HANOI - Một con số đáng quan ngại: 50% doanh nghiệp FDI báo lỗ...
FDI nghĩa là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Nhưng tại sao lại tới mức 50% công ty FDI thua lỗ?
FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Không lẽ công ty nước ngoài đó quản lý kém? Hay chỉ đơn giản là thua lỗ giả?
Báo Đất Việt cho biết rằng, mặc dù số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) báo lỗ chiếm tới 50% nhưng vẫn xin mở rộng sản xuất. Tình trạng lỗ giả do xuất nhập khẩu với công ty mẹ ở nước ngoài xảy ra khá nhiều trong các doanh nghiệp loại hình này.
Bản tin ghi lời ông cựu Thứ trưởng Bộ TN-MT Đặng Hùng Võ rằng, trong 2 năm gần đây, nhiều chuyên gia kinh tế đã đưa ra những đánh giá về hiệu quả dòng vốn FDI là hiệu quả đầu tư không cao, cần chấn chỉnh để đóng góp lớn hơn cho đất nước.
Báo Đất Việt ghi nhận đó là Ưu đãi sinh lãng phí.
Mặc dù các dự án FDI được ưu đãi lớn về đất đai, xuất nhập khẩu, thuế… nhưng chưa mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách. Không những thế, số lượng lao động được sử dụng cũng không nhiều, thu nhập của công nhân không cao. Ông Đặng Hùng Võ cho rằng, chính những ưu đãi đất đai đã tạo nên tình trạng sử dụng tài nguyên đất vô cùng lãng phí, sử dụng nhiều hơn nhu cầu thực. Từ năm 2005, tình trạng vốn đăng ký cao hơn 2 – 3 lần số vốn thực hiện. Đặc biệt, trong năm 2007, vốn đăng ký cao hơn gần 7 lần vốn thực hiện. Thêm ví dụ để minh chứng cho những hạn chế của các dự án FDI là đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (BĐS). Các dự án nhà ở đã không thể hiện tính ưu việt về vốn, vẫn sử dụng một phần lớn vốn góp của người tiêu dùng với hình thức “mua bán nhà trên giấy”.
Bi thảm là, đầu tư FDI chỉ có lợi cho doanh nghiệp đầu tư, và không lợi bao nhiêu cho dân VN.
Báo Đất Việt cũng ghi thêm, “Để đánh giá công bằng hơn về hiệu quả của doanh nghiệp (DN) FDI, các chuyên gia đã so sánh với hiệu quả đầu tư của DN nhà nước. Theo những con số được thống kê, các DN FDI tuy đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao hơn DN trong nước, nhưng nó chỉ mang lợi nhuận cho DN. Còn về tổng số lao động, thu nhập bình quân của người lao động và nộp ngân sách, DN FDI chỉ tương đương DN nhà nước. Như vậy, có thể đánh giá chung là hiệu quả đầu tư của luồng vốn FDI không cao.”
FDI nghĩa là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Nhưng tại sao lại tới mức 50% công ty FDI thua lỗ?
FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Không lẽ công ty nước ngoài đó quản lý kém? Hay chỉ đơn giản là thua lỗ giả?
Báo Đất Việt cho biết rằng, mặc dù số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) báo lỗ chiếm tới 50% nhưng vẫn xin mở rộng sản xuất. Tình trạng lỗ giả do xuất nhập khẩu với công ty mẹ ở nước ngoài xảy ra khá nhiều trong các doanh nghiệp loại hình này.
Bản tin ghi lời ông cựu Thứ trưởng Bộ TN-MT Đặng Hùng Võ rằng, trong 2 năm gần đây, nhiều chuyên gia kinh tế đã đưa ra những đánh giá về hiệu quả dòng vốn FDI là hiệu quả đầu tư không cao, cần chấn chỉnh để đóng góp lớn hơn cho đất nước.
Báo Đất Việt ghi nhận đó là Ưu đãi sinh lãng phí.
Mặc dù các dự án FDI được ưu đãi lớn về đất đai, xuất nhập khẩu, thuế… nhưng chưa mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách. Không những thế, số lượng lao động được sử dụng cũng không nhiều, thu nhập của công nhân không cao. Ông Đặng Hùng Võ cho rằng, chính những ưu đãi đất đai đã tạo nên tình trạng sử dụng tài nguyên đất vô cùng lãng phí, sử dụng nhiều hơn nhu cầu thực. Từ năm 2005, tình trạng vốn đăng ký cao hơn 2 – 3 lần số vốn thực hiện. Đặc biệt, trong năm 2007, vốn đăng ký cao hơn gần 7 lần vốn thực hiện. Thêm ví dụ để minh chứng cho những hạn chế của các dự án FDI là đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (BĐS). Các dự án nhà ở đã không thể hiện tính ưu việt về vốn, vẫn sử dụng một phần lớn vốn góp của người tiêu dùng với hình thức “mua bán nhà trên giấy”.
Bi thảm là, đầu tư FDI chỉ có lợi cho doanh nghiệp đầu tư, và không lợi bao nhiêu cho dân VN.
Báo Đất Việt cũng ghi thêm, “Để đánh giá công bằng hơn về hiệu quả của doanh nghiệp (DN) FDI, các chuyên gia đã so sánh với hiệu quả đầu tư của DN nhà nước. Theo những con số được thống kê, các DN FDI tuy đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao hơn DN trong nước, nhưng nó chỉ mang lợi nhuận cho DN. Còn về tổng số lao động, thu nhập bình quân của người lao động và nộp ngân sách, DN FDI chỉ tương đương DN nhà nước. Như vậy, có thể đánh giá chung là hiệu quả đầu tư của luồng vốn FDI không cao.”
Gửi ý kiến của bạn