Hôm nay,  

Phương Nam, Ánh Sao Nơi Cuối Trời, tháng 4-1975, Phần 3: Thủ Đoạn Gian Ác Của VC Qua Chiêu Bài “Trình Diện”

25/03/201200:00:00(Xem: 14621)
Cựu MX Lâm Tài Thạnh TĐ 9 TQLC

(Tự truyện 20 ngày là tù binh và vượt thoát từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu từ 30/3/1975 đến 18/4/1975) 

Thủ đoạn dối trá của Cộng sản và may mắn lần thứ ba: Sáng sớm hôm sau thứ Ba 1 tháng 4 năm 1975, chúng tôi rời nơi trú ngụ sau một đêm say ngủ, không chập chờn vì ác mộng, trở lại các con đường hôm qua, tìm một quán bên đường, mỗi người một ly cà phê đầu ngày và thu thập tin tức, tình hình thời cuộc với các diển biến không vui “quân ta rút lui chiến thuật khỏi Quy Nhơn ” v…v….Tôi bàn với mọi người “phải vượt thoát” tìm về phương Nam, bằng cách lợi dụng khi “địch quân” còn mãi mê cuộc tiến công, chưa tổ chức hoàn hảo việc kiểm soát, giam giữ chặt chẽ các “tù binh”, cũng như các cấp chánh quyền hành chánh địa phương chưa quen việc, áp dụng chiến thuật “họ tới đâu thì chúng ta theo sau lưng họ, cho đến khi có cơ hội vượt tuyến”.

Khoảng giữa trưa, trước khi chúng tôi trở về nơi tạm trú, qua tin truyền miệng, sau đó từ các xe phóng thanh do bọn “theo đóm ăn tàn” làm tài xế, chạy quanh trong TP Đà Nẵng với lời kêu gọi trình diện của Ủy ban quân quản Đà Nẵng, cho các quân nhân của Sài Gòn trong 3 ngày, kể từ ngày 2 tháng 4 năm 1975 đến ngày 5 / 4 / 1975.Chúng tôi trở về chổ ở với tâm trạng phân vân, đắn đo trong sự cân nhắc của câu hỏi: có nên ra trình diện hay không? Chưa ai trong số chúng tôi có được một kinh nghiệm về Cộng Sản, từ trước đây cho đến ngày triệt thoái không bài bản, mỗi khi chạm trán với bọn họ là chỉ có “Bằng, Bằng” như cao bồi Mỹ “bắn chậm thì chết”. Nay phải ra trình diện họ, rồi thì kết cuộc sẽ ra sao đây? Còn như không trình diện, nếu mai đây, có sự can thiệp của quốc tế, ngưng bắn lần nửa, rồi trao trả tù binh, số phận sẽ ra sao, khi không có tên trong danh sách trình diện thật là nan giải. Sau cùng mọi người, phó mặc cho số phận với kết luận “Ai sao mình vậy ”. Nổi xúc động đến nghẹn ngào, khi trở về nơi trú ngụ nhìn thấy buổi cơm chiều đã được Hạ sĩ Thương nấu nướng, bày biện, đem từ nhà bên cạnh đến cho mọi người cùng ăn với cơm nóng, canh ngon, dù đạm bạc nhưng nói lên tấm lòng chân chất của người quân nhân dưới quyền trước đây. Chúng tôi ngỏ lời cám ơn sự chân tình của Thương “Em chỉ mong, mấy ông thầy làm răng, mà về được trong Nam là em vui rồi”, Thương nói.

ban_do_phan_rang

Bản đồ Phan Rang.
Buổi tối đến, Tôi triệu tập phiên họp, bao gồm tất cả mọi người ở cả 2 nhà tạm trú. Tôi đưa ra ý kiến “dung hòa” và “ăn chắc” như sau : “Theo thông báo, chúng ta có 3 ngày để trình diện, như vậy ngày mai chúng ta đi trình diện cho có tên trong danh sách với tên tuổi, cấp bậc, chức vụ chính xác. Sau đó chúng ta còn 2 ngày để tìm phương cách vượt thoát khỏi TP Đà Nẵng, trước khi bị “gom bi”, mọi người đều đồng ý (riêng Đ /úy Tịnh Ban 3 và Hạ sĩ Thương vì nguyên quán ở Miền Trung, cho nên sau nầy ở lại, không tìm đường về Nam) rồi giải tán, đi ngủ. Hôm sau Thứ Tư Ngày 2 Tháng 4 Năm 1975, chúng tôi cùng nhau trở ra phố, đến các địa diểm quy định đã được thông báo để trình diện, chỉ sau vài giờ, mọi người đều có trong tay giấy đã trình diện với UBQQ Đà Nẵng, trong đó có đầy đủ các thông tin cá nhân trước đây, khi còn phục vụ cho chính phủ Sài gòn, họ cũng bắt khai luôn nơi đang tạm trú hiện nay (sau nầy mới biết họ thanh lọc danh sách, ngay trong ngày hôm đó và họ cho lực lượng an ninh đến “bắt nguội” ngay trong đêm). Chúng tôi lang thang trong TP Đà Nẵng cho đến buổi chiều, mới trở về lại nơi trú ngụ, lúc nầy trong nhà của Quân đã có thêm một số người vừa mới “vượt thoát” từ Huế vào, cho nên chổ ở trở nên đông đúc chật kín. Đ/ Úy Hên thấy thế nên bảo Tôi và Lộc di chuyển qua nhà bên kia đường ở tạm. Nhờ thế chúng tôi thoát khỏi màn “ bắt nguội giữa đêm của an ninh Cộng sản…!!”

