Cơ quan không gian NASA cũng như bộ Quốc Phòng Mỹ vẫn bị tin tặc, gián điệp khoa học.
NASA như đã biết là một tự hào của nước Mỹ. Đó là một cơ quan có trình độ và sử dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật cao và nhiều nhứt. Tin gần đây cho biết NASA bị đánh cắp 40 chiếc máy điện toán trong 2 năm vừa qua, trong đó có 1 chiếc chứa mã lệnh điều hành trạm không gian quốc tế ISS. Máy chứa mã lịnh quan trọng chết sống cho phi hành đòan, cho phi thuyền hàng tỷ Đô la này là chiếc máy điện toán xách tay, trong số 48 thiết bị mà NASA đã báo cáo bị mất cắp, trong khoảng tháng 4/2009 đến tháng 4/2011.
Trên đây là lời điều trần hữu thệ của đại diện Văn Phòng Tổng Thanh Tra Paul Martin đã trình bày cho và trước Ủy Ban Hạ Viện Về Khoa Học, Không Gian Và Công Nghệ. Nội dung trình bày của Ông dù nhân viên hữu thệ của Quốc Hội được ghi âm và tốc ký thành biên bản có giá trị công chứng thư. Dù thế Ông cũng viết thành văn kiện theo nguyên tắc luật pháp lời nói bay đi cây viết ở lại, Ông có viết thành bài viết mang tên: "An ninh mạng tại NASA: Kiểm tra về an toàn thông tin của cơ quan."
Văn kiện có 10 trang đề cập 5 vấn đề. Vấn dể chánh yếu là cuộc điểu tra qui mô, đi đến kết luận quan trọng: thách thức nghiêm trọng và khó khăn nhất trong lúc này, chính là bảo vệ thông tin của NASA trước một cuộc tấn công mạng từ bên ngoài.
NASA mỗi năm phải dành 1.5 tỉ Mỹ Kim cho các hoạt động liên quan đến ngành Tin Học, trong đó có 58 triệu Mỹ Kim dành cho công tác bảo mật.
Còn bộ Quốc Phòng Mỹ, Quân Đội Mỹ hệ thống computer quân sự cũng bị Trung Cộng xâm nhập, đánh phá, ăn cắp tài tiệu lưu trữ trong máy. TC đang tập trung nỗ lực mở một cuộc chiến lớn đánh phá các máy computers quân sự của Mỹ bằng nhiều lọai virus cực mạnh để tạo thêm căng thẳng giữa Mỹ và Iran về vấn đề nguyên tử. TC gọi trận chiến này là một trận “bôm lửa hòan chỉnh" mà những chiến sĩ là những virus độc hại do TC chế ra và cho “chèm vè”, “ém quân” trong một email với tài liệu kèm theo email bằng nhu liệu Microsoft Word mang tên “Dầu Iran và Tình hình Nguyên tử.doc." Tài liệu này chứa một Adobe Shockwave Flash với âm mưu lừa những người nhận email, nếu mở ra virus tự động nối kết thẳng vào máy chủ của TC. TC sẽ lấy tài liệu và phá máy bị virus để xóa dấu vết.
Việc tấn công máy compputers quân sự không có gì mới. Hồi tháng 11 năm rồi, cơ quan an ninh của Mỹ đã báo cáo cho Quốc Hội rằng Nga và TC mở cuộc chiến tranh tin học chống Mỹ.
