Hôm nay,  

Có Nên Đòi Bình-Quyền Nam-Nữ Không?

08/03/201200:00:00(Xem: 11047)
“Bread and Roses” (Bánh Mì và Hoa Hồng) là bài hát dành riêng cho ngày Phụ-Nữ Quốc-Tế của James Oppenheim (1882-1932), một văn-hào người Hoa-Kỳ sáng tác vào năm 1912 nói lên sự can-đảm của 14.000 nữ công-nhân đình công tại Lawrence, Massachusetts. Ông cũng chính là người sáng-lập tờ “The Seven Arts”; một tạp-chí quan-trọng của nước Mỹ vào đầu thế-kỷ thứ 20.
Tiếng Đức: “Brot und Rosen” và tiếng Pháp: “Du Pain et des Roses”
Tóm gọn về lịch sử ngày Quốc-Tế Phụ-Nữ bắt đầu từ năm 1857 đến 1911. Theo tư-liệu của Tự-Điển Bách-Khoa Toàn-Thư ghi rằng:
Ngày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại Thành phố New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.
50 năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễn hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Khẩu hiệu của họ là "Bánh mì và Hoa hồng" (Bread and Roses). Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn. Sau đó, xã-hội Hoa-Kỳ tuyên bố Ngày Quốc-Tế Phụ-Nữ là ngày 28 tháng 2 năm 1909.
Trong hội-nghị Phụ-Nữ Quốc-Tế thứ II tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, 100 đại biểu phụ-nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ-nữ. Chủ tịch là bà Clara Zetkin, người Đức, đã đề nghị chọn một ngày Quốc-Tế Phụ-Nữ để nhớ ơn những người đã đấu tranh trên toàn thế giới và hội nghị đã chọn ngày 8 tháng 3 hằng năm.
Từ 1950 tại Việt Nam, vào ngày mùng 6 tháng hai âm lịch mỗi năm đều có tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, và sau đó đã dùng ngày này làm ngày Phụ-Nữ. Năm nay, kỷ-niệm lễ Hai Bà-Trưng sẽ rơi vào thứ ba 27, tháng 3, 2012 dương-lịch.
Đến 8 tháng 3 năm 1975, Liên Hiệp Quốc bắt đầu chú ý và tổ chức ngày Phụ-Nữ-Quốc-Tế.
Năm 1977, nghĩa là hai năm sau, Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới. Và ngày 8 tháng 3 được chọn để trở thành ngày lễ chung cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Trên trang báo: “phattuvietnam.net” tác-giả: Nguyễn-Phúc-Bửu-Tập có đoạn viết như sau:
Trong số học giả nghiên cứu vị thế của người đàn bà trong đạo Phật và chú trọng tới 1 câu nói của đức Phật, ta phải kể bà I.B. Horner tác giả cuốn Women in Primitive Buddhism “Địa vị người đàn bà trong đạo Phật nguyên thủy”.
Nữ học giả I.B. Horner chứng minh bằng phương pháp phân tích là trong khoảng sinh thời đức Phật, việc phân biệt giữa nam tỳ kheo và tỳ kheo ni không bao giờ đặt ra, đàn bà cũng như đàn ông đều có thể trở thành A la hán. Sau khi đức Phật nhập diệt, đạo chia thành nhiều trường phái, thời kỳ gọi là Hinayana bắt đầu, sinh ra mối tin tưởng là người nữ không thể tu thành chánh quả. Vào khoảng đầu tây nguyên, trường phái Đại thừa Mahayana hưng thịnh, lại có niềm tin mới là người nam và người nữ bình đẳng trong việc hành trì, vì tất cả yếu tố nam hay nữ đều là "không" (theo thuyết Bát nhã). Trường phái Đại thừa lại làm phấn khởi niềm tin ở đức Phật A Di Đà, hết sức thông cảm sự hèn yếu của người đàn bà, và dạy là tất cả người nữ chỉ niệm danh A Di Đà là được tái sanh ở Tây phương cực lạc. Do đó, địa vị người đàn bà được tái tạo và vô cùng ưu đãi.
Lý luận đanh thép, dựa trên dữ kiện, buộc ta tin là các điều mục đặt ra các luật lệ khe khắt làm giảm giá trị người nữ tu không phải do đức Phật quyết định vào thời nguyên thủy.
Một điều khoản khác làm cho người đời sau trách cứ đức Phật thiếu công bằng với người nữ là việc: người đàn bà tu đắc đạo, muốn thành Phật, phải đổi xác thành người đàn ông. Trên, ta đã thuật chuyện nàng Long Thi trong "Long Thi nữ kinh". Theo giáo sư Naresh Mantri trong tập On Women Attaining Buddhahood ("Luận về người đàn bà đắc đạo", Young East Review, 1962), sự tích người nữ đắc đạo phải biến xác được thuật lại trong nhiều bổn kinh Phật, ngoài bổn "Long Thi nữ kinh": kinh Saddharmapundarika sutra ("Diệu Pháp Liên Hoa") kể chuyện nàng công chúa Nara phải hóa thân thành người nam để đắc đạo ; kinh Astarahasrika Prajnaparamita kể chuyện đức Phật biến xác cho nàng Gandadeva thành Phật. Nhiều sự tích khác về việc hóa thân thành Phật cũng được ghi trong các bộ kinh Hán tạng. Giáo sư Mantri cũng tóm lược trong bài dẫn trên các điểm người học Phật giải thích từ trước đến nay bào chữa lập trường bình đẳng nam nữ trong kinh Phật, mà ta có thể dẫn vài trường hợp.