. .. (Trích thư của Đ/Úy Hên : Vào khoảng 1 giờ sáng, có nhiều chiếc xe gắn máy, dừng lại trước nhà, có tiếng đập cửa thật mạnh, tiếng người tiếp theo: “Ban quân quản, mau mở cửa kiểm tra.” Vị Th / tá Bộ binh ra mở cửa, tôi nghe có tiếng người bước vào nhà, từ chổ tôi nằm không nhìn thấy cửa chính, tôi nghe một giọng nói miền Bắc, “Ở trong nhà nầy, ai là Thiếu tá Lâm tài Thạnh, Thiếu tá Nguyễn văn Lộc, Đại Úy Trần văn Hên, lính thủy đánh bộ, chúng tôi cần kiểm tra.” Tôi nghe vị Thiếu tá Bộ binh trả lời: “Hồi chiều, ba ông nầy có dùng cơm ở đây, sau đó nói đi ra phố, giờ chưa thấy trở về”, sau câu trả lời, bọn Việt cộng ập vào hẳn trong nhà thật nhanh, rọi đèn, người vợ của vị Th / tá Bộ binh nằm ngủ phía ngoài cùng các đứa con nhỏ, vội vàng nói nhanh với tôi: ông nằm yên để tôi xử trí; từ trong bóng tối ở sâu dưới chân cầu thang lầu, tôi thấy có ba tên mặc quần áo quân chánh quy Bắc việt, 2 tên mang AK47 rọi đèn lục soát, tên còn lại mang K54 tiến về phía cầu thang, rọi đèn vào ba cái mùng của gia đình vị Th/ tá Bộ binh, khi thấy bà vợ của vị Th / Tá đang cho con nhỏ bú, nên không rọi đèn, tìm kiếm tiếp nơi chân cầu thang, mà bước vòng trở lại phía trước và đi thẳng lên lầu. Họ rọi đèn, lục soát khắp nhà khoảng 10 phút, tất cả kéo ra ngoài, nổ máy xe, rời căn nhà tôi đang tạm trú ).

Khoảng gần 4 giờ sáng Đ/úy Hên bằng cửa sau, chạy qua nhà chúng tôi đang ngủ, báo động tình hình nguy hiểm và chúng tôi quyết định “vượt thoát” khỏi Đà nẵng lúc 5 giờ sáng cùng ngày. 

.- Đường trường xa, ta quyết đi cho đến cùng .-

Vượt thoát : Ngày N – Thứ Năm 3 tháng 4 năm 1975 .- Trong hơi lạnh ban mai của Ngày N .- vượt thoát; chúng tôi âm thầm rời nơi trú ngụ, sau khi nói lời chia tay Đ/U Tịnh và Thương. Chúng tôi phân thành 2 nhóm, đi cách nhau khoảng 100 mét, lấy Quốc lộ 1 làm trục lộ chính và căn cứ vào các cột mốc cây số dọc theo đường đi, để biết khoảng cách các nơi sẽ phải đến. Nhóm 1 gồm có Tôi, Tr/uý Quan, T / Uý Xuân, nhóm 2 còn lại là Th / tá Lộc, Đ/úy Phán. Riêng nhóm của Đ / Úy Hên, Tr /Úy Quân (ĐĐBảo toàn) vì có người quen dự trù kế hoạch vượt thoát bằng đường biển, nên chúng tôi cũng chia tay (sau nầy Tr/ Úy Hên về tới Vũng tàu trước Tôi hai ngày). Mọi người trong 2 nhóm của chúng tôi đều đồng ý, trên đường đi, ai thoát được sẽ tiếp tục cuộc hành trình, để có thể mang tin tức sau cùng về cho thân nhân những người bị bắt giữ lại. Dù chưa biết, kết cuộc sẽ ra sao với đoạn đường trước mặt dài đăng đẳng, có nhiều bất trắc chờ đợi, chúng tôi đều cảm thấy tinh thần phấn chấn, sau các ngày được nghỉ ngơi, ăn uống tạm đầy đủ và nhất là với viển ảnh được tự do và đoàn tụ .Trong suốt khoảng đường từ nơi trú ngụ ra đến ngoại ô Đà Nẵng, chúng tôi chưa bị chặn xét bởi các chốt kiểm soát của Việt Cộng, mặc dù trên QL1 các đoàn xe ngụy trang, chở quân Bắc Việt cùng các vũ khí nặng bao gồm các loại súng phòng không 37 – 57 ly di chuyển rầm rộ và liên tục. Trời vừa rạng sáng chúng tôi tới cầu Đỏ bắt qua sông Thu Bồn, chúng tôi phải tạm dừng lại nơi đây vì cây cầu nầy đã bị không quân VNCH phá hủy, nhằm ngăn chận bước tiến quân của Việt Cộng. Một số lượng đông đảo dân chúng và các loại xe chuyên chở dân sự cũng đang tập trung ngay đầu, mọi người cùng nhau chờ công binh Cộng sản bắt cầu phao nổi để qua sông, nơi đây có một nhóm nhỏ quân Bắc Việt canh gác với sự hời hợt và lỏng lẽo. 

