiếp tục đi theo Quốc lộ 1, dọc đường có những chiếc xe dân sự chạy qua nhưng việc xin quá giang không thuận lợi, vì đại đa số các xe đều đầy ấp người hồi cư .Tất cả các nơi chúng tôi đi qua, hầu như không bị bất cứ một " chặn hỏi " nào của các chánh quyền địa phương, có thể do " chiến dịch" xâm chiếm miền Nam, đã thành công quá bất ngờ, nhanh chóng, so với kế hoạch dứt điểm vào năm 1976 của Bộ Chính trị Cộng sản Bắc Việt. Khoảng giữa trưa, sau một đoạn đường dài dưới cơn nóng nắng Tôi bổng nhiên thấy trong người khó chịu, một cơn chóng mặt và cãm giác nhức đầu từ đâu kéo tới không báo trước. Tôi cho Quan biết, Tôi nói Quan kiếm chổ nào thuận tiện, tạm dừng chân. Cuối cùng chúng tôi được sự giúp đở, của một thiếu phụ còn trẻ, ở một căn nhà bên đường, cho tá túc qua đêm, sau khi cho Tôi uống vài viên thuốc giải cảm, buổi sáng hôm sau còn cho hai chúng tôi, một buổi điểm tâm với những con cá nhỏ, trộn lẩn với những con tép mòng, kho chung với dừa khô thái mõng, có cả ớt thật cay. Đây là một trong những kỷ niệm khó quên, trong chặng đường dài vượt thoát .

Rời ngôi nhà, Tôi tự hỏi không biết người phụ nử đó, thuộc phe nào trong cuộc chiến của vùng nổi tiếng là " chết như không vì mỹ nhân kế, ban ngày bắn sẻ, ban đêm thì gỏ phèn la, gỏ mõ, bắt loa tay alô, alô, alô… kêu gọi lính quốc gia đầu hàng; chỉ khi nào pháo binh 75 ly của TQLC ở Đồi 10 bắn quấy rối, đáp lể thì mới chịu im tiếng (1965 - 1966). Dù sao thì Tôi cũng đã nhận được một "tấm lòng nhân ái".

*** .- Tiếp tục di hành. Hết cơn bỉ cực đến hồi thái lai: N+8, 11 / 4 / 1975 .

Theo khoảng cách ghi trên các cột cây số dọc theo QL1, chúng tôi đang bắt đầu đi vào ranh giới của quận Phù Cát, nơi có căn cứ của Sư Đoàn 6 Không quân VNCH, từ đây chúng tôi chỉ còn cách trung tâm Tỉnh Quy Nhơn là 35 cây số. Chúng tôi ước tính với sức khoẻ và tốc độ di chuyển bộ thì phải mất ít nhất là 7 - 8 tiếng đồng hồ, mới tới được TP Quy Nhơn. Sau khoảng 2 giờ đi bộ, chúng tôi được một người đàn ông chạy xe Honda 67 dừng lại và hỏi dừng lại trống không .- đi đâu đó .- Chúng tôi trả lời muốn đi về Quy Nhơn. .- có giấy tờ Cách mạng cấp hay không .- chúng tôi trả lời có .Ông ta bảo Tôi và Quan lên ngồi phía sau và xe phóng đi .Tôi có cãm giác ở thắt lưng ông ta, có vật gì cờm cợm như là khẩu súng nhỏ (Colt 45 hay K54 không biết) đã lỡ lên lưng cọp thì phải chịu vậy.

Lúc xe Honda chạy, Ông ta có hỏi vài câu gì đó nhưng do ngược chiều gió Tôi nghe không rõ, nên chẳng có trả lời. Gần một tiếng đồng hồ sau, Ông ta ngừng lại cho chúng tôi xuống xe ở chổ Trường Sư phạm hay Kỹ thuật gì đó? hình như ở đường Quang Trung hay Nguyễn Huệ? (lâu quá không còn nhớ). Chưa kịp nói tiếng cám ơn, thì ông ta đã vội vã chạy ngay. Chúng tôi lại áp dụng chiến thuật cũ, là đi hỏi thăm tìm nơi có chùa để xin tá túc.