Vào khoảng đầu kỷ nguyên tây lịch, trường phái Đại thừa phát triển mạnh, có vô số nữ tín đồ tình nguyện xuất gia. Ngày đó, tôn giáo sống dưới chế độ quân chủ, và triều đình vua chúa sống hoàn toàn trong không khí đạo giáo. Bởi lẽ đó, người lãnh đạo tôn giáo phải tìm một lối thoát cho mối mâu thuẫn trong giáo lý. Một bên, phải làm cho người đàn bà tin Phật hiểu là họ được giải thoát ; một bên là không thay đổi được ý niệm ngũ chướng đã được đem vào kinh từ trước (người nữ không thể thành đại vương cadravartin, và thành bồ tát), và ý niệm này là căn bản của đời sống vua chúa trong nam quyền. Vậy, chỉ còn cách tạo ra ý niệm đổi xác, làm cho người đàn bà hóa ra đàn ông trước khi đạt chánh quả.
Cũng vào thời kỳ này, năm trăm năm sau niết bàn, trong trường phái đại thừa, dựng lên niềm tin mãnh liệt vào ý niệm tha lực của đức Phật A Di Đà, bà Horner vừa nói ở trên. Cõi Cực lạc phương tây, nơi đức Phật A Di Đà đang giáo hóa, được Phật Thích Ca tả trong kinh A Di Đà chỉ có người đàn ông mà không có đàn bà. Vì sao? Nguyên do lớn nhất của đau khổ là dục vọng (lust, passion, sexual desire). Muốn thực hiện cực lạc trong thế giới phương tây, phải tiêu diệt hoàn toàn dục vọng, không có đàn ông cũng như không có đàn bà. Cái ý niệm phân cách nam nữ bị đào thải hoàn toàn.

Ý niệm không dục vọng này được thể hiện rõ ràng trong kinh Bát nhã (sắc, không). Giáo sư Mantri dẫn đoạn kinh Vajracchekida Prajnaparamita dạy là "dù con người có đủ ba mươi hai tướng tốt cũng không thành Phật. Đức Phật vô tướng, không nam không nữ".
Hiểu thấu đáo đoạn kinh này tức là hiểu được sự tái tạo địa vị người đàn bà trong đạo Phật, không bao giờ phải lệ thuộc vào một yếu tố phép lạ mầu nhiệm để đạt được giải thoát, mà tự mình thực hiện cái quyền làm người và thành Phật của chính mình. (ngưng-trích).
Tôi rất đồng ý với kết-luận trên của bà I.B Horner về vai-trò của người phụ-nữ trong Phật giáo.
Chúng ta thử tìm-hiểu về vai-trò người phụ-nữ trong Kinh Cựu Ước của Do-Thái và Ki-Tô giáo khi nói về người nữ đầu tiên được Thiên Chúa dựng lên từ một chiếc xương sườn số 7 bên trái của Adam đó là Eva. Bà được Adam gọi là “bà Mẹ của chúng sinh”. Do nghe lời một con rắn độc, bà đã ăn trái cấm nơi vườn Eđen ( tức vườn địa đàng), sau đó cũng đã xúi-dục Adam ăn theo, gây nên tội tổ tông cho loài người.
Dựa theo tư-liệu của trang: “sachhiem.net” đã ghi lại như sau:
TỘI TỔ TÔNG THEO GIÁO ĐIỀU CỦA KI TÔ GIÁO LÀ GÌ ?
Ông Adam và bà Eva đã sống theo lời Chúa dạy trong vườn Địa Đàng ấy nhiều ngày. Nhưng một hôm, một con rắn ( về sau sẽ gọi là hiện thân của quỷ Satan) đã xúi dục bà Eva không vâng lời Chúa bằng cách nói rằng:”Bà sẽ không chết đâu. Vì chúa biết rằng khi bà ăn trái ấy thì mắt bà sẽ được mở ra, và bà sẽ giống như Chúa là biết cái gì là tốt cái gì là xấu ". Bà Eva đã nghe theo lời xúi dục của con rắn mà ăn trái cấm ấy, và xúi ông Adam ăn nữa. Sau khi ăn trái cấm, ông Adam và bà Eva cảm thấy thân hình trần truồng của mình là đáng hổ thẹn nên đã lấy lá che bộ phận sinh dục.
Vì ăn trái cấm cho nên hai người này đã phạm cái tội không vâng lời Chúa, ngạo mạn không xem Chúa là người chăn dắt và tìm cách xác định được như chúa là biết cái gì là tốt, cái gì là xấu. Tội này là cái tội đầu tiên mà ông Adam và bà Eva phạm với Chúa, nên được gọi là tội ban đầu hay nguyên tội (original sin).