Qua thăm hỏi, tìm hiểu, được biết đại đa số là thường dân chạy trốn chiến trận từ các vùng của tỉnh Quảng Ngãi nay đang hồi cư. Chúng tôi cùng nhau trà trộn vào với dân chúng và chờ đợi. Khoảng gần 8 giờ sáng, có lệnh cho người đi bộ qua cầu, cả 2 nhóm chúng tôi vượt nhanh qua phía trước, trong khi bọn lính chánh quy, mãi mê nói chuyện với các o xứ Quảng. Cách cây cầu khoảng 500 mét, chúng tôi tạm ngừng lại với ý định chờ đón các xe dân sự xin quá giang. Tôi nhìn thấy cột mốc chỉ đường ghi Quãng Ngải 115 km. Tôi thực sự không tin ở mắt mình và tự hỏi sẽ đi bộ trong bao nhiêu ngày mới tới được Quảng Ngải đây! Sau cùng thật là may mắn, chúng tôi được một chủ xe, có lòng tốt đã cho chúng tôi lên xe, quá giang mà không lấy tiền, khi nghe chúng tôi tả oán đủ thứ, Mẹ già, vợ trẻ, con thơ, đang trông chờ tin tức ở Nha Trang. Khi lên xe, chúng tôi chia nhau ngồi lẩn lộn với các hành khách. Phần Tôi thì ngồi phía trước cách tài xế một dãy ghế và sát cửa sổ. Từ chổ ngồi Tôi nhìn ra phía sau, anh Lộc và Phán đưa ngón tay cái, biểu tỏ mọi chuyện tốt đẹp trong khi Quan và Xuân thì đánh đu trên tấm bửng sau xe. Sau gần 3 giờ xe chạy bon bon trên đường, các cột mốc cây số lùi dần về phía sau, để cuối cùng, một cột mốc loang lổ vết đạn ghi Quảng Ngãi 45 km. Xe bắt đầu chạy chậm và ngừng hẳn khi có một nhóm đông người đi diển hành trên quốc lộ với các biểu ngử cầm tay, nội dung chào mừng cách mạng thành công trong tiếng tiếng hoan hô, đã đảo v…v…Tôi nghĩ thầm: chổ nầy “hắc ám” đây vì là “hang ổ ” của Quân khu 5 Việt Cộng .Trong quá khứ Tôi đã từng tham dự hành quân trong các vùng chung quanh Tỉnh Quảng Ngãi trong vai trò là Trung đội trưởng của ĐĐ1 / TĐ2 TQLC vào những năm 1965 – 1966. Tôi không xa lạ gì với các địa danh Mộ Đức, Đức Phổ, Ba Tơ, Nghĩa Hành, Sơn Tịnh, Trà Bồng. Ba Gia, Trà Khúc, Núi Thiên Ấn v…v… 

*** Thêm chia tay xót xa bên cạnh sự may mắn lần 4 .- 

Ngay trước tấm bảng viết hàng chử Ủy ban cách mạng Xã Châu ổ Huyện Bình sơn, là một toán du kích 7 - 10 tên đứng canh gác, mọi sự lưu thông đều bị chận lại xét hỏi. Chúng tôi không còn lối thoát nào khả dỉ có thể lẩn trốn, vì không ai biết trước có trạm kiểm soát trên đường, bây giờ chỉ biết trông chờ may rủi và số mạng của mỗi người. Khi xe vừa ngừng lại cho du kích kiểm tra, Tôi nghe câu nói của người tài xế đại khái: Dấu được cứ dấu. Nghe nhưng chưa kịp hiểu ý, Tôi xoay người nhìn về phía sau xe thì thấy bóng Quan và Xuân nhảy xuống khỏi xe, rồi biến mất trong nhóm người biểu tình đông đúc, cùng một lúc Tôi thấy có 2 tên du kích đi dọc theo hai bên hông xe, từ phía sau đi lần ra phía trước, đến băng ghế ngồi của Th/Tá Lộc và Đ/Úy Phán, chúng ngưng lại hỏi chuyện gì đó. Tôi thấy Lộc và Phán lấy tờ giấy trình diện ở Đà Nẵng cho chúng xem, sau đó Tôi thấy chúng chỉa súng AK 47 vào hai người và ra hiệu cho Lộc và Phán xuống xe và chúng gọi thêm người đến canh giữ, đồng thời tiếp tục đi đến chổ Tôi ngồi, Tên du kích hỏi : “Anh nầy có giấy tờ gì không? Trong tích tắc Tôi kịp nhớ câu nói bâng quơ của người tài xế, cộng thêm sự việc vừa xảy trước mắt cho Lộc và Phán ). Tôi trả lời với giọng mệt mỏi, để giảm bớt âm hưởng miền Nam .- Không có Tôi là lao công đào binh ở Đà Nẵng, cách mạng thành công, mở cửa nhà tù thả Tôi và mấy ông cách mạng, rồi bảo Tôi đi về nơi trú quán!.-