Tin tặc, gián điệp tin học là nỗi ám ảnh, mối lo canh cánh của chánh quyền và nhân dân Mỹ nói chung. Ngày 01/06/2011 hàng trăm hộp thư điện tử Gmail của các viên chức chính phủ, sĩ quan cao cấp, nhà báo Mỹ và các giới ly khai Trung Quốc và lãnh đạo các nước châu Á đã bị tin tặc tấn công. Cuộc tổng tấn công xuất phát từ thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ bà Hillary bày tỏ thái độ “Chúng tôi rất lo ngại. Những cáo buộc này rất nghiêm trọng, chúng tôi sẽ xem xét một cách nghiêm túc vấn đề này”. Phát ngôn viên bộ Quốc phòng Mỹ, Đại tá Dave Lapan khẳng định lập trường của Nhà Trắng: “Việc đáp trả một sự cố tin học hay một cuộc tấn công tin học nhằm vào nước Mỹ, không nhất thiết phải là một hành động tin học”.
Thử tưởng tượng như đang xem phim khoa học viễn tưởng. Bất thình lình, các hoạt động của các cơ sở tài chánh, ngân hàng, giao thông bị liệt tất cả. Điện, nước, điện thoại bị cúp tất cả. Thảm kịch tưởng tượng này có thể thành hiện thực vì hầu hết những hệ thống sinh họat liên quan đến sinh mạng quốc gia và dân tộc Mỹ trong thời đại này đều dùng computers để điều hành và điều khiển. Địch có thể dùng tin tặc làm liệt hệ thống computers hay ra lịnh cho các máy computers điều khiển ngưng vận hành hay vận hành bậy bạ gây ra thảm hoạ.
Nước mà Mỹ nghi ngại nhứt trong chiến tranh tin học là Trung Cộng. Hầu hết những len lỏi, phá hoại, gián điệp đánh cắp tài liệu của Mỹ và các nước Tây Phương xuất phát từ TC. Báo chí Tây Phương từ hai bờ Đại Tây Dương và Úc nói rất nhiều lần. Nhiều báo cáo của cơ quan an ninh, cơ quan chuyên môn đã trình lên Quốc hội, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ. Điều mà Mỹ sợ tổn thương nhứt là hệ thống computers điều hành việc sản xuất, phân phối và sử dụng điện của Mỹ. Mỹ mà mất điện một vài ngày là đại loạn.
Tháng 2 năm 2009, Mỹ lên án tin tặc TC xâm nhập hệ thống tin học của ngành điện của Mỹ. Mỹ cũng tố cáo tin tặc của TC đã ăn cắp bản vẽ máy bay quân sự F35 sắp làm của Mỹ.
Không một nước nào có thể tránh được một tấn công loại này. Một cuộc tấn công làm nền kinh tế, chánh trị, khoa học kỹ thuật của một nước có thể sụp đổ mà lực lượng thù địch không cần bắn một tiếng súng, bỏ một trái bom. Vì vậy Mỹ, Pháp, Anh, Trung Cộng đã âm thầm đầu tư hàng tỷ bạc để đề phòng và bảo vệ cơ cấu Internet của mình trước các cuộc tấn công của tin tặc.
Và bây giờ càng ngày tin tặc càng lộng hành. Tin tặc không còn đơn thuần là những cá nhân thông minh nhưng tự phụ muốn thách thức các công ty tin học, các cơ quan chánh quyền bảo vệ bí mật quốc gia nữa. Mà tin tặc bây giờ trở thành chiến tranh tin học. Nhiều nhà nước có cả binh đoàn tin tặc, những gián diệp tin học vừa đánh phá các nước đối địch cũng như đồng minh khi cần ăn cắp bí mật kinh tế, chánh tri, khoa học kỹ thuật của các nước tiền tiến.
Rõ ràng trận chiến tin học còn nguy hiểm không thua gì chiến tranh du kích, chiến tranh khủng bố, chiến tranh nguyên tử. Nên các siêu cường chạy đua võ trang tin học. Ba mươi nước trên thế giới thành lập binh đoàn và các đơn vị chiến tranh tin học.