Có người chỉ cho chúng tôi, ngôi chùa có tên là Long khánh (sở dỉ Tôi nhớ tên là gì trùng tên với Tỉnh Long Khánh nơi sinh sống của anh Tôi). Vốn đã có kinh nghiệm "ngủ Chùa" (Chùa thật chứ không phải là ngủ chùa - là ngủ với ai đó mà không phải trả tiền - !!!) cho nên chúng tôi đợi đến chiều tối mới đi vào xin tá túc qua đêm. Ở đây chúng tôi bị hỏi giấy tờ, trước khi được cho trú ngụ (Tỉnh Quy Nhơn mất vào tay Cộng sản Ngày 31 tháng 3 năm 1975, theo cơn sóng rối loạn và tự tan rã giây chuyền). Chúng tôi đưa Giấy đi đường của Ban Quân Quản Tỉnh Quảng Ngãi cấp, cho một tăng nhân trung niên, dáng dấp giống như an ninh Việt cộng. Sau khi xem giấy tờ xong, ông ta chỉ cho chúng tôi đi về hướng dãy nhà nhỏ phía sau có một phòng lớn, dùng làm lớp học cho các người mới vào tu trước đây, trong căn phòng này đã có sẳn một số nam, phụ, lão, ấu, số người nầy đã chạy loạn từ Nha Trang vào đã ở đây cả tuần lể, không biết lý do nào mà chưa trở lại nơi chốn cũ. Mọi việc diển tiến bình thường cho chúng tôi, như là có cái ăn uống, chổ ngủ qua đêm, tắm giặt.

Buổi tối Tôi và Quan đi vòng vòng, thăm hỏi tin tức, sau cùng làm quen được với một gia đình, có vẻ giàu có với một chiếc xe riêng, loại vận tải nhẹ, hiệu Ford Falcon, gia đình gồm hai vợ chồng và 2 con nhỏ, khi biết chúng tôi là lính Sài Gòn, qua giấy đi đường. Họ hứa cho chúng tôi, đi theo họ khi ngày mai chúng tôi cùng họ đi ghi danh với Ban hồi cư Tỉnh Quy Nhơn .

***.- Ban Quân quản TP Quy nhơn, may mắn lần thứ sáu: N+9, 12 / 4 / 1975 .

Sáng sớm trong khi chúng tôi còn đang chực chờ ở gần cửa bếp nhà Chùa để lảnh " thí thực " như đã được thông báo tối qua. Người đàn ông của gia đình có vẻ giàu có, đi vội vã đến bên Tôi và Quan, bảo chúng tôi đi theo Ông ta ngay, còn phần cơm thí thực thì bà xã của ông ta sẽ lảnh dùm. Chúng tôi chẳng biết chuyện gì tuy nhiên qua tiếp xúc tối hôm qua, thấy vợ chồng ông ta có thể tin được nên chúng tôi đồng ý. Lên xe ông ta chạy qua 4 - 5 ngả đường, thì tới một toà nhà lớn có tấm bảng đỏ ghi: UB Quân quản Tỉnh Bình Định Ban hồi cư .