Tên du kích hỏi tiếp : Lao công đào binh là cái gì? Tôi giải thích : Tôi trốn quân dịch, không chịu đi lính, nên bị bắt đi tù !! Tên du kích hỏi một câu ngu ngốc - thiệt không- và bỏ đi. Người tài xế nhìn Tôi cười thông cảm khi xe vừa nổ máy, chạy qua khỏi trạm kiểm soát. Tôi nhìn lui lại phía sau xe, thấy các tên du kích đang áp giải Th/ Tá Lộc và Đ / úy Phán trở lại con đường, xe đã chạy qua. Xe chạy khoảng 100 – 200 thước. Tôi lên tiếng xin người tài xế dừng xe lại “Sao vậy đã thoát rồi còn quay trở lại đó làm gì ? người tài xế ngạc nhiên hỏi, nhưng cũng đạp thắng và ngưng xe lại. Tôi chỉ trả lời cám ơn, xuống xe, đi ngược lại về nơi trạm kiểm soát với các ý tưởng đơn giản: “Phải biết, xem bọn du kích đưa Lộc và Phán đi đâu, đối xử thế nào, còn mọi chuyện khác thì tùy cơ ứng biến cho dù như đã nói ở phần trên, trước khi rời Đà Nẵng, mọi người đều đồng ý, trên đường vượt thoát, người nào may mắn thì cứ tiếp tục cuộc hành trình, để mang tin tức hữu ích cho gia đình, thân nhân đang trông chờ ”. Tôi đi thật nhanh vì sợ mất dấu những tên du kích. Tôi thở phào nhẹ nhõm khi thấy bóng dáng Lộc, Phán cùng toán du kích đang chậm rãi đi theo con đường mòn trong xóm sát cạnh Quốc lộ 1. Tôi len lỏi đi theo phía sau, qua các đường mòn có các ngôi nhà lá, trống trước, hở sau với một khoảng cách tương đối, để không bị phát hiện sau cùng toán du kích ngừng lại, vào một ngôi nhà có các hàng cây bao quanh, hình như là trụ sở Ủy ban gì đó của họ. Tôi trốn sau các lùm cây phía trước ngôi nhà và theo dõi tình hình. Thời gian khoảng 30 phút Tôi thấy cả 4 tên du kích kéo nhau bỏ đi. Tôi đoán có lẽ chúng đi ăn cơm vì nhìn bóng mặt trời đã quá đỉnh đầu. Tôi chờ thêm khoảng 10 phút để chắc chắn bọn chúng không bất ngờ trở lại. Tôi quyết định dứt khoát, phải giữ bình tỉnh, giả như là du kích vào thật nhanh, ra thật lẹ. Tôi lên tiếng gọi, khi còn cách cửa ra vào 2 – 3 thước “Anh Lộc, Phán, tụi nó bỏ đi hết rồi, ra lẹ, đi cho mau với tôi ”. Tôi lập lại 2 – 3 lần mới thấy Đ/Úy Phán buồn bả, ủ rũ, đi ra nói với Tôi : Anh Lộc nói : Anh Cả đi, đi. Anh Cả có thoát thì thông báo tin tức cho gia đình tụi em. Suýt chút nữa là Tôi “ chưởi thề ” tuy nhiên, Tôi chỉ nói : Tụi nó đi mất hết rồi, sợ cái gì mà không trốn đi? Đ/ Úy Phán cho biết : mấy tên du kích nói nếu trốn đi, khi bị bắt lại thì chúng sẽ xử bắn, trước đó chúng cũng đã bắn chết một người. Nhìn dáng điệu cam chịu của Phán khiến Tôi bùi ngùi vì Tôi và Phán đã từng phục vụ chung ở TĐ 2 Trâu điên, khi Tôi là ĐĐPhó ĐĐ1 (1968) thì Phán là Trung đội Trưởng ở ĐĐ4, Phán tốt nghiệp K 25 TĐ là một sĩ quan có nhiều triển vọng (Sau nầy khi gặp lại Đ/ Uý Phán trong Đại Hội TQLC 2008 tại Nam California, khi nhắc lại chuyện ở Bình Sơn 3 / 4 / 1975. Tôi thông cảm cho Anh Lộc và Phán trong tình hình bó buộc lúc bấy giờ). Không còn lựa chọn nào khác. Tôi lặng lẽ, thất thểu bước nhanh ra khỏi khu vực giam giữ với nổi buồn nặng trĩu trong lòng và câu hỏi: mai đây nếu Tôi có thoát được trở về, sẽ trả lời với các thân nhân của Anh Lộc và Phán thế nào đây? Có ai tin rằng Tôi đã hết lòng, quên cả nguy hiểm bản thân vì bè bạn và chiến hữu. Thôi thì chỉ cầu mong các đấng thiêng liêng độ trì cho cả hai tai qua nạn khỏi. Trở ra lại quốc lộ 1, Tôi tính toán, khoảng cách đến Quảng Ngãi là 20 cây số, nếu phải đi bộ thì khoảng 3 tiếng đồng hồ là tới. Tôi cấm cúi rảo bước trên đường, trong ánh nắng, nóng hâm hấp của miền Trung, nhìn trước mặt, đường còn xa diệu vợi, khách độc hành, ai thấu hiểu bước cô đơn; mới sáng nay còn đông đủ anh, em, bạn hữu, trong niềm tin vượt thoát sẽ thành công mà nay chỉ còn lại đơn độc. Tiếng kèn xe làm Tôi giật mình và câu hỏi lớn của ai đó trên xe: - Anh ni đi mô và xe ngừng lại. Tôi đi ngang qua đầu xe, gặp người tài xế tuổi trung niên. Tôi ngỏ ý xin đi nhờ xe ra Tỉnh lỵ Quảng ngãi, đưọc sự đồng ý, Tôi lên xe khoảng 30 phút sau Tôi bước ra khỏi xe, nói lời cám ơn, thả bộ đi về hướng chợ lúc nầy Tôi đang ở trong phạm vi ngoại ô Tỉnh Quảng Ngãi. Tôi tiếp tục đi cho đến khi vào đến cổng chào là cửa ngỏ của thành phố. Quảng Ngãi là nơi có nhiều kỷ niệm của TĐ2 TQLC. Đặc biệt trong vụ việc Phật giáo Miền Trung (1966 ). Trước đó TĐ 2 đã có lệnh trở về Hậu cứ để nghĩ dưỡng quân sau 3 tháng tăng phái cho Quân đoàn 2 quân nhân trong đơn vị đều vui vẻ, mừng rở, còn bao nhiêu tiền đều mang ra mua kẹo mè xửng và nón lá bài thơ đề làm quà tặng người thân sau một chuyến đi xa. Sáng hôm sau, ra phi trường Quảng Ngãi, chờ khoảng 1 giờ đồng hồ thì có nhiều máy bay từ Sài Gòn đáp xuống, lại toàn là C47 của Không quân VNCH với 2 chiếc máy bay dân sự của hàng không Việt Nam. Lính nhà ta chẳng biết chuyện gì, cứ có lệnh là “xung phong” lên máy bay liền, bay chưa tới 30 phút toàn bộ máy bay hạ cánh xuống phi trường Đà Nẵng, xong có lệnh “án binh bất động”, nằm chờ lệnh trong phi trường để “mấy quan to nói chuyện phải quấy với nhau”. Lính nhà ta “vỡ mộng” chỉ có nước chưởi thề, thế là bao nhiêu “kẹo mè xửng, nón lá bài thơ” trở thành nạn nhân của sự giận dữ. Thế mới gọi là đời lính. Tôi vào một quán nhỏ bên đường Quốc lộ 1 uống một