Mỹ giao cho NSA, cơ quan phối hợp tất cả cơ quan an ninh tình báo và quân báo của Mỹ, một kinh phí là 30 tỷ Đô la để lo về chiến tranh tin học trong 5 năm. Theo báo Wall Street Journal, Mỹ đã sẵn sàng và đang xem xét lại học thuyết chiến tranh của mình, qui chiếu những cuộc tấn công tin học là hành vi chiền tranh. Mỹ có thể dùng mọi biện pháp khả dĩ, trong đó có biện pháp quân sự. Tuyên bố này của Mỹ đưa thế giới vào thời đại chiến tranh tin học.
Mỹ làm một mình vì quốc tế và cộng đồng các nước chưa có một qui định chung nào về Internet. Chỉ có một bản văn liên quan đến Internet. Đó là Công ước hồi tháng 11 năm 2001 do Hội Đồng Liên Âu chủ trương để chống nạn ấu dâm trên Internet.
Còn Liên Hiệp Quốc năm 2003 mở cuộc họp thượng đỉnh các công ty tin học họp ở Geneve bà năm 2005 ở Tunis mà không thành công. Thái độ và hành động các nước rất mâu thuẩn trong việc chống tin tặc. Như các nước Tây Phương báo động có chó sói nhưng khi chó sói chạy qua thì tất cả nhắm mắt lại. Nên cho đến bây giờ không có sự đồng thuận của các siêu cường tin học về vấn đề chống tin tặc.
Vì tin tặc không những chống các nước thù địch mà tin tặc vẫn chống lại các đối tác và có khi đồng minh nữa. Nên các siêu cường kẹt chưa đi đến việc cộng tác chống tin tặc một cách thực tâm và thực sự.
Và chính Mỹ đã cảnh tỉnh thế giới phải đoàn kết lại để diệt kẻ thù chung. Anh, Pháp, Đức đã có chương trình và cơ quan chống tin tặc, nhưng mỗi nước ở một góc, làm riêng việc của mình.
Mỹ đã tuyên chiến với tin tặc và tung ra cuộc chiến tranh tin học. Dù Mỹ không chỉ mặt đặt tên nhưng Mỹ ám chỉ vua tin tặc hay tin tặc nhà nước là TC./.
Vi Anh
NASA như đã biết là một tự hào của nước Mỹ. Đó là một cơ quan có trình độ và sử dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật cao và nhiều nhứt. Tin gần đây cho biết NASA bị đánh cắp 40 chiếc máy điện toán trong 2 năm vừa qua, trong đó có 1 chiếc chứa mã lệnh điều hành trạm không gian quốc tế ISS. Máy chứa mã lịnh quan trọng chết sống cho phi hành đòan, cho phi thuyền hàng tỷ Đô la này là chiếc máy điện toán xách tay, trong số 48 thiết bị mà NASA đã báo cáo bị mất cắp, trong khoảng tháng 4/2009 đến tháng 4/2011.
Trên đây là lời điều trần hữu thệ của đại diện Văn Phòng Tổng Thanh Tra Paul Martin đã trình bày cho và trước Ủy Ban Hạ Viện Về Khoa Học, Không Gian Và Công Nghệ. Nội dung trình bày của Ông dù nhân viên hữu thệ của Quốc Hội được ghi âm và tốc ký thành biên bản có giá trị công chứng thư. Dù thế Ông cũng viết thành văn kiện theo nguyên tắc luật pháp lời nói bay đi cây viết ở lại, Ông có viết thành bài viết mang tên: "An ninh mạng tại NASA: Kiểm tra về an toàn thông tin của cơ quan."
Văn kiện có 10 trang đề cập 5 vấn đề. Vấn dể chánh yếu là cuộc điểu tra qui mô, đi đến kết luận quan trọng: thách thức nghiêm trọng và khó khăn nhất trong lúc này, chính là bảo vệ thông tin của NASA trước một cuộc tấn công mạng từ bên ngoài.
NASA mỗi năm phải dành 1.5 tỉ Mỹ Kim cho các hoạt động liên quan đến ngành Tin Học, trong đó có 58 triệu Mỹ Kim dành cho công tác bảo mật.