Chúng tôi xuống xe, đi vào trong như một số người đã có mặt từ trước, theo chỉ dẩn, dặn dò chúng tôi yên tâm cứ trình Giấy đi đường của Tỉnh Quảng ngãi là được (lời của người đàn ông tốt bụng, mà sau nầy mới biết là tên Hùng) Mọi chuyện đều trôi chảy, khi chúng tôi nhận được Giấy đi đường mới của Tỉnh Bình Định. Chúng tôi trở ra thì đã gặp anh Hùng đang chờ đợi, cùng nhau trở về Chùa Long khánh. Chúng tôi phụ thu dọn vật dụng, hành lý của gia đình anh Hùng tốt bụng, sau đó toàn bộ chúng tôi rời Quy Nhơn khi ánh nắng bắt đầu rọi chiếu trên khắp thành phố. Tôi và Quan ngồi phía sau thùng xe, chung quanh là đồ đạc hành lý của gia đình Anh Hùng. Có lẻ chưa phút giây nào, trên chặng đường " vượt thoát ", chúng tôi cảm thấy sung sướng và thoải mái như lúc nầy vì chổ ngồi rộng rãi thoáng mát, xe chạy nhanh, không bị làm phiền vì các người chung quanh. Tôi nói với Quan: kỳ nầy về được, chắc phài " cạo đầu, ăn chay 3 tháng ". Quan cũng biểu đồng tình nhưng còn kèo nài thêm một câu "nhưng phải cho nhậu vài bữa cho đã, rồi mới tính, anh Tư " .Tôi trả lời: "Anh Tư chỉ biết phá mồi mà thôi". Thỉnh thoảng tài xế Hùng từ phía trước nói vói ra phía sau, đại khái cho biết chi tiết lộ trình xe tới đâu v…v…

Xe chạy khoảng hơn 2 giờ, Tài xế Hùng cho xe dừng lại ở Tuy Hòa Phú Yên (cách Quy Nhơn khoảng 95 cây số) để cùng nhau nghỉ ngơi, ăn uống mọi thứ do anh Hùng đài thọ, lần đầu tiên uống lại một lon cocacola ngon hết biết, chúng tôi nói lời cám ơn cả 2 vợ chồng anh Hùng, lúc đó mới lộ tẩy là thuộc phe ta, Hạ sĩ quan của Trung tâm huấn luyện KQ Nha Trang. Khi đã tỏ tường, lúc đó Tôi và Quan mới lộ thân phận thật. Theo Thượng sĩ Hùng thì Nha Trang lọt vào tay Cộng Sản "lãng xẹt", lúc đầu chỉ có một vài tên "đặc công" ném lựu đạn (1 / 4 /1975), gây sự hổn loạn, hoang mang, rồi từ tâm lý lo sợ, tinh thần chủ bại do các cuộc rút quân, triệt thoái "vô tổ chức, thiếu chỉ huy" của Quân Đoàn 2 và 1, thế là mọi người " khăn gói quả mướt, kẻ trước ngươì sau, kéo nhau, ùn ùn bỏ chạy, mãi tới ngày 4 tháng 4 năm 1975 Việt cộng mới vào thành phố Nha Trang ! ". Chúng tôi chỉ biết lắc đầu thở dài ngao ngán.


Sau 1 tiếng nghĩ ngơi, chúng tôi lại tiếp tục lên đường và dến Nha trang lúc khoảng 4 giờ chiều. Th / sĩ Hùng có mời chúng tôi về nhà mẹ vợ của anh để nghĩ đêm; nhận thấy chúng tôi đã làm phiền gia đình anh quá nhiều, với lại e ngại sự có mặt của chúng tôi sẽ có thể gây phiền toái cho anh, chúng tôi lấy cớ phải đi tìm nhà bà con nên chào tạm biệt. Th / sĩ Hùng còn cố dúi trong tay Tôi và Quan mổi người một ít tiền bảo để dằn túi. Chúng tôi không bao giờ có cơ hội, đền đáp những ân tình cao quý như thế; có lẽ phải đợi chờ đến kiếp sau !!!. Đêm nay chúng tôi xin ngũ nhờ, trước hàng hiên một ngôi nhà ở ven đường Độc Lập là đường phố chánh của Nha trang,trong đêm thỉnh thoảng có những toán tuần tra Việt cộng đi ngang qua nhưng không xét hỏi .