ly nước và tô phở nấu theo cách miền Trung. Tôi nhìn đồng hồ trong quán ăn hơn 3 giờ chiều. Trong cảnh vắng lặng cuả một thành phố vừa mới đổi chủ, Tôi nhận thấy mọi sinh hoạt của thành phố đầy áp sự uể oải, cầm chừng, ngại ngùng, bẻn lẻn như một cô dâu mới về nhà chồng, chưa biết phải làm gì, thỉnh thoảng chỉ thấy vài chiếc xe đạp, vài người đi bộ có vẻ lạc loài như Tôi, chắc là thuộc phe ta .Trước khi rời quán ăn, Tôi hỏi thăm người đàn ông chủ quán : có biết một ngôi chùa nào gần nhất trong khu vực nầy hay không ? .Trong e dè cẩn trọng đối với người lạ, ông ta chỉ cho Tôi, đường đi đến chùa Hội Phước trong khu phố gần trung tâm chợ. Tôi bước ra khỏi quán, đi lần theo Quốc lộ 1 cũng là con đường chính hướng về phố chợ, được một khoảng khá xa, nhận thấy mặt trời chưa lặn bóng e rằng khi tới Chùa còn sớm, khó xin chổ trú ngụ qua đêm, nhìn thấy một tàn cây có bóng mát bên đường .Tôi ngừng lại, ngồi xuống lề đường, mông lung suy nghĩ vẫn vơ: không biết ngày xưa, khi Hạng Võ thất trận 10,000 tử đệ bỏ đi, thì tình trạng có thê thãm như Tôi hôm nay hay không ?. Một bóng dáng quen thuộc từ đàng sau, đang cắm cúi đi tới, Tôi nhận ra đó là Tr / Úy Quan, khi Quan đến gần chổ Tôi ngồi, trông thấy Tôi, Quan kêu lớn trong sự ngạc nhiên “Anh Tư, anh không bị bắt lại hả?” Tôi ra hiệu cho Quan tiếp tục đi, rồi Tôi rảo bước theo Quan, sau khi thật nhanh quan sát cẩn thận chung quanh. Đến một ngã tư đường, chúng tôi dừng lại, chọn một nơi kín đáo và trao đổi các tin tức liên quan đến các thành viên của hai nhóm. Tôi cho Quan biết về tình trạng của Lộc và Phán, Tôi hỏi Quan về Xuân, Quan cho biết đã lạc mất Xuần khi cả hai nhìn thấy bọn du kích ra hiệu cho xe ngừng lại, nên vội vã nhảy xuống xe, hòa nhập vào đám đông đang đi tuần hành, lẩn trốn trong các xóm nhà ven quốc lộ, sau cùng vuợt qua các cánh đồng ruộng, đi khỏi phạm vi vùng du kích kiểm soát. Việc gặp lại Tr/ Ú Quan bất ngờ trên lộ trình vượt thoát, giúp tinh thần Tôi thêm phấn chấn, lạc quan vì từ nay có bạn đồng hành trên chặng đường thiên lý, tìm về phương Nam, bên cạnh đó Quan sẽ là chứng nhân sau nầy cho cuộc hành trình đường trường xa nầy. (cuộc sống đôi lúc có những bất ngờ, ngạc nhiên thú vị vì Tôi chợt nhớ: Tr/ Úy Quan là người có cùng nguyên quán tỉnh Ba Xuyên (Sóc Trăng) và là bạn học cùng lớp với cậu em thứ năm của Tôi, như vậy từ nay trên đường vượt thoát chắc sẽ có nhiều điều để nhắc nhớ về xứ sở. Buổi chiều đang xuống dần, ánh nắng le lói nhạt mờ, báo hiệu một ngày sắp hết .Tôi cho Quan biết ý định tìm nơi trú ngụ qua đêm ở ngôi chùa Hội Phước trong nội ô chợ Quảng Ngãi, do người chủ quán ăn đã chỉ dẩn, sau vài lần hỏi thêm các khách qua đường, chúng tôi đến nơi. Đây là một ngôi chùa rộng lớn với chiếc cổng tam quan bề thế, bên trong sân chùa đã có rất nhiều dân chúng, đa số là phụ nữ và trẻ em, hỏi ra, mới biết là dân “tỵ nạn chiến loạn ” từ các nơi dồn vào đây, tạm nương nhờ cửa Phật, chờ thời cuộc cho phép sẽ hồi cư về lại Bình Định (Quy Nhơn), thật là một cơ hội tốt cho chúng tôi lẩn lộn, hòa nhập vào đám đông, tương đối an toàn. Chùa có một giếng nước sâu do các tăng nhân trẻ phụ trách việc phân phối nước, Tôi và Quan mượn được một chiếc chiếu lớn cũng như được cấp phát cho mỗi người một ổ bánh mì chay. Ăn xong, cả 2 co ro quấn mình trong chiếc chiếu lớn, bên hông phía sau căn bếp của Chùa. Chúng tôi thì thầm to nhỏ về chương trình dự tính ra đi ngày mai . (Trước đó qua tin tức thu thập được từ các chị phụ nữ nấu bếp, chúng tôi được biết các lực luợng chánh quy Bắc Việt đang bị cầm chân ở tuyến phòng ngự Khánh Dương trước khi vào Nha trang ). Tôi báo cho Quan biết, căn cứ vào các cột mốc cây số, chúng tôi đã vượt thoát được khoảng 120 cây số chỉ trong một ngày, một kết quả đáng mừng trên đường “vượt thoát” của ngày đầu tiên, Quan ngỏ ý, đề nghị tìm lối đi ra phía biển, để kiếm phương tiện ghe, thuyền đi cho nhanh và tránh được các trạm chốt kiểm soát sẽ gặp phải, nếu đi theo Quốc lộ. Tôi nghe Quan nói cũng có lý, tuy nhiên suy nghỉ lại Tôi thấy bất lợi, vì lộ trình tìm đường đi ra hướng có các làng đánh cá, có ghe đi biển, rất dễ bị phát hiện vì không lẩn lộn được vào trong dân chúng, thêm nửa với giọng nói âm hưởng chính gốc miền Nam, trong túi không có tiền thì làm sao mua chổ đi, cũng như khi đã lên thuyền, bị chặn xét là bó tay hết xoay sở. Trong khi xử dụng lộ trình đi bộ sẽ khó bị phát hiện, do việc lẩn lộn vào đám đông, xe cộ qua lại nhiều, dể cho việc quá giang và thăm hỏi tin tức tình hình, miễn sau chỉ cần để ý, khéo luồn lách, nhảy khỏi xe (nếu quá giang được xe) trước khi xe vào các nơi trọng điểm trung tâm, sau đó băng đồng đi vòng, tránh né, như thế xác suất trốn thoát thành công rất cao. Sau các phân tích của Tôi, Quan hoàn toàn đồng ý. Chúng tôi rơi vào giấc ngũ, trong lành lạnh của những cơn gió nhẹ, đánh dấu ngày thứ 5 “tù binh và vượt thoát”, thiếu nệm ấm, chăn êm. Văng vẳng đâu đây tiếng mõ chuông từ chánh điện, xen lẩn tiếng đọc kinh chú Quan thế âm, hình như Tôi mỉm cười trong ánh hào quang sáng chói của Đức thế tôn (lúc nầy Tôi chưa chuyển đạo) .