Còn bộ Quốc Phòng Mỹ, Quân Đội Mỹ hệ thống computer quân sự cũng bị Trung Cộng xâm nhập, đánh phá, ăn cắp tài tiệu lưu trữ trong máy. TC đang tập trung nỗ lực mở một cuộc chiến lớn đánh phá các máy computers quân sự của Mỹ bằng nhiều lọai virus cực mạnh để tạo thêm căng thẳng giữa Mỹ và Iran về vấn đề nguyên tử. TC gọi trận chiến này là một trận “bôm lửa hòan chỉnh" mà những chiến sĩ là những virus độc hại do TC chế ra và cho “chèm vè”, “ém quân” trong một email với tài liệu kèm theo email bằng nhu liệu Microsoft Word mang tên “Dầu Iran và Tình hình Nguyên tử.doc." Tài liệu này chứa một Adobe Shockwave Flash với âm mưu lừa những người nhận email, nếu mở ra virus tự động nối kết thẳng vào máy chủ của TC. TC sẽ lấy tài liệu và phá máy bị virus để xóa dấu vết.
Việc tấn công máy compputers quân sự không có gì mới. Hồi tháng 11 năm rồi, cơ quan an ninh của Mỹ đã báo cáo cho Quốc Hội rằng Nga và TC mở cuộc chiến tranh tin học chống Mỹ.
Tin tặc, gián điệp tin học là nỗi ám ảnh, mối lo canh cánh của chánh quyền và nhân dân Mỹ nói chung. Ngày 01/06/2011 hàng trăm hộp thư điện tử Gmail của các viên chức chính phủ, sĩ quan cao cấp, nhà báo Mỹ và các giới ly khai Trung Quốc và lãnh đạo các nước châu Á đã bị tin tặc tấn công. Cuộc tổng tấn công xuất phát từ thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ bà Hillary bày tỏ thái độ “Chúng tôi rất lo ngại. Những cáo buộc này rất nghiêm trọng, chúng tôi sẽ xem xét một cách nghiêm túc vấn đề này”. Phát ngôn viên bộ Quốc phòng Mỹ, Đại tá Dave Lapan khẳng định lập trường của Nhà Trắng: “Việc đáp trả một sự cố tin học hay một cuộc tấn công tin học nhằm vào nước Mỹ, không nhất thiết phải là một hành động tin học”.
Thử tưởng tượng như đang xem phim khoa học viễn tưởng. Bất thình lình, các hoạt động của các cơ sở tài chánh, ngân hàng, giao thông bị liệt tất cả. Điện, nước, điện thoại bị cúp tất cả. Thảm kịch tưởng tượng này có thể thành hiện thực vì hầu hết những hệ thống sinh họat liên quan đến sinh mạng quốc gia và dân tộc Mỹ trong thời đại này đều dùng computers để điều hành và điều khiển. Địch có thể dùng tin tặc làm liệt hệ thống computers hay ra lịnh cho các máy computers điều khiển ngưng vận hành hay vận hành bậy bạ gây ra thảm hoạ.
Nước mà Mỹ nghi ngại nhứt trong chiến tranh tin học là Trung Cộng. Hầu hết những len lỏi, phá hoại, gián điệp đánh cắp tài liệu của Mỹ và các nước Tây Phương xuất phát từ TC. Báo chí Tây Phương từ hai bờ Đại Tây Dương và Úc nói rất nhiều lần. Nhiều báo cáo của cơ quan an ninh, cơ quan chuyên môn đã trình lên Quốc hội, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ. Điều mà Mỹ sợ tổn thương nhứt là hệ thống computers điều hành việc sản xuất, phân phối và sử dụng điện của Mỹ. Mỹ mà mất điện một vài ngày là đại loạn.