*** .- Nha trang, lối về thu ngắn, may mắn lần thứ 7: N+10, 13 / 4 / 1975 .

Buổi sáng sớm, trước khi thành phố Nha trang bắt đầu một ngày mới trong không khí nặng nề, uể oải, nghi kỵ dưới sự điều hành của những " người chủ mới ", chúng tôi ngỏ lời cám ơn gia chủ đã cho ngủ nhờ trước hàng hiên, chúng tôi đi lang thang dọc theo dãy phố ở đường Độc lập, có tiền trong túi do Thượng sĩ Hùng cho hôm qua, chúng tôi ghé vào một quán cà phê bên đường. Khuôn mặt kém vui của cô chủ quán, cũng đủ nói lên tâm trạng thấp thõm âu lo chung của tất cả người dân miền Nam tự nhiên " bị đổi đời " ngoài ý muốn. Khi mang cà phê đến cho chúng tôi cô chủ quán kín đáo nhìn ra phía cửa rồi hỏi nhỏ .Hai anh chắc là lính VNCH ở Sài Gòn - Chúng tôi không trả lời mà chỉ gật đầu … Cô chủ quán nói tiếp - Đang đánh nhau ở Phan Rang, không biết có giữ được không. Khổ quá, chưa có chi mà bỏ chạy hết.

Tôi thấy đau nhói trong tim bởi câu nói " vô tình " mang lời trách móc cay đắng, chua chát như vậy. Lời nói của một cô gái trẻ (20 - 25 tuổi) có lẽ cũng là lời nói chung cho những người dân từ Quảng Trị đến Nha Trang ở thời điểm nầy, trong nổi u uất, ấm ức, bực tức không biết điều gì, lý do nào, khiến cho một quân lực anh dủng, kiêu hùng, từng trải qua bao cơn sóng dử trong cuộc chiến bảo vệ đất nước, vẫn hiên ngang tồn tại từ 20 năm qua (1955 - 3 / 1975) nay chỉ chưa tới 3 tuần lể, đã để mất một phần lớn lảnh thổ của Quốc gia với nhiều đau thương, tang tóc, mà không có bất cứ một thể hiện chứng tỏ tinh thần trách nhiệm do dân và vì dân .Trong chia sẽ chung tâm tư với cô chủ quán, chúng tôi chỉ nói những lời an ủi chiếu lệ kèm theo những hy vọng ảo tưởng nhằm giãm bớt sự phiền muộn cho cô. Hiện tại, chính bản thân của chúng tôi cũng còn chưa biết sẽ đi về đâu, kết cuộc sẽ như thế nào!.

Rời quán cà phê, chúng tôi còn đang phân vân, tiến thoái lưởng nan, vì những tin tức chiến sự liên quan đến mặt trận Phan Rang của Quân đoàn 3. Căn cứ vào các cột cây số, khoảng cách từ Nha Trang đi Ninh Thuận (Phan Rang) chỉ có trên dưới 80 cây số, như thế nếu may mắn có được phương tiện xe để di chuyển thì chỉ trong khoảng 2 giờ đồng hồ sẽ đến vùng đang giao tranh, lúc đó sẽ hậu xét .Tr/ Úy Quan bàn với Tôi trở lại đường cũ, tìm nhà Th/ sỉ Hùng Không quân nhờ giúp đỡ, trong khi Tôi còn đang lưởng lự chưa quyết định, có một phụ nử trung niên trạc 60 tuổi, trên tay là cái giỏ đi chợ, khi bước ngang qua có lẽ nghe giọng nói miền Nam của chúng tôi, nên Bà dừng lại, hỏi luôn --- 2 cháu là người Sài Gòn phải không ? Đi lính gì vậy.

Thấy Bà là người lớn tuổi gương mặt phúc hậu, nên chúng tôi nói thật với Bà về tình cảnh hiện nay, tuy nhiên tuyệt đối chúng tôi không nói rõ cấp bậc cũ. Nghe xong Bà bảo chúng tôi đứng chờ, Bà đi chợ mua ít món hàng sẽ trở lại ngay. Khoảng 20 phút sau Bà trở lại, ra dấu cho chúng tôi đi theo Bà, qua một ngả tư là đến một ngôi nhà có lầu, không lớn lắm, phía trước có khoảng sân nhỏ với vài chậu bông (Tôi còn nhớ tên là Phường Phương Sài, hiện nay vẫn còn) Bà lên tiếng gọi, phía trong có tiếng một thanh niên trả lời, qua cách xưng hô Tôi đoán là con hay cháu của Bà, khi cánh cửa được mở ra, Bà lên tiếng: --- Mẹ gặp 2 cậu nầy là lính Cộng hoà giống như con ,Tội nghiệp chạy từ Đà Nẳng vào đây, v…v