***.- Quảng ngãi với Núi Thiên Ấn, Sông Trà Khúc và lần may mắn thứ năm : N+1, 4 / 4 /1975.

Tiếng la hét, ồn ào của trẻ con, tiếng gọi nhau của người lớn làm chúng tôi giật mình tỉnh giấc, xuyên qua các cành cây trên cao, mặt Trời đã ló dạng nơi phương Đông, trong căn bếp Chùa có nhiều chị phụ nữ đang phụ lo việc cơm, nước với các tăng nhân mặc áo màu nâu. Qua câu chuyện trao đổi của họ, chúng tôi được biết : tuyến phòng ngự của QLVNCH do Nhảy dù, Trung đoàn 40 Sư đoàn 22 Bộ binh v…v.. tại Khánh Dương là một thị trấn nhỏ, nằm ở độ cao1000m, cạnh quốc lộ 21 nối liền vùng cao nguyên Ban Mê Thuộc với vùng duyên hải Tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang, cách Quốc lộ 1 khoảng 60 km, đã thất thủ ngày hôm qua (sau này qua các tài liệu, bài viết sưu tầm, được biết tuyến kháng cự Khánh Dương tan rã vào Ngày 2 Tháng 4 Năm 1975).

Thế là thêm một trở ngại và thất vọng cho chương trình vượt thoát. Chúng tôi mang chiếc chiếu trả lại cho Chùa thì được biết Chùa sẽ có thí thực (cơm miễn phí) cho mọi người. Khoảng 8 giờ sáng, chúng tôi rời Chùa cùng với một số dân hồi cư về lại Bình định Quy nhơn, hành trang tương đối ấm lòng với 2 nắm cơm vắt lớn, 1 hủ chao lớn, một bình nhựa chứa nước. Chúng tôi đi ngược lại các con đường cũ để ra Quốc lộ 1, để tránh bị để ý Tôi và Quan giử khoảng cách, cùng lẩn lộn trong nhóm đông phụ nử và trẻ con. Các khu phố chợ, các con đường trong nội ô Quảng Ngãi của buổi sáng sớm, trông nhợt nhạt, u ám, buồn tẻ, âu lo, căng thẳng vốn dỉ phải có trong các nơi vừa mới bị chiếm đóng. Theo bước chân của dòng người hồi cư, chúng tôi tới một toà nhà lớn sau mới biết đó là toà hành chánh cũ của Tỉnh Quảng Ngãi, tại đây có dán một thông báo, viết bằng tay, nét chữ không ngay hàng, thẳng lối với nhiều lổi chánh tả. Theo quy định ghi trên bảng thông báo: muốn hồi cư phải ghi danh với các loại giấy tờ của chánh quyền cũ. Đọc xong Tôi và Quan kín đáo, vội vã nhanh chóng ca bài tẩu vi thượng sách. Chúng tôi quay lại Quốc lộ 1, quyết định bắt đầu hành trình đi bộ, tuy nhiên chưa ra khỏi ngoại vi Tỉnh Quảng Ngãi thì “đụng đầu” ngay Trạm kiểm soát hổn hợp gồm du kích địa phương và quân chánh quy Bắc Việt. Lại một lần nửa chúng tôi phải thối lui, vì địa thế trống trải không thể đi vòng băng ruộng mà không bị phát hiện. Chúng tôi đành phải trở lại khu phố chợ, tìm chổ vắng ẩn náo, dự trù chờ chiều tối khi không còn chốt kiểm soát thì sẽ “vượt thoát”. Thật không ngờ bọn Việt Cộng lại duy trì, trạm kiểm soát nầy liên tục cả ngày lẩn đêm. Tối đến chúng tôi xin tá túc dưới mái hiên của một ngôi nhà lớn, bên cạnh Quốc lộ 1, được chủ nhà cho mượn đầy đủ mùng và mền, nên chúng tôi qua đêm có được cảm giác bình yên, ấm cúng. Buổi sáng khi gõ cửa gọi chủ nhà, để hoàn trả mùng mền đã mượn gặp ngay một phụ nữ trẻ, tay cầm một đỉa cơm chiên lớn, vừa đưa cho Tôi vừa rơi lệ nói nhỏ, “Tôi biết 2 Anh là lính Sài Gòn, đây là nhà cha, mẹ tôi, ông xã tôi ở Sư đoàn 22, cũng chưa thấy tin tức không biết sống, chết ra sao.” Tôi cầm dĩa cơm chiên nói vài lời an ủi, cám ơn; rồi vội vã bước ra ngoài sân, trong lòng nặng trĩu, khi chợt nghĩ đến hoàn cảnh tương tự ở nơi chốn thành đô hoa lệ kia, cũng có người đang mỏi mắt trông chờ, đợi ngày trở về của Tôi.