Tháng 2 năm 2009, Mỹ lên án tin tặc TC xâm nhập hệ thống tin học của ngành điện của Mỹ. Mỹ cũng tố cáo tin tặc của TC đã ăn cắp bản vẽ máy bay quân sự F35 sắp làm của Mỹ.
Không một nước nào có thể tránh được một tấn công loại này. Một cuộc tấn công làm nền kinh tế, chánh trị, khoa học kỹ thuật của một nước có thể sụp đổ mà lực lượng thù địch không cần bắn một tiếng súng, bỏ một trái bom. Vì vậy Mỹ, Pháp, Anh, Trung Cộng đã âm thầm đầu tư hàng tỷ bạc để đề phòng và bảo vệ cơ cấu Internet của mình trước các cuộc tấn công của tin tặc.
Và bây giờ càng ngày tin tặc càng lộng hành. Tin tặc không còn đơn thuần là những cá nhân thông minh nhưng tự phụ muốn thách thức các công ty tin học, các cơ quan chánh quyền bảo vệ bí mật quốc gia nữa. Mà tin tặc bây giờ trở thành chiến tranh tin học. Nhiều nhà nước có cả binh đoàn tin tặc, những gián diệp tin học vừa đánh phá các nước đối địch cũng như đồng minh khi cần ăn cắp bí mật kinh tế, chánh tri, khoa học kỹ thuật của các nước tiền tiến.
Rõ ràng trận chiến tin học còn nguy hiểm không thua gì chiến tranh du kích, chiến tranh khủng bố, chiến tranh nguyên tử. Nên các siêu cường chạy đua võ trang tin học. Ba mươi nước trên thế giới thành lập binh đoàn và các đơn vị chiến tranh tin học.
Mỹ giao cho NSA, cơ quan phối hợp tất cả cơ quan an ninh tình báo và quân báo của Mỹ, một kinh phí là 30 tỷ Đô la để lo về chiến tranh tin học trong 5 năm. Theo báo Wall Street Journal, Mỹ đã sẵn sàng và đang xem xét lại học thuyết chiến tranh của mình, qui chiếu những cuộc tấn công tin học là hành vi chiền tranh. Mỹ có thể dùng mọi biện pháp khả dĩ, trong đó có biện pháp quân sự. Tuyên bố này của Mỹ đưa thế giới vào thời đại chiến tranh tin học.
Mỹ làm một mình vì quốc tế và cộng đồng các nước chưa có một qui định chung nào về Internet. Chỉ có một bản văn liên quan đến Internet. Đó là Công ước hồi tháng 11 năm 2001 do Hội Đồng Liên Âu chủ trương để chống nạn ấu dâm trên Internet.
Còn Liên Hiệp Quốc năm 2003 mở cuộc họp thượng đỉnh các công ty tin học họp ở Geneve bà năm 2005 ở Tunis mà không thành công. Thái độ và hành động các nước rất mâu thuẩn trong việc chống tin tặc. Như các nước Tây Phương báo động có chó sói nhưng khi chó sói chạy qua thì tất cả nhắm mắt lại. Nên cho đến bây giờ không có sự đồng thuận của các siêu cường tin học về vấn đề chống tin tặc.
Vì tin tặc không những chống các nước thù địch mà tin tặc vẫn chống lại các đối tác và có khi đồng minh nữa. Nên các siêu cường kẹt chưa đi đến việc cộng tác chống tin tặc một cách thực tâm và thực sự.
Và chính Mỹ đã cảnh tỉnh thế giới phải đoàn kết lại để diệt kẻ thù chung. Anh, Pháp, Đức đã có chương trình và cơ quan chống tin tặc, nhưng mỗi nước ở một góc, làm riêng việc của mình.
Mỹ đã tuyên chiến với tin tặc và tung ra cuộc chiến tranh tin học. Dù Mỹ không chỉ mặt đặt tên nhưng Mỹ ám chỉ vua tin tặc hay tin tặc nhà nước là TC./.
Vi Anh
Gửi ý kiến của bạn