Khi đã vào hẳn trong nhà, qua sự giới thiệu của Bà, được biết người thanh niên đó là con rể, tên Thắng, cấp bậc Tr /úy, Khóa 3 Chiến tranh chính trị, phục vụ ở Tiểu khu Khánh Hoà (Nha Trang); sau khi thành phố Nha Trang tự nhiên "bỏ ngỏ", Thắng cũng như mọi người khác, phải trốn về nhà hiện nay cũng chưa biết tính sao. Sau màn chào hỏi làm quen, chúng tôi được Thắng chỉ cho nhà tắm, khi trở ra chúng tôi đã có sẳn 2 bộ áo quần còn mới, tương đối vừa vặn, chỉ có điều hơi ngắn so với chiều cao của Tôi.

Khoảng trưa, chúng tôi được một bữa ăn đầy đủ và ngon miệng, ăn xong chúng tôi, Tr/ Úy Thắng cùng ngồi ở khoảng sân nhỏ chia sẽ tâm sự. Thắng tỏ ra rất chán chường cũng như không biết phải đưa vợ, con nhỏ đi tỵ nạn ở đâu, vì theo Thắng chạy đâu rồi cũng phải sa vào cái rọ do chính chúng ta tạo ra khi: " giá trị tinh thần trong quân đội là yếu tố chính, để quân đội chiến đấu giữ gìn bờ cỏi, ngày nay tinh thần vì nước quên mình, không còn trong quân lực là do lãnh đạo chỉ biết đến bản thân v…v...". Tôi không muốn tranh cải ,về nhận định có vẽ tiêu cực của Thắng vã lại ngay từ đầu khi gặp bà mẹ vợ của Thắng ,Tôi đã che dấu cấp bậc cũ, nay nói ra thật là bất tiện.

Khoảng 3 giờ chiều, chúng tôi đang nằm nghỉ ngơi, Bà Cụ từ phía trong buồng chạy ra, cho biết vừa nghe trên đài phát thanh thông báo, kêu gọi Sĩ quan và Công chức chánh quyền Sài Gòn đi trình diện trong 3ngày, kể từ ngày mai 14 / 4 / 1975. Thấy sự lo lắng thể hiện trong gia đình, nên chúng tôi bày tỏlời cám ơn và xin phép ra đi để tìm phương tiện vào trong Nam. Lòng hiếu khách, sự quyến luyến của tình chiến hữu khiến chúng tôi rời căn nhà trong bùi ngùi, vì biết rằng sẽ không bao giờ có cơ hội trở lại, để đền đáp mối ân tình từ những con người có trái tim chân chính và thân thiện.

Trên đường đi, tình cờ ngang qua chùa Tỉnh hội, thấy có đông đúc người ra vô, nên chúng tôi cũng vào trong quan sát, thì ra nơi đây cũng có rất nhiều dân chạy loạn từ Cam Ranh và Phan Rang đang trú ngụ, thế là bài bản cũ, lại được đem ra áp dụng. Chổ ở, cơm nước thì đã có thí thực của nhà Chùa. Chúng tôi qua đêm tại Chùa nầy, cũng lại nhìn sao trên trời và tiếp tục cầu nguyện .