Ngày kế tiếp, chúng tôi tiếp tục canh me trạm kiểm soát, đến buổi chiều chúng tôi quay lại ngôi chùa Hội Phước, hưởng phước của nhà Chùa thêm lần nữa. Tôi không muốn ghé qua ngôi nhà đã ngủ tối qua, vì chỉ để buồn thêm, hôm sau cũng chưa có gì sáng sủa, Tôi và Quan cứ lang thang qua các con đường nhỏ, trong nội ô Tỉnh Quảng Ngãi mà chưa biết tìm lối thoát như thế nào. Sáng của ngày thứ ba dậm chân vì bị đấp mô (N+4, Thứ Hai 07 / 4 /1975) thì “thần may mắn” lại mỉm cười với chúng tôi. Trong khi đang thả bộ dọc theo một con đường nhỏ, vắng người qua lại, gần trung tâm chợ, nơi có vài ba căn nhà bỏ trống, không thấy người ở, Tôi chợt nhìn thấy một tấm biển nhỏ bằng đồng ngay trước cổng vào, Tôi cúi xuống cầm lên xem: Tiểu đội quân cảnh tư pháp Quảng Ngãi. Tôi bỏ tấm bảng xuống và rủ Quan đi vào trong nhà, sau khi nhìn chung quanh không thấy có bóng dáng người qua lại, bước vào căn nhà chính, thấy có ba cái bàn làm việc và các loại giấy tờ nằm tung toé trên mặt sàn gạch. Sau một lúc xem xét, chúng tôi tìm thấy có 2 giấy chứng nhận, ghi đầy đủ các chi tiết liên quan đến 1 người tên là B1 Cao văn Nghiêm Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 4 Sư đoàn 2 Bộ binh, còn giấy chứng nhận kia ghi tên Hạ sĩ Lâm hoàng Dân Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 4 Sư đoàn 2 BB. Tôi cầm cả 2 giấy chứng nhận, hối thúc Quan rời khỏi căn nhà thật nhanh. Ra đến đường lớn, Tôi đưa ngay giấy chứng nhận là Hạ sĩ Lâm hoàng Dân cho Tr/ Úy Quan (Tôi sợ theo thói quen khi nghe kêu họ Lâm sẽ dễ bị giật mình) phần Tôi giữ giấy chứng nhận là B1 Cao văn Nghiêm. Đã có giấy chứng nhận của chánh quyền cũ với dấu mộc đàng hoàng, chúng tôi vội vả đến ghi danh với Ban hồi cư của Việt Cộng ở toà hành chánh cũ. Một phụ nử khoảng 40, cạp lưng có súng K54, cổ quấn vải dù ngụy trang, tiếp chúng tôi trong cái nhìn thiếu thân thiện, mắt liếc đọc 2 tờ giấy chứng nhận, chúng tôi hồi họp trong chờ đợi và khấn nguyện Phật Bà Quan âm, khi thấy bà ta chẳng hạch hỏi, lấy 2 mẩu giấy có in sẳn, viết lên đó, ký tên xong gọi một thanh niên trẻ, bảo mang 2 giấy đi đường nầy đóng dấu. Khi đưa trả lại cho chúng tôi 2 tờ giấy đi đường, có dấu mộc đóng rõ ràng của Ùy Ban Quân Quản Quảng ngãi, bà ta còn căn dặn bước qua bên kia đường sẽ có “các đồng chí lo cho chế độ ăn uống và cơ động” (lần đầu tiên nghe, Tôi cố nhịn cười, sợ bà ta nổi quạo là tiêu tùng). Tôi và Quan bước ra khỏi toà hành chánh cũ mà như đang bay bổng trên mây vì từ nay đã có “bùa hộ mệnh”. Chúng tôi qua bên kia đường thì đã có ngay vài tên du kích, hỏi xem giấy, sau đó là cấp phát cho tiêu chuẩn ăn là mấy ổ bánh mì cũ, kèm với một nhúm ruốc khô và nước uống, xong xuôi các tên du kích bảo chúng tôi ngồi chờ xe để “cơ động”, trong lúc nầy cũng đã có khoảng 15 – 20 người dân cũng đang chờ xe để hồi cư về Bình Định và Nha Trang (1- 3 / 4/ 1975 cả 2 nơi nầy cũng di tản để Việt Cộng chiếm mà chẳng có trận đánh nào cả). Khoảng 12 giờ trưa thì có xe chở khách cũ, có lẽ bị trưng dụng, đến chở hết số người đang chờ đợi, trong đó có Tôi và Quan. Xe cũng phải ngưng lại tại chốt kiểm soát, mọi người xuất trình giấy đi đường cho 2 tên du kích, Tôi đoán là học sinh trung học mới chạy theo Việt Cộng, chúng xem giấy, nhìn Tôi mà không nói gì, xong cho xe chạy. Từng hàng cây bên đường từng cột cây số chỉ khoảng cách lui dần sau lưng, để phía trước là con đường rộng mở của “ tự do và đoàn tụ ”. Xe chạy theo Quốc lộ 1, lần lượt lướt qua các địa danh quen thuộc Mộ Đức, Đức Phổ, v… v…với các trận đánh vang tiếng một thời ở Ba Gia, Thạch Trụ của QLVNCH nói chung và TQLC nói riêng. Khoảng cách thu ngắn theo từng thời gian trôi qua, Tôi nói đùa với Tr/ Úy Quan : “khi nào cuộc hành quân nầy chấm dứt, Hạ sĩ cho B1 Nghiêm nầy đi phép vợ sanh nghe”. Quan trả lời “hổng dám đâu”, rồi cả hai chúng tôi cùng cười, có lẽ “Cười là tiếng khóc khô không lệ”. Xe tự nhiên chạy chậm lại và ngừng hẳn khi vào ranh giới của Tỉnh Bình Định Quy Nhơn, mọi người lo lắng, cùng nhau lên tiếng hỏi tài xế, không có tiếng trả lời, chỉ thấy tài xế xuống xe đi kiểm tra nơi đầu máy, xong quay lại, nổ máy xe nhưng vẫn không chạy được, sau vài lần thử, tài xế thông báo xe hư hộp số, không chạy được, ông ta đã cho người phụ xế quá giang xe ngược chiều xin “chi viện” (nghe thật tức cười) xe khác. Chờ mãi đến tối, thế là mọi người cùng ngũ lại trong xe. Đúng là “phước bất trùng lai, họa vô đơn chí”.