Vì vậy, Chúa đã phạt Adam và bà Eva bằng cách lấy lại các món quà siêu phàm mà Chúa đã ban cho hai người. Hai người bị Chúa đuổi ra khòi vườn Địa Đàng, từ nay ông Adam phải làm lụng vất vả mới có ăn, bà Eva phải chịu mang nặng đẻ đau mới sinh được con, hai người sẽ phải chết, và sẽ phải có bản chất thấp kém : trí tuệ bị đen tối, ý muốn xấu xa, và thiếu khả năng hòa hợp tâm linh với chúa.
Giáo điều của Ki tô giáo nói rằng vì ông Adam và bà Eva phạm nguyên tội, mà hai người là thủy tổ của loài người nên tất cả mọi người trên thế gian này vì là con cháu của ông Adam và bà Eva thì phải chịu mang di truyền cái tội ấy. Vì vậy cái tôi ban đầu của ông Adam và bà Eva được gọi là “tội tổ tông”. (Ngưng trích.)
Một cô bạn rất tinh-nghịch của tôi đã kể rằng: ngày xửa ngày xưa có một phụ-nữ xinh đẹp thấy Thượng-Đế không được công-bình cho lắm nên cô viết một thỉnh-nguyện-thư kêu xin Ngài phải chia đều trách-nhiệm cho cả hai giới nam & nữ. Người nữ mang nặng thì người nam phải đẻ đau, chứ cớ sao buộc phái yếu phải chịu cực-khổ nhiều như thế. Vì sự khẩn-thiết van nài nên Thiên-Chúa đồng-ý. Năm sau đó, cô lập gia-đình và đến ngày khai-hoa-nở-nhụy thì anh láng-giềng ôm bụng rên xiết, lăn-lộn đau đớn chứ không phải người chồng đang cầy ruộng ở xa chưa về nhà kịp. Liền sau đó người phụ-nữ xin rút lại lời cầu và xin chấp nhận làm phận đàn bà mang nặng, đẻ đau như tiền-kiếp đến nay. 
Tôi cũng nhớ lại một câu chuyện 5 năm sau ngày mất nước 30, tháng 4, 1975; lúc tôi đang theo học trường Sư-Phạm Saigon (nằm trên đường Thành-Thái, khi xưa). Những ngày cuối tuần, sinh-viên như chúng tôi phải đi làm lao-động “đào kinh thủy-lợi”. Tôi may mắn có tài về âm-nhạc nên được ưu-tiên trong nhiệm vụ đàn guitar thùng và hát giúp vui, mong mọi người lên tinh-thần và hăng-hái theo câu “Lao-Động là Vinh-Quang, Lang-Thang là Chết Đói”. Đồng thời tôi có nhiệm vụ rót nước vào những ly nhựa cùng với động tác đưa vào miệng cho các sinh-viên được uống trong giờ giải-lao vì tay của họ bị dính đầy bùn lầy.
Trong tổ công-tác của chúng tôi có một chị là đoàn-viên với nhiều thành-tích trong trường về đòi bình-quyền nam-nữ. Chính vì vậy chị phải làm gương bằng cách đảm trách công việc nặng nề nhất trong lao-động như những nam-sinh lực-lưỡng; đó là khiêng đá để đắp trên bờ đê. Hôm ấy, vì vận-động quá sức của một phụ-nữ chân yếu tay mềm, giữa công-trường lao-động chị đã té xỉu và nằm liệt giường cả tháng sau đó cũng vì cái tội muốn so tài, đọ sức với các đấng mày râu.
Cũng là thân-phận phụ-nữ, chắc chắn tôi không bao giờ mong đòi hỏi bình quyền với nam giới về mặt lao-động tay chân như câu chuyện trên.
Bất cứ giới-tính nào cũng mong được quý trọng, thương mến trong xã-hội loài người; riêng tôi thường tâm-niệm rằng: đàn ông phải là cột trụ trong gia-đình, là bóng mát của tàng cây cổ-thụ che chở cho đàn bà & con trẻ. Nhân ngày Phụ-Nữ Quốc-Tế 8, tháng 3, 2012. Tạ-ơn phu-quân yêu quý của riêng tôi. Cũng xin phép thay mặt cho những phụ-nữ trên toàn thế-giới tạ-ơn những đấng “Trượng-Phu Nam-Nhi-Chi-Chí” trên cõi đời này; những ai đã và đang sống trọn vẹn như bài thơ sau của thi-hào Nguyễn-Công-Trứ:
“Thông-minh nhất nam-tử
Yêu vi thiên-hạ kỳ
Trót sinh ra thì phải có chi chi,
Chẳng lẽ tiêu-lưng ba vạn sáu.
Đố kĩ sá chi con tạo,
Nợ tang-bồng quyết trả cho xong.
Đã xông pha bút trận thì gắng gỏi kiếm cung,
Cho rõ mặt tu mi nam tử.
Trong vũ-trụ đã đành phận-sự,
Phải có danh mà đối với núi sông.
Đi không chẳng lẽ lại về không?”
(www.diamondbichngoc.com )

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.