***.- Cam ranh không đánh mà mất và gặp lại Đ /Úy Hên: N+11, 14 / 4 / 1975 .

Chúng tôi rời Chùa Tỉnh hội rất sớm, trên đường đi đã thấy xuất hiện nhiều toán người, mang băng đỏ ở cánh tay trá vũ khí trang bị phần lớn là súng M16 của VNCH. Tôi đoán là bọn " ruồi bu " có mặt do hôm nay là ngày kêu gọi trình diện đầu tiên, nên chúng hiện diện ở đường phố để "hù thiên hạ". Tôi và Quan quyết định rời Nha Trang ngay lập tức, chúng tôi đi bộ chậm rải với hy vọng đón được xe, xin quá giang về Cam Ranh. Trời không phụ kẻ khốn cùng sau cùng có một xe hiệu Ladalạt (xe sản xuất ở Sài gòn trước 1975) đã cho quá giang, không phải trả tiền, chúng tôi về tới Cam Ranh, Phường Cam Nghĩa trước 12 giờ trưa.

Đang đi lang thang tại cây số 1, Tôi gặp lại Đ/ Úy Hên và Tr/ Úy Quân, chúng tôi vô cùng mừng rở, khi nghe Tôi kể về tình trạng của Lộc và Phán đã bị bắt giữ, Hên chỉ thở dài nói nhỏ số mạng cả. Sau đó chúng tôi lại chia tay vì theo lời Hên cho biết là Tr/ Uý Quân đã tìm được, một chủ ghe đồng ý vượt biển, tuy nhiên Hên cũng không tin tưởng lắm cho nên không dám rũ Tôi đi theo .Sau nầy Đ /Úy Hên kể lại đã may mắn thoát chết khi bị du kích địa phương phục kích tại bãi biển chận bắt và nổ súng làm thiệt mạng một số lớn dân chúng (Đ/ Uý Hên về đến Vũng Tàu trước Tôi 2 Ngày). Sau khi từ giã Đ/ Úy Hên, Tôi và Quan tiếp tục cuộc hành trình theo QL 1, đến khoảng 5 giờ chiều thì gặp một quán nhỏ bên đường, ghé vào hỏi thăm tình hình phía trước, mua mỗi người 4 cái bánh ú để ăn tối nay. Theo lời khuyên của bà chủ quán, chúng tôi cố gắng đi thêm vài cây số cho đến khi gặp được một cái Miếu thờ khá lớn, nằm cạnh một con sông, trong lúc nầy chúng tôi đã nghe văng vẳng xa xa tiếng máy bay. Khi chúng tôi vào trong Miếu thờ, thì đụng đầu với một gia đình chạy loạn, cũng vừa mới quay lại, sau khi cả nhà đang tìm về lại Quận Du Long thuộc Tỉnh Nình Thuận, thì rơi vào vùng đang giao tranh nên chạy bán sống, bán chết về đây, chúng tôi chia nhau cùng trú ngụ và qua đêm trong Miếu Thờ.

Theo lời kể lại của người đàn ông chủ chiếc xe, thì hiện nay lực lượng Nhảy dù (sau nầy được biết là Lữ đoàn 2 Dù gồm các TĐ 3 ,5,7, 11 và LĐTrưởng là Đ/ Tá Nguyễn thu Lương bị bắt làm tù binh trong Mặt trận Phan Rang, kể cả Tư Lệnh Tiền phương QĐ3Tr /Tướng Nguyễn vĩnh Nghi và Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân Phạm ngọc Sang, Biệt động quân Liên Đoàn 31 của Đ /Tá Nguyễn văn Biết và Sư đoàn 2 đã tái chỉnh trang, Phan Rang cũng là quê cha đất tổ của Cựu TT Nguyễn văn Thiệu) đang lập phòng tuyến ở Du Long nhằm ngăn chận sự tiến quân của Bắc việt.