Sáng hôm sau (N+5 - 8 / 4 / 1975 -) chờ mãi đến mệt mõi, chán nản mà không thấy xe thay thế, trong khi những xe chạy qua không ngưng lại vì đã đông đầy người. Tôi và Quan quyết định bỏ xe đi bộ với một số người có ít hành lý Sau hơn 5 giờ đi bộ, khi bóng chiều đang ngã dần về phương Đông, chúng tôi vào tới địa phận tỉnh Bình Định Quận Hoài Nhơn, chúng tôi cãm thấy mệt mỏi sau chặng đường dài đầu tiên phải đi bộ, nên bàn nhau kiếm chổ tá túc qua đêm, tuy nhiên ghé hỏi mấy chổ khi thấy thái độ không thân thiện “truy hỏi” đủ thứ chuyện, chúng tôi đành phải bỏ đi đi nơi khác, cuối cùng thấy một ngôi nhà không có dấu hiệu sinh hoạt, sau khi lên tiếng kêu hỏi, không thấy có ai trả lời, chúng tôi biết là nhà vắng chủ, có thể ở tạm qua đêm ở phía hàng hiên trước nhà. Tôi và Quan bẻ các cành cây làm chổi, quét sạch các rác rưới trước cửa, xong đi quan sát vòng quanh khu nhà, tìm đuợc một lu nước có nấp đậy bằng gổ cùng vài ba trái dừa khô bỏ lăn lóc kế bên, thế là chúng tôi có cách giải quyết cho bao tử, xong xuôi Tôi trải tấm nylon cũ, xin được lúc trên xe, thế rồi chúng tôi qua đêm trong cảm giác không bình yên chút nào của giấc ngũ “ bụi đời ”. 

Hết Phần 3

Ý kiến bạn đọc
28/03/201220:28:24
Khách
Thôi xin can, đừng thần thoại nước Mỹ quá. Tên VC nào nó biết lịch sử nội chiến Mỹ thì nó cười cho. Sau khi đánh bại Nam quân, quân đội liên bang (Union) bỏ tù các sĩ quan miền Nam. Thử tìm xem phim "Cuốn Theo Chiều Gió" (Gone with the Wind) sẽ rõ. Không có cuộc nội chiến nào mà không có trả thù cả ông ơi.
27/03/201200:43:40
Khách
tôi còn nhớ khi việt cộng kêu gọi mọi người lính vnch đi trình diện để đi học tập cải tạo ,có một ông mà tôi
thường gọi là bác .ông ta nói với tôi tất cã những người đi học tập này sẽ chết phân nữa .còn số kia thì sẽ bị bệnh nan y suốt đời .sao này tôi mới biết ông ta là một cán binh việt cộng được chính quyền vnch cho chiêu
hồi vào khoảng 1970 .cho nên ông ta mới biết thủ đoạn của việt cộng . nói đến chiến tranh nội chiến thì phải
nhắc đến ở hoa kỳ .sao khi miền bắc nước mỹ thắng miền nam nước mỹ tổng thống mỹ ra lịnh tất cã lính miền
nam được trở về nhà không bị tù tội và còn cho tiền họ để họ về lại gia đình của họ để xây dựng một đời sống
mới .còn việt cộng sao khi chiếm được miền nam thì trả thú những người lính việt nam cộng hoà .bởi vậy hỏi
tại sao khi giải phóng cho đến nay mà chính quyền csvn vẩn bị nhiều người ghét cai ghét đắng đến thế .đúng ra sao khi chiếm được miền nam rồi thì csvn không nên trả thú những người lính vnch .và gia đình của họ .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.