Trong suốt chặng đường từ Nha Trang đi xuống Cam Ranh, chúng tôi hoàn toàn không ghi nhận, bất cứ cuộc chuyển quân nào của phía Bắc Việt, có lẻ sợ bị Không quân ta oanh kích. Trong đêm thanh vắng theo chiều gió, Tôi nghe rõ tiếng máy bay rầm rì ở phương Nam, điều nầy khiến cho Tôi hy vọng quân ta sẽ mạnh mẽ phản kích chiếm lại những phần đất đã mất, ít ra cũng tới Quy Nhơn (vùng đất mới phân chia lại, theo các tin đồn). Trước khi đi ngũ Tôi có dịp trò chuyện với người đàn ông (Tôi tin chắc cũng thuộc phe ta nhưng tôn trọng việc riêng tư nên không hỏi), mới biết rằng ở Cam Ranh cũng chẳng có đánh nhau gì cả, tự nhiên di tản hết, rồi sau đó Việt cộng mới vào (Ngày 3 Tháng 4 Năm 1975, Cam Ranh là nơi tập trung dân tỵ nạn và binh sĩ VNCH di tản từ các tỉnh phía Bắc. Cam Ranh bị bỏ ngỏ rồi thì các đơn vị của Sư đoàn 10 Bắc việt mới kéo tới (Trích trong: Cái chết của Nam Việt Nam Tác giả Phạm kim VinhTrang 328 giòng số 21 - 25).

*** .- Suýt chết vì bị Không quân phe ta oanh kích: N+12, 15 / 4 /1975 .

Mặt trời chưa kịp lên ở phương Đông, chúng tôi vừa mới tỉnh ngủ, bỗng nhiên nghe tiếng máy bay từ xa, ào ào bay tới, tiếng động cơ kêu vang dội trên bầu trời, Tôi và Quan vội chạy ra khỏi Miếu thờ, để xem chuyện gì đang xãy ra, trong khi cả gia đình của người đàn ông kia, kiếm chổ trốn sau các bàn thờ; chúng tôi núp sau một thân cây lớn cách Miểu khoảng 20 - 30 thước. Chúng tôi thấy 2 chiếc A 37 đang xé gió, lao xuống theo hướng Tây Bắc qua Đông Nam, trong phản ứng tự nhiên của 11 năm tác chiến .Tôi kêu lớn với Quan: chết rồi nằm xuống nó chuẩn bị đánh bom. Chúng tôi dán mình xuống sát mặt đất và chờ đợi, tiếng rít gió của mấy quả bom nghe rõ như bom sẽ rớt ngay cạnh. Hai tiếng nổ long trời vỡ đất, cách chúng tôi chỉ khoảng 100 - 200 mét ở phía ngoài đường QL1, thì ra ở đó có một cái cầu, bắt ngang qua con sông nhỏ, Không quân oanh kích cây cầu nhằm không cho địch dể dàng chuyển quân.

Sau 3 đợt đánh mà chúng tôi không biết kết quả ra sao, 2 chiếc A 37 bay mất khuất dạng nơi phía Nam (sau này nghe nói 1 trong 2 phi công là Ông Lý Tống). Chúng tôi quay trở vào trong Miểu thờ, thì thấy cả gia đình người đàn ông đang quỳ lạy tạ ơn, trước bàn thờ Phật. Sau khi mọi người đã tỉnh hồn vì chuyện máy bay oanh kích, người đàn ông tỏ ý sẽ chở gia đình ông ta về lại Cam Ranh chờ tình hình biến chuyển sau nầy. Chúng tôi ngỏ ý xin đi theo thì được ông ta đồng ý. Thế là chúng tôi trở lại Cam Ranh. Ngôi nhà của thân nhân người đàn ông, ở tại Phường Cam Linh TP Cam Ranh, đêm ấy chúng tôi xin người đàn ông ngũ trong xe của ông ta với lý do trông chừng đồ đạc cho gia đình. Tôi và Quan cùng nhau trao đổi về việc quân ta có giữ được Ninh Thuận hay không?

Theo suy nghĩ của riêng Tôi, thì chắc chắn quân lực VNCH phải lập một tuyến phòng thủ vững chắc ở Phan Rang vì đó là quê hương xứ sở cũng là nơi có mồ mã tổ tiên ông bà bao nhiêu đời của TT Thiệu, đồng thời có một phi trường quân sự lớn tại Phan Rang và rất gần với phi trường Biên Hoà cho nên việc không yểm sẽ nhanh chóng, dể dàng hơn .Chúng rơi vào giấc ngủ với những mệt mỏi, âu lo triền miên vô tận .

Hết Phần 4

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.